Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Vai trò của tòa án hình sự quốc tế (ICC) dưN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75 KB, 9 trang )

B. Nội dung vấn đề
II. Vai trò của Tòa án hình sự Quốc tế (ICC) dưới góc độ pháp lý
Thứ nhất, Tòa án hình sự quốc tế ICC được thành lập ra, được pháp luật quốc tế
quy định về quyền tài phán, thụ lý và luật áp dụng trong thực hiện các chức năng của
mình xuất phát từ vai trò nhằm trừng trị, xét xử các cá nhân phạm những tội ác
nghiêm trọng (tội phạm quốc tế) xâm phạm đến hòa bình và an ninh của nhân loại,
xâm phạm đến trật tự pháp luật quốc tế, xâm phạm đến quyền con người: việc Quy
chế Rome quy định việc thành lập ICC và chỉ rõ các loại tội phạm quốc tế thuộc thẩm
quyền tài phán của Tòa án để phát hiện, trừng trị và xét xử các cá nhân phạm những
tội ác nghiêm trọng nhất xâm phạm đến hòa bình và an ninh của nhân loại, xâm phạm
đến trật tự pháp lý quốc tế, gây nguy hại cho cộng đồng quốc tế, xâm phạm đến các
quyền được sống trong an toàn, được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự
nhân phẩm và hạnh phúc của con người, bằng việc Quy chế Rome đã khẳng định: các
tội ác nghiêm trọng nhất gây nên sự lo ngại cho toàn thể cộng đồng quốc tế phải bị
truy tố và trừng trị bằng các biện pháp cấp độ quốc gia và bằng tăng cường hợp tác
quốc tế.
Luật hình sự quốc tế đã quy định các tội phạm quốc tế để TCTNHS, bảo đảm
nền hòa bình, an ninh cho nhân loại và bảo vệ quyền con người, cụ thể hóa điều này,
Luật hình sự quốc tế đã xác định các tội phạm quốc tế để TCTNHS đối với các cá
nhân phạm các tội ác nghiêm trọng và tương ứng trong Phần 2 Điều 5 Quy chế Rome
đã quy định cho các tội phạm quốc tế thuộc thẩm quyền tài phán của ICC gồm: 1. Tội
diệt chủng; 2. Tội chống loài người; 3. Tội phạm chiến tranh; 4. Tội xâm lược.
Như vậy, việc pháp luật quốc tế xác định đúng đắn, hợp lý và mang tính khả thi
quyền tài phán của ICC và các điều kiện thực hiện các quyền đó chính là bảo đảm sự
phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia, từ đó
bảo đảm cho ICC hoạt động đúng đắn, khách quan vô tư để thực hiện vai trò của mình
ở khía cạnh góp phần quan trọng vào việc duy trì công lý, bảo vệ hòa bình và ổn định
trên thế giới, bảo đảm cho ICC hoàn thành sứ mạng lịch sử của mình.
1



Thứ hai, Tòa án hình sự quốc tế ICC còn thể hiện vai trò của mình là tổ chức
trung tâm hợp tác tạo điều kiện để các quốc gia phối hợp với nhau nhằm duy trì và giữ
gìn công lý, công bằng trên thế giới và của chính các quốc gia thành viên, góp phần
nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế về tư pháp, quyền con người... thông qua
những quy định trong Quy chế Rome: điều này được thể hiện rõ trong Phần 9. Hợp
tác quốc tế và trợ giúp tư pháp của Quy chế Rome, theo đó, các quốc gia thành viên
phải hợp tác đầy đủ với Tòa án, bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ của mình trong việc điều tra và truy tố của Tòa án đối với các tội phạm thuộc
quyền tài phán của Tòa án, qua đó bảo đảm an ninh quốc gia, anh ninh quốc tế và
quyền con người;
Một khía cạnh pháp lý nữa đó là, Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế còn
thể hiện Tòa án hình sự quốc tế chính là một Tòa án công bằng, độc lập và hiệu quả,
qua đó nâng cao nhận thức của công chúng, của xã hội về vấn đề tư pháp và các vấn
đề khác trên bình diện quốc tế. Từ nội dung này thấy rằng, Tòa án chính là cơ quan
đại diện công lý, công bằng và dân chủ xã hội cho mỗi quốc gia, nếu xét trên phạm vi
quốc tế thấy rằng, Tòa án hình sự quốc tế là đại diện công lý, công bằng và dân chủ xã
hội cho toàn nhân loại, chống lại tình trạng vô pháp luật, đồng thời ở đó bảo đảm và
tôn trọng các nguyên tắc chung của nhân loại, bảo đảm cho đời sống và trật tự pháp lý
được ổn định và tiếp tục phát triển, bảo đảm sự tôn trọng quyền con người và dân chủ
xã hội hơn bao giờ hết. Nói chung, ICC có vai trò quan trọng là đại diện công lý cho
toàn nhân loại, bảo đảm cho nhân loại được ổn định thông qua các chức năng của
mình được pháp luật quốc tế trao cho.
III. Vai trò của Tòa án hình sự Quốc tế (ICC) thể hiện dưới góc độ thực
tiễn hoạt động của cơ quan này từ khi thành lập cho đến nay
Tòa án hình sự Quốc tế (ICC) là thiết chế tài phán quốc tế thường trực, được
thành lập vào năm 1998 theo Quy chế Rome về Tòa án hình sự quốc tế và chính thức
đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2002 khi có đủ số quốc gia phê chuẩn. Với mục tiêu
nhằm truy tố và xét xử những cá nhân phạm các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất, ảnh
2



hưởng đến toàn bộ cộng đồng quốc tế như Tội diệt chủng, Tội chống nhân loại, Tội ác
chiến tranh, Tội xâm lược. Sự ra đời của ICC được coi là một bước ngoặt quan trọng
trong lịch sử phát triển của Luật Hình sự và Luật nhân đạo quốc tế. Tòa án hình sự
quốc tế là kết quả của sự đồng thuận trong cộng đồng quốc tế về việc nghiêm trị thích
đáng những kẻ phạm những tội ác nghiêm trọng nhất của loài người, đồng thời răn đe
tội phạm trong tương lai, góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh trên thế giới.
Ngay sau khi Quy chế Rome có hiệu lực để ICC có thể đi vào hoạt động, các
công tác về tổ chức nhân sự để đảm nhận những vai trò của mình được ICC tiến hành
nhanh chóng. Từ thời điểm hiện nay và nhìn lại quá trình hình thành và phát triển, các
hoạt động tố tụng trong khuôn khổ của ICC đang vận hành ngày càng tốt, tuân thủ
nghiêm ngặt các trình tự, thủ tục và các quy định của Quy chế Rome. Có thể thông
qua những hoạt động tố tụng thực tiễn về việc tiến hành giải quyết các vụ án thuộc
thẩm quyền của mình trong những năm qua cho đến thời điểm hiện nay để thấy được
vai trò to lớn của một cơ quan tài phán quốc tế trong lĩnh vực hình sự và việc tiếp tục
phát huy vai trò đó của cơ quan này trong bước phát triển tiếp theo như sau:
Kể từ khi đi vào hoạt động cho tới đầu năm 2009, ICC đã nhận được thông tin
về 10 vụ việc, trong đó có 3 vụ việc được tiến hành điều tra, 2 vụ việc bị loại trừ do
không thuộc diện thụ lý và 5 vụ việc đã được xem xét, phân tích. Đáng lưu ý trong số
đó là các vụ việc đã được Trưởng Công tố giải quyết, có 3 vụ việc do các quốc gia
thành viên thông báo và 1 vụ việc là do Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc thông báo,
bao gồm: vụ việc diễn ra ở Cộng hòa dân chủ Congo, vụ việc ở Uganda, vụ việc ở
Cộng hòa Trung Phi và vụ việc Darfur thuộc Sudan (do HĐBA LHQ thông báo).
Trưởng Công tố tiến hành điều tra 3 vụ việc ở Congo, Uganda và Darfur, đồng thời
phân tích vụ việc ở Cộng hòa Trung Phi. ICC cũng đã tiến hành giai đoạn xét xử và
các Tòa Dự thẩm đã tiến hành một số phiên tòa cũng như đưa ra một số quyết định.
- Về vụ việc ở Cộng hòa dân chủ Congo (DRC): Trưởng Công tố đã tiến hành
điều tra vụ việc này, nó có liên quan đến vụ thảm sát và hành quyết hàng nghìn người
vào năm 2002, cũng như các hành vi hãm hiếp, tra tấn trên phạm vi rộng và tuyển mộ
3



trẻ em làm quân lính. Tại đó nhiều khu vực vẫn diễn ra xung đột và mất an ninh mà
không hề có sự hiện diện của Chính phủ, nhiều nhóm xung đột có vũ trang bị cáo
buộc có liên quan đến tội phạm. Vụ điều tra các tội phạm đã lần lượt được tiến hành
với thứ tự ưu tiên cho những vụ việc quan trọng nhất. Văn phòng Công tố đã thực
hiện hơn 20 chuyến đi khảo sát hiện trường, thu thập hơn 11.000 tài liệu, phỏng vấn
hơn 60 người đồng thời thu thập các văn bản, video, ảnh và những chứng cứ khác.
Ngày 17/3/2006, Tòa Dự thẩm I đã ban hành lệnh bắt giữ lãnh tụ của phong trào quân
sự chính trị “Liên minh những nhà ái quốc Congo” Thomas Lubanga Dyilo, thủ lĩnh
tiền nhiệm của Hiệp hội những người yêu nước ở Ituri và đồng thời cũng là người đầu
tiên bị bắt theo lệnh đã được ban hành bởi Tòa án. Lubanga đã được chuyển giao cho
ICC và Hội đồng Dự thẩm I đã tiến hành xét xử toàn thể.
- Về vụ việc xảy ra tại Uganda: ngày 29/7/2004, Trưởng Công tố đã xác định có
cơ sở pháp lý để mở điều tra vụ việc xảy ra ở bắc Uganda sau khi nhận được thông
báo từ Tổng thống Uganda vào tháng 12/2003. Quyết định mở cuộc điều tra được đưa
ra sau khi các thông tin về vụ việc đã được phân tích kỹ lưỡng để đảm bảo rằng các
yêu cầu trong Quy chế Rome được đáp ứng đầy đủ. Hội đồng Dự thẩm II đã thông
báo những lệnh bắt giữ đầu tiên vào ngày 13/10/2005 đối với 5 bị can. Văn phòng
Công tố đã tiến hành điều tra một loạt vụ bắt cóc trên quy mô rộng lớn với đa số nạn
nhân là trẻ em; giết người; tra tấn và bạo lực tình dục. Văn phòng cũng đã ký một thỏa
thuận hợp tác với Chính phủ Uganda liên quan đến việc điều tra vụ việc này.
- Về vụ việc xảy ra tại Darfur thuộc Sudan: ngày 31/3/2005, Hội đồng bảo an
đã thông qua Nghị quyết số 1593, thông báo về vụ việc Darfur với Trưởng Công tố,
Trưởng Công tố đã tiếp nhận hồ sơ tài liệu từ Ủy ban điều tra quốc tế của Liên Hợp
Quốc bao gồm cả danh sách những người bị tình nghi đã phạm tội ác quốc tế tại đây.
Sau khi xem xét các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau và phỏng vấn hơn 50 chuyên
gia độc lập, Trưởng Công tố đã quyết định có căn cứ xác đáng để khởi tố điều tra vụ
việc ở Darfur. Ngày 6/6/2005, Trưởng Công tố đã chính thức mở cuộc điều tra về các
tội phạm tại Darfur, bao gồm việc giết hại hàng nghìn dân thường, phá hủy và cướp

4


bóc trên diện rộng nhiều làng mạc cũng như hãm hiếp, bạo lực tình dục và đe dọa
những người làm công tác nhân đạo. Văn phòng Công tố đã thu thập hơn 2500 hiện
vật từ Ủy ban điều tra quốc tế về Darfur và hơn 3000 tài liệu từ các nguồn khác. Văn
phòng cũng đã liên lạc với hơn 100 tổ chức và cá nhân liên quan. Trưởng Công tố đã
gửi các báo cáo về việc điều tra tại Darfur lên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Hội
đồng Dự thẩm I đã xem xét vụ việc này.
- Về vụ việc xảy ra ở Cộng hòa Trung Phi: vào ngày 7/1/2005, Trưởng Công tố
cho biết đã nhận được thư của Chính phủ Cộng hòa Trung Phi thông báo về các tội
phạm thuộc quyền tài phán của ICC diễn ra trên lãnh thổ Trung Phi từ 1/7/2002. ICC
đã chính thức tiến hành điều tra tội phạm trên lãnh thổ quốc gia này, Văn phòng Công
tố đã tiến hành tích cực xem xét quyết định việc khởi tố điều tra vụ việc.
Từ việc đưa ra các vụ việc xảy ra tại một số quốc gia về các tội phạm thuộc
thẩm quyền tài phán của ICC, thấy rằng: thực tiễn hoạt động của một cơ quan tài phán
quốc tế trong lĩnh vực Luật Hình sự (ICC) đã bảo đảm rằng việc thành lập ra ICC là
thật sự cần thiết trong đời sống pháp lý quốc tế để điều tra, truy tố và xét xử những tội
ác quốc tế, tội phạm hình sự có tính chất quốc tế và các tội phạm hình sự thông
thường khác mà các quốc gia không xét xử, với việc triển khai các hoạt động nghiệp
vụ để giải quyết những vụ án nêu trên mà Quy chế Rome đã quy định thuộc thẩm
quyền tài phán của ICC đã bảo đảm cho nguyên tắc pháp chế được tuân thủ một cách
đầy đủ, bảo đảm cho mọi hành vi phạm tội ác quốc tế, tội phạm hình sự có tính chất
quốc tế (những tội phạm có ảnh hưởng nghiêm trọng theo hướng tiêu cực đến đời
sống quốc tế) được phát hiện và xử lý nghiêm minh, tuân theo những quy định của
pháp luật quốc tế.
Việc thụ lý và giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của mình xảy ra tại
các quốc gia trên thế giới, chính là một biện pháp quan trọng để thấy được vai trò to
lớn của ICC, theo đó, thông qua việc giải quyết các vụ việc này, cơ quan ICC bảo đảm
rằng sự an toàn của các quốc gia là vấn đề cần đặt lên hàng đầu, những hành vi nguy

hiểm có khả năng ảnh hưởng đến sự an nguy của các quốc gia cần phải bị loại trừ. Từ
5


đó đáp ứng được những nguyện vọng, đáp ứng được lòng mong mỏi của các quốc gia
về việc cần phải đẩy lùi các hành động phạm tội, để đưa lại một cuộc sống bình yên
trên lãnh thổ quốc gia mình. Như vậy, cơ quan ICC mang trong mình nhiệm vụ cao cả
là bảo đảm cho an ninh của các quốc gia thông qua việc đưa ra trước Tòa án những
hành động của người phạm tội và chịu những phán quyết của Tòa, tuy rằng quyền lực
càng cao nhưng trách nhiệm càng nặng nề hơn, vai trò càng lớn thì việc bảo đảm vai
trò được thực thi cũng nặng nề nhưng tất cả đều phải được thực thi xuất phát từ chính
vai trò đó và sự bình yên của đời sống quốc tế mà ICC đã mang trong mình.
Với những kết quả đạt được từ việc xử lý các vụ việc đó, cho thấy rằng cơ quan
ICC đã thể hiện được vai trò chủ yếu của mình là duy trì trật tự công lý quốc tế, từ
đây đã đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá của hệ thống công pháp quốc tế,
mang lại cho Luật Hình sự quốc tế cơ chế thực thi trực tiếp và góp phần bảo đảm tốt
hơn việc thực thi Luật nhân đạo cũng như Luật nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên bên
cạnh đó vẫn có những lời chỉ trích từ phía dư luận về một số hoạt động của ICC sau
khi ICC đã phát lệnh bắt giữ tổng thống Sudan Omar Albashir, nhưng những vai trò
của ICC thông qua các kết quả đạt được là không thể phủ nhận.
III. Những quan điểm về việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và thực tiễn hoạt
động của ICC để thực thi tốt hơn nữa vai trò của cơ quan tài phán quốc tế này
Theo Thẩm phán Judge Hans – Peter Kaul, Chánh Tòa Dự thẩm của ICC cho
rằng, để có thể đảm đương được vai trò của mình, trong thời gian tới, ICC cần phải
tập trung vào việc củng cố bộ máy hiện hành thành một tổ chức quốc tế chuyên
nghiệp và hiệu quả, tăng cường xây dựng một mạng lưới hợp tác quốc tế và tăng số
lượng quốc gia thành viên. Bên cạnh đó các quốc gia thành viên và ICC cần phải phát
triển một hệ thống hợp tác thực sự hiệu quả.
Đối với việc có những chỉ trích từ phía dư luận quốc tế sau khi ICC phát lệnh
bắt giữ đối với Tổng thống Sudan với cáo buộc đã phạm các tội ác chống loài người

và tội ác chiến tranh cho nên đã làm cho cộng đồng quốc tế quan ngại lệnh bắt giữ đó
sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm trong đời sống chính trị của thế giới, ICC cần phải trấn an
6


những dư luận đó bằng việc thiết lập nên một cơ quan ngôn luận của mình, ICC phải
thật sự nhạy cảm đối với quyết định của mình khi có liên quan đến những người đứng
đầu một nhà nước, cần phải linh hoạt hơn trong từng trường hợp cụ thể để không gây
ra những làn song phản đối nào.

Có thể coi vụ các quần đảo Minquiers và Ecrehos là ví dụ tiêu biểu cho phương
thức hoạt động như một cơ quan trọng tài của Tòa án quốc tế. Trong những năm qua,
Tòa cũng đã thụ lí giải quyết nhiều tranh chấp mang tính chất tương tự khác như vụ
Lotus giữa Pháp và Thổ Nhĩ kì liên quan đến tính hợp pháp của thủ tục tố tụng Thổ
Nhĩ kì đối với một vụ va chạm tầu ở biển cả, vụ các khoản nợ của Brazil giữa Pháp và
Brazil về phương thức hợp pháp để trả lại một số khoản nợ nhà nước và vụ chủ quyền
đối với một phần biên giới đất liền giữa Bỉ và Hà Lan. Trong những tranh chấp này,
dù Tòa có thực hiện tốt hay không vai trò của một cơ quan trọng tài, tỉ lệ thành công
của các phàn quyết là rất cao.
Mặc dù còn một số điểm khiếm khuyết song nếu xét theo khía cạnh chủ
thể và đối tượng của các tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Tòa thì có thể thấy rằng
TACLQAT xứng đáng với tên gọi Tòa án thế giới. Các quốc gia đã đưa tranh chấp ra
Tòa có mặt ở bốn châu lục từ châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch…), châu
Mĩ (Mĩ, Nicaragua, Peru, Comlombia…), châu Phi (Nam Phi, Senegal…) đến châu
Đại dương (Australia, New Zeland). Tranh chấp chuyển cho Tòa giải quyết không chỉ
là giữa các quốc gia ở cùng châu lục mà còn giữa các quốc gia ở các lục địa khác
nhau. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều các quốc gia đang phát triển đưa
tranh chấp ra tòa giải quyết. Điều đó cho thấy TACLQT ngày càng thể hiện được vai
trò quan trọng của mình.


7


Đối với những tranh chấp mà Tòa giải quyết trên cơ sở một thỏa
thuận đặc biệt, Tòa án quốc tế sẽ hoạt động giống như một cơ quan trọng tài quốc tế
công (public international arbitration) theo đó thẩm quyền của Tòa được xác lập theo
từng vụ việc, trên cơ sở một thỏa thuận đặc biệt (ad hoc) giữa các bên khi tranh chấp
đã nảy sinh. Thực tế cho thấy, các phán quyết có hiệu quả nhất của Tòa án quốc tế
chính là các phán quyết trong các vụ việc được đưa ra Tòa theo hình thức thỏa thuận
compromise. Điều này xuất phát từ một nguyên nhân khách quan đó là tại thời điểm
tranh chấp xảy ra, sau khi cân nhắc lợi ích của mình trong hoàn cảnh cụ thể đó, các
bên mới tự nguyện đưa tranh chấp ra trước Tòa để tìm kiếm câu trả lời chính thức cho
vấn đề pháp lí mà hai bên đang tranh cãi vì vậy phán quyết của Tòa thường được tôn
trọng đầu đủ. Mặc khác, khi các bên cùng thỏa thuận đưa tranh chấp ra Tòa, hai bên ở
vị trí bình đẳng với nhau (không có nguyên đơn, bị đơn) và đều chủ động chuẩn bị
“hầu tòa”. Yếu tố tâm lí này là một trong những yếu tố quan trọng đối với phản ứng
sau này của mỗi bên đối với phán quyết cuối cùng của Tòa. Tuy nhiên trên thực tế,
các bên tranh chấp ít khi sử dụng thỏa thuận đặc biệt đối với các vấn đề nhạy cảm
hoặc được du luận trong nước quan tâm đặc biệt vào các thời điểm chính trị đặc biệt.
Có thể coi vụ các quần đảo Minquiers và Ecrehos là ví dụ tiêu biểu cho phương thức
hoạt động như một cơ quan trọng tài của Tòa án quốc tế. Trong những năm qua, Tòa
cũng đã thụ lí giải quyết nhiều tranh chấp mang tính chất tương tự khác như vụ Lotus
giữa Pháp và Thổ Nhĩ kì liên quan đến tính hợp pháp của thủ tục tố tụng Thổ Nhĩ kì
đối với một vụ va chạm tầu ở biển cả, vụ các khoản nợ của Brazil giữa Pháp và Brazil
về phương thức hợp pháp để trả lại một số khoản nợ nhà nước và vụ chủ quyền đối
với một phần biên giới đất liền giữa Bỉ và Hà Lan. Trong những tranh chấp này, dù
Tòa có thực hiện tốt hay không vai trò của một cơ quan trọng tài, tỉ lệ thành công của
các phàn quyết là rất cao.
Đối với những tranh chấp mà Tòa giải quyết trên cơ sở các quốc gia công
nhận trước thẩm quyền bắt buộc của Tòa, hoạt động của Tòa được nhìn nhận với vai


8


trò “tương tự” như một tòa án quốc gia thông thường ở đó các bên tranh chấp là đối
tượng xét xử của Tòa mà mà không có sự chấp thuận của các bên tại thời điểm đó.
Mặc dù còn một số điểm khiếm khuyết song nếu xét theo khía cạnh chủ thể và
đối tượng của các tranh chấp được đưa ra giải quyết tại Tòa thì có thể thấy rằng
TACLQAT xứng đáng với tên gọi Tòa án thế giới. Các quốc gia đã đưa tranh chấp ra
Tòa có mặt ở bốn châu lục từ châu Âu (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch…), châu
Mĩ (Mĩ, Nicaragua, Peru, Comlombia…), châu Phi (Nam Phi, Senegal…) đến châu
Đại dương (Australia, New Zeland). Tranh chấp chuyển cho Tòa giải quyết không chỉ
là giữa các quốc gia ở cùng châu lục mà còn giữa các quốc gia ở các lục địa khác
nhau. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều các quốc gia đang phát triển đưa
tranh chấp ra tòa giải quyết. Điều đó cho thấy TACLQT ngày càng thể hiện được vai
trò quan trọng của mình.

9



×