Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thủ tục thông thường (ordinary procedure) trong ban hành văn bản pháp luật phái sinh của liên minh châu âu mặc dù rất ph

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.85 KB, 7 trang )

ĐỀ BÀI
Bình luận quan điểm cho rằng: “Thủ tục thông thường (Ordinary Procedure)
trong ban hành văn bản pháp luật phái sinh của Liên minh châu Âu mặc dù rất phức
tạp và mang nặng tính kĩ thuật nhưng có lẽ là một trong các giá trị pháp lý lớn nhất
mà Liên minh đã tạo dựng được, nó được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc:
a. Dân chủ, minh bạch, công khai;
b. Tập trung thống nhất;
c. Kiểm soát, đối trọng và cân bằng giữa các nhóm lợi ích;
d. Hài hòa và tạo nhiều cơ hội trong tìm kiếm quan điểm chung giữa các chủ
thể tham gia quá trình lập pháp.

1


LỜI MỞ ĐẦU
Luật Liên Minh Châu Âu bao gồm luật gốc, luật phái sinh và án lệ. Trong đó
luật phái sinh được xây dựng theo những thủ tục khác nhau là một trong những
nguồn luật rất quan trọng. Cũng như luật gốc và án lệ đây là nguồn luật là cơ sở
pháp lý cho các hoạt động của Liên minh châu âu. Luật phái sinh được hiểu là
những quy định pháp luật do các thiết chế của Liên Minh Châu Âu ban hành trong
quá trình thực thi quyền hạn được giao. Đây là nguồn luật quan trọng thứ hai trong
hệ thống pháp luật của Liên Minh Châu Âu. Loại luật này có hiệu lực thấp hơn luật
gốc và phải phù hợp với luật gốc. Đối với các văn bản pháp luật phái sinh của Liên
Minh Châu Âu, có hai loại thủ tục ban hành đó là: Thủ tục thông thường ( Ordinary
Procedure) hoặc Thủ tục đặc biệt ( Special Procedure).
NỘI DUNG
I. Thủ tục thông thường- Ordinary Procedure
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng.
Theo quy định tại TFEU, thủ tục thông thường được áp dụng khi ban hành
văn bản pháp luật phái sinh trong các lĩnh vực sau: Bảo vệ người dân trong trường
hợp các cơ quan của Liên minh sử dụng thông tin cá nhân của công dân ( Điều 16);


Chống phân biệt đối xử ( Điều 18); Hợp tác hải quan ( Điều 33); Tổ chức thị trường
nông nghiệp ( Điều 43); Ban hành quy định và các biện pháp đối với việc di chuyển
tự do người lao động ( Điều 46); Ban hành các quyết định liên quan đến các vấn đề
của luật hôn nhân và gia đình ( Điều 79); Trong lĩnh vực hợp tác tư pháp ( Điều 83,
84, 87, 88); Ban hành các biện pháp áp dụng tương tự pháp luật ( Điều 114); Ban
hành các biện pháp về quyền sở hữu trí tuệ EU ( Điều 118); Chính sách tiền tệ và
kinh tế ( Điều 119, 120)…
2. Trình tự ban hành luật ( Điều 294 TFEU): Ủy ban trình đề xuất tới Nghị
viện Châu âu và Hội đồng
Lần đọc thứ nhất: Nghị viện Châu âu đưa ra quan điểm của mình tại phiên
họp thứ nhất và trao đổi với Hội đồng. Nếu Hội đồng chấp thuận quan điểm của
Nghị viện Châu âu, văn bản có liên quan sẽ được thông qua với ngôn ngữ phù hợp
với ý kiến của Nghị viện Châu Âu. Nếu Hội đồng không chấp thuận quan điểm của
Nghị viện, Hội đồng sẽ đưa ra quan điểm của mình tại phiên hợp thứ nhất và trao đổi
2


với Nghị viện Châu Âu. Hội đồng sẽ thông báo cho nghị viện Châu Âu toàn bộ các
nguyên nhân khiến Hội đồng đưa ra quan điểm của mình ở phiên thứ nhất. Ủy ban
sẽ thông báo cho Nghị viện Châu Âu toàn bộ quan điểm của mình.
Lần đọc thứ hai:
- Nếu trong vòng 3 tháng trao đổi, Nghị viện Châu Âu:
+ Chấp thuận quan điểm của Hội đồng ở phiên thứ nhất hoặc đưa ra quyết
định, văn bản có liên quan sẽ được coi là được thông qua với cách diễn đạt phù hợp
với ý kiến của Hội đồng.
+ Đa số thành viên Nghị viện Châu Âu không chấp thuận quan điểm của Hội
đồng ở phiên thứ nhất thì văn bản được đề xuất sẽ được coi như không được thông
qua.
+ Đa số thành viên Nghị viện Châu Âu đề nghị sửa đổi quan điểm của Hội
đồng tại phiên thứ nhất, văn bản sửa đổi sẽ được gửi tới Hội đồng và Ủy ban, hai cơ

quan sẽ đưa ra quan điểm về những sửa đổi này.
- Nếu trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhận được sửa đổi của Nghị viện châu
Âu, Hội đồng theo nguyên tắc đa số tiêu chuẩn:
+ Chấp thuận tất cả các sửa đổi trên, văn bản đang xem xét sẽ được thông qua.
+ Không chấp thuận tất cả các sửa đổi thì chủ tịch Hội đồng cùng Chủ tịch
Nghị viện Châu Âu sẽ tổ chức một cuộc họp Ủy ban hòa giải trong vòng 6 tuần.
- Hội đồng xem xét đối với các sửa đổi mà Ủy ban có quan điểm trái ngược
Hòa giải: Ủy ban hòa giải gồm: thành viên của Hội đồng hoặc đại diện của
họ và các thành viên đại diện cho Nghị viện Châu Âu( số lượng cân bằng), có nhiệm
vụ thỏa thuận để đưa ra một văn bản chung trên cơ sở các quan điểm của Nghị viện
Châu Âu và Hội đồng ở phiên thứ hai, theo đa số thành viên đại diện cho Nghị viện
Châu Âu trong thời gian 6 tuần tổ chức. Ủy ban tham gia vào tiến trình của Ủy ban
hòa giải và tiến hành các đề xuất cần thiết nhằm thống nhất quan điểm của Nghị viện
Châu Âu và Hội đồng. Nếu trong vòng 6 tuần tổ chức, Ủy ban hòa giải không thông
qua một văn kiện chung, văn bản đề xuất sẽ đượ coi như là không được thông qua.
Lần đọc thứ ba: Nếu trong thời gian 6 tuần, Ủy ban hòa giải thông qua một
văn kiện chung, Nghị viện Châu Âu, theo đa số biểu quyết và Hội đồng, theo đa số
tiêu chuẩn sẽ có thời gian 6 tuần từ khi thông qua văn kiện chung đó để thông qua
3


văn bản đang xem xét cùng với văn kiện chung. Nếu không làm vậy, văn bản đang
đề xuất sẽ được coi như không được thông qua. Thời gian 3 tháng và 6 tuần nói trên
có thể được gia hạn tương ứng tối đa là 1 thàng và 2 tuần theo đề nghị của Nghị viện
Châu Âu hoặc Hội đồng.
Điều khoản đặc biệt: trong trường hợp ban hành một văn bản theo thủ tục
thông thường trên cơ sở đề xuất của một nhóm các nước thành viên, hoặc khuyến
nghị của Ngân hàng trung ương Châu Âu hoặc theo yêu cầu của Tòa án thì Nghị
viện Châu Âu và Hội đồng sẽ trao đổi về văn bản được đề xuất với Ủy ban về quan
điểm của mình ở phiên họp thứ nhất và thứ hai. Nghị viện hoặc Hội đồng có thể yêu

cầu Ủy ban đưa ra quan điểm và ủy ban có thể đưa ra đề xuất của mình. Nếu cần
thiết, Ủy ban có thể tham gia vào Ủy ban hòa giải.
II. Bình luận về Thủ tục thông thường trong ban hành văn bản pháp luật
phái sinh của Liên minh Châu Âu.
Thủ tục thông thường trong ban hành luật phái sinh của liên minh châu âu là rất
phức tạp và mang nặng tính kĩ thuật, tuy vậy nhưng thủ tục này có lẽ là một trong các
giá trị pháp lý lớn nhất mà Liên minh đã tạo dựng được bởi các văn bản luật phái sinh ra
đời trực tiếp điều chỉnh các vấn đề cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của
toàn liên minh, các loại văn bản này có giá trị bắt buộc đối với tất cả các chủ thể của
Luật liên minh Châu Âu bao gồm: Liên minh; các thiết chế và cơ quan của Liên minh;
các quốc gia thành viên và các cá nhân, pháp nhân có liên quan. Thủ tục này được ban
hành dựa trên các nguyên tắc đó là:
- Dân chủ, minh bạch, công khai: Dân chủ ở đây được hiểu là luôn có sự hiện
diện, tham gia của người dân trong thủ tục ban hành ra pháp luật. Nghị viện là cơ
quan đại diện cho người dân Châu Âu bao gồm các nghị sĩ do công dân các nước
thành viên bầu ra và trong các bước ban hành văn bản pháp luật phái sinh theo thủ
tục thông thường luôn có sự tham gia của Nghị viện. Nghị viện có quyền thông qua
hoặc không thông qua, đề nghị sửa đổi nội dung văn bản được đề xuất. Một văn bản
pháp luật ra đời theo thủ tục này khi có sự đồng ý, chấp thuận của cả ba cơ quan là
Ủy ban Châu Âu, Hội đồng, Nghị viện Châu Âu, gắn liền sự dân chủ với yếu tố
minh bạch, công khai.
4


- Tập trung thống nhất: Vác ý kiến đưa ra đều được phải xem xét dựa trên ý kiến
của các thiết chế liên quan đó là Ủy ban Châu Âu, Hội đồng và nghị viện Châu Âu. Văn
bản sẽ được thông qua khi có sự thống nhất của các cơ quan trên về nội dung của văn
bản đề xuất đã được thực hiện qua các bước.
- Kiểm soát, đối trọng và cân bằng giữa các nhóm lợi ích: Trong các bước của thủ
tục thông thường đều có sự tham gia của Ủy ban Châu Âu, Hội đồng và Nghị viện Châu

Âu. Trong đó Hội đồng Bộ trưởng Châu âu là cơ quan đại diện cho lợi ích của các quốc
gia thành viên; Nghị viên Châu âu là cơ quan đại diện cho chính bản thân nhân dân
Châu âu, trong đó các Nghị sĩ chịu trách nhiệm báo cáo và giải trình các vấn đề trước
những người bầu lên họ đó chính là người dân , Ủy ban hoạt động vì lợi ích cho chính
bản thân liên minh. Ba thiết chế này trong tam giác quyền lực thể hiện sự hoạt động phối
hợp dựa trên sự kiềm chế, đối trọng hài hòa giữa ba loại lợi ích là của nhân dân, của
quốc gia thành viên và của chính bản thân liên minh. Chính vì vậy mà tất cả các văn bản
pháp luật cũng như các quyết định của Liên minh Châu âu phải có sự tham gia của cả ba
cơ quan, và khi có sự tham gia của cả ba cơ quan này sẽ đảm bảo lợi ích của tất cả các
nhóm đó đều được thể hiện trong đó, đều được tham gia vào việc ban hành pháp luật.
- Hài hòa và tạo nhiều cơ hội trong tìm kiếm quan điểm chung giữa các chủ thể
tham gia quá trình lập pháp: Trong các bước của thủ tục thông thường thì cả ba cơ quan
trong tam giác quyền lực đều có quyền lựa chọn thông qua hoặc không thông qua hay
sửa đổi nội dung văn bản liên quan thể hiện sự bình đẳng trong việc đưa ra quan điểm
của các chủ thể lập pháp. Ngoài ra còn có Ủy ban Hòa giải khi các cơ quan không đồng
nhất quan điểm. Ủy ban hòa giải tiến hành các đề xuất cần thiết nhằm thống nhất quan
điểm của Nghị viện Châu âu và Hội đồng. Như vậy, cơ hội tìm kiếm quan điểm chung
giữa các chủ thể được mở rộng, thông qua các đề xuất của Ủy ban hai bên có thể tìm
được tiếng nói chung của mình đối với vấn đề liên quan.
LỜI KẾT
Qua bài viết trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về Thủ tục thông thường trong ban hành
văn bản pháp luật phái sinh. Đây là một thủ tục có giá trị pháp lý lớn nhất mà Liên Minh
Châu Âu đã tạo dựng được, tuy nó rất phức tạp và mang tính kĩ thuật cao nhưng nó cũng
có rất nhiều ưu điểm mà Việt Nam nên cần học hỏi để có thể xây dựng và ban hành văn
bản pháp luật.
5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tập bài giảng- Lê Minh Tiến, Phạm Hồng Hạnh- Pháp luật Liên Minh Châu

Âu
2. Hiệp ước về chức năng của Liên Minh Châu Âu- TFEU 2009
3. />id=wRUl7KZa6S8C&pg=PA198&lpg=PA198&dq=2.+ />ystep/text/index_en.htm&source=bl&ots=MjkTMgL_zh&sig=mrb8zczcSsftaMsuCBuL2Qs
7xDI&hl=vi&sa=X&ei=Pf6RUZH4N5CkiAfRjoHYBg&ved=0CFoQ6AEwBQ#v=onepage
&q=2.%20http%3A%2F%2Fec.europa.eu%2Fcodecision%2Fstepbystep%2Ftext
%2Findex_en.htm&f=false
4. />
6


MỤC LỤC
ĐỀ BÀI...............................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................2
NỘI DUNG.........................................................................................................................................2
I. Thủ tục thông thường- Ordinary Procedure...................................................................................2
1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng.........................................................................................................2
2. Trình tự ban hành luật ( Điều 294 TFEU): Ủy ban trình đề xuất tới Nghị viện Châu âu và Hội
đồng....................................................................................................................................................2
II. Bình luận về Thủ tục thông thường trong ban hành văn bản pháp luật phái sinh của Liên minh
Châu Âu..............................................................................................................................................4
LỜI KẾT.............................................................................................................................................5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................6

7



×