Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI KHOA MIỄN DỊCH – DỊ ỨNG – KHỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.53 KB, 194 trang )

BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

TÀI LIỆU DÀNH CHO BÁC SĨ

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU
TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI KHOA
MIỄN DỊCH – DỊ ỨNG – KHỚP


Hà Nội - 2015


BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

TÀI LIỆU DÀNH CHO BÁC SĨ

TÀI LIỆU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU
TRỊ BỆNH THƯỜNG GẶP TẠI KHOA
MIỄN DỊCH – DỊ ỨNG – KHỚP

Chủ biên: PGS. TS. Lê Thị Minh Hương
Cham gia biên soạn:
Thư ký:


Hà Nội- 2015



LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay mô hình bệnh tật trẻ em nước ta có nhiều thay đổi đặc biệt tỷ
lệ các bệnh rối loạn miễn dịch và dị ứng ngày càng tăng. Các biểu hiện lâm
sàng của dị ứng rất đa dạng với mức độ nặng nhẹ khác nhau từ mày đay cấp
đến hen phế quản, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn, các phản ứng nặng nề của
dị ứng thuốc và sốc phản vệ… việc tiếp nhận và chăm sóc bệnh nhân ban đầu
giúp phát hiện, điều trị, kiểm soát các bệnh nhân tại các tuyến cơ sở là rất cần
thiết.
Với mục đích trao đổi kiến thức, kinh nghiệm của bác sĩ làm việc giữa
các tuyến, giữa các bệnh viện, đồng thời giới thiệu kiến thức cập nhật nhằm
nâng cao chất lượng điều trị của bác sĩ, chúng tôi xin được giới thiệu một số
bài cơ bản thuộc chuyên khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp.
Tài liệu được soạn bởi các bác sĩ của khoa có trình độ và kinh
nghiệm thực tế. Các bài học đều được viết theo một cấu trúc chung, được
tham khảo nhiều tài liệu và viết dựa vào bằng chứng. Tài liệu đã được thông
qua hội thẩm định và phê duyệt trong Bệnh viện Nhi Trung Ương.
Chúng tôi mong muốn tài liệu sẽ hỗ trợ một phần cho các học viên
khi tham gia khóa học và thực hành điều trị cho trẻ tại cơ sở y tế. Ban biên
soạn chúng tôi cũng biết còn một số thiếu sót nhất định rất mong nhận được
sự góp ý của quý đồng nghiệp để bổ sung sửa chữa cho tài liệu được hoàn
chỉnh hơn.
Chân thành cảm ơn!


PHỤ LỤC
Khung chương trình đào tạo ………………………………………………………1
1. Ban nhiễm khuẩn ………………………………………………………….12
2. Các xét nghiệm thăm dò bệnh dị ứng ………………………………..24
3. Chăm sóc da trong một số bệnh lý về da …………………………….32

4. Chẩn đoán hen trẻ dưới 5 tuổi ………………………………………..38
5. Chẩn đoán hen trẻ trên 5 tuổi ……………………………………… ..51
6. Điều trị dự phòng hen trẻ dưới 5 tuổi ………………………………...61
7. Điều trị dự phòng hen trẻ trên 5 tuổi …………………………………71
8. Xử trí cơn hen cấp ……………………………………………………84
9. Thăm dò chức năng hô hấp trong bệnh hen phế quản ở trẻ em ……...99
10. Hội chứng phỏng rộp da do tụ cầu ………………………………….107
11. Bệnh mày đay ……………………………………………………….114
12. Bệnh Schonlein-Henoch …………………………………………….119
13. Hội chứng Steven-Jonson và Lyell …………………………………127
14. Viêm da do nguyên nhân nhiễm khuẩn ở trẻ em ……………………137
15. Tiếp cận bệnh nhi có tổn thương tại khớp …………………………..150
16. Viêm khớp phản ứng ở trẻ em ………………………………………158
17. Viêm khớp tự phát thiếu niên ……………………………………….166
18. Viêm mũi dị ứng ……………………………………………………176
19. Dị ứng thuốc ………………………………………………………...188
20. Dị ứng thức ăn ………………………………………………………193


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ BẢN CHO BÁC SĨ
VỀ CHUYÊN KHOA MIỄN DỊCH – DỊ ỨNG – KHỚP
1. Giới thiệu chung về khoá học
Khóa học cơ bản trong 3 tháng giúp cho bác sĩ có kiến thức, thái độ, kỹ năng
cơ bản về điều trị bệnh nhi mắc một số bệnh thường gặp tại chuyên khoa Miễn
dịch – Dị ứng – Khớp như hen, chàm, steven Johnson, lyell và bệnh về khớp.
2. Mục tiêu khóa học
2.1. Mục tiêu kiến thức:
1. Trình bày được cách chẩn đoán và điều trị trẻ bị mắc một số bệnh thường
gặp tại chuyên khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp như hen, chàm, steven Johnson,
lyell và bệnh về khớp

2. Đọc và giải thích được chức năng hô hấp ở bệnh nhân hen phế quản. Đọc và
phân tích được kết quả test thuốc, test thức ăn và
2.2 Mục tiêu kỹ năng:
1. Thực hiện xử trí bệnh nhân cơn hen phế quản cấp
2. Thực hiện thăm dò chức năng hô hấp, …
3. Tư vấn một số bệnh mạn tính như hen, khớp, suy giảm miễn dịch, …
2.3 Mục tiêu thái độ:
1. Rèn luyện tác phong tích cực, khẩn trương, cẩn thận và tinh thần trách
nhiệm trong chăm sóc bệnh nhân.
2. Rèn luyện văn hoá ứng xử, biết thương yêu và giúp đỡ bệnh nhân
2.2. Đối tượng học viên, yêu cầu đầu vào đối với học viên:
- Trình độ: có bằng tốt nghiệp đại học Y khoa
- Nơi làm việc: đang hoặc sẽ làm việc tại các cơ sở y tế trong lĩnh vực Miễn
dịch – Dị ứng – Khớp.
3. Chương trình chi tiêt:

2


STT
1

Tên bài
Ban nhiễm khuẩn

Mục tiêu/ nội dung học tập
1.Chẩn đoán ban nhiễm trùng

TS
LT TH

tiết
22
2
20

2.Phân loại các ban nhiễm
trùng
2

3

3. Điều trị ban nhiễm trùng
Các xét nghiệm thăm
Hiểu chỉ định, chống chỉ
định của các loại test thực
dò bệnh dị ứng
hành trong các bệnh lý dị
ứng.

44

4

40

Chăm sóc da trong một 1.Hiểu được nguyên tắc sử 12
số bệnh lý về da
dụng các thuốc bôi da

2


10

2.Biết chỉ định thuốc và quy
trình chăm sóc da trong một số
bệnh thường gặp
4

Chẩn đoán hen trẻ dưới 1.Nhận biết các kiểu hình khò 20
5 tuổi
khè.
2.Chẩn đoán phân biệt hen trẻ
dưới 5 tuổi.
3.Chẩn đoán xác định hen ở trẻ
dưới 5 tuổi

4

16

5

Chẩn đoán hen trẻ trên 5 1.Chẩn đoán phân biệt hen phế 20
tuổi
quản
2.Áp dụng được vào lâm sàng
chẩn đoán trẻ hen phế quản

4


16

6

Điều trị dự phòng hen 1.Biết đánh giá mức độ
trẻ dưới 5 tuổi
kiểm soát của hen.

4

16

2.Áp dụng được các bước
điều trị hen trên bệnh nhân.

3

20


STT

Tên bài

Mục tiêu/ nội dung học tập

TS
LT TH
tiết
20

4
16

7

Điều trị dự phòng hen 1.Biết được điều trị dự phòng
trẻ trên 5 tuổi
ban đầu cho trẻ hen phế quản.
2.Áp dụng được tăng và giảm
bậc điều trị dự phòng cho trẻ
hen phế quản.

8

Xử trí cơn hen cấp

24

4

20

9

Thăm dò chức năng hô 1.Đo được chức năng hô hấp cho 44
hấp trong bệnh hen phế bệnh nhân hen phế quản
quản ở trẻ em
2.Đọc được kết quả 1 phiếu chức
năng hô hấp và đưa ra kết luận.


4

40

10

Hội chứng phỏng rộp da 1.Trình bày chẩn đoán hội
do tụ cầu
chứng phỏng rộp da do tụ cầu

22

2

20

1.Trình bày khái niệm và phân 22

2

20

1.Nêu được triệu chứng lâm
sàng và cận lâm sàng của cơn
hen phế quản cấp ở trẻ em.
2.Phân loại được 4 mức độ
nặng của cơn hen cấp.
3.Nêu được nguyên tắc xử trí
cơn hen cấp.
4.Xử trí được cơn hen theo

mức độ nặng của trẻ tại khoa
Dị Ứng Miễn Dịch Khớp Bệnh
viện Nhi Trung Ương.
4.Thực hiện chính xác, nhanh
chóng, cẩn thận

2.Chẩn đoán phân biệt được
hội chứng phỏng rộp da do tụ
cầu với một số bệnh lý viêm da
khác
3.Điều trị được hội chứng
phỏng rộp da do tụ cầu
11

Bệnh mày đay

4


STT

Tên bài

Mục tiêu/ nội dung học tập

TS
tiết

LT


TH

2

20

loại mày đay
2.Trình bày các xét nghiệm
trong chẩn đoán và tìm nguyên
nhân mày đay.
3.Điều trị mày đay cấp và mạn
tính
12

Bệnh Schonlein-Henoch 1.Trình bày định nghĩa, chẩn đoán22
bệnh Scholein- Henoch
2.Phân biệt scholein- henoch với
các ban ngoài da khác.
3.Điều trị và theo dõi các biến
chứng của bệnh scholein- henoch

13

Hội chứng Steven- 1.Nắm được nguyên nhân 24
Jonson và Lyell
thường gặp của SJS
2.Nắm được các triệu chứng
thường gặp của bệnh
3.Nắm được nguyên tắc điều trị
bệnh.


4

20

14

Viêm da do nguyên 1.Mô tả triệu chứng các bệnh 20
nhân nhiễm khuẩn ở trẻ viêm da do nguyên nhân nhiễm
em
khuẩn.

4

16

4

20

2.Trình bày chẩn đoán và điều
trị các bệnh viêm da do nhiễm
khuẩn.
3.Trình bày cách phòng bệnh
viêm da do nhiễm khuẩn.
15

Tiếp cận bệnh nhi có tổn 1.Biết cách hỏi bệnh, thăm 24
thương tại khớp
khám một bệnh nhân có tổn

thương khớp
2.Biết cách ra y lệnh các xét
5


STT

Tên bài

Mục tiêu/ nội dung học tập

TS
tiết

LT

TH

12

2

10

24

4

20


12

2

10

nghiệm để tiếp cận chẩn đoán
một bệnh nhân có tổn thương
tại khớp
3.Biết cách nhận định một
bệnh nhân có tổn thương tại
khớp hay không
4.Biết cách tiếp cận điều trị
bước đầu, và hội chẩn với các
chuyên khoa cần thiết
16

Viêm khớp phản ứng ở 1.Hiểu được định nghĩa về
trẻ em
viêm khớp phản ứng ở trẻ em
2.Biết cách chẩn đoán được
một bệnh nhân bị VKPƯ
3.Điều trị được một bệnh nhân
có VKPƯ

17

Viêm khớp tự phát thiếu 1.Nắm được định nghĩa, tiêu
niên
chuẩn chẩn đoán bệnh VTPTN

2.Nắm được phân loại các thể
lâm sàng của bệnh VKTPTN
3.Biết chẩn đoán một bệnh
nhân bị bệnh VKTPTN
4.Nắm được các phương pháp
điều trị cho bệnh nhân
VKTPTN.

18

Viêm mũi dị ứng

1.Trình bày định nghĩa viêm
mũi dị ứng và phân loại viêm
mũi dị ứng theo ARIA 2008.
2.Trình bày chẩn đoán viêm
6


STT

Tên bài

Mục tiêu/ nội dung học tập

TS
tiết

LT


TH

4

20

2

20

44

432

mũi dị ứng.
3.Trình bày điều trị và dự
phòng viêm mũi dị ứng
19

Dị ứng thuốc

1.Nắm được định nghĩa và hiểu 24
cơ chế của phản ứng dị ứng
thuốc.
2.Biết cách tiếp cận chẩn đoán
và xử trí dị ứng thuốc.

20

Dị ứng thức ăn


1.Trình bày được định nghĩa dị 22
ứng thức ăn, phân biệt dị ứng
thức ăn và không dung nạp
thức ăn.
2.Trình bày chẩn đoán xác định
dị ứng thức ăn.
3.Trình bày điều trị dị ứng thức
ăn.

Tổng

476

7


4. Tên tài liệu dạy- học:
4.1. Tài liệu dạy – học
- Tài liệu Đào tạo cơ bản cho bác sĩ chuyên khoa Miễn dịch – Dị ứng –
Khớp được Hội đồng cấp bệnh viện thẩm định
4.2. Tài liệu tham khảo
- Bệnh viện Nhi Trung ương, 2014, Phác đồ điều trị
- …
5. Phương pháp giảng dạy
- Lý thuyết: Phương pháp giảng dạy tích cực
- Thực hành: dưới sự kèm cặp, hướng dẫn của giảng viên bác sĩ tại phòng
Tiền lâm sàng và trên lâm sàng
6. Tiêu chuẩn giảng viên- trợ giảng
6.1. Giảng viên

Bác sĩ có trình độ đại học và sau đại học, đã được đào tạo phương pháp
giảng dạy
6.2. Trợ giảng
Điều dưỡng có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, đang làm việc tại khoa Miễn
dịch – Dị ứng – Khớp
7. Thiết bị, học liệu cho khoá học
- Tài liệu phát tay.
- Bài giảng Powerpoint.
- Phòng học lý thuyết, phòng học tiền lâm sàng
- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút dạ.
8


- Dụng cụ thực hành tiền lâm sàng.
8. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình:
8.1. Phân bổ thời gian khoá học
- Học tại BV Nhi Trung ương 3 tháng = tổng số 480 tiết (mỗi ngày 8 tiết)
- Khai giảng và bế giảng: 4 tiết
- Kiểm tra đầu vào: 2 tiết
- Lý thuyết và thực hành: 476 tiết
- Ôn tập và thi kết thúc khóa học: 44 tiết
8.2. Tổ chức khoá học
- Khóa học được tổ chức tại Bệnh viện Nhi Trung ương, do Phòng Quản lý
đào tạo và Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp phối hợp thực hiện.
- Mỗi lớp có một giáo viên phụ trách, là cầu nối giữa học viên - giáo viên phòng Quản lý đào tạo.
- Thực hành: chia nhóm, mỗi nhóm có một giảng viên/ trợ giảng phụ trách.
- Học viên được phân lịch trực trong thời gian học tập.
8.3. Phân bố thời khóa biểu

Tuần 1


Tuần 2
Tuần 3-11
Tuần 12

Buổi

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Sáng

Khai giảng
Phổ biến nội quy
Kiểm tra

TH

TH

TH

TH


Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều
Sáng
Chiều

LT
LT
LT
TH
TH
TH
LT
LT
LT
TH
TH
TH
TH
TH
TH
Học TH, ôn thi và thi kết thúc khóa học
Học TH, ôn thi và thi kết thúc, bế giảng

LT
TH
LT

TH
TH

LT
TH
LT
TH
TH

9. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận/ chứng chỉ đào tạo liên tục:
9


9.1. Đánh giá
Học viên được xét là đạt yêu cầu khi đạt đầy đủ những yêu cầu sau:
- Có nhận xét của giảng viên hướng dẫn là học viên đã đạt được các yêu
cầu cầu cơ bản của khóa học, bao gồm:
+ Đảm bảo về thời gian học và thực hành. Số buổi vắng mặt có phép ≤
2ngày. Tham gia đầy đủ các buổi trực được phân công.
+ Đạt được các chỉ tiêu tay nghề thực hành theo mức yêu cầu.
- Hai điểm số của bài thi lý thuyết sau khóa học và thi lâm sàng > 5 điểm.
9.1.1. Đánh giá thường xuyên:
- Số lần: 3
+ Kiến thức:3
+ Thực hành: 3
9.1.2. Đánh giá kết thúc:
- Bài thi viết:
+ Thời gian: 60 phút
+ Nội dung: Chăm sóc cơ bản về chuyên khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp
+ Phương pháp: trắc nghiệm, tự luận

- Bài thi thực hành:
+ Thời gian: 30 phút
+ Nội dung: Làm quy trình kỹ thuật đã được học.
+ Phương pháp: làm trên bệnh nhân
9.2. Cấp giấy chứng nhận/ chứng chỉ đào tạo liên tục:
Khi học viên có đầy đủ những đánh giá là đạt yêu cầu, học viên sẽ được cấp
Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học do Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em cấp
theo quy định.
10. Hướng dẫn thực hiện chương trình
- Học lý thuyết: tại Hội trường của khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp

10


- Học lâm sàng: tại buồng bệnh khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp của BV
Nhi TW
- Thực tập lâm sàng:
+ Học viên học thực hành trên lâm sàng tại bệnh khoa Miễn dịch – Dị
ứng – Khớp sẽ được chia theo nhóm (2-3 học viên), mỗi nhóm có 01 Điều dưỡng
làm trợ giảng hướng dẫn thực hành. Học viên được tiếp cận bệnh nhân, hỏi bệnh,
thăm khám, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các thủ thuật chăm sóc dưới sự
hướng dẫn của giảng viên/trợ giảng.
+ Thời gian thực hành lâm sàng theo quy định giờ làm việc của Bệnh
viện
+ Học viên tham gia trực theo sự phân công của khoa, thời gian trực theo
quy định của Bệnh viện Nhi Trung ương.
+ Thi lâm sàng: chăm sóc bệnh nhi, làm các thủ thuật chăm sóc trên bệnh
nhi.
+ Chỉ tiêu thực hành: Mỗi học viên có một sổ theo dõi học tập
- Thi tốt nghiệp: Lý thuyết và thực hành

11. Lịch giảng cụ thể
(thông báo tại buổi khai giảng)

11


BAN NHIỄM KHUẨN
MỤC TIÊU:
1. Chẩn đoán ban nhiễm trùng
2. Phân loại các ban nhiễm trùng
3. Điều trị ban nhiễm trùng

Số tiết: - Lý thuyết: 2
- Thực hành: 20
NỘI DUNG
Trong một hội chứng nhiễm trùng, sự xuất hiện ban ngoài da hướng ngay
chẩn đoán đến nhóm nhiễm trùng có nguồn gốc vi-rút hoặc vi khuẩn, trong đó biểu
hiện ngoài da là yếu tố triệu chứng học hằng định.
Những bệnh lí này đã được chỉ ra từ khá lâu dưới tên sốt phát ban. Chúng
chủ yếu gặp trong bệnh sởi, tinh hồng nhiệt, thuỷ đậu...
Tuy nhiên, tất cả các bệnh sốt kèm theo biểu hiện ngoài da không phải là
"sốt phát ban" theo nghĩa hẹp. Thực tế cũng có thể thấy một số ban ngoài da trong
các bệnh viêm, trong các bệnh dị ứng, bệnh máu.
1. Cách thăm khám trước một biểu hiện ban:
1.1.Phân tích triệu chứng của phát ban:
Gồm: dạng ban, tính chất xuất hiện, mật độ, thường xuất hiện và tiến triển.
Nhận biết các dạng ban:
- Ban dạng dát: chấm, vết, màu hồng hay đỏ, không nổi lên mặt da.
- Dạng sẩn: nhỏ, nổi nhô cao hơn mặt da, sờ mịn, thường phối hợp dát sẩn.
12



- Dạng nốt phỏng: nhỏ, thường gồ cao hơn da và có chứa dịch trong.
- Mụn mủ: nhô cao hơn da, hay trong da, có chứa dịch.
- Bọng nước: cao hơn da, kích thước lớn, dịch trong, dễ vỡ thoát dịch ra
ngoài.
Trong quá trình khám, chú ý đến:
+ Sự phối hợp của các dạng ban: lúc đầu là một loại sau đó thêm các ban
khác hay chỉ một dạng ban đó thôi
+ Xác định vị trí ban, tại chỗ hay toàn thân, ảnh hưởng toàn thân hay gây tác
hại ở một số vùng nhất định (gan bàn tay, bàn chân, nếp gấp, da đầu), đặc
biệt là ở ngón tay.
+ Xác định sự tiến triển của bệnh: vị trí, sự lan rộng, sơ đồ (đánh giá dạng
thoái triển của ban như bong vảy tại chỗ)
1.2 Khám lâm sàng:
Phân tích đường biểu diễn nhiệt độ: kiểu sốt, tiến triển liên quan với ban
mọc, đặc điểm sốt cao, kéo dài hay từng đợt sau khi ban xuất hiện.
Tìm, phát hiện các ban kết mạc hay miệng: có dấu hiệu Koplick, viêm lưỡi,
ban xuất huyết ở amidan, ban kiểu bệnh áp-tơ, có viêm họng kèm theo.
Khám toàn thân: tìm hạch to, gan lách to, sưng khớp hay các dấu hiệu ở
đường tiêu hoá hay hội chứng màng não.
1.3 Tiền sử:
Hỏi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện trong thời gian bị bệnh (sốt, đau họng),
viêm long hô hấp, các dấu hiệu cùng một lúc và thời gian xuất hiện chúng.
Hỏi các thuốc đã dùng trước đó.
Chú ý đến dịch tễ học: sốt phát ban, ngày tiêm và loại văc-xin đã tiêm, chú ý
hỏi về người trong gia đình và trường học.

13



1.4 Thăm dò sinh học:
Trong một số trường hợp lâm sàng chưa chắc chắn nên làm phản ứng huyết
thanh (HT) với bệnh sởi ở nhiều trẻ em, đặc biệt HT chẩn đoán bệnh Rubella ở phụ
nữ có thai.
1.5 Chẩn đoán phân biệt
Ban xuất huyết: màu đỏ, căng da không mất, ban lặn từ từ, chuyển màu đỏ tím vàng - mất hẳn.
Vết do côn trùng tiết túc đốt: hay gặp ở nơi da hở (muỗi), da kín, nếp gấp
(ve, mò đốt). Ban nhỏ có chấm đen ở giữa, có thể ngứa.
2. Các phát ban nhiễm trùng thường gặp
Ban dạng tinh hồng nhiệt và ban dạng sởi:
Loại ban dát hay sẩn, có thể rời rạc hay liền nhau. Ban có thể gặp ở toàn cơ
thể, trừ gan bàn tay, bàn chân.
Phát ban hoàn toàn xung huyết. Ban sẽ mất khi căng da (điều này không xảy
ra với chấm hay mảng xuất huyết).
Sự nhận biết dạng ban có thể hướng đến căn nguyên tuy nhiên những tác
nhân này có thể biểu hiện dạng ban này hay dạng khác.
Bệnh tinh hồng nhiệt (do liên cầu)
- Chẩn đoán hoàn toàn dựa vào lâm sàng.
- Xét nghiệm căn nguyên thường do liên cầu A.
- Yếu tố chẩn đoán là tuổi trẻ, đau họng cấp, ban dày đặc, không có khoảng da
lành, nhiều ở chỗ nếp gấp, viền…, có chỗ bong vảy thành mảng, sau đó ban
mờ dần.
Sởi

14


- Thường gặp ở trẻ 3- 7 tuổi.
- Chẩn đoán dựa vào biểu hiện lâm sàng xuất hiện viêm long mũi họng, dấu

Koplic, tiến triển kịch phát. Ban mọc tuần tự từ trên đầu đến chân, ban đỏ.
- Huyết thanh chẩn đoán IgM khi các trường hợp không đặc biệt.
Bệnh Rubella:
Sự xuất hiện ban dạng sởi lần hai sau ban dạng tinh hồng nhiệt, hạch to,
tăng bạch cầu đơn nhân, đau cơ.
Bệnh ngoại ban kịch phát (hay ban đỏ ở trẻ em, bệnh thứ sáu)
Có thể tiên phát do virus Herpes typ 6 (HHV 6)
Nhiễm trùng tiên phát do virus Epstein-Barr:
- Ban dạng sởi tự nhiên ít gặp khoảng 5-10% ca
- Ban dạng sởi hay ban tinh hồng nhiệt xảy ra sau dùng Ampicillin thường gặp
hơn, khoảng 95-100% ca.
- Còn có biểu hiện tăng bạch cầu đơn nhân.
- Chẩn đoán xác định bằng huyết thanh học.
Phát ban do dị ứng thuốc:
- Tất cả các thuốc đều có thể gây nên.
- Cần phải hỏi kỹ về thuốc dùng trước khi phát ban.
- Có thể gặp tất cả các dạng ban, thường ngứa xảy ra sau 1 ngày hoặc muộn, 9
ngày sau dùng kháng sinh Penicillin hay bệnh huyết thanh.
- Triệu chứng xuất hiện nhanh sau đợt điều trị kéo dài (Cotrimoxazol).
- Ban do Ampicillin thường gặp hơn các bệnh do virus EBV, CMV và u
lympho đang điều trị một đợt allopurinol.
Ban do Enterovirus:
Loại Enterovirus không gây viêm tuỷ là Echo hay Coxsackie thường gây
phát ban dạng sởi. Phát ban kèm theo các triệu chứng ít điển hình của nhiễm trùng
giống như giả cúm, tiêu chảy, đau đầu, đau cơ. Đôi khi biểu hiện giống như viêm

15


màng não tăng lympho hay bệnh Bornholm. Các virus có thể được phân lập từ

phân nhiều hơn từ nước não tuỷ. Các virus thuộc typ ECHO 1 và 9, 11, 14, 16, 18,
19, 25, 30; Coxsackie B1 và 6. Thường gặp nhất là ngoại ban của Boston do virus
ECHO 16 có biểu hiện dịch tễ và hội chứng màng não và phát ban do ECHO 19
gây hội chứng màng não và ban xuất huyết.
Ngoại ban dạng tinh hồng nhiệt hay dạng sởi do nguyên nhân ít gặp khác:
- Thường gặp nhất do virus:
+ Đại hồng ban dịch tễ (bệnh thứ năm)
Do virus Parvovirus B19 gây cơn giảm nguyên hồng cầu và tán huyết mãn
tính, ban xuất huyết và viêm khớp. Bệnh tản phát ở gia đình hay trường học gặp ở
trẻ em 5- 10 tuổi. Khởi đầu ban mọc ở mặt, sau 48 giờ thì ban lan rộng ra tay chân
hay ở gốc chi, có rìa đỏ bao quanh. Ban có có thể gặp ở gan bàn tay. Bệnh nhân
không sốt, không ảnh hưởng đến toàn trạng. Bệnh trong 10 ngày có thể xuất hiện
ban lần hai trong 3-4 tuần, tự khỏi, không biến chứng.
+ Viêm gan virus B:
Do virus viêm gan B gây ban dát sẩn ở da hay bệnh Gianotti và Crosti gặp ở
trẻ 2- 6 tuổi, thường gặp ban ở mặt sau lan xuống tay chân. Ban kèm theo hạch
ngoại biên to, gan lách to và một biểu hiện viêm gan không vàng da. Toàn trạng nói
chung tốt. Bệnh tiến triển 3 tuần.
+ Adenovirus typ 1, 2, 3, 4 và 7
Có thể xuất hiện ban dạng sởi. Cúm do virus á cúm typ 3 đôi khi kèm theo dấu ban
đỏ.
+ Arbovirus có thể gây ban dát sẩn.
Một ban dạng tinh hồng nhiệt có thể xuất hiện nhanh trước khi xuất hiệnh ban thuỷ
đậu hay nhiễm trùng do Herpes tiên phát.
16


- Ban do vi khuẩn:
+ Hội chứng phát ban do tụ cầu
Coi như một hội chứng chính nhiễm trùng, nhiễm độc tố tụ cầu tạo nên các

mảng chốc và nó cũng nằm trong khung cảnh hội chứng sốc độc tố tụ cầu.
Kiểu ban tinh hồng nhiệt có thể gặp ngay ở giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn
huyết tụ cầu, liên cầu hay não mô cầu.
Ban hồng (tache rosé) gặp ở tuần thứ 2 trong bệnh thương hàn
Ngoại ban da dạng sởi gặp trong bệnh do Leptospira hay bệnh do Brucella
Nguyên nhân Ricketsia ban dạng nốt sẩn của sốt Địa Trung Hải hay ban dát
sẩn của Typhus hiếm gặp ban dạng tinh hồng nhiệt như sốt Q.
Ban dát của giang mai II
Hiếm gặp ban hồng của vi khuẩn lao ở giai đoạn tiên phát.
Ban vòng đặc trưng của thấp tim, ban quầng của liên cầu, ban quầng như
bệnh đóng dấu của lợn và viêm quầng mạn hướng nhiều đến nguyên nhân do bệnh
Lyme.
- Ban do ký sinh trùng
+ Kiểu ban dạng sởi là của Toxoplasma, ở mông, mặt hay gan bàn tay, chân.
+ Kiểu ban mề đay khởi đầu đôi khi ban kiểu tinh hồng nhiệt là do nang sán.
- Bệnh Kawasaki hay hội chứng sốt và viêm hạch, da, u mạch cấp. Căn
nguyên thường do nhiễm trùng, hay gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây dịch nhỏ. Tiến
triển của bệnh kiểu 2 pha:
+ Pha đầu tiên: sốt liên tục 7 ngày hoặc 2- 3 tuần, kèm theo xung huyết củng
mạc, có ban miệng họng, môi khô nứt nẻ. Lưỡi viêm dầy, có hình phù nề
dưới da lan đến tứ chi, ban dát sẩn mầu tím ở gan bàn tay, chân, có ban tinh
hồng nhiệt, ban dạng sởi đa hình thái, hạch cơ ức đòn chũm to. Có thể có tổn
thương nội tạng: ỉa chẩy, đau bụng, đái máu vi thể, hồng cầu tán huyết và ure

17


máu cao, viêm tai, viêm mống mắt trước, liệt dây thần kinh sọ, viêm màng
não tăng bạch cầu lympho, vàng da nhẹ.
Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy rõ hội chứng viêm, tốc độ máu lắng tăng

rất cao 50- 80 mm, thiếu máu, tăng bạch cầu trung tính 30.000/μl, tiểu cầu giảm.
+ Giai đoạn bán cấp: 15- 25 ngày. Khởi đầu là sự tróc vảy da ở chỗ mà đầu
tiên từ móng tay, chân, đau cơ, hay viêm khớp lớn, cuối cùng là tổn thương
ở tim- là dấu hiệu tiên lượng của bệnh: điện tim không bình thường, viêm
màng ngoài tim, viêm cơ tim (20%), hay tổn thương mạch vành (phình
mạch, hẹp mạch) tăng cao khi chụp mạch vành và có thể có những biểu hiện
nặng nề tối cấp chiếm 1- 2% như viêm tắc tĩnh mạch hay viêm động mạch ở
thời kỳ khởi bệnh (28 ngày). Các biến chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh
bú mẹ, mặc dù sốt, biểu hiện kéo dài trong các trường hợp có máu lắng tăng
hay tiểu cầu giảm là dấu hiệu chú ý.
- + Giai đoạn lui bệnh: kéo dài 3- 6 tuần, mặc dù hết viêm nhưng bạch cầu
tăng còn tồn tại 1 tháng.
Điều trị bằng immunoglobulin tĩnh mạch và aspirin (80-100 mg/kg/24 giờ x
14 ngày).
Ban dạng nốt phỏng hay có mủ:
Ban dạng nốt phỏng hay có mủ chủ yếu do nguyên nhân nhiễm trùng, mặc
dù ban phỏng nước thường chủ yếu do miễn dịch dị ứng hơn là nhiễm trùng (như
thuỷ đậu, hay Zona ở người suy giảm miễn dịch, viêm màng não mủ do não mô
cầu tối cấp hay do nhiễm trùng tụ cầu).
Ban dạng nốt phỏng:
Thường là do virus, virus Herpes hay Enterovirus.
Virus thuỷ đậu, Zona
18


Virus Herpes ở người (xem bài virus Herpes): Ban ở dạng từ ban đỏ đến nốt
phỏng, ban ở da, niêm mạc
Hội chứng tay- chân- miệng do virus Coxsackie A16 gây ra ở trẻ nhỏ, khởi
đầu phát ban ở khoang miệng, ban phỏng nước dạng áp-tơ.
Ban dạng có mủ:

Viêm nang lông do tụ cầu:
Nốt phỏng mủ không do viêm nang lông:
- Chốc: mụn mủ chốc lở (chốc loét) hay mủ do nhiễm trùng liên cầu hay tụ
cầu.
- Văc-xin và bệnh đậu mùa, bệnh lây nhiễm.
- Ban mủ - xuất huyết do nhiễm khuẩn huyết hay não mô cầu.
Ban gan bàn tay, bàn chân:
Căn cứ hình thái ban này đa dạng, thường có các nguyên nhân sau:
-

Giang mai bẩm sinh = lây nhiễm mạnh
Giang mai II
Thuỷ đậu
Hội chứng tay - chân - miệng
Sốt phát ban
Viêm nội tâm mạc
Ban đỏ nút (Erythema nodosum)
Là viêm da và tổ chức dưới da bán cấp do viêm mạch của các mạch lớn ở

dưới da, có nhiều nguyên nhân gây ra.
Chẩn đoán lâm sàng
- Thường gặp ở người trẻ tuổi

19


- Nốt có đường kính 2- 4 cm, nổi gồ rõ, màu hồng sau đỏ dần lên. Có gặp ban
hai bên, mào xương chày, cũng như mặt trước xương cánh tay 30%, sờ vào
đau, chắc, có thể di động nhưng gắn sâu vào dưới da.
- Ban thường xuất hiện trước vài hôm, kèm theo có sốt nhẹ, mệt mỏi, vã mồ

hôi, đau cơ, đau họng.
- Cận lâm sàng có thể có tăng bạch cầu, biểu hiện hội chứng viêm.
- Mỗi đợt kéo dài 8 - 15 ngày, không có mủ, tiền sử có thể có va đập gây nên
viêm chân bì, tiến triển có thể có 2 - 3 đợt cấp (tuỳ theo tuổi), không để lại
sẹo.
Một số nguyên nhân chủ yếu:
Lao tiên phát: Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm đờm và bệnh phẩm tại chỗ,
phản ứng Mantoux, tốc độ máu lắng, Xquang phổi.
Nhiễm trùng liên cầu: Là nguyên nhân thứ ba hay gặp, thường xảy ra ở
người lớn và nhiễm liên cầu tiên phát (viêm hạch, viêm xoang, viêm lợi)
Biểu hiện viêm, sau đó ban dạng chấm xuất hiện nhanh.
Tổn thương da do dị ứng thuốc: Thường ít gặp, do thuốc: Sulfamit, lactase,
axit salicylic,…
Bệnh do Yersinia: Do Y. pseudotubercurlose và Y. enterocolitica khi có hạch
mạc treo hay tiêu chảy.
Những nguyên nhân ít gặp khác:
Có thể là:
Nhiễm trùng do vi khuẩn: giang mai II, Chlamydia, bệnh phong, lậu cầu,
Brucella, thương hàn…
Nhiễm ký sinh trùng: Trypanosoma, Histoplasma , Cryptococcus…
Bệnh đường ruột mãn tính: viêm loét đại tràng, bệnh Crohn
20


×