Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Luật HNGĐ | Bàn luận về vấn đề tảo hôn. Nguyên nhân và giải pháp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.84 KB, 12 trang )

A.MỞ ĐẦU

Gia đình là tế bào của xã hội , là nền tảng của thế giới tương lai. Một xã hội tốt
đẹp hơn khi có những gia đình tốt đẹp , nhưng để có một gia đình tốt “hôn nhân” chính
là hạt giống để nảy mầm hạnh phúc . Xung quanh vấn đề hôn nhân còn rất nhiều vấn đề
đáng nói , mà tiêu biểu nhất là vấn đề tảo hôn . Là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa
thực tiễn vô cùng to lớn nên để dễ hiểu hơn về vấn đề này , bài tiểu luận này em chon đề
tài “Tảo hôn – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”.
Dù cố gắng nhưng bài tiểu luận không tránh khỏi những sai sót , mong thầy(cô)
đóng góp ý kiến.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận.
1. Khái quát chung về kết hôn và tuổi kết hôn
Căn cứ vào Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì :Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan
hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết
hôn.
Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình : “1. Nam,
nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên,
nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;c) Không bị
mất năng lực hành vi dân sự;d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm
kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.2. Nhà nước
không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
2. Khái quát về tảo hôn.
Căn cứ vào khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình :Tảo hôn là việc lấy vợ,
lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a


khoản 1 Điều 8 của Luật này. Hay nói cách khác lấy vợ hoặc lấy chồng trong khi nam
dưới 20 tuổi hoặc nữ dưới 18 tuổi hoặc cả 2 trường hợp thì đó là tảo hôn. Đương nhiên
tảo hôn sẽ không thể đăng kí kết hôn được , pháp luật không công nhận mọi trường hợp
tảo hôn . Tảo hôn là hành vi bị cấm tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014.


II. Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam .
Tảo hôn khiến cho các cô bé, cậu bé phải bước vào cuộc sống gia đình khi chưa
sẵn sàng về sức khỏe, tâm thế. Nó làm mất đi cơ hội và cản trở tương lai của các em.
Tảo hôn gây ra nhiều tác hại về sức khỏe, đã bị cấm ở nhiều nước nhưng nó vẫn tồn tại
cho thấy còn khoảng trống nào đó trong chính sách dân số, phát triển kinh tế xã hội…
Diễn ra ở nhiều nơi
Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, thế giới hiện có hơn
700 triệu phụ nữ kết hôn ở độ tuổi trẻ em. Tính trung bình cứ 3 phụ nữ thì có 1 người
(khoảng 250 triệu) kết hôn trước tuổi 15. Còn theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên
Hiệp Quốc, số lượng phụ nữ bị ép kết hôn ở lứa tuổi thiếu nhi sẽ tăng từ 700 triệu trẻ em
gái hiện nay lên đến 950 triệu trẻ em gái năm 2030.
Ở Việt Nam, mặc dù Luật Hôn nhân - Gia đình, Luật Trẻ em đều nghiêm cấm tảo
hôn nhưng cho đến nay tình trạng trên vẫn diễn ra. Kết quả từ cuộc điều tra Đánh giá các
mục tiêu trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam năm 2014 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ trẻ từ 15 - 19
tuổi kết hôn hoặc sống chung là 10,3%. Khu vực miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Mê
Kông và Tây Nguyên là những nơi có tỷ lệ tảo hôn cao.
Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (Ủy ban Dân tộc) Nguyễn Thị Tư cho biết: Tảo
hôn diễn ra ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Tuy nhiên, tình trạng trên
phổ biến ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, người dân tộc thiểu số. Kết quả điều tra
thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số cho thấy, tình trạng tảo hôn chung trong
dân tộc thiểu số là 26,6%. Tỷ lệ tảo hôn cao nhất ở dân tộc Mông, Xinh Mun, La Ha,
Gia Rai, Raglay, Bru, Vân Kiều. Tỷ lệ tảo hôn cao đồng nghĩa với các dân tộc có nhiều


hộ nghèo. Điều này lý giải tại sao các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Cao
Bằng, Yên Bái luôn nằm trong tốp đầu cả nước về tỷ lệ tảo hôn.
Tìm ra khoảng trống
Bản Lang (Lai Châu) năm 2015, trong số 303 bà mẹ mang thai có 73 trường hợp
dưới 18 tuổi. Trong số 136 trường hợp sinh được ghi nhận có 49 ca là trẻ dưới 16 tuổi.
Tương tự, xã Thanh (Quảng Trị) có 29 trẻ em và 35 trẻ từ 18 tuổi sinh con tại trạm y tế.

Minh Hóa (Quảng Bình), Vân Hồ (Sơn La) cũng được ghi nhận là nơi có tỷ lệ tảo
hôn cao. Hồ Thị Khao (Quảng Bình) lấy chồng từ năm 15 tuổi. Cuộc sống của bà mẹ
chưa đầy 17 tuổi này quanh quẩn ở nhà để nấu cơm, chăm con và ra đồng. Mặc dù đang
nuôi con nhỏ nhưng bữa ăn của Khao chẳng có gì ngoài cơm, rau và nước mắm. Vàng
Thị So (Sơn La) có 3 đứa con khi 20 tuổi. Theo So, 15 - 16 tuổi, các bạn trong bản lấy
chồng hết nên mình cũng phải lấy chồng. Lấy xong, chồng không cho đi học nên chỉ biết
ở nhà đẻ con, cấy lúa. Nói về cuộc sống với người chồng bằng tuổi và 3 đứa con, So bảo
chưa bao giờ hình dung cuộc sống gia đình lại vất vả như vậy.
Có thể nói, tảo hôn là khởi đầu của vòng luẩn quẩn tạo ra chu kỳ bất lợi từ chối trẻ
em gái có quyền cơ bản nhất về học tập và phát triển. Trẻ em gái kết hôn quá sớm sẽ
không thể đến trường và phải đối mặt với bạo lực gia đình, lạm dụng sức lao động và
cưỡng hiếp. Các em thường sảy thai và dễ bị phơi nhiễm bệnh lây nhiễm qua đường tình
dục, bao gồm HIV. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng: So với phụ nữ sinh
con ở độ tuổi trên 20, các bà mẹ trẻ em có nhiều nguy cơ tử vong do biến chứng thai sản
trong quá trình sinh con. Con cái của các bà mẹ trẻ này thường bị chết lưu hoặc chết
trong những tháng đầu đời.
Ông Nguyễn Hữu Minh - Viện trưởng Viện Gia đình và Giới - cho rằng, lâu nay
chúng ta vẫn quan niệm tảo hôn do quan niệm, phong tục lạc hậu. Nhưng thực tế chứng
minh tảo hôn diễn ra ở mọi nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ dân tộc phổ biến như


Kinh đến dân tộc thiểu số. Như vậy, phong tục chỉ là một phần mà rõ ràng tảo hôn liên
quan đến nghèo đói.
Nhìn vào các cuộc điều tra sẽ thấy, ở đâu dân nghèo, ở đâu chỉ số phát triển con
người HDI thấp thì ở đó tảo hôn phát triển. Tảo hôn đôi khi được người dân coi là một
cách để có thêm nhân lực lao động, để bớt nghèo. Như vậy, để giảm thiểu tình trạng tảo
hôn, ngoài tuyên truyền thì cần có chính sách cụ thể về phát triển kinh tế, xã hội, đời
sống văn hóa, đặc biệt là giáo dục và y tế để nâng cao dân trí, phát triển sản xuất.“Khi
đủ cơm ăn, áo mặc, người dân sẽ khắc có nhu cầu về tinh thần, học tập, giải trí… thay
cho việc quanh quẩn ở bản, lấy vợ, lấy chồng sinh con” - ông Minh nhận định.

Điều tra của Plan cho thấy 86% trẻ em kết hôn sẽ bỏ học. 3% trong số trẻ kết hôn
chưa bao giờ đến lớp. Con của các cặp tảo hôn nói chung thường không có giấy khai
sinh hoặc giấy khai sinh thiếu thông tin.
III.Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tảo hôn
Thứ nhất, về sự phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa
Có thể thấy, sự phát triển kinh tế - xã hội kéo theo những thay đổi quan trọng
trong đời sống xã hội, từ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đến phát triển kinh tế, thậm chí
đến cả cấu trúc về lực lượng lao động trong xã hội. Sự phát triển kinh tế - xã hội ảnh
hưởng đến nam và nữ trong mong muốn và khả năng tiến tới hôn nhân. Công nghiệp
hóa, đô thị hóa và sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi con người phải có thêm nhiều
sáng kiến để đáp ứng cuộc sống. Đồng thời, con người cần có thêm những kỹ năng và
kinh nghiệm tích lũy để tìm việc và có việc làm phù hợp với nhu cầu và môi trường
sống. Do đó, ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, thanh niên cần phải có
nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống hơn, điều đó thúc đẩy bản thân họ phải trì hoãn lại
việc tiến tới hôn nhân, để có thể có nhiều thời gian hơn tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng,
ngay kể cả bố, mẹ của họ cũng nhận thức được điều đó. Kỹ năng và kinh nghiệm tốt sẽ
giúp thanh niên có việc làm tốt, thu nhập ổn định, bảo đảm cuộc sống. Ngược lại, ở
những vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, người


dân chủ yếu sống dựa vào nông, lâm nghiệp, tự cung tự cấp. Bên cạnh đó, khả năng tiếp
cận những thông tin khoa học, kỹ thuật tiên tiến còn hạn chế. Do đó, cơ hội việc làm ít
hơn và đòi hỏi của kỹ năng công việc cũng như kinh nghiệm sống ít hơn. Họ tiếp thu
những kinh nghiệm, kỹ năng đơn giản được truyền từ bố, mẹ. Yêu cầu kỹ năng và kinh
nghiệm cuộc sống không cao là yếu tố đưa họ đến việc kết hôn sớm hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, ở các nước đang phát triển, giữa thành
thị và nông thôn có sự khác biệt rất lớn về hôn nhân. Phụ nữ ở khu vực đô thị có nhiều
cơ hội tiếp thu những giá trị hiện đại, như: Phụ nữ cũng phải được hưởng thụ, phụ nữ kết
hôn sớm là mất tuổi thanh xuân, những chuẩn mực trong xã hội... Mặt khác, những phụ
nữ này nhận thức được rằng có một khoảng cách rất lớn giữa cộng đồng và quan hệ họ

hàng, do đó, họ hàng thân thích không thể là yếu tố ảnh hưởng đến hôn nhân của họ.
Hơn nữa, các chuẩn mực xã hội, hành vi tình dục, cơ hội lớn trong việc chọn bạn đời đã
là những yếu tố khiến phụ nữ sinh sống nơi đô thị chống lại việc kết hôn sớm.
Thứ hai,về giáo dục
Giáo dục là một yếu tố quan trọng nhất, phổ biến nhất làm ảnh hưởng tới tảo hôn.
Ở các nước đang phát triển trên thế giới, số trẻ đi học ngày càng tăng trong suốt những
năm qua. Giáo dục có liên quan mật thiết với tảo hôn, liên quan đến cơ hội cho các
thanh, thiếu niên học tiếp ở bậc trung học cơ sở hay trung học phổ thông hoặc bậc cao
hơn nữa. Tại các nước đang phát triển, nhiều trẻ em không đến trường, kể cả bậc tiểu
học, là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn với tỉ lệ cao. Hơn nữa,
giáo dục làm hẹp phạm vi kết hôn của phụ nữ, bởi lẽ nhìn chung, phụ nữ mong muốn kết
hôn được với người đàn ông ít nhất là có sự giáo dục tương đương với họ. Mặt khác,
phụ nữ (hoặc đàn ông) có nền giáo dục tốt hơn sẽ nhận thức tốt hơn về vấn đề kết hôn,
về luật pháp, về khả năng sinh sản và sức khỏe. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới quyết
định kết hôn của họ, khuyến khích họ trì hoãn kết hôn và mang thai. Bên cạnh đó, kết
quả của giáo dục có liên quan đến lực lượng lao động. Bằng giáo dục, phụ nữ (hay đàn
ông) đều muốn kiếm được lương cao hơn bằng cách chọn nghề tốt hơn, phát triển kinh
tế, ổn định cuộc sống. Do đó, những người có nền tảng giáo dục tốt hơn luôn trì hoãn sự


kết hôn quá sớm của mình và ngược lại.
Thứ ba, về dân số
Dân số cũng là một trong những yếu tố quyết định đến thời điểm kết hôn. Các nhà
khoa học đã chỉ ra rằng, yếu tố chọn bạn đời trong hôn nhân là một vấn đề quan trọng
ảnh hưởng đến thời điểm kết hôn. Giới tính này có quan hệ mật thiết với giới tính kia.
Khi mà giới tính này có quá đông về số lượng, giới tính kia có quá ít về số lượng, thì
giới tính có số đông có xu hướng kết hôn sớm để tăng cơ hội có bạn đời, những người
còn lại cùng giới tính với họ ít có cơ hội kết hôn hơn. Đồng thời, giới tính có số lượng ít
hơn sẽ có xu hướng kết hôn ở độ tuổi muộn hơn, vì họ có nhiều cơ hội lựa chọn bạn đời
và họ sẽ cố để lựa chọn cho mình một người bạn đời ưng ý nhất.

Thứ tư, về văn hóa
Với 08 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện Sốp Cộp, mỗi dân tộc có bản
sắc văn hóa truyền thống riêng biệt về phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục và thuộc
các nhóm ngôn ngữ khác nhau… Do các dân tộc sống xen kẽ đã tạo ra sự giao thoa ảnh
hưởng lẫn nhau cả về văn hóa và ngôn ngữ, từ đó tạo nên sự đa dạng về văn hóa vùng.
Bên cạnh những bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của từng dân tộc, từng cộng đồng,
cũng tồn tại một số phong tục tập quán còn mang tính lạc hậu, trong đó có những tập
quán về hôn nhân có ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến tình trạng tảo hôn trong đồng
bào dân tộc thiểu số
Phong tục tập quán lạc hậu cũng là một trong những yếu tố còn tồn tại thực tế trên
địa bàn huyện Sốp Cộp, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và cộng đồng
người Mông. Hủ tục có thể kể đến như: Cướp vợ, hứa hôn, cưỡng ép hôn nhân mang
tính chất gả bán, tục “nối dây”, tâm lý sớm có con đàn cháu đống, có người nối dõi, kết
hôn sớm để gia đình có thêm người làm… là những thực trạng cần phải khắc phục, ảnh
hưởng đến tảo hôn. Kết hôn sớm làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội cải
thiện đời sống và chăm sóc sức khỏe của người trẻ tuổi, bà mẹ, trẻ em, đặc biệt là ảnh
hưởng tới tỉ lệ tử vong, tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi của trẻ em, dẫn tới ảnh hưởng đến
thế hệ tương lai.


Ở một số địa phương, cộng đồng người dân vẫn kết hôn theo độ tuổi trong tập
quán dẫn tới tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại trong cộng đồng này. Thực tế cho thấy,
mặc dù đã được tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, bà con hiểu được những
quy định của pháp luật về độ tuổi kết hôn, song do phong tục tập quán lạc hậu đã đi vào
cuộc sống của người dân từ rất lâu đời, các gia đình “dựng vợ, gả chồng” cho con của họ
từ rất sớm nên tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra. Vì chưa đủ tuổi theo luật định, nên việc
đăng ký kết hôn không được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng hai
bên gia đình vẫn tổ chức đám cưới theo phong tục; họ hàng hai bên, cộng đồng dân cư
của cả bản vẫn mặc nhiên công nhận đó là một cặp vợ chồng.
IV. Một số hậu quả của tảo hôn

Một là, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh
Tảo hôn dẫn đến hậu quả mang thai sớm và sinh đẻ trong lứa tuổi chưa thành niên, khi
cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn thiện. Mặt khác, do vẫn còn quá trẻ, nên thiếu hiểu
biết, thiếu kinh nghiệm và chưa sẵn sàng tâm lý để mang thai đã ảnh hưởng đến sức
khỏe bà mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đây là
nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi và tỉ lệ tử vong của trẻ
em dưới 01 tuổi và dưới 05 tuổi, đồng thời cũng làm tăng tỉ lệ tử vong của bà mẹ liên
quan đến thai sản. Theo thống kê, tỉ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản của
huyện Sốp Cộp cao gấp 05 lần so với mức bình quân cả nước.
Hai là, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân
lực
Tảo hôn để lại những hậu quả khó lường cho thế hệ tương lai. Tảo hôn cản trở sự
phát triển của kinh tế - xã hội, sự tiến bộ xã hội và sự phát triển bền vững của vùng dân
tộc thiểu số. Bên cạnh đó, thế hệ nối tiếp theo của các cặp tảo hôn được sinh ra chậm
phát triển, suy dinh dưỡng, dị tật hoặc mắc các bệnh khác cao hơn so với những trẻ em
được sinh ra từ các cặp bố mẹ khác.
Ba là, rơi vào vòng luẩn quẩn giữa đói nghèo - thất học - tảo hôn
Đói nghèo - thất học - tảo hôn là một vòng luẩn quẩn, là một chuỗi các mắt xích khép


kín, khó có lối thoát. Thực tế cho thấy, nơi nào có tỷ lệ đói nghèo cao thì tỉ lệ tảo hôn
cũng cao. Như chúng ta đã nghiên cứu, phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục là những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn. Tuy nhiên, ở góc nhìn này, chúng ta thấy trình
độ phát triển kinh tế và giáo dục còn là hậu quả của tảo hôn, làm suy giảm chất lượng
cuộc sống.
Tảo hôn còn là rào cản để huyện Sốp Cộp nói riêng, Việt Nam nói chung thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Giảm tình trạng đói nghèo, phổ cập tiểu
học, tăng cường bình đẳng nam nữ, giảm tử vong trẻ em, cải thiện sức khoẻ bà mẹ, trẻ
em và đấu tranh chống các bệnh dịch.
V. Một số kiến nghị, giải pháp.

1. Kiến nghị đối với các cơ quan, đoàn thể
- Đối với cấp ủy Đảng: Cần ra nghị quyết chuyên đề về giảm thiểu tảo hôn. Các
cấp chính quyền trên cơ sở nghị quyết chuyên đề của cấp ủy Đảng cụ thể hóa thành các
chương trình hành động, kế hoạch tổ chức thực hiện. Sự góp mặt của các cấp ủy Đảng,
chính quyền là nhân tố quyết định cho công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa
bàn địa phương
- Đối với Ủy ban nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân các cấp cần cụ thể hóa nghị
quyết của cấp ủy Đảng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn. Có kế hoạch triển khai cụ thể
trong công tác giảm thiểu tảo hôn, từ công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật,
đến công tác xử lý vi phạm. Các kế hoạch triển khai thực hiện cần rõ người, rõ việc, rõ
thời gian và rõ chỉ tiêu cần thực hiện. Xử lý hành chính đối với người vi phạm pháp luật
về tảo hôn là một trong những biện pháp nhằm góp phần bảo đảm hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật về điều kiện độ tuổi kết hôn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, xử lý hành
chính đối với tảo hôn còn chưa triệt để dẫn đến hệ quả tất yếu là tình trạng vi phạm pháp
luật gia tăng gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về điều kiện về độ
tuổi kết hôn. Vì thế, Ủy ban nhân dân các xã cần phải có các biện pháp khắc phục những
bất cập trong việc xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về độ tuổi kết hôn.
- Đối với các cơ quan tố tụng: Hiện nay, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm


pháp luật về độ tuổi kết hôn nói riêng, về hôn nhân và gia đình nói chung còn nhiều bất
cập. Vì vậy, chế tài hình sự trở thành một thứ công cụ pháp lý bị lãng quên. Do đó, tình
trạng vi phạm pháp luật về độ tuổi kết hôn vẫn còn xảy ra nhiều. Các cơ quan tiến hành
tố tụng trên địa bàn cần phải có những nghiên cứu, rà soát, đánh giá và đề xuất hoàn
thiện quy định của Bộ luật Hình sự phần các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
theo hướng thực tế hơn. Mặt khác, các cơ quan tố tụng trên địa bàn huyện cần phải coi
chế tài hình sự là một công cụ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của người kết hôn, lợi ích của gia đình và xã hội. Đây cũng là một nội dung
quan trọng không thể tách rời cơ chế thực thi pháp luật về quyền con người nói chung và
quyền tự do kết hôn nói riêng.

- Đối với công an: Công tác kiểm tra nhân khẩu, hộ khẩu đóng vai trò quan trọng
trong kiểm tra, theo dõi những trường hợp tảo hôn. Các trường hợp tảo hôn không có đủ
các hồ sơ, giấy tờ để người vợ chuyển khẩu, nhập khẩu sang bên nhà chồng, bởi ít nhất
họ cũng thiếu giấy chứng nhận kết hôn. Trên thực tế, hầu hết lực lượng công an các xã
trên địa bàn địa phương đã không xem xét hồ sơ, giấy tờ hợp lệ nhưng vẫn chuyển khẩu,
nhập khẩu theo nguyện vọng của công dân mà không cần giấy tờ cần xuất trình và giấy
tờ cần nộp. Chính điều đó đã tạo cơ sở cho tảo hôn được tiến hành thuận lợi hơn. Vì vậy,
lực lượng công an cần chấn chỉnh, tăng cường kiểm tra nhân khẩu, hộ khẩu, thực hiện
chuyển khẩu, nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, các trường hợp tảo
hôn sẽ không thể có hộ khẩu, thậm chí là tạm trú, tạm vắng. Hệ quả là, địa phương nơi
họ sinh sống sẽ không cho họ chuyển khẩu, địa phương nơi họ sẽ sinh sống không cho
họ tạm trú và tạm vắng nên yêu cầu họ quay về nơi ở cũ. Để thực hiện được tốt công tác
kiểm tra nhân khẩu, hộ khẩu thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương với
nhau, kịp thời phát hiện tình trạng tảo hôn và yêu cầu các trường hợp đó thực hiện đúng
quy định của pháp luật về điều kiện độ tuổi kết hôn.
- Đối với Mặt trận và các đoàn thể: Mặt trận và các đoàn thể (nhất là Đoàn Thanh
niên, Hội Liên hiệp phụ nữ) cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền và
cộng đồng bản trong giảm thiểu tình trạng tảo hôn là rất quan trọng, tăng cường công tác


tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân tuân theo các quy định của pháp luật, nhất
là Luật Hôn nhân và gia đình. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị sẽ làm thay đổi dần
nhận thức, tư duy của người dân về các hủ tục lạc hậu, trong đó có tảo hôn, để người dân
có ý thức chấp hành pháp luật một cách tốt hơn.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận
thức, ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu
số đang sinh sống trên địa bàn địa phương
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về
hôn nhân và gia đình trong trường học: Đưa nội dung giáo dục giới tính; các quy định
pháp luật về hôn nhân và gia đình (như điều kiện về độ tuổi kết hôn, những điều cấm

trong hôn nhân…); về tác hại, hậu quả của tảo hôn vào trong chương trình giáo dục ở
trường phổ thông trung học và phổ thông dân tộc nội trú. Tăng cường công tác hướng
nghiệp, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, đội, câu lạc bộ, tổ, nhóm… trong trường
học để tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp
luật về hôn nhân và gia đình đối với học sinh.
- Triển khai các hoạt động phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới tính, lứa tuổi
và dân tộc để tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, vận động xóa bỏ những hủ tục
lạc hậu và phòng chống tảo hôn: Tuyên truyền, vận động trực tiếp, trực diện thông qua
các điểm truyền thông; qua các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng
đồng và lưu động tại các bản. Về thực hiện nhiệm vụ này, phòng tư pháp huyện, công
chức tư pháp các xã và trên địa bàn huyện cần tập trung huy động nguồn lực, vật lực để
thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động và trợ giúp pháp lý. Lồng ghép các hoạt
động tuyên truyền, vận động với các hoạt động văn hóa, lễ hội tại cộng đồng, các cuộc
họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể, các câu lạc bộ, các tổ, nhóm. Phát
huy vai trò của người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; nêu gương người tốt, việc
tốt trong việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình và công tác dân số, kế hoạch hóa gia
đình; tuyên truyền, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu tồn tại ở một số dân tộc thiểu
số trong hôn nhân.


- Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động: Xây dựng và
nâng cao năng lực cán bộ truyền thông trên cơ sở là những công chức tư pháp xã, cán
bộ, đảng viên là người dân tộc và đội ngũ cộng tác viên dân số bản. Khảo sát, đánh giá,
lựa chọn địa bàn, dân tộc và cam kết của địa phương để xây dựng và triển khai thực hiện
dự án truyền thông, mô hình can thiệp đối với dân tộc thiểu số.
3. Tăng cường lãnh đạo, quản lý và nâng cao trách nhiệm của chính quyền, các tổ
chức đoàn thể trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân
- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ về hôn nhân và gia đình, về phòng, chống tảo hôn vào
nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chương trình, kế hoạch hoạt động của chính quyền và
các đoàn thể địa phương hàng năm.

- Triển khai các hoạt động can thiệp phù hợp: Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, khám sức
khỏe tiền hôn nhân.
- Xây dựng, đưa các quy định của pháp luật về tuổi kết hôn, đăng ký kết hôn, cam
kết không tảo hôn, thực hiện đăng ký kết hôn, đăng ký khai sinh theo đúng quy định và
bảo đảm thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em…
vào hươ giao lưu giữa các địa phương lân cận trong việc ngăn chặn và phòng, chống vấn
nạn tảo hôn.ng ước, quy ước bản, tiêu chuẩn gia đình văn hóa, bản văn hóa.
- Phối hợp chặt chẽ và tăng cường các hoạt động
- Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm minh các
trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Đầu tư cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của đồng bào trên địa bàn huyện
- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, dự án hiện hành, đặc
biệt là Chương trình 30a (theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của
Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện
nghèo), Chương trình xây dựng nông thôn mới để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xóa đói
giảm nghèo.
- Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường từ trung tâm huyện tới các xã, bảo đảm


đi được bốn mùa. Tiếp tục mở các tuyến đường tới các bản, đặc biệt là vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới, kết hợp với chương trình xây dựng đường bê tông trong Chương
trình xây dựng nông thôn mới cho các bản, với phương châm “Nhà nước và nhân dân
cùng làm”.
- Xây dựng, nâng cấp một số trường học trên địa bàn, xóa các lớp học tranh tre lứa
lá.
5. Huy động trẻ em đến lớp, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, dạy nghề
- Huy động trẻ em đến lớp, bảo đảm 100% trẻ em được phổ cập tiểu học và phổ
cập trung học cơ sở.
Đưa các nội dung hướng nghiệp dạy nghề vào nội dung giảng dạy cho học sinh,

đặc biệt hướng tới các nghề mà địa bàn huyện đang còn thiếu như sửa chữa xe máy, xây
dựng.
- Huy động tối đa các nguồn lực: Nguồn lực từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội
hóa và các nguồn tài trợ khác, tạo sự đồng thuận trong xã hội cùng chung tay góp phần
giảm thiểu tỉ lệ tảo hôn trên địa bàn. Hiện nay, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp
cho Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa phương là quá ít để phục vụ
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về hôn nhân
và gia đình nói riêng.
C.KẾT LUẬN
Hiện nay ở bất kì địa phương nào trên Nước ta , hiện tượng tảo hôn còn rất phổ
biến, Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người trong cuộc mà còn ảnh
hưởng đến toàn xã hội. Từ khi nhà nước ta ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến
vấn đề tảo hôn thì tình trạng này càng ngày càng giảm xuống rõ rệt. Tuy vậy , do nhiều
yếu tố khác quan và chủ quan hiện tượng tảo hôn vẫn là một vấn đề gây nhức nhối .
Chúng ta cần chung tay tìm ra những phương pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng
này. Bài tiểu luận của em tuy đã cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót ,
mong thầy(cô) đóng góp ý kiến .



×