Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

So sánh cách thức thành lập, thẩm quyền của nghị viện anh và nghị viên mĩ thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.27 KB, 4 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cách mạng tư sản thành công đã lật đổ chế độ phong kiến và hình thành nên chủ nghĩa
tư bản trên toàn thế giới, cùng với đó là sự ra đời của các nhà nước tư sản. Nhà nước quân chủ
nghị viện Anh là nhà nước điển hình cho chính thể quân chủ nghị viện, nhà nước cộng hòa
tổng thống ở hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nhà nước điển hình cho chính thể cộng hòa tổng
thống. Trên cơ sở những hiểu biết về vấn đề này, nhóm chúng em xin tập trung phân tích đề
tài: “So sánh cách thức thành lập, thẩm quyền của nghị viện Anh và nghị viên Mĩ thời cận
đại”.

NỘI DUNG
I. Giới thiệu chung về Nghị viện Anh và Nghị viện Mỹ thời cận đại
1. Nghị viện Anh thời cận đại
Nhà nước quân chủ Nghị viện Anh là sản phẩm của cuộc nội chiến cách mạng chống
phong kiến không triệt để, Nhà nước tư sản Anh điển hình cho chính thể quan chủ nghị viện.
Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Anh là nước tư bản lớn nhất thế giới, là trung
tâm áp bức, bóc lột nhân dân lao động Anh và nhân dân lao động thế giới. Đến giữa thế kỷ
XVII , nước Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Nên nghị viện là dinh lũy
chính trị của giai cấp tư sản. Năm 1653 văn bản với cái tên kỳ quặc “ công cụ điều hành” đã
tước bỏ quyền lập pháp, quyền thu thuế của Nghị viện và tập trung vào quan bảo hộ (Crom
oen). Từ đó, nghị viện (tức hạ nghị viên) chỉ còn là hình thức, các nghị sĩ được lựa chọn cẩn
thận. Đầu tháng 11 năm 1688 được sự chỉ đạo và ủng hộ của giai cấp tư sản Vin hem dẫn quân
về Luân Đôn, lật đổ Giêm II và lên ngôi vua (niên hiệu Vin hem III). Tháng 2 – 1689,Nghị
viện thông qua “đạo luật về quyền hành”. Từ đậy chính thể quân chủ nghị viện đã được xác
lập. Ạnh là nước có nền quân chủ nghị viện sớm nhất.
2. Nghị viện Mỹ thời cận đại
Theo quy định của Hiến pháp 1787 của Mỹ thì Nghị viện là cơ quan lập pháp, nghị
viện Mỹ bao gồm hai viện:
+ Hạ nghị viện : là cơ quan dân biểu, do dân chúng và các tiểu bang bầu lên. Số đại
biểu tỉ lệ với số dân của tiểu bang. Nhiệm kỳ của hạ nghị viện là hai năm.
+ Thượng nghị viện: là cơ quan đại diện của các bang. Theo khoản 3 Điều 1 Hiến
pháp 1787, Thượng nghị sĩ ở liên bang do quốc hội tiểu bang bầu lên nhưng sau đó điều này


được bổ sung và sửa đổi tại điều 17 thì cả thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ đều do dân
chúng bầu ra.
Nghị viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ sung dự
án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành hay không tán thành các quan
chức cao cấp do tổng thống bổ nhiệm…Xuất phát từ nguyên tắc đối trọng và cân bằng quyền
lực nên hai viện có chức năng, quyền hạn khác nhau. Ví dụ: hạ nghị viện có quyền luận tội
các quan chức cao cấp nhất của nhà nước, kể cả tổng thống nhưng lại không có quyền kết tội,
quyền này thuộc về thượng viện, vì vậy không thể nói viện nào nhiều quyền hơn viện nào.
1


II. Những điểm tương đồng và khác biệt về cách thức thành lập, thẩm quyền giữa Nghị
viện Anh và Nghị viện Mỹ thời cận đại
1. Về cách thức thành lập
1.1. Những điểm tương đồng
Nghị viện của cả hai nhà nước Anh và Mĩ thời cận đại được thiết lập đều dựa trên
thuyết “tam quyền phân lập”. Với mục đích phòng ngừa sự lạm dụng quyền lực và tạo ra sự
cân bằng, đối trọng quyền lực. Cả hai nhà nước này đều tổ chức bộ máy nhà nước theo
nguyên tắc tam quyền phân lập. Do đó, nghị viện- một trong những bộ phận của bộ máy nhà
nước cũng được hình thành trên cơ sở học thuyết này.
Đồng thời, nghị viện của hai nước cũng được thiết lập với chế độ lưỡng quyền tương
xứng với hai viện: Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.
Trong đó, hai nghị viện được coi là cơ quan dân biểu, đại diện cho các tầng lớp dân cư và
do dân bầu ra.
Sự tương đồng này trong cách thức thành lập nghị viện của hai nhà nước Anh và Mĩ
thời cận đại đều chú trọng đến mục đích kiềm chế đối trọng giữa các cơ quan của bộ máy nhà
nước, tạo ra sự cạnh tranh, hạn chế quyền lực của mỗi bên trong nghị viện nhằm quản lý và
điều hành tốt hơn bộ máy nhà nước của mình. Không chỉ vậy, với cách thức như vậy, mặt
khác nó còn hướng tới việc che đậy bản chất của nhà nước tư sản của hai nhà nước này, lừa
bịp quần chúng nhân dân.

1.2. Những điểm khác biệt
Thứ nhất, cùng thiết lập chế độ lưỡng quyền nhưng giữa Nghị viện của hai nước có sự
khác nhau cơ bản về thành phần, số lượng đại biểu. Ở Anh, thượng nghị viện có trên 1885
người, hạ nghị viện có 635 đại biểu, ở Mĩ thì số lượng đại biểu ít hơn, ở nghị viện chỉ có 435
người.
Thứ hai, về cách thức thành lập Nghị viện có sự khác nhau rất rõ rệt.
- Ở Nghị viện Anh
Thượng nghị sĩ được hình thành từ bốn nguồn sau: Thượng nghị sĩ là những quý tộc có
phẩm hàm. Trong đó từ bá tước trở lên thì cha truyền con nối từ chức thượng nghị sĩ; Các thủ
lĩnh tôn giáo đương nhiệm; Các thủ tướng Anh hết nhiệm kì; Một số khác do đích thân hoàng
đế bổ nhiệm.
Như vậy có thể thấy nguồn gốc của Thượng nghị viện Anh không phải do bầu cử mà
thành lập theo hình thức bổ nhiệm. Hầu hết các Nghị sĩ thuộc giai cấp phong kiến (thành phần
lẽ ra phải loại bỏ sau cuộc cách mạng tư sản).
Cách thức thành lập của hạ nghị viện ở Anh là do đại diện các tầng lớp nhân dân bầu
ra. Hạ nghị viện đại diện cho các tầng lớp trong cư dân và do dân bầu ra, nên còn được gọi là
viện dân biểu. Tuy nhiên, gần một nửa số hạ nghị sĩ là những người được bầu ra từ những “
thị trấn hoang tàn”. Đó là những vùng rất ít dân cư, thường bầu và cử theo ý muốn của chúa
Đất. Khi mảnh đất được bán đi, thì người chủ mới thay thế người chủ cũ làm hại nghị sĩ. Ghế
2


nghị viện được mua đi bán lại. Phiếu bầu cử cũng được mua bán. Chế độ đa Đảng ở Anh là
chế độ hai Đảng. Thông qua việc giới thiệu các ứng cử viên của Đảng để bầu vào hạ viện, hai
Đảng tư sản thay nhau khống chế nghị viện.
-

Ở nghị viện Mỹ

Theo khoản 3 Điều 1 Hiến pháp 1787, Thượng nghị sĩ cũng như hạ nghị sĩ, đều do dân

chúng trực tiếp bầu ra. Thượng nghị viện là cơ quan đại diện của các bang. Nhiệm kì của
thượng nghị viện là 6 năm và cứ 2 năm bầu lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Mỗi tiểu bang có hai
thuợng nghị sĩ, không kể bang lớn hay bang nhỏ, dân số nhiều hay ít. Hạ nghị viện gồm các
thành viên do nhân dân các tiểu bang tuyển lựa, hai năm một lần. Tiêu chuẩn ứng cử đại biểu
Hạ nghị viện là công dân Mỹ ít nhất được 7 năm, từ 25 tuổi trở lên và phải đang cư trú ở bang
ra ứng cử. Số dân biểu đựoc phân cho các tiểu bang tuơng ứng với tỷ lệ dân số của từng tiểu
bang.
Khi là nghị sĩ của một viện, thì không được bầu là nghị sĩ của viện kia và cũng không
được làm thành viên của cơ quan hành pháp hay cơ quan tư pháp. Các nghị sĩ được hưởng
lương, có văn phòng và người giúp việc.
Qua sự so sánh về cách thức thành lập nghị viện Anh và nghị viện mĩ đã thấy được
những mặt tích cực và hạn chế nhất định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư
sản hai nước này.
Sở dĩ, giữa Nghị viện của Anh và Mỹ có sự khác biệt như vậy nguyên nhân chủ yếu và
sâu sa đó là do sự khác biệt trong cuộc cách mạng tư sản của hai nước. Ở Anh, cuộc cách
mạng tư sản mang tính chất không triệt để. Do phải kìm hãm lại nhu cầu giải phóng ruộng đất
của người dân quá lơn, quá bức thiết dễ dẫn đến bạo loạn nên giai cấp tư sản Anh – giai cấp
tiến bộ nhất đã liên kết với giai cấp phong kiến bậc trung, hình thành chính quyền quân chủ
nghị viện. Trong khi đó ở Mỹ, cuộc cách mạng tư sản mang tính chất triệt để nhất. Cùng với
đó là sự áp dụng triệt để, cứng rắn, tuyệt đối học thuyết tam quyền phân lập trong cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước. Từ đó hình thành nhà nước chính thể cộng hòa tổng thống tồn tại đến
tận ngày nay.
2. Về thẩm quyền
2.1. Những điểm tương đồng
Pháp luật hai nước Anh và Mỹ thời kỳ cổ đại đã quy định hệ thống quyền lực của mình
có Nghị viện, và Nghị viện được coi là cơ quan trung ương đầu não của đất nước. Các điểm
tương đồng về quyền năng giữa quy định của Anh và Mỹ thời kỳ cổ đại bao gồm các điểm
sau:
Quyền năng được giao cho nghị viện là rất lớn. Hai cơ quan này được quyền ban hành
văn bản pháp luật, đề ra các đạo luật, thông qua các đạo luật.


3


Đối với thành viên của thượng nghị viện thì pháp luật hai nước đều quy định thành
viên thượng nghị viện phải là tầng lớp quí tộc. Đây là quy định mà cả hai nước đều thể hiện
sự phân biệt giai cấp để thể hiện quyền lực của mình.
Một điểm chung nữa về quyền năng của Hạ nghị viện là Tài chính thuộc thẩm quyền
của Hạ Nghị viện. Như ở quy định của pháp luật nước Mỹ thời kỳ cận đại thì: B ất cứ khi nào
Thượng viện khởi sự một dự luật về chi tiêu thì Hạ viện từ chối xem xét nó ngay, qua đó giải
quyết được sự tranh chấp trong thực tế. Hạ nghị viện luôn được coi trọng quyền lực hơn
thượng nghị viện nên vấn đề tài chính là vấn đề quan trọng của đất nước phải được cơ quan
Hạ nghị viện này quyết định.
2.2. Những điểm khác biệt
- Điểm khác biệt thứ nhất
Anh là nước theo chế độ quân chủ nghị viện là hình thức quân chủ hạn chế vì vậy
Hoàng Đế có quyền: “Nhà vua trị vì, nhưng không cai trị”. Việc áp dụng học thuyết phân
quyền nhưng mềm dẻo khiến nghị viện Anh có quyền hạn vô cùng to lớn đăc biệt là thời kì
cạnh tranh tự do nhằm hạn chế tới mức tối đa quyền hạn của nhà vua, làm cho ngai vàng trở
thành “hư vị”. Còn Mĩ, do đã tiến hành một cuộc cách mạng tư sản triệt để vì vậy tạo điều
kiện hình thành nhà nước cộng hòa tổng thống với việc áp dụng triệt để, cứng rắn “ học thuyết
tam quyền phân lập”. Quyền lực ở nghị viện Mĩ không lớn như ở nghị viện Anh.
-

Điểm khác biệt thứ hai

Nghị viện Anh có quyền lập pháp, quyền quyết định ngân sách và thuế, quyền giám sát
hoạt động của các nội các, bầu hoặc bãi nhiệm thành viên của nội các. Nghị viện Mĩ có quyền
thông qua các đạo luật, sửa đổi và bổ sung dự án luật, dự án ngân sách của tổng thống bổ
nhiệm, phê chuẩn, bãi bỏ các điều ước quốc tế đã kí kết.

-

Điểm khác biệt thứ ba

Ở Anh, thượng nghị viện lúc đầu có uy quyền hơn hạ nghị viện. Nhưng sau đó là đại
diện của thế lực bảo thủ, lỗi thời đã hết vai trò lịch sử hình thức hoạt động chỉ là nhân dân và
kiềm chế. Ngược lại thì hạ nghị viện thì quyền hạn và vai trò ngày càng phát triển. Ở Mĩ,
thượng nghị viện là đại diện của các bang do cơ quan lập pháp của các bang bầu ra, hai viện ở
nghị Mĩ khó mà có thể nói việc nào nhiều quyền hơn viện nào.

KẾT LUẬN
Trên đây là những phân tích và nghiên cứu của nhóm làm sáng tỏ về sự giống nhau
cũng như những khác biệt trong cách thức thành lập cũng như thẩm quyền giữa Nghị viện
Anh và Nghị viện Mỹ trong thời kì cận đại. Qua đó, chúng ta phần nào có một cái nhìn tổng
quát và đúng đắn hơn về bộ máy nhà nước của Anh và Mỹ nói riêng cũng như các nhà nước tư
bản châu Âu nói chung.
4



×