Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bài tập lớn môn luật chứng khoán pháp luật quy định về chào bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng, thực trạng và đề xuất pháp lý 8đ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.72 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
NỘI DUNG.............................................................................................................1
I. Khái quát về chào bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng......................1
1.Một số vấn đề cơ bản:.........................................................................1
2.Bản chất pháp lý và đặc trưng của chào bán trái phiếu của tổ chức tín
dụng..................................................................................................................2
II. Quy định của pháp luật hiện hành về chào bán trái phiếu của TCTD....4
1.Đối tượng chào bán..............................................................................4
2.Phương thức chào bán..........................................................................5
3.Điều kiện chào bán................................................................................5
4. Trình tự, thủ tục chào bán....................................................................7
III. Thực trạng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hoạt động chào bán
chứng khoán của các TCTD........................................................................7
1.Thực trạng về luật điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán của các
TCTD................................................................................................................7
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động chào bán chứng khoán của
các TCTD.......................................................................................................12
KẾT LUẬN...........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................14

\

0


MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, phát hành giấy tờ có giá là giải pháp huy
động vốn khá dễ dàng và thuận lợi của các tổ chức kinh tế nói chung và tổ chức
tín dụng(TCTD) nói riêng từ công chúng. Tuy nhiên, về phương diện học thuật,
do việc phát hành giấy tờ có giá là loại hình giao dịch mới xuất hiện ở nước ta


trong thời gian gần đây, nên các nghiên cứu từ góc độ pháp lý về vấn đề này còn
quá ít ỏi. Điều này, gây khó khăn rất lớn cho việc nhận thức đúng bản chất pháp
lý của giao dịch phát hành giấy tờ có giá nói chung, cũng như giao dịch phát hành
trái phiếu của tổ chức tín dụng nói riêng.. Do vậy, trong phạm vi bài viết này xin
được tìm hiểu đề tài: “ Pháp luật quy định về chào bán trái phiếu của các tổ chức
tín dụng, thực trạng và đề xuất pháp lý…”

NỘI DUNG
I.Khái quát về chào bán trái phiếu của các tổ chức tín dụng
1.Một số vấn đề cơ bản:
Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: “ Tổ chức tín
dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân
hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ
chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”. Trong đó, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt
động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của
cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức
tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và
các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác. Còn tổ chức tài chính vi mô là loại hình
tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng
nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Đồng thời, quỹ tín dụng nhân dân được hiểu là tổ chức tín dụng do các pháp
nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để
1


thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật Hợp
tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và
đời sống.
Vốn kinh doanh của các tổ chức tín dụng chủ yếu là từ nguồn vốn huy động. Vì

vậy nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ kinh doanh quan trọng trong các nghiệp
vụ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Pháp luật quy định tổ chức tín dụng được
huy động vốn thông qua các hình thức khác nhau trong đó có họat động huy động
vốn bằng phát hành giấy tờ có giá, đặc biệt phát hành trái phiếu.
Trái phiếu là loại chứng khoán mà theo Điều 6 Luật chứng khoán 2006 sửa
đổi 2010 thì: “Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành”.
2.Bản chất pháp lý và đặc trưng của chào bán trái phiếu của tổ chức tín dụng
Theo quy định tại Điều 92 Luật Các TCTD 2010 quy định thì: “ TCTD được phát
hành chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn theo quy định của
Luật này và quy định của Ngân hàng nhà nước”. Đồng thời, căn cứ vào Luật này
và Luật Chứng khoán, Chính phủ quy định việc phát hành trái phiếu, trừ trái
phiếu chuyển đối để huy động vốn của TCTD.
Như trên đã phân tích, TCTD cũng là một loại hình doanh nghiệp nên
TCTD cũng mang những tính chất chung nhất định của các doanh nghiệp khi thực
hiện hoạt động chào bán trái phiếu.
Nói chung, tất cả những giấy tờ có giá do TCTD phát hành, cho dù có thể
có những tên gọi khác nhau (ví dụ như CDs - chứng thư tiền gửi của các ngân
hàng Hoa Kỳ hay các tín phiếu, trái phiếu ngân hàng ở Việt Nam…) nhưng đều
có bản chất giống nhau, đó là: các phiếu nợ hay chứng khoán ghi nợ, trong đó
phản ánh việc một ngân hàng mắc nợ người sở hữu tờ phiếu một số tiền nhất định
và phải trả cho chủ sở hữu tờ phiếu số tiền đó khi đến thời hạn ghi trên phiếu nợ.

2


Về phương diện kinh tế, giao dịch phát hành giấy tờ có giá được hiểu là
một nghiệp vụ huy động vốn của tổ chức tín dụng. Số vốn huy động bằng việc
phát hành các trái phiếu ra công chúng được coi là một thành tố quan trọng trong
cấu trúc tài sản Nợ của tổ chức tín dụng, cùng với các bộ phận khác của tài sản

Nợ như tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn, hay tiền gửi tiết kiệm, các khoản vay
Ngân hàng Trung ương và vay của các định chế tài chính phi ngân hàng khác…
Về phương diện pháp lý, giao dịch phát hành trái phiếu của tổ chức tín
dụng được hiểu là hành vi pháp lý theo đó tổ chức tín dụng cam kết vay tiền của
khách hàng là tổ chức, cá nhân trong một thời hạn nhất định với điều kiện sẽ hoàn
trả cho khách hàng số tiền ghi trên chứng thư nhận nợ do tổ chức tín dụng phát
hành.1
Giao dịch phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng có những đặc trưng cơ
bản sau đây:
Một là, về bản chất pháp lý, việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín
dụng ra công chúng thực chất là một hành vi vay tiền của khách hàng chứ không
phải là hành vi “bán” giấy tờ có giá cho khách hàng. Hai là, về đối tượng của giao
dịch, mặc dù tên gọi của giao dịch là “phát hành các giấy tờ có giá” nhưng đối
tượng của giao dịch này không phải là các giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát
hành, mà chính là các khoản tiền vốn do khách hàng đồng ý chuyển quyền sở hữu
cho tổ chức tín dụng với điều kiện tổ chức tín dụng phải hoàn trả cho khách hàng
sau một thời hạn nhất định, kèm theo khoản lãi do các bên thoả thuận. Ba là, về tư
cách pháp lý, khi phát hành các trái phiếu để vay nợ của khách hàng, tổ chức tín
dụng có tư cách là người vay hay người mắc nợ, còn khách hàng “mua” giấy tờ
có giá có tư cách là người cho vay hay chủ nợ của tổ chức tín dụng. Mặc dù có tư
cách là người cho vay nhưng do giao dịch này được tổ chức tín dụng và khách
1

/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwODMG9jA0__QHM_Y_dAAwNnM_2CbEdFA
AJ9Ps8!/?
WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540G9520IOQVO48N20M7_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wc
m/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.print/vn.sbv.printing.magazine/vmtciticyyv0u2nvmdnjebl2010-01-11-06-28-45

3



hàng xác lập, thực hiện thông qua một hợp đồng cho vay có thời hạn xác định nên
về nguyên tắc, khách hàng cho vay không thể rút vốn về trước kỳ hạn như trong
trường hợp họ gửi tiền có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng (bằng cách chịu lãi suất phạt
với tổ chức tín dụng nhận tiền gửi).
Cũng giống như các doanh nghiệp, TCTD cũng tiến hành hoạt động chào
bán chứng khoán theo hai hình thức cơ bản đó là: Chào bán chứng khoán ra công
chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ.
II. Quy định của pháp luật hiện hành về chào bán trái phiếu của TCTD
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật
các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Để tăng quy mô vốn cho
các họat động tín dụng và các dịch vụ tài chính khác, tổ chức tín dụng có thể chào
bán trái phiếu. Trước đây, theo Quyết định 212/1994/ QĐ-NHNN của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước ngày 22/9/1994 về việc ban hành thể lệ phát hành trái phiếu
NHTM, ngân hàng đầu tư và phát triển thì chỉ có các NHTM, ngân hàng đầu tư
được phát hành trái phiếu với những điều kiện phát hành, trình tự, thủ tục chặt
chẽ. Quy định này đã hạn chế việc tăng vốn của các tổ chức tín dụng.
Ngày 24/03/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định
07/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng
huy động vốn trong nước. Trong số các giấy tờ có giá, trái phiếu là loại chứng
khoán mà tổ chức tín dụng được phát hành để huy động vốn. Các tổ chức tín dụng
khi chào bán trái phiếu tuân theo quy định của pháp luật chứng khoán, luật ngân
hành và văn bản hướng dẫn của Ngân hành Nhà nước.
1.Đối tượng chào bán
Đối tượng tổ chức tín dụng được phát hành trái phiếu hiện nay bao gồm tất cả
các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng 2010: Tổ
chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng 100% vốn
nước ngoài, các chi nhánh ngân hành nước ngoài họat động tại Việt Nam, quỹ tín
4



dụng nhân dân Trung ương. Thực tế hiện nay, các trái phiếu ngân hành được chào
bán trên thị trường phần lớn là những trái phiếu của các Ngân hàng thương mại.
Hoạt động chào bán trái phiếu vẫn chưa là một họat động thường xuyên trong khi
nhu cầu vốn trung và dài hạn của các ngân hành khá lớn. Vì vậy, trong tương lai
cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này, góp phần đáp ứng tôt hơn nhu cầu vốn của
ngân hành, làm phong phú hàng hóa trên thị trường chứng khoán.
2.Phương thức chào bán
Theo quyết định 07/2008/QĐ-NHNN, tổ chức tín dụng được phát hành trái phiếu
thông qua các hình thức đại lý phát hành, ủy thác phát hành hoặc phát hành trực
tiếp. Điều 10 quyết định 07/2008 quy định thời hạn của 1 đợt chào bán trái phiếu
thường không quá 60 ngày, quá thời hạn trên phải có sự chấp thuận của Thống
đốc Ngân hành Nhà nước. Các tổ chức tín dụng là những chủ thể có trình độ
chuyên môn, mạng lưới phân phối rộng, khả năng tài chính mạnh và chịu sự kiểm
soát chặt chẽ của Ngân hành Nhà nước. Do đó, pháp luật cho phép các tôt chức
tín dụng tự chaò bán trái phiếu hoặc thông qua đại lý.
3.Điều kiện chào bán
Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 07/2008/QĐ-NHNN quy định điều liện
phát hành trái phiểu của các tổ chức tín dụng: tuân thủ các điều kiện về hạn chế
bảo đảm an toàn trong hoạt động như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giời hạn tín dụng
với khách, tỷ lệ về khả năng chi trả, giới hạn góp vốn, mua cổ phần và có tình
hình tài chính lành mạnh theo đánh giá của thanh tra ngân hàng.
Ngoài ra theo quy định Điều 28 quy chế ban hành kèm theo

Quyết định

07/2008/QĐ-NHNN và Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 16/2009/TTNHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế phát hành giấy giờ có
giá trong nước của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 thì các tổ
chức tín dụng phát hành trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền thì

5


cần đáp ứng các điều kiện về phương án tăng vốn điều lệ, kết quả hoạt động, kinh
doanh,...
“Tổ chức tín dụng phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền
khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 Quy chế này.
2. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính được Đại hội đồng cổ đông thông qua
và được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành và tính
đến thời điểm gần nhất phải có lãi, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của năm liền kề
trước năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất dưới 5%.
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 3 năm liên tiếp
trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động từ 2 đến
dưới 3 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 2 năm
liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển
đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động
dưới 2 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm trước đó
phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyền.
5. Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành
trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của tổ chức
tín dụng. Nếu phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển
đổi, trái phiếu kèm chứng quyền đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua có
thay đổi, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng) để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp
thuận”.

6


Bên cạnh đó, Thông tư số 28/2011/ NHNN Việt Nam quy định về việc TCTD mua
trái phiếu doanh nghiệp phát hành để bán lần đầu cho các đối tượng mua trên
thị trường sơ cấp trong lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam bao gồm cả trường
hợp TCTD mua số trái phiếu doanh nghiệp còn lại chưa bán hết cho đối tượng
mua theo cam kết bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải đáp ứng các
điều kiện như: TCTD phải là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính hoặc
chi nhánh ngân hàng nhà nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định
của Luật các TCTD. Trong giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp có ghi nội dung mua trái phiếu doanh nghiệp. Đảm bảo các tỷ
lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam…
4. Trình tự, thủ tục chào bán
Tổ chức tín dụng lập hồ sơ đề nghị phát hành gửi hồ sơ đề nghị phát hành giấy tờ
có giá dài hạn; “Hồ sơ đề nghị phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm
chứng quyền; Thông báo phát hành giấy tờ có giá từng đợt đến Ngân hàng Nhà
nước (Vụ Chính sách tiền tệ); Nếu phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát
hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền đã được Đại hội đồng cổ
đông thông qua có thay đổi, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
(Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
xem xét chấp thuận”. Trường hợp phát hành trái phiếu ra công chúng, tổ chức tín
dụng phải gửi hồ sơ đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước theo quy định
pháp luật hiện hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán”.
II. Thực trạng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hoạt động chào bán
chứng khoán của các TCTD.
1.Thực trạng về luật điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán của
các TCTD.


7


Hiện nay hoạt động chào bán trái phiếu của các TCTD đang diễn ra khá
nhộn nhịp dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây thực sự là một hình thức để huy
động vốn vô cùng có hiệu quả được không chỉ TCTD mà rất nhiều loại hình
doanh nghiệp khác áp dụng. Bằng chứng là ngày 09/1/2012 Chủ tịch Ủy ban
Chứng Khoán Nhà nước đã tiến hành cấp Giấy chứng nhận chào bán cố phiếu ra
công chúng số 03/UBCK – GCN cho Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Bảo Việt
chào bán 165.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, mệnh giá 10.000 đồng/ cổ
phiếu. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 1.650 tỷ đồng.Tổ
chức tư vấn phát hành của Ngân hàng TMCP Bảo Việt là Công ty chứng khoán
Bảo Việt. Hiện nay, ngân hàng TMCP Bảo Việt có vốn điều lệ thực góp là 1.500
tỷ đồng. Trụ sở chính đặt tại số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm. TP. Hà Nội. Giấy
chứng nhận có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ở Việt Nam, giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng (cụ thể
hơn là trái phiếu ngân hàng) được quy định lần đầu tiên tại Pháp lệnh ngân hàng,
Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sau đó, văn bản này được cụ thể hoá
bằng các Quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994; Quyết định số 214/QĐNH1 ngày 23/9/1994; Quyết định số 243/QĐ-NH1 ngày 30/3/1994 và Quyết định
số 247/QĐ-NH1 ngày 05/10/1994 về việc cho phép các tổ chức tín dụng, ngân
hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng cho các tổ chức, cá
nhân Việt Nam để huy động vốn trung hạn và dài hạn trên thị trường vốn. Gần
đây, giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác lại tiếp
tục được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997
(đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2004) và được cụ thể
hoá bằng các văn bản dưới luật như Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày
12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
(khoản 2 Điều 3); Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ
về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ
8



chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam (khoản 2 Điều 30); Quyết định số
1287/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động
vốn trong nước. Sau đó, văn bản này đã bị thay thế bởi Quyết định số
02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về
việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động
vốn trong nước (sau đây gọi tắt: Quyết định số 02). Gần đây nhất, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày
24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín
dụng (sau đây gọi tắt: Quyết định số 07) để thay thế cho Quyết định số 02.2
Hành động này có thể xem như một nỗ lực đáng kể của Ngân hàng Nhà
nước trong việc kết nối hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng với thị
trường chứng khoán, thông qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường
chứng khoán Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay.
Có thể nói, việc ban hành Quyết định số 07 là cần thiết và đúng hướng.
Văn bản này, đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành
giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng với các quy định của Luật chứng khoán năm
2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định
thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định
chưa rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền
của tổ chức tín dụng cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương
thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát
hành chứng khoán…
Như vậy, dựa vào các quy định của pháp luật các hoạt động chào bán của
các TCTD được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau nhưng hiệu
2

/>ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwODMG9jA0__QHM_Y_dAAwNnM_2CbEdFA

AJ9Ps8!/?
WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540G9520IOQVO48N20M7_WCM&WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wc
m/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.print/vn.sbv.printing.magazine/vmtciticyyv0u2nvmdnjebl2010-01-11-06-28-45

9


quả chung đạt được là khá khả quan. Đây chính là một hình thức huy động vốn
hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc huy động
vốn qua hoạt động chào bán trái phiếu được thực hiện trên thực tế không hề dễ
dàng. Theo quy định tại điểm b Điều 12 Luật chứng khoán hiện hành quy định về
điều kiện để được chào bán chứng khoán là doanh nghiệp phải hoạt động kinh
doanh có lãi tại năm liền trước năm đăng ký, chào bán đối với các TCTD trong
trường hợp TCTD phát hành cổ phiếu để tăng vốn theo yêu cầu của cơ quan quản
lý Nhà nước có thẩm quyền. Quy định này còn chưa mang tính chặt chẽ cao. Tại
phiên họp nhằm thẩm tra dự án Luật với tiêu đề : “ TCTD chào bán cổ phiếu ra
công chúng có được “ưu ái””, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh Tế Vũ Viết Ngoạn có
giải thích, hoạt động của các TCTD mang tính chất đặc thù cao, nhu cầu tăng vốn
của TCTD nhiều khi không phải là mục tiêu mở rộng hoạt động, mà có khi do các
yếu tố phát sinh từ bên ngoài làm thay đổi cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn đã buộc
TCTD cần phải tăng vốn vì mục tiêu đảm bảo an toàn của hoạt động cho TCTD
đó, cũng như bảo đảm an toàn hoạt động cho cả hệ thống ngân hàng và cho nền
kinh tế nói chung.3
Đồng thời, khi phát hành chứng khoán ra thị trường các TCTD cần phải
tính toán các con số tiêu hao trong quá trình phát hành khi mà các tình trạng rủi ro
về pha loãng các cổ phiếu sau khi chào bán hay các rủi ro khác như rủi ro bởi các
tình huống bất khả kháng như thiên tai, lũ lụt.. hay các rủi ro từ vận hành. Ví dụ
như trong bản báo cáo của Ngân hàng TMCP Á Châu có đưa ra những rủi ro này
một cách khá cụ thể.4
Trên nguyên tắc, việc phát hành các trái phiếu của tổ chức tín dụng chính là

những thoả thuận vay nợ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Sở dĩ có thể
khẳng định như vậy là bởi vì, thực chất chúng được phát hành theo Quy chế ban
hành kèm theo quyết định 07 đều là những phiếu nợ do các tổ chức tín dụng phát
3

/>4
/>
10


hành để cam kết hoàn trả một số tiền nhất định ghi trên trái phiếu đó cho người sở
hữu vào một ngày nhất định trong tương lai. Điều này có nghĩa rằng: khi phát
hành trái phiếu cho người đầu tư là các tổ chức, cá nhân, tổ chức tín dụng không
phải là “người bán” giấy tờ có giá mà chỉ là người tiếp nhận vốn đầu tư (người
vay), còn khách hàng là tổ chức, cá nhân cũng không phải là “người mua” giấy tờ
có giá theo đúng nghĩa của từ này mà chỉ là người đầu tư gián tiếp vào tổ chức tín
dụng bằng cách cho vay đối với chủ thể này để được nhận một khoản lãi cho vay
theo thoả thuận. Tuy nhiên, các quy định hiện hành trong Quyết định số 07 lại thể
hiện quan điểm coi giao dịch phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng như là
một giao dịch “mua bán” giấy tờ có giá, chứ không khẳng định và thừa nhận bản
chất là giao dịch cho vay của quan hệ phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng.
Mặc dù Quyết định số 07 đã đặt nền móng cho việc nhất thể hoá các quy
chế về phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng, nhưng nét nổi bật dễ nhận thấy
trong văn bản pháp quy này là nhà làm luật vẫn chủ trương tách bạch giữa hoạt
động phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng với hoạt động phát hành của các tổ
chức khác không phải là tổ chức tín dụng. Điều này thể hiện ở chỗ, hiện tại, việc
phát hành các trái phiếu của các chủ thể không phải là tổ chức tín dụng đang được
thực hiện theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006, còn việc phát hành giấy
tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng để huy động vốn (trong đó chủ yếu là
các trái phiếu ngân hàng) thì vẫn được thực hiện theo quy định riêng tại Quy chế

ban hành kèm theo Quyết định này. Theo thiết nghĩ của người viết, quy định như
vậy là chưa hợp lý, bởi lẽ trái phiếu ngân hàng thực chất cũng là một loại chứng
khoán dài hạn nên về nguyên tắc cần phải được phát hành và lưu thông trên thị
trường chứng khoán, giống như cổ phiếu và trái phiếu công ty hay trái phiếu
chính phủ.
Tóm lại, có thể thấy hoạt động chào bán chứng khoán chính là một kênh
huy động vốn hiệu quả mà các TCTD đã và đang thực hiện nhưng với quy định
11


của pháp luật và xuất phát từ chính đặc điểm tính chất của loại hoạt động này đã
tiềm ẩn nhiều rủi ro cần phải có những biện pháp khắc phục phù hợp.
2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động chào bán chứng khoán của
các TCTD.
Để cho hoạt động chào bán chứng khoán của các TCTD đạt được hiệu quả
cao với phạm vi bài viết này xin được đề xuất một số ý kiến sau:
Trước hết, cần phải bổ sung và sửa đổi Khoản 1 Điều 12 Luật chứng
khoán quy định về điều kiện để chào bán chứng khoán ra công chúng theo hướng
nới rộng quy định. Bởi lẽ, như trên đã phân tích quy định như vậy là quá chặt chẽ
bởi lãi, lỗ của TCTD trong vòng một năm cũng không phản ánh một cách rõ thực
chất chất lượng hoạt động của TCTD vào thời điểm đó. Ngoài ra, khi các TCTD
tiến hành phát hành ra công chúng có nghĩa là các tổ chức này phải huy động vốn
của hàng triệu nhà đầu tư trên thị trường, sự may rủi này vô cùng lớn.
Mặt khác, như trên đã phân tích hoạt động chào bán chứng khoán của các
TCTD tiềm ẩn nhiều rủi ro như tình trạng rủi ro pha loãng cổ phiếu. Do đó, để
khắc phục tình trạng này, theo tôi cần phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
-

Áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001 – 2000 vào các quy trình huy
động vốn, tín dụng, thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực.


-

Quy định phân công, phân quyền, hạn mức kinh doanh cho từng bộ
phận.

-

Đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ nhân viên.

-

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm tra nội bộ.

-

Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Nâng cao tính bảo mật và an
toàn dữ liệu. Xây dựng hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục.

-

Định kỳ đánh giá lại hiệu quả của công tác quản lý rủi ro vận hành để có
các biện pháp cải tiến kịp thời

-

Trích lập kịp thời quỹ dự phòng rủi ro.
12



-

Mua bảo hiểm cho tài sản và nhân viên của ACB.

-

Tổng hợp, phân tích về các loại ruit ro trong vận hành để rút ra các bài
học phòng ngừa. Xây dựng hệ thống các dữ liệu rủi ro trong vận hành để phục vụ
cho công tác quản lý rủi ro.
Thứ ba là cần thống nhất các quy định của pháp luật trong phát hành trái
phiếu của tổ chức tín dụng bởi như đã phân tích ở trên thì khi luật chứng khoán đã
quy định về chào bán trái phiếu thì quyết định 07 còn quy định lại một số vấn đề
trong luật Chứng khoán là không cần thiết, dễ dẫn tới hiện tượng 2 văn bản bị
“vênh” không thống nhất.

KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu pháp luật quy định về chào bán trái phiếu của các Tổ
chức tín dụng(TCTD), giúp cho mỗi chúng ta nhất là những sinh viên trường Luật
có thể nâng cao hiểu biết về vấn đề này đồng thời đây là bước chuẩn bị căn bản
đầu tiên để những giờ học trở nên lý thú và bổ ích hơn. Do kiến thức còn hạn chế
nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, mong các thầy cô sửa đổi bổ sung để bài
viết của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật chứng khoán-trường Đại học luật Hà Nội nxb CAND, 2012
13


2. Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010
3. Luật tổ chức tín dụng 2010.

4.Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 07/2008/QĐ-NHNN về việc
ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng.
5.Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 16/2009/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của quy chế phát hành giấy giờ có giá trong nước của tổ chức
tín dụng ban hành kèm theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số
07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/03/2008 về việc ban hành Quy chế phát hành giấy
tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng.
6. Một số website:
- .
- /> />ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwODMG9jA0__
QHM_Y_dAAwNnM_2CbEdFAAJ9Ps8!/?
WCM_PORTLET=PC_7_0D497F540G9520IOQVO48N20M7_WCM&WCM_
GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.print/vn.sbv.pri
nting.magazine/vmtciticyyv0u2nvmdnjebl2010-01-11-06-28-45.
- />
14



×