Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

LUẬT CẠNH TRANH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU – NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.75 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngay từ khi thành lập cộng đồng Châu Âu, chính sách cạnh tranh được coi như một
công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong khối. Bởi
vì cạnh tranh hữu hiệu là yếu tố cơ bản kích thích đổi mới, tăng năng suất lao động qua đó
nâng cao mức sống của người dân. Được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiệp ước Rome, các
quy định về cạnh tranh tiếp tục được quy định và phát triển trong các Hiệp ước sau cũng
như trong hệ thống pháp luật châu Âu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LUẬT CẠNH TRANH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU – NHỮNG VẤN
ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN
1. Đối tượng điều chỉnh.
Luật cạnh tranh của EU dựa trên các mục tiêu chủ yếu của cộng đồng châu âu là
phát triển hài hòa và cân đối giữa các nền kinh tế trong cộng đồng, tạo ra một thị trường
chung thống nhất trong toàn cộng đồng, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Việc có
đạt được các mục tiêu này hay không lại phụ thuộc vào phần lớn hoạt động của các doanh
nghiệp. Chính vì vậy, luật cạnh tranh của EU trước hết phải nhằm vào kiểm soát các doanh
nghiệp với việc quy định về các hành vi như lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, kiểm sát
việc sáp nhập, liên kết các doanh nghiệp...
Đối tượng điều chỉnh của luật cạnh tranh còn là các quốc gia thành viên EU. Các
chính phủ thành viên không được đặt ra hoặc duy trì các biện pháp nhằm hạn chế một
trong ba nguyên tắc tự do cơ bản của liên minh : tự do lưu thông hàng hóa, tự do di chuyển
và tự do cung cấp dịch vụ. Chính sách cạnh tranh của EU còn kiểm soát chặt chẽ các
khoản trợ cấp của nhà nước dành cho các xí nghiệp của mình, để ngăn chặn xu hướng
chính phủ các nước thông qua thông qua các khoản trợ cấp hay những đặc quyền nào đó
bù đắp cho các công ty độc quyền.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực cụ thể (13 lĩnh vực), luật cạnh tranh của Liên minh còn
có những quy định điều chỉnh cụ thể như Quy định (EEC) số 1017/68 áp dụng các quy tắc
cạnh tranh trong vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa; Quy định
(EEC) số 3975/87 thủ tục áp dụng các quy tắc về cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong
ngành vận tải hàng không...
2. Nguồn của pháp luật cạnh tranh EU.


Ngay từ khi thành lập cộng đồng Châu Âu, chính sách cạnh tranh được coi như một
1
công cụ quan trọng để thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trong khối. Do đó
các hiệp ước của EU đều ghi nhận điều khoản quy định luật cạnh tranh trong thị trường
EU. Trên cơ sở đó, các quy định và chỉ thị cũng được ban hành để điều chỉnh vấn đề cạnh
tranh.
Nguồn của luật cạnh tranh EU gồm có các nguồn sau đây:
1. Các hiệp ước thành lập EU và các điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung các Hiệp ước
này như hiệp ước Rome (quy định từ điều 81 đến điều 89), hiệp ước Nices (điều 85 đến
điều 92).
2. Các điều ước quốc tế mà EU là thành viên như Hiệp ước giữa EU và Chính phủ
Hoa Kỳ, với Canada... về việc hợp tác cạnh tranh.
3. Các quy định như Quy định 1/2003 về việc thực hiện các quy định về cạnh
tranh đã được nêu trong hiệp ước, Quy định số 19/65/EEC của ngày 02 tháng 3 của Hội
đồng về áp dụng Điều 85 của Hiệp ước một số loại hợp đồng và phối hợp áp dụng,
Quyết định của Ủy ban ngày 23/05/2001 về các điều khoản tham chiếu của buổi điều
trần trong thủ tục tố tụng cạnh tranh...
4. Chỉ thị, quy định được thông qua bởi các hội đồng và ủy ban chỉ định các nghĩa
vụ của các nước thành viên thu được từ các Hiệp ước trong khu vực có liên quan
5. Quyết định của ủy ban trong các lĩnh vực cụ thể, trong các trường hợp cá nhân,
ví dụ Quyết định của Ủy ban ngày 24/07/2002 liên quan đến một vụ kiện theo Điều 81 của
Hiệp ước EC (Case COMP/E-3/36.700).
6. Các bản án của Tòa án Liên minh châu Âu
3. Nội dung pháp luật cạnh tranh của Liên minh châu Âu
3.1.Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:
Khoản 1 điều 81 hiệp định Rome qui định :
“Mọi thỏa thuận giữa các doanh nghiệp, mọi quyết định liên kết giữa các doanh nghiệp và
mọi thỏa thuận khác khả năng điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia thành viên
và có đối tượng hoặc hệ quả ngăn cản, hạn chế hoặc làm sai lệch quy luật cạnh tranh trên
thị trường chung của liên minh thì đều bị cấm”.

* Các điều kiện cấm các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong pháp luật của liên minh
châu âu
+ Điều kiện liên quan đến các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Khoản 1 điều 81 hiệp định Rome đã quy định rất rõ rằng các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
2
do các doanh nghiệp tiến hành. Do đó, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội như bảo
hiểm xã hội ...không thuộc đối tượng điều chỉnh của điều luật này.
+Điều kiện liên quan đến đối tượng của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Điều kiện này bao gồm các yếu tố:
- Phải có một thỏa thuận. Theo khoản 1 điều 81 thì thỏa thuận gồm ba dạng sau:
Thỏa thuận thông thường; Quyết định liên kết doanh nghiệp và các thỏa thuận khác.
- Thỏa thuận đó phải có đối tượng hoặc hậu quả hạn chế cạnh tranh.
* Về cơ chế miễn trừ
Trong Luật cạnh tranh EU có hai trường hợp được miễn trừ như sau:
a. Miễn trừ từng trường hợp.
+ Điều kiện tích cực : Thứ nhất thỏa thuận đó phải phát sinh hậu quả tích cực đối với
thị trường. Ví dụ thỏa thuận chuyên môn hóa, thỏa thuận hợp tác và thỏa thuận nghiên cứu
chun; Thứ hai thỏa thuận đó phải dành cho người tiêu dùng một phần thích đáng của các
hệ quả tích cực này.
+ Điều kiện tiêu cực: Thứ nhất thỏa thuận đó không được gây ra những hạn chế không cần
thiết để đạt được những hiệu quả tích cực. Một thỏa thuận mà sản sinh ra những hậu quả
vượt quá giới hạn cần thiết để đạt được mục tiêu tích cực thì không thể được xem xét miễn
trừ.; Thứ hai thỏa thuận đó không được có mục đích loại bỏ cạnh tranh trên thị trường liên
quan.
Thỏa thuận đó phải được thông báo đến ủy ban trước khi các bên muốn thực hiện (chế độ
tiền kiểm)
b. Miễn trừ theo danh sách
Theo ủy quyền của Hội đồng châu âu, Ủy ban châu âu được phép ban hành danh mục các
thỏa thuận được miễn trừ.
Các nghị định do Ủy ban châu âu ban hành đã quy định các thỏa thuận giữa các doanh

nghiệp có thị phần kết hợp ít hơn 20% đối với những thỏa thuận chuyên môn hóa hoặc
25% đối với thỏa thuận nghiên cứu và phát triển sẽ được tự động miễn trừ. Đối với thỏa
thuận dọc, các doanh nghiệp có thị phần kết hợp dưois 30% tự động được miễn trừ.
Tuy nhiên một số thỏa thuận thuộc loại “ thỏa thuận đen” thì không thể được miễn
trừ, như thỏa thuận về giá, thỏa thuận hạn chế sản xuất, phân chia thị trường, hạn chế bán.
Nếu các doanh nghiệp có thị phần kết hợp trên 30% thì không được hưởng miễn trừ theo
cơ chế danh sách mà chỉ có thể theo cơ chế miễn từng trường hợp.
3
3.2.Thống lĩnh thị trường và Lạm dụng vị trí thống lĩnh
Hai nguồn pháp quy quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động cạnh tranh liên quan tới thống
lĩnh thị trường là điều 82 Hiệp định EC, quy định kiểm soát sát nhập số 4064/89, tuy nhiên
hai văn bản này không xác định được định nghĩa thống lĩnh thị trường là gì. Trên thực tế,
khái niệm thống lĩnh thị trường được Tòa án tối cao châu Âu phát triển thông qua các vụ
tranh chấp do tòa giải quyết. Định nghĩa đó như sau: Vị trí với tiềm lực kinh tế của một
doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp đó, thông qua khả năng tự hành động một cách độc
lập với các đối thủ cạnh tranh, khách hàng hay người tiêu dùng, có thể cản trở sự cạnh
tranh hiệu quả trong thị trường.
Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được quy định tại điều 82 hiệp định
EC bao gồm :
• Áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các mức giá mua, bán hay các điều kiện thương
mại không công bằng.
• Hạn chế sản xuất, thị trường, hay phát triển kỹ thuật có hại tới người tiêu dùng
• Áp dụng các điều kiện khác nhau cho các giao dịch tương tự với những đối tác
thương mại khác nhau
• Ra điều kiện hợp đồng đối với các đối tác qua đó buộc đối tác phải chấp nhận
những nghĩa vụ bổ sung mà xét về bản chất thương mại không có gì liên quan tới
đối tượng của hợp đồng
Về mặt tính chất của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, pháp luật EU phân biệt
hai loại hành vi: Hành vi lạm dụng mang tính bóc lột và hành vi lạm dụng mang tính hạn
chế cạnh tranh nói chung. Ngoài hai loại hành vi điển hình nói trên còn có một số trường

hợp khác nữa như hành vi từ chối cung cấp hàng, cấm đối tác không được nhập hàng của
doanh nghiệp khác hay xuất hàng cho các doanh nghiệp khác…
Muốn xác định vị trí thống lĩnh thì phải xác định những yếu tố sau:
+ Xác định thị trường liên quan: Thị trường sản phẩm hoặc thị trường kinh tế liên
quan được định nghĩa theo “ khả năng có thể thay thế được” của sản phẩm liên quan do
những đặc tính giá cả và tính năng sử dụng.
+ Xác định vị trí thống lĩnh trên thị trường: Muốn xác định vị trí thống lĩnh trên thị
trường phải dựa trên những yếu tố khác nhau như thị phần (nếu thị phần quá thấp thì
không thể nói đến vị trí thống lĩnh ví dụ trong vụ Métro, Tòa tư pháp liên minh châu âu đã
kết luận rằng thị phần 5 đến 10 % tự nó đã loại bỏ khái niệm vị trí thống lĩnh), Các yếu
4
tố khác (cấu trúc của doanh nghiệp hoặc thị trường, sự khác nhau về tầm vóc giữa một
doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh) . G i ống như nội luật, luật cạnh tranh EU không
chấp nhận khái niệm nhóm doanh nghiệp có vị trí độc quyền vì trong trường hợp này nó
thiên về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hơn là lạm dụng vị trí thống lĩnh
3.3. Tập trung kinh tế .
Tập trung kinh tế là “ sự kết hợp của nhiều doanh nghiệp độc lập thành một thực thể
lớn hơn””. Hiệp định ECSC 1951 đã đưa ra các tiêu chí để xác định một vụ tập trung kinh
tế: chủ thể có thể là doanh nghiệp, cá nhân và hình thức sáp nhập, mua lại cổ phần, cổ
phiếu. Và cho đến năm 1989, ủy ban châu âu mới ban hành Nghị định số 4064/89. Theo
đó, tập trung kinh tế được định nghĩa theo các tiêu chí:
- Hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập sáp nhập
- Một hoặc nhiều người đã nắm giữ quyền kiểm soát ít nhất là một doanh nghiệp hoặc
nhiều doanh nghiệp thông qua góp vốn hoặc mua cổ phần để có được quyền kiểm soát tòa
bộ hoặc một phần doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Thủ tục kiểm soát TTKT
Việc tập trung kinh tế được tiến hành theo một thủ tục được quy định rất chặt chẽ từ
khâu hỏi ý kiến của Uỷ ban châu Âu ( Uỷ ban châu Âu sẽ một trong các quyết định từ chối
cho phép tập trung; quyết định mở thủ tục; quyết định cho phép TTKT ngay) đến mở thủ
tục, công bố quyết định, khiếu kiện.

3.4. Chính sách kiểm soát trợ cấp nhà nước
Vấn đề kiểm soát trợ cấp nhà nước đối với doanh nghiệp được quy định tại Điều 87
và 88 của Hiệp định Rome,cụ thể là “tất cả các biện pháp trợ cấp do các quốc gia thành
viên thực hiện hoặc bằng cách sử dụng các nguồn lực của quốc gia đó dưới bất kỳ hình
thức nào,trong chừng mực mà các biện pháp trợ cấp đó liên quan đến các giao dịch giữa
các quốc gia thành viên, mà làm sai lệch hoặc đe dọa làm sai lệch cạnh tranh bằng việc hỗ
trợ một nhóm doanh nghiệp hoặc một nhóm ngành nghề sản xuất” thì bị coi là đi ngược
với thị trường chung.
Trợ cấp của nhà nước có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như miễn hoặc
giảm thuế đối với doanh nghiệp. Các quốc gia thành viên có thể trợ cấp cho các doanh
nghiệp trong nước nhằm giúp họ đối mặt với cạnh tranh có thể đến từ các quốc gia còn lại
điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh trong Liên
minh và sẽ làm sai lệch cạnh tranh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trợ cấp của nhà
5

×