Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề bài số 4 bình luận quan điểm cho rằng tất cả các nội dung hợp tác trong lĩnh vực tư pháp – nội vụ của liên minh châu âu đều là các nội dung hợp tá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.92 KB, 5 trang )

Đề bài số 4: Bình luận quan điểm cho rằng: “ tất cả các nội dung hợp tác trong lĩnh
vực tư pháp – nội vụ của Liên Minh Châu Âu đều là các nội dung hợp tác, hoặc là để
nhằm đảm bảo cho, hoặc có tính phái sinh và tất yếu từ quyền tự do di chuyển của
các cá nhân trong không gian lãnh thổ của Liên Minh”
BÀI LÀM
Quan điểm trên là đúng
Hợp tác tư pháp nội vụ của liên minh châu Âu là một trong những trong những
lĩnh vực phát triển nhanh nhất của chính sách và pháp luật Liên minh châu Âu trong
những năm gần đây. Nội dung hợp tác này thể hiện một cách rõ ràng và mạnh mẽ
mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và việc chuyển giao quyền lực từ cấp độ quốc
gia sang cấp độ liên minh
Nhìn chung, hợp tác tư pháp và nội vụ của Liên minh Châu Âu xoay quanh hai
trục chính:
- Quyền tự do di chuyển và cư trú,gồm các nội dung về tị nạn, nhập cư, thị
thực, kiểm soát biên giới, khu vưc Schengen cũng như các vấn đề khác có lien
quan đến quyền tự do di chuyển của cá nhân.
- Quyền được đảm bảo về an ninh và công lý
Các nội dung hợp tác trong lĩnh vực tư pháp – nội vụ của Liên Minh Châu Âu
đều là các nội dung hợp tác, hoặc là để nhằm đảm bảo cho, hoặc có tính phái sinh và
tất yếu từ quyền tự do di chuyển của các cá nhân trong không gian lãnh thổ của Liên
Minh được thể hiện qua các mặt sau:
+ Đảm bảo quyền tự do di chuyển của công dân EU:Tự do di chuyển là một
quyền cơ bản của công dân EU, được thực hiện thông qua một khu vực tự do, an
ninh và công lí không biên giới nội bộ. Quan điểm về quyền tự do di chuyển xuất
1


hiện cũng với việc kí kết thỏa thuận Schenggen năm 1985 và sau đó là công ước
Schengen năm 1990 khới sướng việc xóa bỏ kiểm sát biên giới giữa các quốc gia
tham gia. Trở thành một phần trong khuân khổ pháp lí của EU, hợp tác này đã phần
lớn mở ra phần lớn các quốc gia thành viên EU cũng như một số quốc gia ngoài EU.


Quyền tự do di chuyển này được đảm bảo bằng các quy định của pháp luật EU xóa
bỏ việc kiểm soát biên giới nội bộ giữa các nước EU ( trừ các quốc gia không tham
gia không gian Schengen hoặc lựa chọn điều khoản out-op). Đây là một trong những
nội dung hợp tác của liên minh châu âu xuất phát tất yếu từ quyền tự do di chuyển
của các cá nhân trong không gian lãnh thổ của Liên Minh với quy định hợp tác này
giúp cho việc di chuyển của cá nhân trong không gian liên minh châu âu được thuận
tiện và dễ dàng nhất , đảm bảo được các quyền cơ bản của công dân trong liên minh
EU.
+ Đảm bảo an ninh và công lý: Thời kì chiến tranh lạnh đã mở ra một cơ hội đầy
tiềm năng cho tội phạm . Sự sụp đổ từ bên trong của một số nước, cùng sự thông
đồng của chính quyền ở một số nước khác, và quá trình mở của của các nước cộng
sản cũ đã trao cho những băng nhóm tội phạm có tổ chức những nguồn hang mới và
các tuyến đường mới, và với một danh sách các sản phẩm như mà túy, hạt nhân, vũ
khí sinh học , hang giả , văn hóa phẩm đồ trụy… Thật khó để đánh giá tác động của
tội phậm quốc tế tới xã hội mỗi nước thành viên EU, và những ảnh hưởng tiêu cực
của nó đến mỗi nước thành viên cùng với sự gia tăng của tội phạm trong nước ngày
một nghiêm trọng khi mà với một liên minh châu âu công dân được quyền tự do di
chuyển cho nên đây là một nơi tốt cho việc tội phạm ẩn náu. Trong khi đó việc tồn
tại những khác biệt của mỗi quốc gia trong liên minh làm cản trở sự hợp tác của các
cơ quan chức năng của mỗi nước thành viên trong việc đấu tranh phòng chống tội
phạm, cho nên hợp tác để đảm bảo an ninh và công lý là một vấn đề có tính phái
sinh và tất yếu từ quyền tự do di chuyển của các cá nhân trong không gian lãnh thổ
của Liên Minh bởi lẽ quyền tự do di chuyển của công dân EU chỉ được đảm bảo khi
2


mà an ninh và công lý được đảm bảo thực hiện thật tốt.Do vậy trên cơ sở mục 5
TFEU 2009 về vấn đề hợp tác về hình sự và dân sự giữa các quốc gia thành viên với
2 nội dung chính là hài hòa và nhất thể hóa pháp luật và xây dựng các cơ quan thiết
chế đảm nhận trách nhiệm phối hợp giữa các nước thành viên trong các vấn đề hình

sự và dân sự, nhằm xóa bỏ những rảo cản phát sinh từ sự khác biệt trong hệ thống
pháp luật giữa các quốc gia thành viên cũng với quá trình hài hòa hóa pháp luật
thông qua nguyên tắc công nhận lẫn nhau đối với các phán quyết và quyết định tư
pháp của cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia thành viên tại một quốc gia thành
viên khác cũng như việc áp dụng pháp luật tương tự của một quốc gia thành viên
khác có liên quan trên lãnh thổ nước mình. Pháp luật EU đã xây dựng nên những
quy tắc chung điều chỉnh một số vấn đề về hình sự dân sự như thủ tục tố tụng hình
sự, các quy định về hình phạt, điều kiện chịu trách nhiệm hình sự, bắt giữ dẫn độ
cũng như những quy tắc chung trong xác định luật áp dụng hay thẩm quyền của tòa
án trong tư pháp dân sự. Trên cơ sở các văn bản pháp luật của EU, các thiết chế tư
pháp ở cấp độ cộng đồng đã được thành lập như EUROPOL, nhóm Eurojust nhằm
tạo ta những khuân khổ hợp tác tối ưu giữa các cơ quan thực thi pháp luật, đảm bảo
được quyền cơ bản của công dân EU.
+ Quản lí biên giới đối với bên ngoài :Quản lí biên giới đối với bên ngoài bao gồm
những quy định điều chỉnh hoạt động ra và vào lãnh thổ các nước thành viên của
công dân nước thứ ba ngoài EU. Một khu vực tự do, an ninh và công lí đòi hỏi phải
có sự kiểm soát và quản lí hiệu quả thống nhât ở cấp độ cộng đồng. Do vậy pháp luật
EU hiện nay đã thiết lập nên một hệ thống các quy tắc chung áp dụng với các công
dân nước thứ ba khi nhập cảnh hay xuất cảnh khỏi các nước thành viên như các điều
kiện nhập cảnh, các nội dung và thủ tục kiểm tra tại biên giới chính sách thực thi…
+ Nhập cư và tị nạn:Đây cũng là một vấn đề xuất phát từ việc đảm bảo cho, hoặc
có tính phái sinh và tất yếu từ quyền tự do di chuyển của các cá nhân trong không
gian lãnh thổ của Liên Minh. Hiện nay ngày càng có nhiều người nước ngoài hiện
3


diện trên lãnh thổ EU vì những lí do khác nhau , lao động, học tập, đoàn tụ gia đình,
tìm kiếm sự bảo vệ bởi nguy cơ bị ngược đãi tại quốc gia mà họ mang quốc tịch hay
thường xuyên cư trú, hoặc tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Để tăng cường quản
lí hiệu quả đối với những dòng người nhập cư hay tị nạn vào châu âu . Từ sự dịch

chuyển từ trụ cột hợp tác liên chính phủ sang trụ cột cộng đồng, nhiều vấn đề pháp lí
về nhập cư và tị nạn đã được điều chỉnh ở cấp độ liên minh, từ sự hài hòa các quy
định trong pháp luật của các quốc gia thành viên đến nhất thể hóa các tiêu chuẩn và
thủ tục trong việc tiếp nhận công dân của các nước thứ ba vào các nước thành viên
theo quy chế nhập cư và tị nạn. Pháp luật EU trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung
vào các điều kiện về tình tự, thủ tục, để được nhập cư hay được cấp quy chế tị nạn ở
các nước thành viên cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền trong việc quản lí và xử lí những vi phạm trong nhập cư và tị nạn.
Ta thấy với những quy định trên trong lĩnh vực tư pháp nội vụ của liên minh châu âu
phù hợp với mục đích của hiệp ước Masstrict, văn bản đầu tiên của pháp luật liên
minh châu âu có đề cập tới hoạt động tư pháp nội vụ chỉ nhận định một nội dung rất
ngắn gọn về mục tiêu của lĩnh vực hợp tác này là đạt được các mục tiêu của liên
minh ( điều khoản 1 hiệp ước Masstrict) hiệp ước Amsterdam , hiệp ước Nice cho
đến TEU 2009 và TFEU mặc dù đều không có điều khoản nào trực tiếp quy định
riêng mục tiêu hoạt động của tư pháp và nội vụ nhưng với vị trị là một bộ phận cấu
thành các hoạt động của EU , hoạt động tư pháp và nội vụ phải theo đổi các mục tiêu
mà liên minh hướng tới , trong đó mục tiêu liên quan trực tiếp nhất đó là “ Tạo cho
công dân EU một khu vực tự do an ninh và công lý không biên giới nội bộ mà trong
đó, sự tự do di chuyển của cá nhân được bảo đảm , kết hợp với những biện pháp
thích hợp về kiểm soát biên giới bên ngoài, tị nạn , nhập cư, ngăn chặn và chống tội
phạm.”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4


1. Tập bài giảng pháp luật liên minh châu âu ( lưu hành nội bộ) ĐH luật HN. Lê
minh Tiến- Phạm Hồng Hạnh HN- 2011
2. Khóa luận tốt nghiệp “Hợp tác tư pháp và nội vụ của Liên minh Châu Âu”Phạm Việt Anh- Thư viện Đại học Luật Hà Nội


5



×