Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

131 đề thi thử THPTQG môn ngữ văn chuyên thái bình năm 2019(có lời giải chi tiết) image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.69 KB, 5 trang )

SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
THÁI BÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THI LẦN 3
Họ, tên thí sinh: .......................................................................
Số báo danh: ............................................................................
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản dưới dây bà thực hiện các yêu cầu:
Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào
lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi.
“Tấm vải bẩn thật” – Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì sẽ
giặt sạch sẽ hơn”. Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra
từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân.
Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch nên cô
nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết giặt tấm vải rồi. Ai dạy bà ấy thế nhỉ?” Người chồng
đáp: “Không! Sáng nay anh dậy sớm và đã lau cửa kính nhà mình đấy.”
Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng giống như cô vợ trong câu chuyện kia. Chúng ta đang nhìn đời,
nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và
những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình
cho là “Lỗi lầm của người khác”.
…Cuộc đời này ngắn lắm, sẽ chẳng ai có khả năng và trách nhiệm níu giữ cho ta những thời khắc sinh
mệnh đang vùn vụt trôi qua. Vậy chúng ta có muốn hoài phí cuộc sống để đi phán xét những sai lầm của
người khác? Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất đang phản ánh nội tâm của chính mình…
(Trích Luôn nhìn thấy lỗi của người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến,
)
Câu 1. Nhận biết


Chỉ rõ hai phép liên kết về hình thức được sử dụng trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Nhận biết
Tại sao tác giả cho rằng: “mỗi người trong chúng ta, ai cũng giống như cô vợ trong câu chuyện kia”? (0,5
điểm)
Câu 3. Thông hiểu
Theo anh/chị, vì sao con người trong xã hội ngày càng mất đi cái nhìn trong sáng khi nhìn nhận lỗi lầm
của người khác? (1,0 điểm)
Câu 4. Thông hiểu
Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Cách mà chúng ta nhìn người khác, thực chất đang phản ánh nội
tâm của chính mình” không? Vì sao? (1,0 điểm)
Trang 1


II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Vận dụng cao
Bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy bày tỏ quan điểm của anh/chị về thông điệp gợi ra từ phần Đọc
hiểu: Không nên nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt của thành kiến.
Câu 2. (5,0 điểm) Vận dụng cao
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), âm thanh tiếng sáo xuất hiện nhiều lần. Anh/chị hãy phân
tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong mỗi lần tiếng sáo xuất hiện, từ đó chỉ ra giá
trị nhân đạo của tác phẩm.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu
Đọc hiểu

Nội dung
1:
Phương pháp: căn cứ các phép lien kết đã học
Cách giải:
- Phép thế: bà hàng xóm (đoạn 1), bà ấy (đoạn 2)

- Phép lặp: tấm vải, chúng ta
2.
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
- Vì: Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc,
bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên
phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “Lỗi lầm của người khác”.
3.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Vì: Con người luôn có xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh và cho người khác, khắt khe với lỗi
lầm người khác hơn là với chính mình. Bởi vậy, khi nhìn nhận sai lầm của người khác khó
có ai có được cái nhìn “trong sáng”.
4.
Phương pháp: căn cứ các phép liên kết đã học
Cách giải:
- Đồng ý.
- Lí giải:
+ Một người đang túng thiếu sẽ khó chịu với người đang giàu có; một người không thành
thật sẽ nhìn mọi người đầy gian dối; …. Cái nhìn tiêu cực ấy xuất pháp từ một nội tâm đầy
bất an về chính mình, về cuộc đời.
+ Những toan tính, sân hận khiến chúng ta chỉ mải mê chạy theo những sai trái, lỗi lầm của
người khác mà quên đi những gì tươi đẹp, hạnh phúc ở ngoài kia. Tự bạn đang đánh mất đi
cuộc sống hạnh phúc của chính mình.
=> Nhìn cuộc sống hiện thực thế nào chính là phản ánh cuộc sống nội tâm bên trong của
chính bạn. Tâm an cuộc đời mới an yên, tâm bất an cuộc đời sẽ đầy bão tố.
Trang 2


Làm văn

1

Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
1. Giới thiệu vấn đề: Không nên nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt của thành kiến
2. Giải thích vấn đề
- Đôi mắt thành kiến: là cái nhìn mang tính chất cố định về người hay vật xuất pháp từ cái
nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính và có xu hương đánh giá thấp, hạ bệ người hay vật đó.
=> Đôi mắt thành kiến đối với cuộc đời, con người sẽ làm cuộc sống bản thân mỗi người trở
nên tăm tối, khổ sở.
3. Bàn luận vấn đề
- Nhìn đời bằng đôi mắt thành kiến là nỗi bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người.
- Khi bạn mang trong mình đôi mắt của sự thành kiến bạn chỉ nhìn thấy những điều tiêu cực,
những xấu xa ở sự vật hiện tượng, con người đó. Mà không tìm ra những ưu điểm tốt đẹp
của họ.
- Nhìn đời bằng đôi mắt thành kiến khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên tăm tối, bởi
bạn chỉ chăm chú tìm lỗi sai, khuyết điểm mà không nắm bắt, hưởng thụ được nét đẹp của
con người, của cuộc sống.
- Người nhìn cuộc đời đầy thành kiến là những người có cái tâm đầy bất an, hoảng loạn, sợ
hãi.
- Bởi vậy chúng ta không nên nhìn cuộc đời bằng đôi mắt thành kiến, hãy mở rộng tâm hồn,
trái tim, hãy đánh giá mọi việc, mọi người bằng trái tim công tâm trong sáng, để nhận ra
cuộc sống này, con người này cuộc thật tốt đẹp biết bao.
- Liên hệ bản thân.

2

Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam,
là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của
những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và
đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập
truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện
Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân
tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức
hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A
Phủ.
• Giới thiệu nhân vật
- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi
theo Mị.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống
lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
Trang 3


-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và
thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
• Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong những lần tiếng sáo xuất hiện
❖ Tiếng sáo cùng với khung cảnh ngày xuân và hơi rượu đã làm thức dậy sức sống tiềm
tàng trong Mị.
❖ Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:
- Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):
Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.

Văng vẳng ở đầu làng.
Lửng lơ bay ngoài đường.
Rập rờn trong đầu Mị.
- Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).
- Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức -> tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.
* Diễn biến tâm lí của Mị trong lần đầu xuất hiện tiếng sáo:
- Tiếng sáo dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của
ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.
- Mị lấy hũ rượu uống, say lịm mặt ngồi đấy -> Mị lãng quên hiện tại và sống lại quá khứ
- Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:
+ Sức sống tiềm tàng:
++ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”
++ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.
+ Thực tại hiện hữu:
++ Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.
++ Mị nghĩ đến thân phận hiện tại của mình
++ Mị muốn ăn lá ngón để tự tử
=> xót xa và bất lực trước hoàn cảnh thực tại
*Diễn biến tâm trạng trong lần thứ hai nghe tiếng sáo:
- Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. -> thắp sáng căn buồng cũng là thắp
sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.
- Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.
- Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng: Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi
chơi.
-> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát
vọng, sức sống của Mị.
-> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.
- Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình: Những dây
trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt, thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.
• Giá trị nhân đạo

- Tin tưởng vào bản chất người luôn tiềm tàng trong mỗi con người: khát vọng sống mãnh
liệt.
- Ngợi ca vẻ đẹp của con người lao động miền núi
• Tổng kết
- Chi tiết có giá trị nghệ thuật đặc sắc thể hiện sức sống, khát vọng được sống mãnh liệt của
con người.
Trang 4


- Qua chi tiết của thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả.

Trang 5



×