Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

So sánh tôn giáo và tín ngưỡng đại cương văn hóa việt nam đề 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.76 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU:
Tôn giáo và tín ngưỡng là một phạm trù không thể thiếu
trong đời sống tâm linh của con người. Nếu như vật chất
về cơ bản phục vụ những nhu cầu hữu hình, đảm bảo cho
sự tồn tại sinh học, sự tiếp nối sinh học, những ý muốn
hiện hữu thì tinh thần dẫn nối con người với những mong
muốn tồn tại trong tư duy và nhận thức, những ước vọng,
nguyện ý làm cho con người được thỏa mãn về mặt tâm lý.
Tôn giáo (Religion) và tín ngưỡng (Belief) cũng không phải
là ngoại lệ. Do vậy, em xin được chọn đề bài : So sánh tôn
giáo và tín ngưỡng. Lấy ví dụ minh họa.” Bài viết cảu em
còn nhiều thiếu xót và hạn chế rất mong được sự chỉ bảo
của thầy cô.


Em xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG:
I - Khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo:
1) Khái niệm tôn giáo:
Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về
tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất
nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo:
- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa
thần thánh và con người”.
- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôn
giáo là niềm tin vào cái siêu nhiên”.
- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng
tạo của mỗi cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo


là sự cô đơn, nếu anh chưa từng cô đơn thì anh chưa bao
giờ

tôn
giáo”.
- Khái niệm mang khía cạnh bản chất xã hội của tôn giáo
của C.Mác: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp
bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, nó là tinh
thần của trật tự không có tinh thần”
- Khái niệm mang khía cạnh nguồn gốc của tôn giáo của
Ph.Ăngghen: “Tôn giáo là sự phản ánh hoang đường vào
trong đầu óc con người những lực lượng bên ngoài, cái mà
thống trị họ trong đời sống hàng ngày …”
Do vậy, hiểu chung nhất: Tôn giáo là niềm tin vào các lực
lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được
chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một
cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng


như ở thế giới bên kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa
dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa
lý - văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn
giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi
tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội tôn giáo
khác nhau.
2) Khái niệm tín ngưỡng:
Thuật ngữ “tín ngưỡng” được sử dụng với nhiều nghĩa.
Trong số đó, những nghĩa cơ bản thương gặp là:
- Khái niệm dùng để chỉ những hình thức sơ khai của
tôn giáo ( Hay còn gọi là tôn giáo nguyên thủy)

- Khái niệm dung để chỉ trạng thái tâm lí đặc biệt của
con người (cá nhân, cộng đồng) bao gồm: sự tôn thờ,
thành kính và sợ hãi đối với những đối tượng đã được thần
thánh hóa ( từ ý niệm đến sự vật cụ thể- chẳng hạn như
bái vật giáo).
- Khái niệm dùng để chỉ các hoạt động mang sắc thái
tâm linh của các cá nhân, cộng đồng (theo đó bao gồm cả
tôn giáo).
Như vậy có thể hiểu chung nhất: Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin
mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại bình an
cho cá nhân và cộng đồng.

II- So sánh tín ngưỡng và tôn giáo:
1) Sự giống nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
Về cơ bản, tôn giáo và tín ngưỡng đều có chung nguồn
gốc tâm lý, đó là sự thần thánh hóa các hiện tượng tự
nhiên, phi thường hóa mối liên hệ của con người đang
sống với những người đã chết, gán niềm tin (vốn được các
học giả Hoa Kỳ cho rằng, là hình thái ý thức làm cho con
người mang một sức mạnh thần kỳ, lại cũng là một sự lệ
thuộc cố hữu, nhưng điều đó lại làm cho con người khác


hẳn con vật, có hành vi lý tính phức tạp, khó kiểm soát,
tạo ra bản chất Người không thể nhầm lẫn) vào ý thức của
con người. Do đó, những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên
chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian
(tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng, tín
ngưỡng thờ Mẫu,…) đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và
các loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được

trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình ra bằng
xương bằng thịt và cũng không được nghe bằng chính giọng nói
của các đấng linh thiêng đó.
Sự giống nhau thứ hai giữa tôn giáo và tín ngưỡng là những tín
điều của tôn giáo và tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi
ứng xử giữa các cá thể với nhau, giữa cá thể với xã hội, với cộng
đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trong gia đình trên cơ sở giáo lý
tôn giáo và noi theo tấm gương sáng của những đấng bậc được tôn
thờ trong các tôn giáo, các loại hình tín ngưỡng đó.
2) Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
- Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo
chủ, hệ thống giáo lý, giáo luật và cộng đồng tín đồ, thì các loại hình
tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó và thường gắn với đời
sống trần tục một cách chặt chẽ thông qua tiềm thức của các cá
nhân. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni
sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo,
nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời
dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do
giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn
giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó. Do đó xét
về phạm vi thì: tôn giáo là một hiện tượng xã hội mang tính tổ chức
cao, mang tính quốc gia, quốc tế, hướng con người đến siêu thoát,
đến đời sống tâm linh siêu Việt. Còn tín ngưỡng mang đậm tính dân
tộc, dân gian, gắn với trần tục một cách chặt chẽ thông qua tiềm thức
của các cá nhân và không hướng con người đến siêu thoát.
- Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời
điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng
thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn
ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và



Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự
như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ,
nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra
chùa làm lễ Mẫu,…
- Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ
thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín
ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ
tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ
kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và
“Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,
… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát
chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ
Mẫu không phải là kinh điển. Ví dụ : Nói tới hệ thống kinh điển
của tôn giáo không thể không nhắc tới: hệ thống Tam Tạng kinh
điển, Sấm giảng thi văn giáo lí…

- Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên
nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân
gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng
sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm
việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ,
nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của
làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm
những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ
Thánh chuyên nghiệp.
3) Lấy ví dụ minh họa:
- Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ III TCN. Hiện có gần 10
triệu tín đồ.

Hồi giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ IX. Hiện có khoảng 60.000
tín đồ.
Thiên Chúa Giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XV. Hiện có khoảng
5,5 triệu tín đồ.
Tin lành du nhập vào VIệt Nam đầu thế kỉ XX. Hiện có khoảng 1 triệu
tín đồ.


Ngoài ra còn có ĐẠo Hòa Hảo là tôn giáo địa phương do Huỳnh Phú
Sỏ thành lập năm 1939. Hiện có khoảng 2 triệu tín đồ. Đạo Cao ĐÀi cũng là
tôn giáo địa phương do Ngô Văn Chiêu thành lập năm 1926, có khoảng 3
triệu tín đồ trên cả nước.
- Bên cạnh đó, người Việt cũng có nhiều tín ngưỡng thờ cúng như: thờ
cúng tổ tiên, tín ngưỡng Phồn thực, tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng
thờ Thành Hoàng làng,tín ngưỡng thờ Bác Hồ,… Đặc biệt là tín
ngưỡng thờ cúng Vua Hùng ở Phú Thọ hiện nay đã được UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Hàng năm cứ vào ngày 10-3
(ÂL) là người dân cả nước lại nô nức cùng nhau trở về quê cha đất Tổ.

III- Mối quan hệ giữa tôn giáo và tín ngưỡng:
Như trên đã trình bày, giữa tôn giáo và tín ngưỡng có một số điểm
khác biệt nhưng cũng có một số điểm tương đồng. Chính từ những
điểm tương đồng này khiến chúng có mối quan hệ với nhau. Mối
quan hệ đó thể hiện ở các phương diện sau:
- Trước hết, các nhà truyền giáo của các tôn giáo phải dựa vào
tín ngưỡng bản địa để tuyên truyền và thể hiện đức tin tôn giáo của
mình. Về phía cộng đồng có đời sống tín ngưỡng cũng học hỏi được
một số điểm phù hợp của một số tôn giáo về nghi thức hành lễ, về
phẩm phục, về cách bài trí nơi thờ tự,…
- Hai là, một số tôn giáo và tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng

thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành hoàng) dựa vào sự thiếu hiểu biết
của người dân đã sử dụng một số thủ thuật của nghề mê tín dị đoan
để tăng thêm sự huyền bí của một số lễ thức ngoài tôn giáo và tín
ngưỡng (chẳng hạn, lễ thức xin âm dương, rút thẻ,…) mà tôn giáo,
tín ngưỡng nào đó vay mượn. Mặt khác, người hành nghề mê tín dị
đoan cũng học được ở các pháp sư Phật giáo một số thế tay bắt
quyết để họ hành nghề trừ tà ma,…
Tóm lại, tôn giáo, tín ngưỡng dân gian có những điểm giống và khác
nhau và chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Mối quan hệ này
được tạo ra bởi những người trực tiếp hoạt động trên những lĩnh vực
đó. Phân biệt được sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa


chúng sẽ giúp chúng ta có cơ sở để góp phần phát huy mặt tích cực
của tôn giáo, tín ngưỡng và khắc phục mặt tiêu cực của của chúng.

C.KẾT BÀI:
Tôn giáo và tín ngưỡng đã có ảnh hưởng quan trọng với người dân
Việt Nam, đã giúp người dân phát huy lối sống tích cực. tuy nhiên
bên cạnh đó do trình độ văn hóa còn thấp nên vẫn còn tồn tại mê tín,
lạc hâu, dễ bị kích động và lợi dụng vào mục đích xấu, hành động trái
pháp luật, ảnh hưởng tới sức khỏe, tài sản của công dân, tổn hại đến
lợi ích quốc gia. Từ những điểm giống nhau, khác nhau và mối quan
hệ giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở trên hi vọng mỗi người dân yêu
nước sẽ góp phần phát huy những mặt tích cực của nên văn hóa
Việt Nam, góp phần giữ gìn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc
biệt với một nước như Việt Nam hiện nay với khoảng 80% dân số có
đời sống tín ngưỡng, tôn giáo thì chính phủ và nhà nước cũng cần



có những chính sách quan tâm hơn tới đời sống tinh thân của văn
hóa Việt Nam, từ đó đưa đất nước đi lên phát triển giàu mạnh.

DANH MỤC TÀI KIỆU THAM KHẢO
1)Nguồn: />nhau_va_khac_nhau_giua_ton_giao_voi_tin_nguong_giua
2) Nguồn: />Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
3) />

4) “Đại cương về văn hóa Việt Nam” (Nhà xuất bản văn hóa thông tin)
5) “Cơ sở văn hóa Việt Nam”



×