Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Những sự kiện quan trọng nhất và ý nghĩa, vai trò của các sự kiện đó đối với con đường hình thành và phát triển của EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.41 KB, 5 trang )

Liên minh châu Âu (tiếng Anh: European Union), viết tắt là EU, là một liên
minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Tiến trình
hội nhập của EU như thế nào? Những sự kiện quan trọng nhất và ý nghĩa, vai tro
của các sự kiện đo đối với con đường hình thành và phát triển của Liên minh Châu
âu trong tiến trình hội nhập của Liên minh Châu âu là gì?
1. Khái quát về tiến trình hội nhập của Liên minh châu Âu
Lịch sử của EU bắt đầu từ Đệ nhị Thế chiến. Co thể noi rằng nguyện vọng
ngăn ngừa chiến tranh tàn phá tái diễn đã đẩy mạnh sự hội nhâp châu Âu. Bộ
trưởng Ngoại giao Pháp Robert Shuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần
đầu tiên trong một bài phát biều nổi tiếng ngày 9/5/1950. Cũng chính ngày này mà
hiện nay được kỷ niệm hàng năm là “ngày châu Âu”.
Liên minh này được thành lập chính thức bởi Hiệp định Maastricht dựa trên
nền tảng của một số tổ chức tiền thân: Cộng đồng Than và Thép châu Âu; Cộng
đồng kinh tế châu Âu (EEC) và cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
(EURATOM). Một số sự kiện co vai tro cột mốc trong tiến trình hội nhập của EU:
- Ngày 18/4/1951, sáu quốc gia Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg kí
hiệp ước Paris thành lập Cộng đồng than - thép châu Âu (ECSC).
- Bộ trưởng sáu nước ECSC đã ký Hiệp ước Rome ngày 25/3/1957 thành lập:
EURATOM; EEC.
- Kể từ ngày 1/7/1967 ba tổ chức trên được hợp nhất thành một tổ chức co
tên gọi là Cộng đồng châu Âu (EC) theo Hiệp ước Brussels 1967.
- Tháng 2/1986 các quốc gia thành viên cộng đồng ký kết Định ước châu Âu
duy nhất bổ sung cho Hiệp ước Rome.
- Ngày 7/2/1992 Hiệp ước thành lập EU (Hiệp ước Maastricht 1992) được ký
kết.
- Hiệp ước Amsterdam con gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký ngày 2
tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam.
- Hiệp ước Nice được lãnh đạo các quốc gia thành viên châu Âu kí vào
ngày 26/2/2001.

1




- Ngày 16/4/2003, tại Athens các nước đã ký Hiệp ước gia nhập EU của 10
quốc gia đông Âu. Ngày 1/5/2004, Hiệp ước co hiệu lực và 10 quốc gia đông Âu
chính thức trở thành thành viên của EU.
- Ngày 13/12/2007, người đứng đầu của 27 quốc gia thành viên EU đã ký
Hiệp ước Lisbon.
2. Ba sự kiện quan trọng nhất và ý nghĩa, vai trò và tác động của các sự
kiện này đối với con đường hình thành và phát triển của EU
2.1. Sự kiện ngày 18/4/1951 kí hiệp ước Paris thành lập ECSC
Đứng trước tình hình của châu Âu: trước chiến tranh thế giới thứ hai, sự đa
dạng về văn hoa và đi kèm với no là sự cọ sát cạnh tranh giữa các yếu tố khác
nhau đã khiến cho châu Âu co những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, sự đa
dạng về văn minh lúc này đang là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chia rẽ và mất
đoàn kết về chính tri. Sau chiến tranh thế giới II, Châu Âu suy yếu toàn diện về
kinh tế, quân sự, chính trị. Tây Âu mất vị trí trung tâm và bị lệ thuộc và phải dựa
dẫm vào Mỹ, chấp nhận sự lãnh đạo và cả sự áp đặt của Mỹ trong tất cả các lĩnh
vực kinh tế, quân sự, chính trị trong một loạt cơ cấu do Mỹ đứng đầu. Tình hình
này đã khiến cho các nước Tây Âu không con cách nào khác là hoa bình hợp tác
với nhau. Sự hợp tác này được thực hiện bằng sự kiện ngày 18/4/1951 sáu quốc
gia Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg kí hiệp ước Paris thành lập Cộng
đồng than thép châu Âu (ECSC). Như vậy, Châu Âu và Cộng đồng Than thép bắt
đầu đoàn kết các nước châu Âu về kinh tế và chính trị để bảo đảm hoa bình lâu
dài.
Cộng đồng than thép Châu Âu được thành lập đã giải quyết được những kho
khăn chồng chất sau chiến tranh, phát triển nội lực và tăng thế cạnh tranh đối với
bên ngoài của các nước thành viên. Sự kiện này là hạt nhân lich sử đầu tiên của
quá trình hội nhập Châu Âu. Hay noi cách khác, sự kiện này co vai tro là cơ sở
hình thành nên nền tảng thể chế đầu tiên của EU; no đã trở thành nguồn gốc của
sự liên kết các quốc gia Tây Âu và mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển

2


Tây Âu noi riêng và cũng như cả Châu Âu noi chung. ECSC là sự chứng minh cho
các nước đang con nghi ngại rằng hợp tác là con đường tốt nhất để kéo các nước
châu Âu xích lại gần nhau.
2.2. Sự kiện ký kết Hiệp ước Maastricht 1992 thành lập Liên minh châu Âu
Hiệp ước Maastricht được ký kết vào ngày ngày 7/2/1992, trong hoàn cảnh
khi các kế hoạch mới của Cộng đồng châu Âu hoặc đang được thảo luận hoặc mới
bắt đầu vận hành, thì tình hình châu Âu và thế giới co những biến động dữ dội.
Những biến cố này đã tạo ra các tác động vô cùng lớn đối với Cộng đồng châu
Âu:
Thứ nhất, Liên Xô và các nước XHCN tan rã, tạo cơ hội cho Tây Âu thoát
khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và bắt đầu đi theo con đường độc lập của mình nhằm
vươn lên tìm lại vị thế trước đây.
Thứ hai, nước Đức thống nhất trở thành một nhân tố quan trọng và tạo nên
một trật tự mới ở châu Âu và thế giới, dẫn đến sự thay đổi về so sánh lực lượng
trong nội bộ Tây Âu và co thể là sự mất đoàn kết trong nội bộ Tây Âu.
Thứ ba, sự xuất hiện của những trung tâm kinh tế mới và xu hướng quốc tế
hoa, khu vực hoa ngày càng phát triển, đoi hỏi Cộng đồng châu Âu phải đẩy
nhanh tiến trình liên kết của mình.
Đây là một sự kiện quan trọng của EU, thiết lập quy định rõ ràng cho tương
lai đồng tiền chung cũng như đối với chính sách đối ngoại và an ninh và hợp tác
chặt chẽ hơn trong công lý và nội vụ . Theo hiệp ước, cái tên "Liên minh châu Âu"
đã chính thức thay thế "Cộng đồng châu Âu.
Như vậy, sự kiện này là đỉnh cao của quá trình thống nhất châu Âu. Hiệp ước
Maastricht đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hoa châu Âu và dẫn
đến việc thành lập Cộng đồng châu Âu. No đã tạo ra một khối liên kết là Liên
minh châu Âu EU như ngày nay. Sự kiện này tạo ra một phương hướng phát triển
mới của các nước châu Âu đồng thời cũng đã giải quyết được những kho khăn

thách thức mới của các nước châu Âu lúc bấy giờ.

3


2.3. Sự kiện Hiệp ước Amsterdam còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi, ký

ngày 2 tháng 10 năm 1997 tại Amsterdam
Trong bối cảnh EU sẽ tiếp tục mở rộng, để co những cải tổ sâu sắc hệ thống
thể chế của Liên minh cho phù hợp với cơ cấu thành viên mới của EU, đồng thời
để đưa tiến trình liên kết lên một tầm cao mới trên mọi lĩnh vực, các quốc gia
thành viên đã tiến hành sửa đổi Hiệp ước Maastricht bằng Hiệp ước Amsterdam,
sau là Hiệp ước Nice 201.
Co thể noi Hiệp ước Amsterdam đã tăng cường một bước đáng kể về các mặt
tăng cường sức mạnh, hoàn thiện khả năng trong các hoạt động đối ngoại và cải
cách khuôn khổ thiết chế cho Liên hiệp Châu Âu trước khi bước vào giai đoạn
mới co ý nghĩa quyết định của tiến trình liên kết. Thực hiện Hiệp ước Amsterdam,
tiến trình tới liên minh kinh tế và tiền tệ (EU) như đỉnh cao mới của liên kết hoa
Châu Âu đang tạo ra động lực thúc đẩy toàn bộ EU tiến lên. Mọi chuẩn bị kỹ thuật
đã được hoàn tất để ra đời đồng tiền chung Châu Âu. EU và đồng Euro sẽ tạo ra
cái neo giữ cho sự ổn định, hoàn thiện hiệu quả thị trường và khuyến khích đầu tư
cũng như mở ra những khả năng mới cho việc quản lý vĩ mô co hiệu quả hơn ở
Châu Âu. Hiệp ước này đã tạo cơ sở pháp lý để đồng Euro đồng tiền chung của
các nước Châu Âu chính thức ra đời với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thực thụ
và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1999 trong phạm vi 11 nước.
Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp
với các hình thực liên kết quốc tế được phát triển chặt cẽ, toàn diện và hoàn toàn
mới về vật chất.

4



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng pháp luật Liên minh châu Âu,
Hà Nội, 2011;
2. ;
3. ;
4. ;
5. ;
6. ;
7. ;
8. ;
9. ;
10. ;

5



×