Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hội đồng Bảo an ( HĐBA) là một trong 6 cơ quan quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên hợp quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.23 KB, 12 trang )

Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hội đồng Bảo an ( HĐBA) là một trong 6 cơ quan quan trọng nhất và
hoạt động thường xuyên của Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm chính về duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế. HĐBA đã đóng vai trò to lớn và đặc biệt
quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế. Vai trò của HĐBA đã được thể
hiện ngay trong hiến chương Liên Hợp Quốc- văn bản pháp lí quốc tế quan
trọng nhất. Vì vậy trong bài viết này tôi xin nêu và bình luận vai trò của
HĐBA trong hiến chương và trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
II)GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HĐBA LIÊN HỢP QUỐC:
1) Sự hình thành:
Kết thúc đại chiến thế giới lần thứ II, một trật tự thế giới mới được thiết
lập mà trọng tâm cần phải có một cơ chế đảm bảo duy trì hòa bình và an
ninh thế giới. Trên cơ sở thỏa thuận tại hội nghị Ianta, đại biểu của 50 quốc
gia đã tham dự hội nghị San Francisco tháng 4/1945 và kí vào bản dự thảo
hiến chương Liên Hợp Quốc. Trên cơ sở Hiến chương, tổ chức Liên Hợp
quốc đã chính thức thành lập. Trong cơ cấu của Liên Hợp Quốc, HĐBA
chiếm vị trí đặc biệt quan trọng(1); HĐBA là cơ quan lãnh đạo chính trị
thường trực của Liên hợp quốc.
2) Cơ cấu tổ chức:
Thành phần của HĐBA gồm 15 thành viên( trước năm 1966 là 11 thành
viên), trong đó có 5 ủy viên thường trực( trước năm 1966 gồm 6 nước) bao
gồm: Cộng hòa Liên bang Nga( kế thừa tư cách của Liên Xô cũ); Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa; Cộng hòa Pháp; Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ailen; Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Mười ủy viên không thường trực của
HĐBA được Đại hội đồng bầu ra với nhiệm kì 2 năm theo cơ cấu: Đông Âu-
1; Châu Á- 2; Châu Phi- 3; Mỹ La tinh- 2; Tây Âu và các nước khác- 2. Các
ủy viên không thường trực không được bầu 2 nhiệm kì liên tiếp.
HĐBA có các cơ quan phụ trợ đáng chú ý sau đây:
- Các ủy ban thường trực gồm ủy ban chuyên gia về các vấn đề thủ tục


HĐBA và ủy ban về kết nạp thành viên mới của LHQ. Các ủy ban này đều
có đại diện của các nước thành viên HĐBA;
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
- Ban tham mưu quân sự, ủy ban nhân viên dân sự;
- Ủy ban chống khủng bố ( thành lập năm 2001);
- Các ủy ban cấm vận như ủy ban cấm vận về Iraq , Libya , Ruanđa …;
- Các hoạt động và lực lượng gìn giữ hòa bình (hình thành trên cơ sở sự
tự nguyện đóng góp về nhân lực và kinh phí hoạt động của các quốc gia
thành viên LHQ);
- Các ủy ban khác như ủy ban đền bù LHQ ( UNCC);
- Các tòa án quốc tế chống các tội ác vi phạm Luật nhân đạo quốc tế như
tòa án về Ruanđa (1994), tòa án về Nam Tư cũ (1993)…
3) Thể thức hoạt động:
Có thể nói không một cơ quan nào của LHQ có cường độ làm việc như
HĐBA, thực tế hiện nay cơ quan này họp 2 buổi/ 1 ngày, 5 ngày làm việc
trong 1 tuần, gần như không có ngày nghỉ trong năm, nhằm thảo luận và
thông qua các vấn đề chính trị nổi bật trong quan hệ quốc tế.
HĐBA có thể có các cuộc họp định kì, bất thường hoặc khẩn cấp. HĐBA
được triệu tập vào bất cứ lúc nào khi chủ tịch HĐBA thấy cần thiết và khi 1
tranh chấp hoặc tình thế được trình lên HĐBA xem xét. Các cuộc họp của
HĐBA có thể tiến hành ở trụ sở LHQ hoặc ở bất cứ nơi nào hội nghị xét
thấy thuận lợi nhất. về nguyên tắc, HĐBA họp công khai nhưng hội đồng
cũng có thể họp kín ( ví dụ: HĐBA bắt buộc phải họp kín khi họp bàn về
vấn đề đề cử Tổng thư kí LHQ). Các thành viên của LHQ cũng có quyền
tham dự các phiên họp của HĐBA nhưng không có quyền biểu quyết.
Nghị quyết của HĐBA là bắt buộc với các quốc gia thành viên và phải
được các quốc gia thành viên thi hành.
Cơ chế biểu quyết của HĐBA được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng:
mỗi ủy viên của Hội đồng có một lá phiếu khi thông qua các nghị quyết của
HĐBA và áp dụng nguyên tắc đa số. Những nghị quyết của HĐBA về các

vấn đề thủ tục được thông qua khi có 9 ủy viên của HĐBA bỏ phiếu thuận;
Những nghị quyết còn lại được thông qua khi có 9 ủy viên hội đồng, trong
đó tất cả các ủy viên thường trực bỏ phiếu thuận. Ủy viên thường trực của
HĐBA có quyền phủ quyết ( quyền Veto) đối với nghị quyết của HĐBA( bỏ
phiếu chống để ngăn cản việc thông qua một nghị quyết của HĐBA về một
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
vấn đề không liên quan đến thủ tục khi các thành viên của HĐBA bỏ phiếu
thông qua.)
Trong vòng gần 65 năm hoạt động của mình, HĐBA đã thông qua một số
lượng lớn các kiến nghị và quyết định về các vấn đề chính trị khác nhau,
trong đó chủ yếu là các vấn đề củng cố hòa bình và an ninh thế giới.
II) BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HĐBA TRONG HIẾN CHƯƠNG LHQ:
HĐBA là cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với việc duy trì hòa bình và
an ninh quốc tế ( Điều 24 hiến chương LHQ). Trong khi thực thi trọng trách
của mình, HĐBA hành động với tư cách thay mặt cho tất cả các quốc gia
thành viên LHQ, Vai trò của HĐBA nhằm thực hiện chức năng duy trì hòa
bình và an ninh quốc tế được thể hiện qua:
1) Vai trò của HĐBA trong việc hòa bình giải quyết các tranh chấp
quốc tế theo chương VI- hiến chương:
HĐBA trong hoạt động của mình luôn nhận thức được rằng tranh chấp
là mặt trái của hoạt động hợp tác quốc tế, nhất là khi quan hệ hợp tác gữa
các quốc gia ngày càng mở rộng thì tranh chấp còn có cơ hội để phát sinh.
Hiến chương LHQ quy định: “ Khi có tranh chấp hoặc tình có thể xẩy ra
dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc gây ra tranh chấp thì HĐBA có thẩm quyền
điều tra, xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình thế ấy nếu kéo dài có thể đe
dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế hay không” ( điều 34- Hiến chương
LHQ). Khi tranh chấp có khả năng đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế thì
HĐBA sẽ kêu gọi các bên tự kiềm chế để tìm cách giải quyết tranh chấp
bằng các phương pháp hòa bình như đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải,
trọng tài, tòa án hoặc sử dụng những tổ chức hay hiệp định khu vực bằng các

biện pháp hòa bình khác theo sự lựa chọn của các bên liên quan( Điều 33 ).
Về nguyên tắc, trong quá trình giải quyết tranh chấp, HĐBA trước hết
dành quyền chủ động, tích cực cho chính các bên tranh chấp trong việc lựa
chọn biện pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp. Vai trò của HĐBA
trong quá trình này chỉ dừng ở việc xác định mức độ ảnh hưởng của tranh
chấp đối với hòa bình và an ninh quốc tế, kêu gọi các bên áp dụng các biện
pháp hòa bình thích hợp để giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp việc giành quyền chủ động cho các bên liên quan đến
tranh chấp không đem lại hiệu quả thì khi đó, tranh chấp sẽ được đưa ra
HĐBA và lúc này, vai trò của HĐBA được nâng lên rất nhiều. HĐBA có
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
quyền áp dụng bất kì thủ tục hoặc phương thức giải quyết tranh chấp nào mà
HĐBA cho là hợp lí ( Điều 37) với đích cuối cùng là giải quyết nhanh
chóng, dứt điểm tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của tất cả các
bên liên quan .
HĐBA chỉ xem xét các tranh chấp có khả năng đe dọa đến hòa bình, an
ninh quốc tế và thường là các tranh chấp có tính chất chính trị như tranh
chấp về chủ quyền quốc gia về dân cư, lãnh thổ…Các loại hình tranh chấp
có tính chất pháp lí như như tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp
dụng điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế … thì thông thường các bên có
thể đưa vi phạm ra trước cơ quan tài phán của LHQ là Tòa Công lí quốc tế
theo đúng quy chế tòa án công lí quốc tế ( khoản 3 điều 36).
2) Vai trò của HĐBA hành động trong trường hợp có sự đe dọa, phá
hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược khác quy định tại chương VII hiến
chương LHQ:
HĐBA là cơ quan duy nhất trong hệ thống các cơ quan của LHQ có
thẩm quyền và nghĩa vụ phải hành động trong những trường hợp có sự đe
dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược. Theo điều 39 hiến chương
LHQ, HĐBA có trách nhiệm xác định thực tế mọi sự đe dọa, phá hoại hòa
bình hoặc hành vi xâm lược. Việc xác định thực tế tình hình bảo an sẽ là cơ

sở quan trong để LHQ triển khai các hoạt động tiếp theo về gìn giữ hòa bình.
Khi xác định thực tế tình hình, HĐBA có quyền đưa ra những kiến nghị
hoặc quyết định các biện pháp nên áp dụng để duy trì hoặc khôi phục hòa
bình và an ninh quốc tế. Cụ thể là:
- Yêu cầu các bên hữu quan phải áp dụng các biện pháp tạm thời nhằm
ngăn chặn không cho tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.( Điều 40). Các
biện pháp tạm thời đó có thể là ngừng bắn, rút quân về vị trí ban đầu, thiết
lập giới tuyến tạm thời, thiết lập các giới tuyến phi quân sự…Những biện
pháp tạm thời ấy khi áp dụng phải không làm phương hại tới lợi ích hoặc
tình trạng của các bên hữu quan.
- Trong trường hợp tình hình trở lên xấu đi, HĐBA có quyền áp dụng
những biện pháp phi vũ trang như cắt đứt toàn bộ hay một phần quan hệ
kinh tế, đường sắt, đường biển, đường hàng không, bưu chính, điện tín, vô
tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ
ngoại giao đối với các quốc gia đã thực hiện hành vi đe dọa hòa bình, phá
hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược.( Điều 41)
Tài liệu: Docs.vn Hỗ trợ : Y!M minhu888
- Nếu HĐBA nhận thấy những biện pháp phi vũ trang như trên là không
thích hợp hay tỏ ra không thích hợp hoặc đã mất hiệu lực thì HĐBA có
quyền sử dụng lực lượng hải quân, không quân để tiến hành những cuộc
biểu dương lực lượng, những biện pháp phong tỏa hoặc những cuộc hành
quân khác mà HĐBA xét thấy cần thiết trong việc duy trì hòa bình và an
ninh quốc tế.( Điều 42)
Tất cả các biện pháp vũ trang hoặc phi vũ trang nêu trên được HĐBA áp
dụng trước hết nhằm mục đích trừng phạt các quốc gia đã thực hiện hành vi
đe dọa, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược, đồng thời qua đó hạn chế
các điều kiện tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm của các quốc gia này. Thực
chất đây được hiểu là các biện pháp mang tính cưỡng chế mà HĐBA được
phép tiến hành không cần sự chấp thuận của các bên vì HĐBA đóng vai trò
là cơ quan duy nhất có thẩm quyền áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng

chế nhân danh LHQ đối với các quốc gia thành viên.
Hiến chương còn quy định , khi HĐBA quyết định áp dụng các biện pháp
cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tất cả các quốc gia thành
viên LHQ phải có nghĩa vụ cung cấp cho HĐBA lực lượng vũ trang cần
thiết, sự yểm trợ và mọi phương tiện khác kể cả cho quân đôi LHQ qua lãnh
thổ nước mình.( điều 43)
III) BÌNH LUẬN VAI TRÒ CỦA HĐBA TRONG THỰC TIỄN HOẠT
ĐỘNG CỦA LHQ:
Trong 6 cơ quan của LHQ, HĐBA là cơ quan hoạt động thường xuyên
với nhiều quyền hạn và phương tiện rộng lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng.
(2) Để đánh giá về kết quả hoạt động và vai trò của HĐBA trong hơn 60
năm tồn tại của LHQ chung ta tập chung chủ yếu ở các lĩnh vực:
1) Giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế ( chương VI- hiến chương
LHQ) và Hành động trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, an ninh
quốc tế hoặc hành vi xâm lược( chương VII- hiến chương LHQ).

Trong thời kì chiến tranh lạnh, vai trò duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
của HĐBA LHQ trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và
hành động trong trường hợp có hành vi đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế
hoặc hành vi xâm lược ( theo quy định tại chương VI; chương VII hiến
chương LHQ) không đáp ứng được mong muốn của các bên. Do chế tài
được áp dụng ở chương VI quá mềm dẻo, chưa đủ tính răn đe với bên vi

×