Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế theo quy định Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.31 KB, 21 trang )

A.

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng theo đó
mà nâng cao hơn. Nhờ vào sự phát triển của khoa học – kỹ thuật mà các nhu cầu
đó không những trở thành sự sáng tạo đơn thuần của con người mà còn trở thành
bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất có tầm ảnh hưởng quyết định đến năng
suất. Tuy nhiên, sản phẩm của khoa học – kỹ thuật không giống như những vật
phẩm của con người là hữu hình và dễ kiểm soát, chúng vô hình và cũng chính
vì thế mà người tạo ra chúng khó kiểm soát được một cách tối đa hay nói cách
khác là khó có thể chiếm hữu cho riêng mình mà chúng rất dễ bị lợi dụng và
chiếm đoạt. Trong đó sáng chế là một trong những đối tượng quan trọng và phổ
biến nhất. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình
nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy định của tự
nhiên. Chính vì tầm quan trọng của sáng chế mà hơn bao giờ hết các sáng chế
cần được Nhà nước bảo hộ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở
hữu sáng chế. Vậy những sáng chế nào sẽ được Nhà nước bảo hộ như thế nào?
Hay những sáng chế nào không được bảo hộ? Thực trạng bảo hộ sáng chế hiện
nay như thế nào?
Để làm rõ hơn những vấn đề trên, em xin chọn đề tài “Điều kiện bảo hộ
đối với sáng chế theo quy định Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009) và một số kiến nghị” để trả lời cho những câu hỏi trên. Trong
bài làm sẽ không tránh được những sai sót nhất định, mong thầy cô góp ý để bài
làm của em thêm phần hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG
Khái quát chung về sáng chế và bảo hộ sáng chế:
B.

I.



1


Khái niệm sáng chế:
Trong số các đối tượng thuộc về quyền sở hữu trí tuệ thì bản quyền và sáng
1.

chế luôn có tầm quan trọng và đặc biệt, điều này được phản ánh qua Hiệp định
TRIPs với các điều khoản quy định hai quyền này ở vị trí trung tâm so với các
quy định về các đối tượng khác 1. Bên cạnh những đặc điểm chung là chúng đều
phản ánh trình độ kĩ thuật và thể hiện bước tiến trong bảo hộ các sáng tạo trí tuệ
của con người áp dụng trong các ngành công nghệ cũng như các ngành khác.
Lịch sử Hoa Kỳ đã chứng minh rằng bảo hộ sáng chế là một trong những yếu tố
then chốt, có ý nghĩa quyết định trong việc đưa nước này trở thành cường quốc
kinh tế, thương mại, khoa học – kĩ thuật hàng đầu thế giới.2
Tầm quan trọng bậc nhất của bảo hộ sáng chế dẫn đến việc thực tế là các
điều khoản sáng chế trong Hiệp định TRIPs luôn là tâm điểm của sự tranh chấp.
Sự khác biệt quá lớn trong quan điểm về bảo hộ sáng chế giữa các quốc gia dẫn
đến Hiệp định TRIPs không đưa ra được định nghĩa sáng chế. Tại Điều 27 Hiệp
định TRIPs, điều luật đầu tiên quy định về sáng chế, Hiệp định TRIPs chủ yếu
đề cập ba tiêu chuẩn là tính mới, thể hiện bước tiến sáng tạo và khả năng áp
dụng công nghiệp của sáng chế.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia đưa ra khái niệm sáng chế (Nhật,
Meehico,...) được quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới
dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc
ứng dụng các quy luật tự nhiên”. Với định nghĩa này Việt Nam không chỉ bảo
đảm yêu cầu bảo hộ mọi sáng chế bất kể “dưới dạng sản phẩm hay quy trình”
nêu tại Điều 27 Hiệp định TRIPs mà còn dường như qua đó thể hiện cách tiếp

cận nghiêng về quan điểm không bảo hộ độc quyền sáng chế cho tính năng sử
dụng mới của một sản phẩm đã biết hoặc một sản phẩm được sản xuất theo sáng
1 Xem thêm: Chstopher Arup, The World Trade Organization Knowledge Agreements, Second

Edition, Cambridge University Press, Cambridge, 2008, 299-315.
2 Xem thêm: Stephen A.Merrill, Paten System for the 21st century, National Academy Press,

Washington, 2004.
2


chế đang được bảo hộ (new use of a known product or a patented product), đặc
biệt khi thực tế thường không thể chứng minh tính năng mới của sản phẩm trong
các trường hợp này đáp ứng điều kiện tính mới và trình độ sáng tạo để có thể
cấp bằng sáng chế độc quyền.3
Vai trò và ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế:
Sáng chế phải là một giải pháp kỹ thuật, hay nói cách khác phải thuộc một
2.

hoặc một số lĩnh vực kỹ thuật nhất định, tuy nhiên người tạo ra sáng chế không
đòi hỏi phải được đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng, do vậy cho dù bạn
không phải là một kỹ sư bạn vẫn có thể tạo ra một sáng chế nào đó nhằm phục
vụ điều mà bạn mong muốn, ví dụ công việc của bạn là trồng lúa và sau một
khoảng thời gian vật lộn với nắng mưa bạn nhận ra rằng nếu tiếp tục làm theo
cách thông thường của công đoạn gieo hạt thì sẽ mất rất nhiều thời gian, vì vậy
bạn đã nghĩ ra việc chế tạo một cái máy gieo hạt để thay thế mình làm công việc
này; sau khi hoàn thành việc chế tạo và đưa vào sử dụng, máy gieo hạt đã giúp
bạn rút ngắn thời gian gieo hạt xuống mức đáng kể, hay nói cách khác bạn đã
thành công trong việc tạo ra một sáng chế.
Việc tạo ra một sáng chế không đơn giản, nó đòi hỏi phải bỏ ra một khối

lượng thời gian, công sức và tiền bạc đáng kể, tuy nhiên việc bắt chước sau đó
lại quá dễ dàng, do vậy ngay sau khi tạo ra thành công một sáng chế việc phải
làm tiếp theo là xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sáng chế đó, việc làm này sẽ
giúp người tạo ra sáng chế có thể nhận được sự công nhận và bảo hộ của nhà
nước, nhờ vậy mà chủ sở hữu sáng chế có thể khai thác và thu được lợi ích từ
sáng chế của mình thông qua việc khai thác công dụng hoặc trực tiếp sản xuất
sản phẩm được sản xuất theo sáng chế hoặc chuyển quyền sử dụng sáng chế đó
cho người khác.

3 Nội dung đã nêu cũng là vấn đề được bỏ ngỏ trong quy định của Hiệp định TRIPs nêu về nguyên tắc

thành viên có quyền tự quyết định có ghi nhận về chúng trong luật của mình hay không và cách tiếp
cận vấn đề này giữa các thành viên tương đối khác biệt. Xem thêm: UNCTAD & ICTSD, Resource
book on TRIPs and Development, Cambridge University Press, Cambridge, 2005, 356-367.
3


Tóm lại có thể hiểu bảo hộ sáng chế là việc Nhà nước thông qua hệ thống
pháp luật, xác lập quyền của các chủ thể đối với sáng chế và bảo vệ quyền đó
chống lại những hành vi xâm phạm của chủ thể khác.
Việc bảo hộ sáng chế có lịch sử rất lâu đời, từ khoảng thế kỉ XVII – XVIII
tại châu Âu sau cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ nhất để bảo hộ
những sáng tạo, những phát minh mới. Việc bảo hộ sáng chế không chỉ đem lại
lợi ích cho chủ sở hữu sáng chế mà còn mang lại lợi ích cho cả xã hội. Việc bảo
hộ sáng chế có một số vai trò tiêu biểu như:
Một là, thúc đẩy sự đổi mới. Hệ thống bảo hộ sáng chế giúp giảm bớt rủi ro
đến từ những hành vi "ăn cắp" công nghệ đó và đồng thời khuyến khích các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa ra các quyết định đầu tư cho phát triển công
nghệ mới.
Hai là, thúc đẩy việc công bố các công nghệ mới. Đơn sáng chế hoặc bằng

độc quyền sáng chế và toàn bộ các tài liệu liên quan sẽ được công bố sau những
thời hạn nhất định (trừ sáng chế mật). Do vậy, tất cả mọi người đều có cơ hội
tiếp cận các giải pháp công nghệ được đề cập trong các đơn hoặc bằng độc
quyền sáng chế đó.
Ba là, hạn chế việc bảo hộ các giải pháp kỹ thuật dưới dạng bí mật. Nếu
không có luật sáng chế thì sẽ xuất hiện xu hướng là các thành quả sáng tạo
thường được giữ bí mật để tránh bị sao chép. Tuy nhiên, luật bảo hộ bí mật
thương mại có những hạn chế nhất định. Do vậy, hệ thống sáng chế mang lại
hình thức bảo hộ ưa thích hơn cho các nhà sáng chế.
Bốn là, thúc đẩy cạnh tranh. Cuộc đua sáng chế sẽ tạo ra cho thị trường
hàng loạt các sản phẩm thay thế để xã hội có thể lựa chọn. Hệ thống bảo hộ sáng
chế mang lại lợi ích cho xã hội ở cả việc thúc đẩy giảm giá và thúc đẩy liên tục
tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới.

4


Năm là, khuyến khích và thu hút sự đầu tư của tư nhân vào hoạt động
nghiên cứu và phát triển. Khả năng có được phần thưởng là độc quyền được cấp
cho các sáng tạo mới có ý nghĩa như một cục nam châm để thu hút đầu tư vốn từ
khu vực tư nhân. Tiềm năng kinh tế mang lại từ độc quyền sáng chế khuyến
khích việc đầu tư vốn cho cả lĩnh vực nghiên cứu triển khai và sản xuất và
thương mại các công nghệ mới.
Sáu là, công nhận quyền tư hữu về tài sản trí tuệ. Việc pháp luật công nhận
và coi quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản cho phép tài sản này có thể được
chuyển giao, để thừa kế v.v... Điều này cũng đặc biệt quan trọng trong hoạt động
kinh tế hiện nay khi tài sản trí tuệ được sử dụng làm đối tượng cho một quan hệ
bảo đảm về tài chính như thế chấp hay cầm cố.
II.


Điều kiện bảo hộ sáng chế:
Theo Điều 27 Hiệp định TRIPs thì: “Bằng sáng chế có thể được cấp cho

bất cứ sáng chế nào, bất kể là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực
công nghệ với điều kiện sáng chế đó là mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng
áp dụng công nghiệp”. Tại Việt Nam, điều kiện bảo hộ sáng chế được quy định
tại Khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
thì “Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu
đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới, có trình độ sáng tạo có khả năng áp
dụng công nghiệp”
1. Tính mới:
Sáng chế được công nhận là mới so với trình độ kĩ thuật trên thế giới nếu
đáp ứng một số điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) như sau: “Sáng chế được coi là có tính
mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản
hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp
đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký
sáng chế được hưởng quyền ưu tiên”.

5


Sáng chế nêu trong đơn yêu cầu cấp bằng văn bản bảo hộ sáng chế không
trùng với giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng sáng chế đã
được nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn.
Trước ngày ưu tiên của đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế chưa bị
bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước dưới hình thức sử dụng mô tả trong bất
kì nguồn thông tin nào dưới đây tới mức mà căn cứ vào đó người có trình độ
trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện giải pháp đó gồm:
Thứ nhất, các nguồn thông tin liên quan đến sáng chế ở nước ngoài, tính từ

ngày công bố bao gồm các nguồn thông tin với bất kì vật mang tin nào (ấn
phẩm, phim ảnh, băng đĩa,....) tính từ ngày công bố tin, vật mang tin bắt đầu
được lưu hành.
Thứ hai, các nguồn thông tin đại chúng: Các báo cáo khoa học, các bài
giảng,... nếu được ghi lại bằng bất cứ phương tiện nào tính từ ngày báo cáo hoặc
giảng bài, các triển lãm tính từ ngày hiện vật được trưng bày.
Tuy nhiên, bên cạnh đó thì pháp luật còn quy định các trường hợp nhằm
loại trừ khả năng làm mất tính mới của sáng chế như:
Một là, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu sáng chế bị người khác
do được biết thông tin đó tự ý công bố nhưng không được phép của người nộp
đơn và ngày người đó công bố nằm trong thời hạn 06 tháng trước ngày nộp đơn
yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế;
Hai là, sáng chế được người có quyền đăng kí theo quy định của pháp luật
công bố dưới dạng báo cáo khoa học trong thời hạn 06 tháng trước ngày nộp
đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế;
Ba là, sáng chế được người có quyền đăng kí theo quy định của pháp luật
trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc
tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức trong thời hạn 06 tháng trước
ngày nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế.
Một thông tin chưa bị coi là bộc lộ công khai nếu chỉ có một số lượng
người xác định có liên quan được biết đến thông tin đó. Những người có liên
6


quan có thể được hiểu là những người cùng tham gia vào quá trình để tạo ra giải
pháp kĩ thuật đó hoặc là những người đã cung cấp tư liệu hay đã có những giúp
đỡ nhất định để chủ văn bằng tạo ra sáng chế đó. Số lượng những người nắm
được thông tin về sáng chế này nằm trong sự kiểm soát của chủ sáng chế hay nói
cách khác chủ sáng chế biết rõ về những người này và cũng biết rõ họ đã nắm
được các thông tin gì liên quan đến sáng chế và mức độ đến đâu.

Như vậy, sự bộc lộ công khai trên toàn thế giới trước ngày nộp đơn đăng kí
sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng kí là yếu tố quyết định sáng chế
đó có đáp ứng tiêu chuẩn về tính mới ở Việt Nam hay không 4. Nội dung này
trong Luật Sáng chế Việt Nam tương đồng với quy định tương ứng trong Luật
Sáng chế của hầu hết các nước khác, nhưng khác biệt so với Luật Sáng chế của
Hoa Kỳ, nơi sáng chế không bị coi mất đi tính mới nếu bộc lộ bên ngoài lãnh
thổ Hoa Kỳ dưới hình thức phi văn bản, bao gồm việc sử dụng hoặc bán5.
2.

Có trình độ sáng tạo:

Chiếu theo chú thích tại Khoản 5 Điều 27 Hiệp định TRIPs thì “Trình độ
sáng tạo” có thể được mỗi thành viên coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “không
hiển nhiên”
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kĩ
thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc
dưới bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp
đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng kí sáng chế trong trường hợp đơn
đăng kí sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước sáng tạo,
4 Sự bộc lộ công khai sáng chế trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn yêu cầu bảo hộ sáng

chế luôn được gắn với khả năng đáp ứng tính tiêuchuẩn mới nhìn chung bắt nguồn từ cách tiếp cận
xem việc cấp bằng độc quyền sáng chế là một quan hệ mang tính “khế ước” thể hiện sự “trao đổi cân
bằng” giữa một bên là nhà nước, một bên là chủ sỡ hữu. Do vậy, trường hợp chủ sỡ hữu sáng chế
không đáp ứng yêu cầu bộc lộ một điều gì mới trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng.. , hậu quả chắc chắn
là việc cấp bằng đọc quyền sáng chế trở nên không thể thwucj hiện được hoặc nếu đã thực hiện thì
bằng độc quyền đó cũng có thể bị thu hồi hay hủy bỏ. Xem thêm: UNCTAD & ICTSD, Resource book
on TRIPs and Development, Cambridge University Press, Cambridge, 2005, 359.
5 Xem thêm: Carlos M,Correa. Ittellectual Property Rights, the WTO and Developing Countries: The


TRÍP Agreements and Policy Options, Zed Books, London, 2000, 58.
7


không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về
lĩnh vực kĩ thuật tương ứng, vấn đề này được quy định rõ tại Điều 61 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009).
Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kĩ
thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc
dưới bất kì hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp
đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đãng kí sáng chế trong trường hợp đơn
đăng kí sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước sáng tạo,
không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về
lĩnh vực kĩ thuật tương ứng, vấn đề này được quy định rõ tại Điều 61 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009).
Như vậy, sáng chế phải được tạo ra từ quá trình đầu tư sáng tạo nhất định,
phải là thành quả của ý tưởng sáng tạo nổi trội, có thể nhận biết rõ ràng. Giữa
tình trạng kĩ thuật đã được biết trước đó và sáng chế yêu cầu bảo hộ phải tạo ra
bước tiến sáng tạo rõ rệt và đó được coi là bản chất của sáng chế. Hay theo cách
giải thích của Hiệp định TRIPs về trình độ sáng tạo của sáng chế đó là tính
“không hiển nhiên” Dựa trên mặt bằng sáng tạo đã có, giải pháp kĩ thuật đó
không thể được tạo ra một cách quá dễ dàng đối với người có trình độ trung bình
trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng, hơn thế chúng còn tạo ra bước tiến sáng tạo
vượt trội hơn hẳn so với các giải pháp kĩ thuật trước đây thì được coi là đáp ứng
được tiêu chí “không hiển nhiên”
Việc đánh giá tính sáng tạo của đối tượng yêu cầu bảo hộ so với các giải
pháp đã biết được thực hiện theo các trình tự như: Vấn đề đặt ra, giải pháp cho
vấn đề này, kết quả thu được nhờ thực hiện giải pháp nêu trong đơn. Nếu một
chuyên gia trung bình mà có thể đặt vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách thức đã
nêu, cũng như có thể đảm bảo hiệu quả thu được nhờ giải pháp đó thì sáng chế

không đáp ứng được tiêu chuẩn tính sáng tạo.

8


Về mặt thực tiễn, yêu cầu về tính mới và trình độ sáng tạo ở các nước đang
phát triển nếu được đặt ra với tiêu chí quá cao sẽ tạo rào cản cho quá trình cách
tân, nhưng với tiêu chuẩn thấp sẽ dẫn đến tình trạng cản trở cạnh tranh chính
đáng khi bằng độc quyền được cấp một cách dễ dàng cho sáng chế nhỏ mọn,
tầm thường6. Hơn nữa, thực tế trình độ kĩ thuật và công nghệ thường chưa cao ở
các nước đang phát triển, việc thẩm định có nhiều khó khăn cho các cơ quan
sáng chế, khi đó các cơ quan sáng chế có thể lựa chọn công nhận kết quả thẩm
định sáng chế có uy tín, ví dụ bộ ba Cơ quan Sáng chế Hoa kỳ (USPTO), Cơ
quan Sáng chế Liên hiệp châu Âu (EUPO), Cơ quan Sáng chế Nhật Bản (JPO)7.
Có khả năng áp dụng công nghệ:
Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu: a) Các thông
3.

tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn về điều kiện kĩ thuật cần thiết
được trình bày một cách rõ ràng và đầy đủ đến mức cho phép người có trình độ
hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng có thể tạo ra, sản xuất ra
hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc tiến hành được giải pháp đó; b) Việc tạo ra,
sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc tiến hành giải pháp đó có thể được lặp đi lặp
lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả được nêu trong đơn. Đây là đặc
điểm khác biệt giữa sáng chế với phát minh khoa học. Phát minh khoa học được
quy định trong Hiệp định Giơnevơ (1978) là sự phát hiện ra những hiện tượng,
những tính chất hoặc quy luật của thế giới vật chất mà trước đó chưa được phát
hiện và có khả năng xác minh được. Các phát minh khoa học chủ yếu thể hiện
dưới góc độ lí thuyết chưa thể hiện khả năng áp dụng chúng vào thực tiễn trong
các lĩnh vực kinh tế – xã hội và do đó không được bảo hộ theo pháp luật về sở

hữu công nghiệp. Trong Hiệp định TRIPs cũng giải thích đặc điểm thứ ba của
sáng chế là “khả năng áp dụng công nghiệp” có thể giải thích đồng nghĩa với
thuật ngữ “hữu ích”.

6 Xem thêm: UNCTAD & ICTSD, Resource book on TRIPs and Development, Cambridge University

Press, Cambridge, 2005, 360.
7 Xem thêm: Peter Drahos, Trust Me; Patent Office in Developing Countries.

9


Về tiêu chuẩn cuối cùng này được quy định tại Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) thì một sáng chế được xem có khả năng
áp dụng công nghiệp của sáng chế nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản
xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của
sáng chế và thu được kết quả ổn định 8. Quy định này góp phần giải thích tại sao
khác với một số quốc gia như Hoa Kỳ, ở Việt Nam, phương pháp kinh doanh và
nhiều phương pháp khác được xác định không thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế,
trình bày tại các trường hợp không được bảo hộ9.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật thì bất kì giải pháp kĩ thuật nào đáp
ứng được ba điều kiện: Tính mới, trình độ sáng tạo và tính hữu ích thì đều có thể
cấp văn bằng bảo hộ độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, sáng chế nếu không đáp
ứng được tiêu chí về trình độ sáng tạo nhưng không phải là hiểu biết thông
thường, có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì cũng sẽ được bảo hộ
dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích được nêu rõ trong Khoản 2
Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009).
III. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (TRIPS) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo hộ và thực thi quyền

sở hữu trí tuệ đối với các thành viên WTO và một thỏa thuận đa phương và toàn
diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến thời điểm này. Hiệp định TRIPs xác định
mục tiêu việc bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ là “góp phần thúc đẩy
việc cải tiến, chuyển giao và phổ biến công nghệ, góp phần đem lại lợi ích
chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã
hội và lợi ích kinh tế, và tạo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”. Để thực hiện
mục tiêu này, Hiệp định cho phép các thành viên tự quyết các biện pháp cần
8 Điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế quy định tại các Điều 58, 60-62 Luật sỡ hữu trí tuệ được

hướng dẫn cụ thể tại các Điểm 25.4, 25.5, 25.6 của Thông tư 01/2007.
9 Ở Hoa Kỳ nhiều bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho các phương pháp kinh doanh và phương

pháp khác.
10


thiết, phù hợp với hoàn cảnh xã hội của mình để “bảo đảm vấn đề y tế và dinh
dưỡng cho nhân dân” và các biện pháp để “ngăn ngừa sự lạm dụng quyền sở
hữu trí tuệ bởi những người nắm quyền”, miễn rằng các biện pháp đó không trái
với các quy định tại Hiệp định.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế được quy định
trong Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và có
thể chia làm bốn nhóm:
Nhóm 1, các đối tượng không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn ứng
dụng công nghiệp của sáng chế như phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp
toán học; giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ
thuật.
Ngoài ra, vì một số điểm tương đồng mà sáng chế thường dễ bị nhầm lẫn
với phát minh, nhưng trên thực tế đấy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Về
bản chất, phát minh là việc nhận ra quy luật tự nhiên vốn tồn tại, trong khi sáng

chế là tạo ra phương tiện mới về mặt kĩ thuật chưa từng tồn tại. Phát minh không
thể trực tiếp áp dụng vào đời sống mà phải thông qua sáng chế. Cùng với thời
gian, sáng chế có thể suy giảm, tiêu vong theo tiến độ của khoa học công nghệ,
kỹ thuật, còn phát minh luôn tồn tại trong lịch sử nhân loại.Vì vậy, Luật Sở hữu
trí tuệ không bảo hộ phát minh với danh nghĩa sáng chế mà có cơ chế pháp lý
khác.
Nhóm 2, sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt
động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình
máy tính; cách thức thực hiện thông tin.
Các đối tượng này chỉ thuần tuý là sự thể hiện thông tin chứ không mang
bản chất là một giải pháp kỹ thuật, do đó không thể có khả năng áp dụng chúng
vào sản xuất công nghiệp trong thực tiễn được. Các đối tượng như “sơ đồ, kế
hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động tri óc, huấn luyện vật
nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính được” bảo hộ theo
11


quy định quyền tác giả. Vì vậy, các đối tượng này không được bảo hộ với danh
nghĩa sáng chế.
Nhóm 3, giống thực vật, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động
vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh.
Các đối tượng này được bảo hộ trong lĩnh vực khác bởi những đặc điểm
đặc biệt của các đối tượng này, ví dụ như Quy trình để tạo ra một giống cây
trồng mới thường mất rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, việc sao
chép giống cây trồng lại có thể được thực hiện nhanh chóng theo nhiều cách
thức khác nhau, như: chiết cây, giâm cây hoặc gieo hạt … Việc thời hạn hiệu lực
của bằng độc quyền sáng chế (tối đa chỉ 20 năm) lại không phù hợp đối với đối
tượng giống cây trồng mới (thời gian khai thác giống cây trồng có thể kéo dài
đến 25 năm hoặc hơn thế). Do vậy, đòi hỏi các nhà làm luật cần phải xây dựng
cơ chế bảo hộ hữu hiệu, riêng biệt cho đối tượng giống cây trồng mới, đảm bảo

cho người tạo giống cây trồng có thể khai thác lợi nhuận và tái đầu tư cho các
hoạt động sáng tạo của mình.
Nhóm 4, Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán, chữa bệnh cho người và
động vật.
Loại trừ đối tượng này ra khỏi phạm vi sáng chế được bảo hộ bởi vì việc
tìm ra phương pháp phòng và chữa bệnh cần phải mở rộng phạm vi áp dụng vì
mục đích nhân đạo có tầm quan trọng rất lớn đến lợi ích cộng đồng, nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và không thể đưa ra để tư nhân hóa hoặc
thương mại hóa được.
Ngoài ra vì lý do đảm bảo an ninh, quốc phòng mà Nghị định số
122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010 quy định về sáng chế mật được ra đời. Theo
đó, sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước
thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia theo pháp luật về bảo vệ bí mật
nhà nước gọi là sáng chế mật. Sáng chế mật chỉ có thể được cấp Bằng độc quyền
sáng chế mật hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật. Đơn đăng ký sáng
12


chế mật, Bằng độc quyền sáng chế mật, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích mật
không được công bố và phải được bảo mật theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà
nước. Việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mật, chuyển giao
quyền nộp đơn, quyền sở hữu sáng chế mật phảiđược phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Bộ trưởng Bộ
Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể sử dụng, giao cho tổ chức, cá nhân
sử dụng sáng chế mật nhằm mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định tại các
Điều 145, 146 và 147 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Liên hệ thực tiễn:
Những tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ hệ thống bảo hộ sáng chế:
Bên cạnh những tác động tích cực của bảo hộ sáng chế thể hiện qua vai trò
III.

1.

của việc bảo hộ này thì bản thân việc bảo hộ sáng chế này cũng chứa đựng
những tác động tiêu cực nhất định như:
Một là, bảo hộ sáng chế có thể làm tăng chi phí tiếp cận công nghệ đối với
các nước đang phát triển. Việc cấp độc quyền sáng chế sẽ cho phép các chủ sở
hữu sáng chế thu được những nguồn lợi lớn từ việc cho phép người khác sử
dụng công nghệ của họ. Điều này dẫn tới các doanh nghiệp của những nước
đang phát triển phải mua công nghệ với giá cao, làm tăng giá thành sản phẩm và
do đó sức cạnh tranh đương nhiên bị giảm sút.
Hai là, bảo hộ sáng chế có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến nghiên cứu
khoa học cơ bản. Việc bộc lộ sớm một sáng chế có thể ảnh hưởng đến khả năng
được bảo hộ của sáng chế đó hay nói cách khác là bị mất tính mới và không còn
khả năng được cấp bằng độc quyền. Quy định này sẽ khuyến khích việc giữ bí
mật thông tin cho đến khi nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền hay có thể là lâu
hơn và do đó sự phát triển trong một số lĩnh vực khoa học có thể bị ảnh hưởng.
Ba là, bảo hộ sáng chế có thể làm giảm cơ hội tiếp cận sản phẩm được bảo
hộ sáng chế. Với độc quyền được cấp, chủ sở hữu sáng chế có thể nâng giá bán
sản phẩm nhờ vị thế thị trường độc quyền (hợp pháp) của mình và do đó người
tiêu dùng có thể bị hạn chế cơ hội tiếp cận sản phẩm đó.
13


Thực trạng hiện nay:
Trong số các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở
2.

Việt Nam thì hiện nay không thấy có trường hợp xâm phạm quyền tạm thời đối
với sáng chế, mà hầu hết là việc sử dụng sáng chế khi không được phép của chủ
sở hữu. Hơn nữa, hành vi xâm phạm chủ yếu là sản xuất sản phẩm được bảo hộ

và áp dụng quy trình được bảo hộ.
Đầu tiên, trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế ở Việt Nam.
Xâm phạm qua hành vi sản xuất sản phẩm được bảo hộ Công ty Thành
Đồng (địa chỉ 259 Tống Duy Tân, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hoá, tỉnh
Thanh Hoá) do ông Đỗ Thành Đồng làm giám đốc chuyên sản xuất sản phẩm
"bạt chắn nắng mưa tự cuốn". Sản phẩm "bạt chắn nắng mưa tự cuốn" đã được
cấp bằng độc quyền sáng chế số 5633 (cấp ngày 09/05/2006). Nhưng chỉ ít lâu
sau khi sản phẩm "bạt chắn năng mưa tự cuốn" có mặt trên thị trường thì sản
phẩm này đã bị làm giả bởi cơ sở Ngọc Thanh có địa chỉ tại 28 Đào Duy Từ,
phường Ba Đình, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá do ông Ninh Đức
Thanh làm chủ.
Thứ hai, xâm phạm qua hành vi áp dụng quy trình được bảo hộ.
Trường hợp “đạo công nghệ” tại công trình kè Đà Giang trên sông Đà là
một ví dụ. Đây là một công trình trọng điểm được Nhà nước đầu tư khoảng 190
tỉ đồng để bảo vệ thị xã Hoà Bình trong mùa mưa khi Nhà máy thuỷ điện Hoà
Bình xả lũ. Tuy nhiên, chỉ một con lũ nhỏ đầu mùa mưa mà hiện tượng sụt lún
không đều đã xuất hiện trên những đoạn mái kè vừa được thi công xong. Căn
nguyên của sự việc này bắt nguồn từ việc vi phạm quyền sáng chế của Công ty
tư vấn thiết kế dẫn đến không đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Đơn vị
thiết kế đã sử dụng bất hợp pháp công nghệ của TS. Phan Đức Tác - người đã
được cấp Bằng độc quyền sáng chế về công nghệ dựa trên sự liên kết bền vững
của các khối bê tông đúc sẵn hình lục giác có gờ mấu được ráp khít vào nhau.
Nhưng trên thực tế, cả bên thiết kế và bên thi công đều không thực hiện được
14


yêu cầu đó. Hậu quả là mấy trăm tấn xi măng đem đúc ra những khối bê tông
không chuẩn ấy trở thành vô giá trị, và công trình này chắc chắn phải làm lại,
tiêu tốn rất nhiều tiền của Nhà nước. Hơn nữa, việc này gây ra sự hiểu lầm đáng

tiếc rằng sáng chế đó không có giá trị.
Ngoài ra còn có tình trạng xâm phạm vượt qua khỏi biên giới quốc gia.
Ví dụ như vụ kiện của Doanh nghiệp tư nhân võng xếp Duy Lợi. Tuy chưa
đăng kí bảo hộ sáng chế cho sản phẩm của mình, nhưng kiểu dáng công nghiệp
khung mắc võng của Duy Lợi đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền
kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày 23/03/2000. Vừa qua, doanh nghiệp
tư nhân võng xếp Duy Lợi đã đâm đơn kiện và thắng kiện một doanh nhân Đài
Loan xâm phạm bằng sở hữu công nghiệp tại Mỹ.
Trong giai đoạn tiếp theo khi trình độ nghiên cứu và sản xuất trong nước
phát triển tiếp cận dần với trình độ khu vực, Việt Nam cần sẵn sàng về mặt pháp
lý để sao cho trong khi đạt những chuẩn tối thiểu theo yêu cầu về bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ, Việt Nam vẫn tranh thủ một cách tốt nhất các cơ hội để phát triển
và bảo vệ sản xuất trong nước, nhanh chóng khai thác các giải pháp kỹ thuật tiên
tiến để ứng dụng vào đời sống.
Kiến nghị để cân bằng lợi ích:
Cân bằng lợi ích là yêu cầu then chốt trong bảo hộ quyền sở hữu công
3.

nghiệp đối với sáng chế. Hệ thống bảo hộ sáng chế không chỉ phải giải quyết
mối quan hệ lợi ích công - tư (xã hội và chủ sở hữu sáng chế) mà còn phải giải
quyết cả mối quan hệ lợi ích tư - tư (chủ sở hữu sáng chế và những chủ thể hoạt
động sáng tạo khác).Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được cho là nhằm đáp ứng
nhu cầu giải quyết các khiếm khuyết của thị trường (tức là tránh những hành vi
đánh cắp, chụp giật) và đáp ứng mục tiêu khuyến khích đổi mới. Nhưng do sự
lạm dụng, quyền sở hữu trí tuệ có thể có tác động tiêu cực đến phúc lợi xã hội
nên chính phủ cần có những chính sách làm sao cân bằng được lợi ích của chủ

15



sở hữu quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích của xã hội nói chung, trong đó có lợi ích
của những người cùng có hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực liên quan.
Vì vậy, hơn bao giờ hết chúng ta cần:
Một là, quy định chi tiết các đối tượng loại trừ không được bảo hộ sáng
chế, đặc biệt là sáng chế dạng sử dụng, các sáng chế vi phạm trật tự công cộng,
đạo đức xã hội theo nghĩa rộng, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công
nghệ.
Việc quy định cụ thể các đối tượng không được bảo hộ là sáng chế sẽ giúp
cho cơ quan sở hữu trí tuệ bảo đảm thi hành đúng pháp luật, bảo vệ được lợi ích
chính đáng của các nhà sáng tạo, đồng thời bảo vệ được lợi ích của xã hội nói
chung. Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, rất nhiều
công nghệ mới được tạo ra mà trong số đó có những công nghệ có thể ảnh
hưởng đến sự an toàn của con người.
Hai là, sửa đổi quy định về bảo hộ sáng chế được tạo ra từ ngân sách nhà
nước, trong đó giao quyền đăng ký, quản lý và khai thác cho tổ chức trực tiếp sử
dụng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu, triển khai (như các trường đại học,
viện nghiên cứu v.v...).
Đây là một yêu cầu cấp thiết để góp phần tạo ra một cơ chế quản lý nghiên
cứu khoa học và công nghệ có hiệu quả. Cơ chế lợi ích phải được xác định rõ
ràng khi trao quyền đăng ký, quản lý các kết quả nghiên cứu được tạo ra do sử
dụng ngân sách nhà nước.
Ba là, bổ sung quy định yêu cầu người nộp đơn phải bộc lộ cách thức thực
hiện tốt nhất đối với sáng chế được yêu cầu bảo hộ.
Trên thế giới, nhiều nước (trong đó có Hoa Kỳ) yêu cầu người nộp đơn
phải bộc lộ cách thức thực hiện sáng chế tốt nhất mà người nộp đơn biết. Yêu
cầu này nhằm giúp cho xã hội có thể được hưởng lợi ích tối đa khi sáng chế
không còn được bảo hộ.

16



Bốn là, quy định đơn giản hóa thủ tục yêu cầu đình chỉ và hủy bỏ hiệu lực
văn bằng bảo hộ.
Việc đơn giản hóa các thủ tục yêu cầu đình chỉ và hủy bỏ hiệu lực bằng độc
quyền sáng chế có ý nghĩa quan trọng giúp loại bỏ các bằng độc quyền sáng chế
"không đáng" được tồn tại vì những lý do khác nhau. Khi thủ tục phức tạp,
người thứ ba có quyền và lợi ích liên quan sẽ không có khả năng yêu cầu hủy bỏ
hiệu lực các bằng độc quyền sáng chế được cấp cho những sáng chế không đáp
ứng điều kiện bảo hộ (không có tính mới hoặc trình độ sáng tạo).
Ngoài ra chúng ta nên xây dựng mối quan hệ có tính chất cân bằng cùng có
lợi giữa chủ sở hữu và người tiêu dùng. Tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế
cho các loại sản phẩm/hàng hóa có nhu cầu sử dụng lớn hoặc liên quan đến
nhiều người. Cần khuyến khích mở các cuộc thương lượng giữa những người có
nhu cầu khai thác với các chủ sở hữu nhằm giảm giá hàng hóa, tăng lượng hàng
cung cấp cho xã hội. Đối với những sản phẩm/hàng hoá có nhu cầu sử dụng lớn
hoặc có liên quan đến lợi ích công cộng (như thuốc chữa bệnh) ngoài các biện
pháp trên cần lưu ý đến công cụ giấy phép, cũng như Nhà nước cần tập trung
đầu tư và nhập khẩu nguồn sản phẩm giá rẻ để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng
thay thế các sản phẩm giá quá cao do bị khống chế bởi chủ sở hữu.
Từ đó, một số giải pháp được đưa ra cụ thể như: Đào tạo, nâng cao nhận
thức cộng đồng về bảo hộ sáng chế tránh xảy ra tranh chấp. Hay như, đào tạo
nguồn nhân lực sáng tạo. Mở rộng và nâng cao chất lượng của các hoạt động hỗ
trợ, bổ trợ như nghiên cứu khoa học để tìm ra các sáng chế mới. Ngoài ra, xây
dựng hệ thống thông tin sáng chế để dễ dàng tra cứu, kiểm tra đánh giá, so sánh.

17


C.


KẾT LUẬN

Nhân loại đang cùng nhau phát triển nền kinh tế - xã hội dựa vào tri thức
khao học và công nghệ. Để thực hiện được mục tiêu này, điều quan trọng là phải
tạo ra cơ chế thúc đẩy hoạt động sáng tạo giúp mang lại cho xã hội ngày càng
nhiều sản phẩm mới của tri thức con người. Chính vì thế mà hệ thống bảo hộ
sáng chế có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển của nhân loại.
Hệ thống sáng chế có hiệu quả sẽ khuyến khích hoạt động nghiên cứu, triển
khai, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, hệ thống sáng chế cũng có thể
mang lại những tác động bất lợi đến sự phát triển của xã hội ở một số khía cạnh
nào đó. Nhưng nhìn chung hệ thống bảo hộ mang đến nhiều hơn là mất đi,
những sáng chế mới sẽ khiến cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn.
Nhà nước với vai trò là người đại diện cho nhân dân phải xây dựng, hoàn
thiện hệ thống pháp luật và thi hành hệ thống đó sao cho vừa bảo đảm được mục
tiêu khuyến khích sáng tạo, vừa bảo vệ được lợi ích chính đáng của xã hội nói
chung.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
3.

Hiệp định TRIPs – 1994.
2.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb.

4.


Công an Nhân dân, 2013.
PGS.TS Phùng Trung Tập – Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật sở

5.

hữu trí tuệ Việt Nam – Nhà xuất bản công an nhân dân, 2013.
Kiều Thị Thanh – Hội nhập quốc tế về bảo hộ quyền sỡ hữu trí tuệ ở Việt Nam

6.

(sách chuyên khảo) – Nhà xuất bản chính trị-hành chính, 2013.
Đỗ Thị Minh Thủy - Trưởng phòng Thanh tra 1 – Thanh tra Bộ KH&CN- Bàn

1.

về ngoại lệ trong bảo hộ sáng chế dược và vấn đề cân bằng lợi ích giữa các chủ
thể liên quan.

19


MỤC LỤC

20



×