Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu chọn tạo và biện pháp nâng cao năng suất, phẩm chất dòng dưa hấu (citrullus vulgaris l ) tam bội in vitro tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.79 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã ngành: 62 62 01 10

TRẦN THANH TRUYỀN

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO VÀ BIỆN PHÁP NÂNG
CAO NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT DÕNG DƢA HẤU
(Citrullus vulgaris L.) TAM BỘI IN VITRO

Cần Thơ, 2019

1



CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lâm Ngọc Phương

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp
trường
Họp tại: Hội trường …….; Khoa………………..…….
……………………; Trường Đại học Cần Thơ.
Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Phản biện 1: ………………………………………………


Phản biện 2: ………………………………………………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.



DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Trần Thanh Truyền, Lâm Ngọc Phương và Ngô Phương
Ngọc. 2014. Hiệu quả của Benzyl adenin (BA), Indole butyric
acid (IBA) và than hoạt tính trên sự tạo chồi và ra rễ của cây
dưa hấu tam bội (Citrullus vulgaris Schrad.) in vitro. Tạp chí
Khoa học trường Đại học Cần Thơ, pp: 168-172.
2. Trần Thanh Truyền và Lâm Ngọc Phương. 2017. Kết quả
trồng thử nghiệm các dòng dưa hấu tam bội (3x) tại Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi, tập 1, pp: 108-114.

1


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Dưa hấu (Citrullus vulgaris L.) là loại cây trồng phổ biến nhất trên thế giới.
Việt Nam có truyền thống trồng dưa hấu từ thời vua Hùng Vương thứ 18; đến nay,
việc sản xuất dưa hấu ngày càng phát triển, đứng thứ 5 về xuất khẩu (FAOStat,
2012). Dưa hấu ăn rất ngon, nhất là trong những ngày hè nóng bức; tuy nhiên có
điều bất tiện khi dùng dưa hấu nhị bội vì chứa nhiều hạt (Donald and Maynard,
1992). Do đó, giống dưa hấu không hạt (3X-tam bội) được nhiều người ưa chuộng,
vì không phải bỏ hạt khi ăn, đồng thời dưa còn có chất lượng tốt do ngon ngọt.

Người tiêu dùng có thể vui lòng mua và thưởng thức loại dưa không hạt dù giá tiền
cao hơn so với dưa hấu thông thường nhị bội có hạt (Marr and Gast, 1991;
Maynard et al., 2002).
Dưa hấu tam bội được tạo thành bằng phương pháp lai tạo giữa thể tự tứ bội với
nhị bội (Andrus et al., 1971; Kihara, 1951; Guo et al., 2011). Trong đó, dưa hấu tứ
bội được tạo thành công bằng cách xử lý cây con nhị bội với colchicine hay
oryzalin, nơi vườn ươm hay trong môi trường in vitro (Kihara, 1951; Raza et al.,
2003; Noh et al., 2012; Lâm Ngọc Phương và Nguyễn Kim Hằng, 2010). Tuy
nhiên, cây dưa hấu tứ bội rất ít hạt (giảm 10 lần so với hạt nhị bội), tỷ lệ nảy mầm
của hạt thấp, muốn duy trì dòng tứ bội rất đắt tiền (Trần Khắc Thi et al., 2008).
Theo Compton and Gray (1992); Compton et al. (1993), ứng dụng kỹ thuật nuôi
cấy mô trong tạo dòng tứ bội và tam bội là một phương pháp đã làm giảm được
thời gian nhân dòng (1-2 năm) và thuận lợi cho việc bảo quản các dòng dưa hấu
này thay cho phương pháp truyền thống.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất dưa hấu không hạt ngày càng tăng
nhưng chi phí sản xuất cao do chủ yếu sử dụng giống nhập nội, giá thành hạt giống
cao vì hạt khó tồn trữ dễ mất sức nảy mầm (Marr and Gast, 1991). Công tác chọn
tạo ra giống dưa hấu không hạt mới có xuất xứ ở Việt Nam là rất cấp thiết. Vì thế,
đề tài “Nghiên cứu chọn tạo và biện pháp nâng cao năng suất, phẩm chất dòng
dƣa hấu (Citrullus vulgaris L.) tam bội in vitro” được thực hiện.
1.1 Mục tiêu của luận án
Mục tiêu chính: tạo được cây dưa hấu tam bội.
Mục tiêu cụ thể:
i) Tạo được các dòng dưa hấu tứ bội, tam bội.
ii) Xác định môi trường thích hợp nhân nhanh các dòng dưa hấu tứ bội, tam
bội.
iii) Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái của các dòng dưa hấu
tam bội tạo ra trong điều kiện ngoài đồng.
1.2 Ý nghĩa của luận án:
i) Tạo được dòng dưa hấu tam bội có nguồn gốc từ Việt Nam.

ii) Ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào để rút ngắn thời gian chọn tạo, nhân
dòng và giúp giảm giá thành cây giống tứ bội và tam bội.
iii) Xác định được môi trường thích hợp để nhân giống các dòng dưa hấu tứ bội
và tam bội.
iv) Khảo sát và đánh giá khả năng sinh trưởng, phẩm chất trái của 2 dòng dưa
hấu tam bội tạo thành cấy mô trồng ngoài đồng.
v) Đánh giá bước đầu về liều lượng phân đạm và mật độ trồng trên dòng dưa
hấu tam bội tạo thành trồng ngoài đồng.
2


1.3 Điểm mới của luận án:
i) Tạo cây con tứ bội bằng phương pháp nuôi cấy mô và xử lý đa bội hóa; trồng
cây ra đồng.
ii) Lai tạo thành công hạt tam bội từ hoa cái cây tứ bội với phấn hoa cây nhị
bội.
iii) Tìm được môi trường nuôi cấy in vitro thích hợp cho việc nhân chồi, tạo rễ
các dòng dưa hấu tứ bội, tam bội, nhân nhanh giống; góp phần giảm bớt chi phí
đầu tư ban đầu trong sản xuất dưa hấu không hạt.
iv) Khảo sát và đánh giá khả năng sinh trưởng, phẩm chất trái của 2 dòng dưa
hấu tam bội tạo thành cấy mô trồng ngoài đồng tại Cần Thơ và Hậu Giang.
v) Bước đầu đánh giá được liều lượng phân đạm cùng mật độ trồng phù hợp
cho sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất trái của dòng tam bội lai cấy
mô trồng ngoài đồng.
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học tạo thể đa bội bằng colchicine và oryzalin
Colchicine có công thức hóa học là C22H25O6N được chiết xuất từ cây
Colchicum autumnale L. mọc nhiều ở bờ biển Địa Trung Hải. Bột colchicine tinh
khiết có màu trắng ngà, dễ hòa tan trong nước, cồn, cloroform. Colchicine có tính
bền vững cao, dung dịch bảo quản được lâu và có thể khử trùng trong nồi hấp, tuy

nhiên nó dễ phân giải ngoài ánh sáng nên cần bảo quản trong tối. Colchicine là
chất độc có tác dụng làm tê liệt nên cần hết sức thận trọng khi làm việc với nó
(Trần Thượng Tuấn, 1992).
Oryzalin có công thức hóa học C12H18N4O6S là một loại thuốc cỏ
Dinitroaniline, là một tinh thể rắn màu vàng cam với điểm nóng chảy 141-142˚C,
trọng lượng phân tử là 346,35; hòa tan trong nước ở mức 2,5 ppm trong điều kiện
nhiệt độ 25˚C. Dễ dàng hòa tan trong các dung môi hữu cơ như acetone, ethanol,
methanol và acetonitrile, ít tan trong benzen và xylene, không hòa tan trong
hexane. Oryzalin được dùng để kích thích sự đa bội hóa ở nhiều loại cây trồng
(Morejohn et al., 1987). Theo EPA (Environmental Protection Agency) (1994)
oryzalin có hoạt động ức chế sự phân bào ở các loài cây trồng và được đăng ký đầu
tiên ở Mỹ năm 1974.
Tác động của oryzalin đến sự phân bào cũng giống như colchicine tức chúng
tác động lên liên kết disulphite của prôtêin và phân tử ribôse của acid ribônuclêic.
Trong quá trình phân bào, hóa chất này làm thoi vô sắc ngừng hoạt động do chúng
hình thành phức hợp vi ống - hóa chất, ngăn cản sự phân chia tế bào và tâm động
phân chia muộn hơn, trong khi sự tái bản của nhiễm sắc thể và hình thành cromatit
vẫn diễn ra bình thường. Ở kỳ giữa của nguyên phân, các nhiễm sắc thể không
phân bố trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, nhiễm sắc thể rút ngắn lại và dày
lên. Sự phân ly các nhiễm sắc thể về hai cực đối diện ở giai đoạn hậu kỳ không xảy
ra, tế bào không phân chia, mặc dù số lượng nhiễm sắc thể đã tăng gấp đôi. Kích
thước của các tế bào này lớn hơn các tế bào thường. Khi ngưng sự tác động của
hóa chất thì tế bào lại có khả năng phân chia bình thường và tạo nên các tế bào tứ
bội (Trần Thượng Tuấn, 1992; Dolezel et al., 2004). Tuy nhiên, hoạt động gắn kết
với vi ống của oryzalin chặt chẽ hơn so với colchicine. Những cây trồng được xử
lý oryzalin ở nồng độ micromolar (µM) cho kết quả tương đương với những cây
trồng được xử lý bằng colchicine ở nồng độ milimolar (mM) (Dolezel et al., 2004).
3



Mặt khác oryzalin chủ yếu xâm nhập thông qua bề mặt vết cắt và đi vào qua lớp tế
bào biểu bì và qua cả lớp cutin trên bề mặt tế bào lá (Allum et al., 2007).
2.2 Phƣơng pháp xác định cây đa bội
Hình thái và đặc điểm sinh trưởng, phát triển: hình thái lá là một tiêu chí hữu
ích cho việc xác định các dòng tứ bội cùng nguồn trước khi tuyển chọn chúng ra
bên ngoài. Lá cây dưa hấu tứ bội lớn, dày và xanh đậm hơn so với cây lưỡng bội
(Kihara, 1951). Bên cạnh đó, tỷ lệ chiều dài/chiều rộng của lá tứ bội (1,00±0,02 và
1,02±0,02) đều thấp hơn lá nhị bội (1,28±0,02 và 1,30±0,02) trên cả hai giống dưa
hấu Giza 1 và Giza 21 trong điều kiện in vivo (Nasr et al., 2004), diện tích lá tứ bội
lại lớn hơn lá nhị bội ở tất cả các giống quan sát. Ngoài hình dạng và kích thước lá
thì dưa hấu tứ bội TPS có hoa lớn hơn, trọng lượng trái cũng lớn, trung bình 4 kg
và có khoảng 70 hạt/quả, thịt quả màu đỏ đậm, cứng và tỷ lệ đường khoảng 12,5%
(Karchi et al., 1981). Thêm vào đó, độ dày vỏ và số hạt lép/trái của các cây tứ bội
cao hơn nhị bội (Ahmad et al., 2013), nhưng tốc độ tăng trưởng lúc đầu chậm hơn
và thời gian ra hoa cũng muộn hơn so với cây nhị bội (Pradeepkumar, 2011).
Mật số khí khẩu/đơn vị diện tích lá và chiều dài khí khẩu: sự khác biệt về mật
số khí khẩu là tiêu chuẩn để phân biệt thể lưỡng bội (2n) và thể tứ bội (4n) của tế
bào thực vật, cũng như để xác định các dạng đa bội (Hamill et al., 1992). Kích
thước của tế bào khí khẩu trên dưa hấu Sugar Baby tứ bội (được xác định bằng
phương pháp phân tích hàm lượng ADN nhân) lớn hơn so với các cây nhị bội
(Thayyil et al., 2016). Phương pháp này nhanh chóng, không tốn kém, không đòi
hỏi thiết bị tinh vi và có tỷ lệ chính xác khá cao (một số trường hợp lên đến 90%;
Cohen and Yao, 1996). Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp gián tiếp để đánh giá
mức độ đa bội. Nếu cây trồng ở trạng thái tạp bội thì phương pháp này không đáng
tin cậy cần kết hợp thêm các phương pháp khác (Chen et al., 2006).
Đếm số lượng nhiễm sắc thể là một trong những phương pháp trực tiếp và
chính xác nhất để xác định mức độ đa bội nhưng nếu sàn lọc sớm và sơ bộ sẽ gây
mất thời gian. Bên cạnh đó, việc đếm nhiễm sắc thể sẽ tốn nhiều thời gian, công
sức và khó thực hiện trên những loại cây trồng có số lượng nhiễm sắc thể lớn và
kích thước tế bào nhỏ. Đặc biệt, đối với dưa hấu phương pháp này lại khó thực

hiện bởi kích thước nhiễm sắc thể nhỏ (Jaskani and Khan, 2000).
Phân tích flow cytometry (dòng chảy tế bào) bằng máy đo đa bội thể (Partec
Ploidy Analyser): phương pháp phân tích dòng chảy tế bào có nhiều thuận lợi hơn
so với phương pháp đếm nhiễm sắc thể (Leus, 2005; Loureiro et al., 2005): thuận
tiện trong công tác chuẩn bị mẫu và nhanh chóng vì chỉ cần một lượng mẫu nhỏ.
Qui trình phân tích đơn giản, thực hiện nhiều mẫu trong cùng thời gian. Có thể lấy
nhiều loại mô khác nhau để phân tích như: lá, rễ, thân, cánh hoa, hạt, trái,… mà
không cần xác định giai đoạn phân chia tế bào. Chi phí phân tích mẫu bằng phương
pháp này là chấp nhận được. Chỉ cần chi phí lúc ban đầu cho máy phân tích, còn
các vật liệu, hóa chất liên quan thì giá thành thấp. Hiện nay trên thế giới, phương
pháp phân tích dòng chảy tế bào là một trong những công cụ quan trọng trong việc
đánh giá mức bội thể các mẫu giống được tạo và rất nhiều nghiên cứu sử dụng
phương pháp này (Faten et al., 2012; Jaskani et al., 2005). Tuy nhiên, phương pháp
này đòi hỏi phải mua thiết bị đắt tiền và đặc điểm của nhiễm sắc thể không thể
quan sát được.

4


2.3 Dƣa hấu tam bội (không hạt)
Dưa hấu tam bội lần đầu tiên được sản xuất bởi Kihara và Nishiyama vào năm
1939 bằng cách sử dụng colchicine tạo ra thể 4x và cho lai với hạt phấn cây nhị
bội. Hiện nay, đa số các dưa hấu không hạt được sản xuất theo phương pháp này và
được xem là phương pháp hữu hiệu nhất (Guo et al., 2011; Wang et al., 2013). Để
dưa hấu không hạt sinh trưởng đạt kích thước bình thường, thịt quả không có hiện
tượng rỗng ruột hình trái tim thì nhất thiết phải có quá trình thụ phấn giả (Mark
Arena, 2012; Johnson, 2014). Chính vì thế, khi trồng dưa tam bội nhất thiết phải
trồng xen thêm 25% đến 33% các cây dưa nhị bội để đảm bảo quá trình thụ phấn
thành công, nhằm tăng tỷ lệ đậu trái (Olson et al, 2012; Fiachino and Walters,
2003). Kỹ thuật lai tạo dòng dưa hấu tam bội gồm 4 bước: (1) chọn lọc các dòng

nhị bội, (2) sản xuất các cây tứ bội, (3) phát triển các dòng tứ bội và nhị bội thuần,
(4) lai tạo hạt lai tam bội (cây mẹ tứ bội x phấn hoa nhị bội) và trồng tạo trái tam
bội (thụ phấn bổ khuyết hạt phấn nhị bội) (Wehner, 2008).
2.4 Vai trò của vi nhân giống đối với cây trồng
Vi nhân giống là một công cụ đắc lực để nhân đa số cây thân thảo (cây dược
liệu, cây ăn quả, cây lương thực, cây cảnh…), làm giảm giá thành các cây lai F1,
đặc biệt đối với các cây lai tam bội như dưa hấu không hạt, mang lại hiệu quả kinh
tế cao so với việc sử dụng các phương pháp truyền thống khác, góp phần bảo vệ an
ninh lương thực và chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Do phương pháp này đã khắc
phục được những hạn chế về việc sản xuất hạt giống hàng năm như: năng suất hạt
kém, giá thành cao, hạt nẩy mầm kém, cây con yếu (Nguyễn Bảo Toàn, 2005; Lâm
Ngọc Phương, 2012).
2.5 Ảnh hƣởng của mật độ trồng và lƣợng phân đạm đến năng suất, phẩm
chất trái dƣa hấu
Mật độ trồng dưa hấu khác nhau ở mỗi vùng miền và mỗi loại giống, khoảng
cách càng ngắn tức mật độ cây trồng tăng sẽ làm tăng năng suất dưa hấu không hạt
so với mật độ thấp (Motsenbocker and Arancibia, 2002; Walters, 2009; Strang et
al., 2005). Phân bón có ý nghĩa trong việc tăng năng suất và phẩm chất dưa. Việc
cung cấp đầy đủ đạm làm hoạt động quang hợp cao, sinh trưởng mạnh và cho bộ lá
màu xanh đậm. Khi tăng nồng độ đạm sẽ làm tăng năng suất trái, độ Brix và hàm
lượng lycopene trên dưa hấu... Nhưng khi tăng lượng đạm quá cao dưa phát triển
thân lá mạnh, cây xum xuê nhưng có thể ảnh hưởng đến độ cứng cây vì thế cây trở
nên mọng nước, do đó chống chịu sâu bệnh yếu, khó đậu trái, trái chín chậm, tích
nhiều nước, vị lạt và không giữ được lâu sau thu hoạch. Thiếu đạm cây tăng trưởng
kém, lóng ngắn, lá nhỏ và trái cũng nhỏ (Phạm Hồng Cúc, 2007).

5


CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP

Phương pháp thí nghiệm gồm 4 giai đoạn chính (Hình 3.1) với mỗi giai đoạn có
các thí nghiệm cụ thể như sau:
3.1 Cảm ứng tạo thành cây dƣa hấu tứ bội in vitro bằng colchicine và
oryzalin trên các dòng dƣa hấu nhị bội
3.1.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của thời gian xử lý colchicine lên sự sinh
trƣởng của 2 dòng dƣa hấu nhị bội TPS và TPT in vitro
Vật liệu: hạt dưa hấu của 2 dòng nhị bội thuần gồm TPS, TPT. Trong đó: dòng
TPS có nguồn gốc từ giống Sugar Baby với dạng trái tròn hay oval, vỏ quả xanh
đen, ruột đỏ. Dòng TPT có nguồn gốc lai tạo từ giống Thành Long với dạng trái
oval, vỏ quả xanh lá có sọc xanh đậm, ruột đỏ. Các dòng này được phòng thí
nghiệm bộ môn Sinh lý-Sinh hóa cung cấp. Hạt dưa hấu của 2 dòng nhị bội này
được khử trùng và nuôi cấy trong môi trường MS in vitro.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức 1 nhân tố kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 3 mức độ thời gian xử lý colchicine (4, 6, 8 ngày) và 1 đối
chứng (không xử lý) với 5 lần lặp, mỗi lần lặp 2 keo, mỗi keo 10 mẫu chồi đỉnh in
vitro. Các chỉ tiêu theo dõi: số lượng khí khẩu/mm2, tỷ lệ cây có kiểu hình đa bội,
tỷ lệ cây tứ bội được kiểm tra bằng phân tích dòng chảy tế bào.
3.1.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của thời gian xử lý oryzalin lên sự sinh
trƣởng của 4 dòng dƣa hấu nhị bội in vitro
Vật liệu: hạt dưa hấu của 4 dòng nhị bội thuần gồm TPS, TPB, TPT, TPX.
Trong đó:dòng TPS và dòng TPT như thí nghiệm 1. Dòng TPB có nguồn gốc từ
giống Bảo Long với dạng trái oval, vỏ màu xanh đen có sọc, ruột đỏ. Dòng TPX có
nguồn gốc lai tạo từ giống Xuân Lan với dạng trái oval, vỏ màu xanh lá nhạt có sọc
xanh đậm, ruột vàng. Các dòng này được phòng thí nghiệm bộ môn Sinh lý-Sinh
hóa cung cấp. Hạt dưa hấu của 4 dòng nhị bội thuần được khử trùng và nuôi cấy
trong môi trường MS in vitro.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 dòng dưa hấu nhị bội TPS, TPB, TPT, TPX và 2 mức
thời gian xử lý oryzalin (48 và 54 giờ) và 1 đối chứng (không xử lý) với 5 lần lặp,
mỗi lần lặp 2 keo, mỗi keo 10 mẫu chồi đỉnh. Chỉ tiêu theo dõi: tương tự thí

nghiệm 1.
3.2 Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng tạo chồi và sinh trƣởng của hai dòng
tứ bội TPT và TPS trong môi trƣờng có bổ sung BA
Vật liệu: các chồi đơn cấy mô của 2 dòng dưa hấu tứ bội TPT và TPS được
chọn lọc bằng phương pháp phân tích dòng chảy tế bào, nuôi cấy trên môi trường
MS 3 tuần trước khi làm vật liệu thí nghiệm. Chọn các chồi có chiều cao, số lá
tương đối đồng nhất giữa các nghiệm thức.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức gồm 2 dòng dưa hấu tứ bội TPT, TPS và 3
mức nồng độ BA (0; 0,5; 1 mg/L) với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 keo, mỗi keo
cấy 4 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi: số chồi/mẫu, chiều cao chồi, số lá/mẫu gia tăng.
3.3 Thí nghiệm 4: Đánh giá khả năng tạo chồi và sinh trƣởng của hai dòng
tứ bội TPB và TPX trong môi trƣờng có bổ sung BA
Vật liệu: chồi đơn dưa hấu của hai dòng tứ bội TPB và TPX cấy mô (tương tự
thí nghiệm 3).
6


Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức gồm 2 dòng dưa hấu tứ bội TPB, TPX và
2 mức nồng độ BA (0,5; 1 mg/L) với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 keo, mỗi keo
cấy 4 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi: tương tự thí nghiệm 3.
3.4 Thí nghiệm 5: Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của dòng tứ bội
TPT trên môi trƣờng có bổ sung IBA và NAA
Vật liệu: chồi đơn dưa hấu tứ bội TPT cấy mô trên môi trường MS sau 3 tuần
nuôi cấy với chiều cao và số lá tương đối đồng nhất.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên, với 6 nghiệm thức, gồm 2 nồng độ IBA (0 và 1 mg/L) và 3
nồng độ NAA (0; 0,2; 0,5 mg/L) mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2
keo, mỗi keo cấy 4 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi: số rễ (rễ), chiều dài rễ (cm).

3.5 Thí nghiệm 6: Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của dòng tứ bội
TPS trên môi trƣờng có bổ sung IBA và NAA.
Vật liệu: chồi đơn dưa hấu tứ bội TPS cấy mô trên môi trường MS sau 3 tuần
nuôi cấy có chiều cao và số lá tương đối đồng nhất.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên, với 6 nghiệm thức, gồm 2 nồng độ IBA (0 và 1 mg/L) và 3
nồng độ NAA (0; 0,2; 0,5 mg/L) mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2
keo, mỗi keo cấy 4 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi: tương tự thí nghiệm 5.
3.6 Thí nghiệm 7: Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của bốn dòng tứ
bội trên môi trƣờng có bổ sung IBA
Vật liệu: chồi đơn của bốn dòng dưa hấu tứ bội cấy mô trên môi trường MS
sau 3 tuần nuôi cấy với chiều cao và số lá tương đối đồng nhất.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức 1 nhân tố kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 4 dòng dưa hấu tứ bội với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 keo,
mỗi keo cấy 4 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi: tương tự thí nghiệm 5.
3.7 Thí nghiệm 8: Đánh giá, chọn lọc các dòng tứ bội cấy mô và lai tạo hạt
tam bội ngoài đồng
Vật liệu: cây con của bốn dòng dưa hấu tứ bội cấy mô được thuần dưỡng tại
trại thực nghiệm Đại Học Cần Thơ.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm bố trí theo thể thức 1 nhân tố kiểu khối hình
vuông la tinh gồm 4 dòng dưa hấu tứ bội cấy mô với 4 lần lặp lại sao cho mỗi lần
lặp có đủ 4 dòng dưa hấu tứ bội cấy mô tương ứng với 10 cây/dòng/lần lặp lại. Địa
điểm bố trí: tỉnh Hậu Giang. Các chỉ tiêu theo dõi: chỉ tiêu sinh trưởng (chiều dài
dây dưa, số lá/dây), chỉ tiêu trái (số trái lai thành công, khối lượng trái, năng suất)
và phẩm chất trái (độ dày vỏ, độ Brix, số hạt tam bội chắc/trái/dòng).
3.8 Thí nghiệm 9: Đánh giá khả năng tạo chồi và sinh trƣởng của các dòng
tam bội cấy mô trên môi trƣờng có bổ sung BA
Vật liệu: chồi đơn từ hạt dưa hấu tam bội thu từ thí nghiệm 8 được khử trùng
và chuyển vào môi trường MS in vitro. Trong đó, các dòng TriP1, TriP2, TriP3,
TriP4 là hạt lai tương ứng từ các dòng mẹ tứ bội TPX, TPT, TPB và TPS.

Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên với 16 nghiệm thức, gồm 4 mức độ BA (0; 0,5; 1 và 2 mg/L)
và 4 dòng dưa hấu tam bội, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 keo,
mỗi keo cấy 4 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi: số chồi gia tăng, chiều cao chồi gia tăng.
7


3.9 Thí nghiệm 10: Đánh giá khả năng tạo chồi, sinh trƣởng của dòng dƣa
hấu tam bội TriP1 trên môi trƣờng có bổ sung BA và than hoạt tính
Vật liệu: dòng dưa hấu tam bội TriP1 cấy mô.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố kiểu
hoàn toàn ngẫu nhiên, với 8 nghiệm thức, gồm 4 mức độ BA (0; 0,5; 1 và 2 mg/L)
và 2 mức độ than hoạt tính (0 và 2 g/L), mỗi nghiệm thức 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại 2 keo, mỗi keo cấy 4 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi: số chồi gia tăng, chiều cao chồi
gia tăng (cm).
3.10 Thí nghiệm 11: Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của 3 dòng dƣa
hấu tam bội in vitro trên môi trƣờng có bổ sung IBA
Vật liệu: 3 dòng dưa hấu tam bội TriP2; TriP3; và TriP4 cấy mô.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo 1 nhân tố kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên gồm 3 dòng dưa hấu tam bội (TriP2; TriP3; và TriP4) trên môi trường MS có
bổ sung IBA 2 mg/L với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 keo, mỗi keo cấy 4 mẫu.
Các chỉ tiêu theo dõi: số rễ/mẫu, chiều dài rễ, chiều cao chồi.
3.11 Thí nghiệm 12: Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của dƣa hấu
tam bội TriP1 trên môi trƣờng có bổ sung IBA và than hoạt tính
Vật liệu: dòng dưa hấu tam bội TriP1 cấy mô.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thừa số 2 nhân tố kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên với 10 nghiệm thức, gồm 5 mức độ IBA (0; 0,2; 0,5; 1 và 2 mg/L)
và 2 mức độ than hoạt tính (0 và 2 g/L), mỗi nghiệm thức 3 lần lặp, mỗi lần lặp 2
keo, mỗi keo cấy 4 mẫu. Các chỉ tiêu theo dõi: số rễ/mẫu, chiều dài rễ, chiều cao
chồi.

3.12 Thí nghiệm 13: Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất
và phẩm chất trái của 2 dòng dƣa hấu tam bội (3x) cấy mô ngoài đồng.
Vật liệu: cây con dưa hấu tam bội TriP1, TriP2, TriĐC (đối chứng) cấy mô
được thuần dưỡng tại trại thực nghiệm Đại học Cần Thơ. Trong đó, TriĐC là hạt
giống Mặt Trời Đỏ thuộc công ty Syngenta (thời gian sinh trưởng 60-62 ngày (mùa
nắng) hoặc 65-67 ngày (mùa mưa), trọng lượng trung bình 3-4 kg/trái, độ Brix 1213%, thịt quả màu đỏ, khả năng thích ứng rộng, có thể trồng quanh năm, dễ đậu
trái).
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức 1 nhân tố khối hoàn
toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức tương ứng với 2 dòng dưa hấu tam bội được
lai tạo (TriP1, TriP2) và 1 giống đối chứng (TriĐC) cấy mô sau 3 tuần thuần
dưỡng, với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 20 cây tại 2 điểm Cần Thơ (vụ thu đông,
2013) và Hậu Giang (vụ đông xuân, 2013). Các chỉ tiêu theo dõi: tương tự thí
nghiệm 8.
3.13 Thí nghiệm 14: Khảo sát ảnh hƣởng của lƣợng phân đạm (N) và mật
độ trồng lên năng suất, phẩm chất dƣa hấu tam bội TriP1 cấy mô
Vật liệu: cây con dưa hấu tam bội TriP1 cấy mô được thuần dưỡng tại trại thực
nghiệm Đại học Cần Thơ.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố khối
hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức với 2 liều lượng phân N (150 và 200 kg
N/ha) và 2 mật độ trồng 8.750 cây/ha và 10.000 cây/ha, mỗi nghiệm thức 3 lần lặp,
mỗi lần lặp 7- 8 cây tương ứng với từng mật độ trồng. Phân N bón như bố trí thí
nghiệm kết hợp với P (200 kg P/ha), K (150 kg K/ha) và chia 3 lần bón: bón lót: ¼
8


tổng lượng; bón thúc lần 1: ½ tổng lượng; bón thúc lần 2: ¼ tổng lượng còn lại. Cụ
thể, phân đạm sử dụng nguồn phân đạm Phú Mỹ (46% N), phân Kali loại hạt to
Phú Mỹ (61% K), phân lân mịn Long Thành (16% P). Các chỉ tiêu theo dõi: tương
tự thí nghiệm 8.
3.4 Phƣơng pháp phân tích số liệu: các số liệu được xử lý trên excel và dùng

chương trình SPSS 16 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm, so sánh các trung
bình nghiệm thức bằng phép thử Duncan cho các kiểu bố trí thí nghiệm hoàn toàn
ngẫu nhiên và khối hoàn toàn ngẫu nhiên; kiểm định LSD cho các thí nghiệm 1, 7,
8 và 13.
3.5 Sơ đồ tóm tắt các thí nghiệm
(1) Tạo cây dƣa hấu tứ bội in vitro
Xử lý với colchicine (4, 6, 8 ngày).

Xử lý với oryzalin (48, 54 giờ).

2) Nhân dòng dƣa hấu tứ bội in vitro
Tạo rễ: môi trường có IBA và NAA
(nồng độ khác nhau) (3 thí nghiệm).

Tạo chồi: môi trường có BA
(nồng độ khác nhau) (2 thí nghiệm).

(2) Khảo sát 4 dòng tứ bội cấy mô ngoài đồng và lai tạo hạt tam bội (1 thí
nghiệm)
(3) Nhân dòng dƣa hấu tam bội in vitro
Tạo chồi: môi trường có BA (nồng
độ khác nhau) +/- than hoạt tính.
(2 thí nghiệm)

Tạo rễ: môi trường có IBA (nồng
độ khác nhau) +/- than hoạt tính.
(2 thí nghiệm)

(3) Khảo sát 2 dòng dƣa hấu tam bội cấy mô ngoài đồng
(Cần Thơ, Hậu Giang) (2 thí nghiệm).


(4) Khảo sát liều lƣợng phân đạm (N) và mật độ trồng trên dòng dƣa
hấu tam bội TriP1 cấy mô (1 thí nghiệm).
Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt các thí nghiệm

9


CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Cảm ứng tạo thành cây dƣa hấu tứ bội in vitro bằng colchicine và
oryzalin trên các dòng dƣa hấu nhị bội
4.1.1 Mật số khí khẩu của các chồi dƣa hấu đa bội: mật số khí khẩu trung
bình ở cây dưa hấu nhị bội đều cao hơn cây có hình thái đa bội ở cả 4 dòng dưa
hấu. Cụ thể: dòng TPS có số khí khẩu trung bình trên cây nhị bội là 233,7±24,4 khí
khẩu/mm2, dòng TPB là 333,3±24,3 khí khẩu/mm2; dòng TPT là 273,3±17,8 khí
khẩu/mm2; dòng TPX là 324,2±25,7 khí khẩu/mm2; trong khi số khí khẩu trung
bình của cây có hình thái đa bội thấp hơn: dòng TPS là 139,5±19,1 khí khẩu/mm 2,
dòng TPB là 187,6±27,5 khí khẩu/mm2, dòng TPT là 184,4±27,6 khí khẩu/mm2,
dòng TPX là 208±27,2 khí khẩu/mm2. Kết quả trên cho thấy cây có hình thái đa
bội có mật số khí khẩu ít hơn do chiều dài khí khẩu dài hơn cây nhị bội. Kết quả
này phù hợp với nghiên cứu Lâm Ngọc Phương và Nguyễn Kim Hằng (2010),
Nguyễn Văn Hiển (2000) cũng ghi nhận mật số khí khẩu của cây dưa hấu TPS nhị
bội cao hơn so với cây đa bội, nhưng kích thước khí khẩu lại ngắn hơn.
4.1.2 Tỷ lệ (%) cây dƣa hấu TPS và TPT có hình thái đa bội sau khi xử lý
colchicine: tỷ lệ cây đa bội được xác định dựa vào kiểu hình đa bội (thân to, lá to
và lá có màu xanh đậm) kết hợp với việc đếm mật số khí khẩu để xác định các cây
đa bội. Kết quả cho thấy tỷ lệ khá cao ở các nghiệm thức xử lý colchicine và ở
nghiệm thức không xử lý colchicine thì không xảy ra hiện tượng đa bội. Cụ thể:
đối với dòng TPS, tỷ lệ cây đa bội đạt cao nhất ở nghiệm thức xử lý colchicine 4
ngày (32%) và tỷ lệ này giảm dần khi tăng thời gian xử lý colchicine. Trong đó,

nghiệm thức 6 ngày đạt 18% và 8 ngày đạt 12%. Đối với dòng TPT, tỷ lệ cây đa
bội đạt cao nhất ở nghiệm thức xử lý colchicine 6 ngày (25%), ở nghiệm thức xử lý
colchicine 4 ngày đạt tỷ lệ cây đa bội thấp hơn (19%) và nghiệm thức 8 ngày cho
tỷ lệ thấp nhất (12%).
4.1.3 Tỷ lệ (%) cây dƣa hấu TPS, TPB, TPT và TPX có hình thái đa bội
khi xử lý oryzalin: tỷ lệ cây đa bội sau khi xử lý với oryzalin cũng được xác định
cũng dựa vào kiểu hình đa bội (thân to, lá to và lá có màu xanh đậm) kết hợp với
mật số khí khẩu thấp so với chồi đối chứng. Kết quả cho thấy tỷ lệ này khá cao ở
các nghiệm thức có xử lý oryzalin và tỷ lệ tăng khi tăng thời gian xử lý so với
nghiệm thức không xử lý (0% cây đa bội), khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Cụ thể: dòng TPS, ở mức 48 giờ đạt 20,7% tỷ lệ cây có hình thái đa bội và 54 giờ
đạt 29,1%. Tương tự, dòng TPB, đạt 12,9% ở mức 48 giờ xử lý và 16,7% ở mức 54
giờ. Dòng TPT, ở mức 48 giờ đạt 12,5% và mức 54 giờ đạt 19,3%. Dòng TPX, 48
giờ xử lý đạt 15,1% và 54 giờ đạt 21,4%.
4.1.4 Xác định cây dƣa hấu tứ bội bằng phân tích dòng chảy tế bào
Xử lý với oryzalin: sau khi kiểm tra bằng phương pháp dòng chảy tế bào các
mẫu lá ở nghiệm thức không xử lý oryzalin đem phân tích có đỉnh 1C là 62,78-nội
dung ADN trung bình trong tế bào trong tổng số 5 cây phân tích. Ở nghiệm thức 54
giờ cho được cây tứ bội chiếm 4% với đỉnh 1C là 121,67 (nội dung ADN tăng gấp
đôi so với nhị bội) là đa bội tạp chiếm 7% trong tổng số 74 cây đa bội phân tích. Ở
nghiệm thức xử lý oryzalin 48 giờ không cho được cây tứ bội mà chỉ toàn cây bội
tạp chiếm 12% trong tổng số 59 cây đa bội phân tích.
Xử lý với colchicine: kết quả phân tích cho thấy ở nghiệm thức không xử lý
colchicine các mẫu đều là cây nhị bội. Ở nghiệm thức có xử lý colchicine 4 và 6
10


ngày cũng hoàn toàn không có cây tứ bội và tạp bội (tương ứng với 114 mẫu và 83
mẫu được phân tích). Ở nghiệm thức có xử lý colchicine 8 ngày đã tạo được cây tứ
bội đạt 9% trong tổng 44 cây đem phân tích.

Tóm lại, việc đa bội hóa các chồi đỉnh dưa hấu nhị bội với colchicine và
oryzalin đã tạo được cây tứ bội và bội tạp. Kết quả phân tích cũng nhận thấy tỷ lệ
cây tứ bội tăng khi tăng thời gian xử lý ở cả 2 loại hóa chất. Trong đó, với thời gian
xử lý ngắn trên cả 2 loại hóa chất không tạo được cây tứ bội nào, nhưng với
colchicine 8 ngày tạo được 9% cây tứ bội và với oryzalin trong 54 giờ tạo được 4%
cây tứ bội, xác định bằng phương pháp dòng chảy tế bào. Kết quả này tương tự
trong nghiên cứu của Nasr et al. (2004), thời gian 9 ngày cho hiệu quả tạo tứ bội
cao với colchicine nồng độ 2000 và 2500 µM/L và oryzalin nồng độ 100 µM/L,
trong khi cùng nồng độ này nhưng với 3 và 6 ngày không tạo được cây tứ bội. Tuy
nhiên tỷ lệ này còn thấp so với một số nghiên cứu, nhưng tương tự trong nghiên
cứu của Koh (2002), hiệu quả tứ bội đạt 3,3%-5,5% khi xử lý chồi dưa hấu với
oryzalin (5-60 μM).
4.2 Đánh giá khả năng tạo chồi và sinh trƣởng hai dòng tứ bội TPT và TPS
trong môi trƣờng có bổ sung BA
4.2.1 Số chồi gia tăng: ở 3 tuần sau khi cấy (TSKC), Bảng 4.1 cho thấy 2 dòng
dưa hấu tứ bội cho số chồi gia tăng khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, trong đó
dòng TPS đạt 3,1 chồi và dòng TPT đạt 2,1 chồi. Nồng độ BA cũng có ảnh hưởng
đến số chồi gia tăng, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, môi trường
có bổ sung BA 0,5 mg/L và 1 mg/L cho số chồi gia tăng (3,3-3,6 chồi) cao hơn so
với môi trường không bổ sung BA cho số chồi thấp nhất 1,0 chồi. Sự tương tác
giữa dòng dưa hấu tứ bội và nồng độ BA cho số chồi gia tăng dao động từ 0,7 đến
4,3 chồi nhưng không khác biệt thống kê.
Bảng 4.1: Số chồi gia tăng (chồi) của 2 dòng dưa hấu tứ bội trên môi trường nuôi cấy có bổ
sung BA (mg/L) với các nồng độ khác nhau ở 3 TSKC.
Nồng độ BA (mg/L)
Dòng dưa hấu tứ bội (A)
Trung bình (A)
0
0,5
1

TPT
0,7
2,4
3,3
2,1b
TPS
1,4
4,3
3,9
3,1a
b
a
a
Trung bình (BA)
1,0
3,3
3,6
FA
*
FBA
**
FA xBA
ns
CV (%)
36,9
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau trong cùng 1 cột hoặc 1 hàng hoặc trong cột và hàng thì
không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan; ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

4.2.2 Chiều cao chồi gia tăng: ở 3 TSKC chiều cao chồi gia tăng giữa hai dòng

dưa hấu tứ bội khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, trong đó dòng TPT là 1,25
cm và dòng TPS là 0,27 cm. Môi trường có hay không có bổ sung BA cho chiều
cao chồi gia tăng không khác biệt thống kê, dao động từ 0,34 cm đến 1,17 cm.
Tương tự, không có tương tác giữa nồng độ BA và dòng dưa hấu tứ bội lên
chiều cao chồi, dao động từ 0,23 cm đến 2,12 cm. Tóm lại, môi trường có bổ sung
nồng độ BA 0,5 mg/L và 1 mg/L cho hệ số nhân chồi cao hơn, nhưng chiều cao và
số lá gia tăng không khác biệt so với môi trường không có bổ sung BA. Kết quả
11


tương tự trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo et al. (2010) và Okumus
et al. (2011).
4.3 Đánh giá khả năng tạo chồi và sinh trƣởng của hai dòng tứ bội TPB và
TPX trong môi trƣờng có bổ sung BA
4.3.1 Số chồi gia tăng: ở 3 TSKC nồng độ BA có ảnh hưởng đến số chồi gia
tăng, trong đó môi trường có bổ sung nồng độ BA 1,0 mg/L đạt 2,2 chồi cao hơn
so với môi trường có bổ sung BA 0,5 mg/L đạt 1,4 chồi, khác biệt thống kê ở mức
ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, giữa 2 dòng dưa hấu tứ bội khác nhau cho số chồi gia tăng
không khác biệt thống kê (1,8 chồi). Tương tự, không có sự tương tác giữa dòng
dưa hấu tứ bội và nồng độ BA lên số chồi gia tăng.
4.3.2 Chiều cao chồi gia tăng: ở 3 TSKC môi trường có bổ sung BA 0,5 và 1
mg/L cho chiều cao chồi gia tăng lần lượt là 0,16 cm và 0,27 cm nhưng không
khác biệt thống kê. Tương tự, giữa 2 dòng dưa hấu tứ bội khác nhau cũng cho
chiều cao chồi không khác biệt thống kê. Sự tương tác giữa dòng dưa hấu tứ bội và
nồng độ BA không ảnh hưởng đến chiều cao chồi gia tăng.
Như vậy, môi trường có bổ sung BA 0,5 và 1,0 mg/L đều cho hiệu quả tạo chồi
trên cả 2 dòng dưa hấu tứ bội TPB và TPX. Bên cạnh đó, sự tương tác giữa nồng
độ BA và dòng dưa hấu tứ bội cho hệ số nhân chồi không khác biệt thống kê. Từ
các kết quả trên cho thấy với môi trường MS có bổ sung BA 1 mg/L thích hợp
nhân chồi trên các dòng tứ bội trong điều kiện in vitro.

4.4 Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của dòng tứ bội TPT trên môi
trƣờng có bổ sung IBA và NAA
4.4.1 Số rễ: Bảng 4.2 cho thấy, ở 3 TSKC môi trường có bổ sung IBA 1 mg/L
cho số rễ cao (6,3 rễ) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với môi trường
không có bổ sung IBA (1,9 rễ). Tuy nhiên, môi trường không bổ sung NAA lại cho
số rễ cao nhất (6,5 rễ) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với môi trường có
bổ sung NAA (0,2-0,5 mg/L) cho số rễ thấp nhất (2,4-3,6 rễ).
Sự tương tác giữa 2 loại auxin IBA và NAA có ảnh hưởng đến sự hình thành
rễ, nghiệm thức IBA 1 mg/L không kết hợp NAA cho số rễ cao nhất (12,8 rễ), khác
biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại (nghiệm thức đối
chứng cho số rễ thấp nhất-0,2 rễ).
Bảng 4.2: Số rễ/mẫu của chồi dưa hấu tứ bội TPT trên môi trường có bổ sung IBA và NAA
với các nồng độ khác nhau ở 3 TSKC.
Nồng độ NAA (mg/L)
Nồng độ IBA
Trung bình (IBA)
(mg/L)
0
0,2
0,5
c
bc
b
0
0,2
2,0
3,7
1,9b
a
b

b
1
12,8
2,8
3,5
6,3a
a
b
b
Trung bình (NAA)
6,5
2,4
3,6
FIBA
**
FNAA
**
FIBA x NAA
**
CV (%)
33,2
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau trong cùng 1 cột hoặc 1 hàng hoặc trong cột và hàng thì
không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan; **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

4.4.2 Chiều dài rễ: ở 3 TSKC, môi trường có bổ sung IBA 1 mg/L cho chiều
dài rễ cao (3,55 cm), khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với môi trường
không bổ sung IBA (1,35 cm). Tuy nhiên, với môi trường không bổ sung NAA cho
12



chiều dài rễ cao (3,05 cm), khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với môi trường
có bổ sung NAA (0,2-0,5 mg/L) cho chiều dài rễ đạt 2,02-2,28 cm.
Sự tương tác giữa 2 loại auxin IBA và NAA có ảnh hưởng đến chiều dài rễ,
khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, nghiệm thức IBA 1 mg/L không
kết hợp NAA cho chiều dài rễ cao nhất (5,78 cm), khác biệt thống kê so với các
nghiệm thức còn lại, trong đó nghiệm thức đối chứng cho chiều dài rễ thấp nhất
(0,33 cm). Tóm lại, cả hai yếu tố IBA và NAA đều có ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển của rễ trên chồi dưa hấu tứ bội TPT. Trong đó, môi trường có bổ
sung IBA 1mg/L cho hiệu quả tạo rễ và chiều dài rễ cao.
4.5 Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của dòng tứ bội TPS trên môi
trƣờng có bổ sung IBA và NAA.
4.5.1 Số rễ: ở 3 TSKC, môi trường có bổ sung IBA 1 mg/L cho số rễ cao (8,1
rễ) khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với môi trường đối chứng (4,5 rễ).
Nồng độ NAA có ảnh hưởng đến số rễ trên chồi dưa hấu tứ bội TPS, trong đó môi
trường có bổ sung NAA 0,5 mg/L cho số rễ cao nhất (7,2 rễ) khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 1% so với đối chứng (4,8 rễ), nhưng không khác biệt với môi trường
có bổ sung NAA 0,2 mg/L (6,8 rễ). Sự tương tác giữa nồng độ IBA và NAA có
ảnh hưởng đến số rễ, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, nghiệm thức
IBA 1 mg/L không bổ sung NAA cho số rễ cao nhất (9,0 rễ), khác biệt thống kê so
với nghiệm thức đối chứng cho số rễ thấp nhất (0,5 rễ) và nghiệm thức có bổ sung
NAA 0,2 mg/L không kết hợp IBA (6,3 rễ), nhưng không khác biệt so với các
nghiệm thức còn lại.
4.5.2 Chiều dài rễ: ở 3 TSKC môi trường có bổ sung IBA 1mg/L cho chiều dài
rễ cao (3,03 cm), khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với môi trường không có
bổ sung IBA (1,73 cm). Môi trường không bổ sung và có bổ sung NAA (0,2-0,5
mg/L) cho chiều rễ không khác biệt thống kê, dao động từ 2,27 cm đến 2,51 cm.
Có sự tương tác giữa hai loại auxin IBA và NAA lên chiều dài rễ, nghiệm thức
IBA 1mg/L không kết hợp NAA cho chiều dài rễ cao nhất (4,31 cm), khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với tất cả các nghiệm thức còn lại, trong đó nghiệm
thức đối chứng cho chiều dài rễ thấp nhất (0,43 cm).

Nhìn chung, trên dòng dưa hấu tứ bội TPS với môi trường có bổ sung IBA
1mg/L cho hiệu quả tạo rễ cao (số rễ, chiều dài rễ) đồng thời khả năng sinh trưởng
của chồi cũng cân đối (chiều cao chồi, số lá). Tóm lại, môi trường MS có bổ sung
IBA 1 mg/L cho hiệu quả tạo rễ cao so với môi trường không có bổ sung IBA và
cao hơn cả môi trường có bổ sung NAA (0,2-0,5 mg/L). Kết quả này tương tự
trong nghiên cứu của Khalekuzzaman et al. (2012) cũng nhận thấy, môi trường
IBA 1 mg/L cho hiệu quả tạo rễ (100%) và số rễ (12 rễ) với chiều dài rễ (7,0 cm)
cao nhất trên dưa hấu Elite F1. Tương tự, theo Okumus et al. (2011) môi trường có
bổ sung IBA 1 mg/L cũng cho hiệu quả tạo rễ cao trên các giống dưa hấu khác
nhau được quan sát.
4.6 Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của bốn dòng tứ bội trên môi
trƣờng có bổ sung IBA
4.6.1 Số rễ: ở 3 TSKC với 4 dòng dưa hấu khác nhau cho số rễ khác nhau,
trong đó dòng TPT cho số rễ cao nhất (5,0 rễ), khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa
1% so với 3 dòng còn lại (2,0-2,3 rễ).

13


4.6.2 Chiều dài rễ: 4 dòng dưa hấu khác nhau cũng cho chiều dài rễ khác nhau
ở 3 TSKC, trong đó dòng TPT cho chiều dài rễ cao nhất (1,38 cm), khác biệt thống
kê ở mức ý nghĩa 5% so với 3 dòng còn lại (0,38-0,48 cm).
Tóm lại, môi trường MS có bổ sung IBA 1 mg/L đều cho hiệu quả tạo rễ trên
cả 4 dòng dưa hấu tứ bội. Tuy nhiên hiệu quả tạo rễ khác nhau giữa các dòng tứ
bội, có thể xếp thứ tự hiệu quả tạo rễ của các dòng tứ bội như sau TPT > TPX >
TPS > TPB.
4.7 Đánh giá, chọn lọc các dòng tứ bội cấy mô và lai tạo hạt tam bội ngoài
đồng
4.7.1 Chiều dài dây, số lá: tại thời điểm 21 ngày sau ngắt đọt (NSNĐ), dòng
TPB cho chiều dài dây thấp nhất (129,32 cm), khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa

5% so với dòng TPT (208,02 cm) và dòng TPS (205,5 cm) nhưng không khác biệt
so với dòng TPX (179,91 cm). Có sự gia tăng mạnh về số lá ở cả 4 dòng dưa hấu
tứ bội cấy mô. Cụ thể, dòng TPX là 33,1 lá, dòng TPS là 34,2 lá, dòng TPT là 33,1
lá, dòng TPB là 30,0 lá, nhưng giữa chúng không khác biệt thống kê. Dựa trên kết
quả thống kê ở các thời điểm sinh trưởng có thể xếp hạng thứ tự về khả năng sinh
trưởng của 4 dòng dưa hấu tứ bội như sau: TPS > TPT > TPX > TPB.
4.7.2 Số trái lai thành công: với phương pháp lai tạo bằng tay, sau khi tuyển
chọn để trái và thu hoạch cho thấy, cả 4 dòng dưa hấu tứ bội cấy mô đều tạo được
hạt tam bội. Tuy nhiên số trái lai thành công còn thấp và khác nhau ở mỗi dòng:
dòng TPX đạt được 35 cây, dòng TPS đạt 23 cây, dòng TPT đạt 21 cây, dòng TPB
đạt 15 cây trong tổng số 40 cây lai/mỗi dòng.
4.7.3 Khối lƣợng trái và năng suất: khối lượng trái của 4 dòng dưa hấu tứ bội
cấy mô dao động từ 1,27 kg đến 1,44 kg nhưng giữa chúng không khác biệt thống
kê. Năng suất của 4 dòng dưa hấu tứ bội dao động từ 22,29 tấn/ha đến 26,53 tấn/ha
nhưng giữa chúng không khác biệt thống kê.
4.7.4 Phẩm chất trái: Bảng 4.3 cho thấy, có sự khác biệt thống kê ở mức ý
nghĩa 1% giữa 4 dòng tứ bội cấy mô về độ Brix. Dòng TPX cho độ Brix cao nhất
(9,3%), khác biệt thống kê so với ba dòng còn lại, trong đó dòng TPS và dòng TPB
cho độ Brix thấp nhất (8,2%).
Tương tự, có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% giữa 4 dòng tứ bội cấy
mô về độ dày vỏ. Trong đó, dòng TPB cho độ dày vỏ cao nhất (0,86 cm) khác biệt
so với dòng TPT cho độ dày vỏ thấp nhất (0,73 cm), nhưng lại không khác biệt so
với dòng TPS (0,85 cm) và dòng TPX (0,81 cm).
4.7.5 Số hạt chắc tam bội/trái: hạt tam bội là những hạt có phần đầu của vỏ
hạt hơi phình to chứ không nhọn như hạt nhị bội và tứ bội, đôi khi lại có phần dôi
ra trên vỏ hạt (Hình 4.1). Đây là đặc điểm phân biệt giữa hạt tam bội với các hạt
nhị bội và tứ bội. Kết quả Bảng 4.3 cho thấy, số hạt chắc tam bội/trái của 4 dòng tứ
bội khác biệt thống ở mức ý nghĩa 1%, trong đó dòng TPT cho số hạt chắc cao nhất
(57,5 hạt), khác biệt thống kê so với 3 dòng còn lại (34,3 - 40,0 hạt).
Tóm lại, 4 dòng tứ bội cấy mô được trồng tại Hậu Giang cho thấy có sự khác

biệt rất ít về khả năng sinh trưởng (chiều dài dây, số lá) nên năng suất trái cũng
không khác biệt, tuy nhiên phẩm chất trái (độ Brix, độ dày vỏ) lại khác biệt thống
kê. Kết hợp các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất và phẩm chất trái có thể sắp xếp
thứ tự các dòng tứ bội cấy mô từ cao đến thấp như sau: TPX>TPT >TPB>TPS và
cả 4 dòng đều lai tạo thành công cho hạt tam bội.
14


Bảng 4.3: Độ Brix (%), độ dày vỏ (cm) và số hạt chắc tam bội/trái của 4 dòng dưa hấu tứ bội
cấy mô trồng tại Hậu Giang.
Dòng tứ bội
Độ Brix (%)
Độ dày vỏ (cm)
Số hạt chắc tam bội/trái
TPX
9,3a
0,81a
37,3b
TPS
8,2c
0,85a
34,3b
TPT
8,9b
0,73b
57,5a
TPB
8,2c
0,86a
40,0b

Mức ý nghĩa
**
*
**
CV (%)
1,32
3,89
14,72
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau trong cùng 1 cột thì không khác biệt thống kê qua phép
thử LSD; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

TPX

TPS

TPB

TPT

Hình 4.1: Hạt chắc tam bội của bốn dòng dưa hấu tứ bội

4.8 Đánh giá khả năng tạo chồi và sinh trƣởng của các dòng tam bội cấy
mô trên môi trƣờng có bổ sung BA
4.8.1 Số chồi gia tăng: ở 3 TSKC, số chồi gia tăng của 4 dòng tam bội có khác
biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, dòng TriP1 cho số chồi cao nhất (3,3
chồi) khác biệt thống kê so với dòng TriP2 và TriP4, nhưng không khác biệt so với
dòng TriP3. Nồng độ BA có ảnh hưởng đến số chồi gia tăng, khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 1%, trong đó môi trường có bổ sung BA 0,5 mg/L cho số chồi gia
tăng cao nhất (3,9 chồi) khác biệt so với môi trường có bổ sung BA 1 mg/L (3,7
chồi) và môi trường không có bổ sung BA cho hệ số nhân chồi thấp nhất (0,8

chồi), nhưng không khác biệt so với môi trường có bổ sung BA 2 mg/L (3,8 chồi).
Có sự tương tác giữa dòng dưa hấu tam bội với nồng độ BA lên số chồi gia
tăng, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức dòng TriP3 nuôi cấy trên
môi trường có bổ sung BA 1 mg/L và dòng TriP4 nuôi cấy trên môi trường có bổ
sung BA 0,5 mg/L cho số chồi gia tăng cao nhất (4,7 chồi), khác biệt thống kê so
với các nghiệm thức còn lại, trong đó nghiệm thức không có bổ sung BA ở cả 4
dòng tam bội đều cho số chồi gia tăng thấp nhất (0,7-1,0 chồi).
4.8.2 Chiều cao chồi gia tăng: ở 3 TSKC chiều cao chồi gia tăng của 4 dòng
dưa hấu tam bội có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Dòng TriP2 cho chiều
cao gia tăng cao nhất (1,26 cm), khác biệt thống kê so với 3 dòng còn lại. Nồng độ
BA có ảnh hưởng đến chiều cao gia tăng, môi trường không có bổ sung BA cho
chiều cao gia tăng cao nhất (1,36 cm), khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với
các môi trường có bổ sung BA (0,5; 1; 2 mg/L). Sự tương tác giữa nồng độ BA và
15


dòng dưa hấu tam bội cho chiều cao gia tăng khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.
Nghiệm thức dòng TriP2 nuôi cấy trên môi trường không bổ sung BA cho chiều
cao chồi gia tăng cao nhất 2,71 cm và có sự giảm về chiều cao chồi trong các
nghiệm thức có bổ sung BA (0,5-2 mg/L) trên cả 4 dòng dưa hấu tam bội.
Tóm lại, môi trường có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng BA (0,5-2 mg/L) cho
hiệu quả nhân chồi cao gấp 3-4 lần so với môi trường không bổ sung BA ở cả 4
dòng dưa hấu tam bội, đặc biệt môi trường MS có bổ sung BA 1 mg/L cho hiệu
quả nhân chồi cao. Bên cạnh đó, sự sinh trưởng cũng khác nhau ở các dòng tam bội
khác nhau, trong đó dòng TriP1 và TriP2 cho số chồi tương đối nhưng số lá và
chiều cao chồi cân đối so với 2 dòng còn lại.
4.9 Đánh giá khả năng tạo chồi, sinh trƣởng của dòng dƣa hấu tam bội
TriP1 trên môi trƣờng có bổ sung BA và than hoạt tính
4.9.1 Số chồi gia tăng: ở 3 TSKC, nồng độ BA trong môi trường nuôi cấy có
ảnh hưởng đến số chồi gia tăng của dưa hấu tam bội. Cụ thể: ở nồng độ BA 2 mg/L

cho 2,9 chồi, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với đối chứng và nồng độ
BA 0,5 mg/L (1,4-2,6 chồi) nhưng không khác biệt so với môi trường có bổ sung
BA 1,0 mg/L (2,8 chồi). Than hoạt tính đã ảnh hưởng đến hệ số nhân chồi. Môi
trường không bổ sung than trung bình đạt 2,6 chồi, khác biệt thống kê ở mức ý
nghĩa 1% so với môi trường có bổ sung than trung bình đạt 2,3 chồi. Có sự tương
tác giữa nồng độ BA và than hoạt tính đến số chồi gia tăng ở mức ý nghĩa 1%. Cụ
thể: nghiệm thức BA 2 mg/L - không than cho số chồi cao nhất (3,3 chồi) khác biệt
thống kê so với các nghiệm thức còn lại nhưng không khác biệt so với nghiệm thức
BA 1,0 mg/L - không than (3,0 chồi). Ngoài ra, nghiệm thức đối chứng không bổ
sung than và không bổ sung BA cho số chồi thấp nhất (1,2 chồi).
Như vậy, nhìn chung môi trường có bổ sung than cho hệ số nhân chồi giảm.
Điều này có thể do than hoạt tính có khả năng hấp thu các hợp chất ức chế, nhưng
cũng đồng thời hấp thu các hợp chất hữu cơ, chất điều hòa sinh trưởng trong môi
trường nuôi cấy (George,1993). Trong vi nhân giống dưa hấu tứ bội và nhị bội,
môi trường MS bổ sung BA nồng độ 1 mg/L có hiệu quả cao cho việc hình thành
chồi (Kapiel et al., 2004). Tuy nhiên, số chồi đạt được còn thấp so với nhiều báo
cáo nhân chồi dưa hấu (Compton et al., 1992) (5-11 chồi); Lâm Ngọc Phương và
Nguyễn Bảo Vệ (2006) (6-8 chồi). Mặc dù, nghiệm thức 2 mg BA/L cho số chồi
nhiều nhất, nhưng đa số chồi là những chồi búp. Việc sử dụng BA ở nồng độ cao
để nhân chồi đã được các nhà khoa học khuyến cáo về các rối loạn hình thái cơ
quan, như tạo nhiều cành, chồi tụ hợp, hình thành các dạng lá và cuống thay đổi...
thường do ảnh hưởng liều lượng cao của hóa chất thêm vào môi trường. Trong các
thí nghiệm đầu tiên trên dưa hấu tam bội nồng độ BA 5 mg/L xuất hiện chồi bất
thường (Lâm Ngọc Phương và Nguyễn Bảo Vệ, 2006).
4.9.2 Chiều cao chồi gia tăng: ở 3 TSKC cho thấy than hoạt tính không ảnh
hưởng đến chiều cao chồi của dưa hấu tam bội TriP1. Tuy nhiên, nồng độ BA có
ảnh hưởng đến chiều cao chồi khác biệt ở mức 1%. Cụ thể: ở nghiệm thức đối
chứng cho chiều cao gia tăng nhiều nhất (1,4 cm) khác biệt thống kê 1% so với
những môi trường có bổ sung nồng độ BA (0,5-2 mg/L), trong đó môi trường có
nồng độ BA 2 mg/L cho chiều cao gia tăng thấp nhất (0,94 cm). Điều này có nghĩa

là khi tăng nồng độ BA thì chiều cao giảm. Kết quả này cũng được ghi nhận trước
đó, khi có mặt chất điều hòa sinh trưởng chiều cao chồi dưa hấu bị hạn chế
16


(George, 1993). Nhìn chung, nồng độ BA 1 mg/L thích hợp để nhân chồi dưa hấu
tam bội TriP1. Thời điểm này, BA ngoại sinh đã có tác dụng lên việc tạo chồi, kích
thích chồi bên nên mẫu cấy dần xuất hiện những chồi nhỏ sau đó phát triển lá. Tuy
nhiên, việc kích thích chồi của BA không nhiều vì cây đang trong giai đoạn trẻ hóa
nên ở môi trường không bổ sung BA cho chiều cao và số lá nhiều hơn.
Tóm lại, với cả 2 thí nghiệm trên nhận thấy môi trường có bổ sung BA cho hiệu
quả nhân chồi cao, tăng từ 2-4 lần so với môi trường không bổ sung BA. Theo Vũ
Văn Vụ et al. (2007) và Lê Duy Thành (2000) ghi nhận bên cạnh các chất cung cấp
dinh dưỡng cho môi trường nuôi cấy, việc bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa
sinh trưởng là rất cần thiết để kích thích sự sinh trưởng, phát triển và phân hóa cơ
quan, cung cấp sức sống tốt cho mô, tác dụng lên quá trình tổng hợp prôtêin và làm
tăng cường hoạt tính của một số enzyme... Tuy nhiên sẽ dẫn đến hiện tượng cây
sinh trưởng bất thường, lá nhỏ, cong queo, mất diệp lục tố…(Debergh and Maene,
1981) và để giảm bớt hiện tượng này phải giảm hàm lượng cytokinin trong môi
trường cấy hoặc kết hợp với nhóm auxin (Compton and Gray, 1993).
Chính vì thế, môi trường MS bổ sung nồng độ BA 1,0 mg/L thích hợp cho việc
nhân chồi dưa hấu tam bội với số chồi khỏe, không bị thủy tinh thể, mặc dù chiều
cao chồi tương đối thấp do cytokinine chủ yếu tập trung vào việc phân chia tế bào
mô phân sinh chồi bên hơn là kéo dãn tế bào và hiệu quả nhân chồi khác nhau trên
các dòng dưa hấu tam bội khác nhau.
4.10 Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của 3 dòng dƣa hấu tam bội in
vitro trên môi trƣờng có bổ sung IBA
4.10.1 Số rễ: ở 3 TSKC cho thấy, có sự hình thành rễ ở cả 3 dòng dưa hấu tam
bội khi nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung IBA 2mg/L và số rễ của 3 dòng có
khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Dòng TriP2 cho số rễ gia tăng cao nhất (2,9

rễ) khác biệt thống kê so với 2 dòng còn lại.
4.10.2 Chiều dài rễ: ở 3 TSKC cho thấy, chiều dài rễ của 3 dòng dưa hấu tam
bội cấy mô khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, dòng TriP2 cho chiều
dài rễ cao nhất 2,68 cm khác biệt so với 2 dòng còn lại.
4.10.3 Chiều cao chồi gia tăng: có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% sau 3
tuần nuôi cấy về chiều cao chồi gia tăng của 3 dòng dưa hấu tam bội. Trong đó,
dòng TriP2 cho chiều cao chồi gia tăng cao nhất (1,59 cm) khác biệt so với 2 dòng
tam bội còn lại. Tóm lại, khi nuôi cấy 3 dòng dưa hấu tam bội trong điều kiện in
vitro trên môi trường MS có bổ sung nồng độ IBA 2 mg/L đều cho hiệu quả ra rễ.
Tuy nhiên hiệu quả ra rễ (số lượng, chiều dài) còn thấp và hiệu quả khác nhau giữa
các dòng tam bội khác nhau, trong đó dòng TriP2 cho số rễ, chiều dài rễ cao nhất
với chiều cao chồi và số lá cân đối.
4.11 Đánh giá khả năng tạo rễ, sinh trƣởng của dƣa hấu tam bội TriP1
trên môi trƣờng có bổ sung IBA và than hoạt tính
4.11.1 Số rễ: Bảng 4.4 cho thấy ở 3 TSKC, có sự khác biệt thống kê về số rễ
giữa các nồng độ IBA khác nhau và môi trường có hay không có bổ sung than hoạt
tính. Trong đó, nồng độ IBA từ 0,5 đến 2 mg/L cho số rễ cao nhất khác biệt có ý
nghĩa 5% so với hai nồng độ còn lại. Số rễ ở môi trường có than (2 g/L) cao hơn
(6,4 rễ) so với môi trường không than (3,2 rễ), khác biệt thống kê ở mức 5%. Có
tương tác giữa nồng độ IBA và than hoạt tính khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa
5%. Trong đó, nghiệm thức IBA 0,5 và 1 mg/L có bổ sung than 2 g/L cho số rễ cao
17


nhất (lần lượt là 7,2 và 7,5 rễ) khác biệt thống kê với tất cả các nghiệm thức không
than và nghiệm thức IBA 0,2 mg/L có than, nhưng không khác biệt với nghiệm
thức không có IBA và có bổ sung IBA 2 mg/L với bổ sung than hoạt tính 2 g/L.
Bảng 4.4: Số rễ của dưa hấu tam bội TriP1 trên các môi trường có IBA và than hoạt tính
khác nhau ở 3 TSKC
Hàm lượng than (g/L) (A)

Nồng độ IBA (mg/L)
Trung bình (B)
(B)
0
2
e
abc
0
1,6
6,0
3,8b
e
bcd
0,2
1,9
5,2
3,5b
0,5
4,5cd
7,2a
5,8a
cd
a
1,0
4,3
7,5
5,9a
2,0
3,8d
6,3ab

5,1a
b
a
Trung bình (A)
3,2
6,4
F(IBA)
*
F(than)
*
F(IBA × than)
*
CV (%)
27,57
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau trong cùng 1 cột hoặc 1 hàng hoặc trong cột và hàng thì
không khác biệt thống kê qua phép thử Duncan; *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

4.11.2 Chiều dài rễ: có sự khác biệt rõ rệt về chiều dài rễ ở 3 TSKC giữa các
môi trường có than (6,61 cm) và không than (2,08 cm); cũng như ở nồng độ IBA
cao (0,5; 1; 2 mg/L) và IBA thấp. Kết quả trên phù hợp với nhiều kết quả ra rễ in
vitro. Có tương tác giữa nồng độ IBA và than hoạt tính lên chiều dài rễ, khác biệt
thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, nghiệm thức có bổ sung than 2 g/L cho số
rễ cao nhất so với môi trường không bổ sung than ở tất cả các nồng độ IBA, trong
đó môi trường đối chứng cho chiều dài rễ thấp nhất.
Như vậy, ở chỉ tiêu ra rễ có sự khác biệt rõ rệt giữa các nghiệm thức có than và
không than, cũng như giữa các nghiệm thức có nồng độ IBA cao và IBA thấp và sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Do đó, trong môi trường có than dù ở nồng độ
IBA nào thì số rễ và chiều dài rễ vẫn khác biệt so với không có than. Tương tự, ở
môi trường có IBA cao (0,5; 1; 2 mg/L) cũng cho số rễ, chiều dài rễ khác biệt ý
nghĩa so với các nồng độ IBA thấp cho dù có than hay không.

4.11.3 Chiều cao chồi: ở 3 TSKC cho thấy, chiều cao chồi ở môi trường có
than cao hơn (4,53 cm) so với không than (3,35 cm), không khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 5%. Nồng độ IBA từ 0 đến 2 mg/L cho chiều cao chồi gia tăng không
khác biệt thống kê. Có sự tương tác giữa nồng độ IBA và than hoạt tính lên chiều
cao chồi, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, nghiệm thức có bổ sung
than ở tất cả nồng độ IBA và nghiệm thức không than với IBA 0,2-1,0 mg/L cho
chiều cao chồi cao nhất và nghiệm thức đối chứng là thấp nhất (2,6 cm).
Tóm lại, qua 2 thí nghiệm trên cho thấy môi trường có bổ sung IBA và có thêm
than hoạt tính 2,0 g/L đã làm tăng hiệu quả ra rễ trên dưa hấu tam bội so với môi
trường không bổ sung IBA. Số rễ cũng như chiều dài rễ tăng khi tăng nồng độ IBA
từ 0,2 đến 1,0 mg/L nhưng lại có xu thế giảm khi tăng đến 2,0 mg/L, chính vì thế
khi sử dụng IBA 2 mg/L để so sánh hiệu quả ra rễ trên 3 dòng dưa hấu tam bội lại
cho số rễ thấp. Do đó, môi trường có bổ sung IBA 0,5 mg/L kết hợp với than hoạt
tính 2,0 g/L sẽ là môi trường kích thích ra rễ thích hợp cho dưa hấu tam bội trong
điều kiện in vitro.
18


Kết hợp thí nghiệm tạo chồi và tạo rễ nhận thấy, các dòng tam bội khác nhau
cho khả năng tạo chồi và rễ khác nhau. Trong đó, dòng tam bội TriP1 và TriP2 cho
hiệu quả nhân chồi và tạo rễ cao hơn so với 2 dòng TriP3 và TriP4 với chiều cao
chồi và số lá cân đối hơn (thể hiện sự sinh trưởng tốt). Chính vì thế 2 dòng tam bội
TriP1 và TriP2 được lựa chọn để tiếp tục khảo sát đánh giá khả năng sinh trưởng
ngoài đồng so với giống tam bội Mặt Trời Đỏ cấy mô.
4.12 Đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và phẩm chất
trái của 2 dòng dƣa hấu tam bội (3x) cấy mô ngoài đồng.
4.12.1 Chiều dài dây dƣa: Bảng 4.5 cho thấy tại Cần Thơ, chiều dài dây của 3
dòng/giống dưa hấu tam bội cấy mô khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
ở 21 ngày sau ngắt đọt (NSNĐ). Trong đó, dòng TriP1 cho chiều dài dây cao nhất
242,51 cm, dòng TriĐC là thấp nhất 166,93 cm. Tuy nhiên tại Hậu Giang, chiều dài

dây của 3 dòng/giống dưa hấu tam bội cấy mô không khác biệt thống kê, dao động
từ 186,6 cm đến 240,4 cm.
Bảng 4.5: Chiều dài dây (cm) và số lá/dây của 3 dòng/giống dưa hấu tam bội cấy mô trồng ở
Bình Thủy, Cần Thơ và Châu Thành, Hậu Giang.
Cần Thơ
Hậu Giang
Dòng/giống
Chiều dài dây (cm)
Số lá/dây
Chiều dài dây (cm) Số lá/dây
TriĐC
166,93c
46,6b
204,2
33,9
TriP1
242,51a
73,6a
186,6
27,7
TriP2
230,19b
68,4a
240,4
34,3
F
**
**
ns
ns

CV (%)
1,14
8,17
11,83
10,31
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau trong cùng 1 cột thì không khác biệt thống kê qua phép
thử LSD; ns: không khác biệt thống kê, **: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

4.12.2 Số lá/dây: tại Cần Thơ, số lá/dây của 3 dòng/giống dưa hấu tam bội cấy
mô khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% ở 21 NSNĐ. Trong đó, dòng TriP1 cho
số lá/dây cao nhất 73,6 lá, khác biệt so với giống TriĐC có số lá/dây thấp nhất
46,58 lá, nhưng lại không khác biệt so với dòng TriP2. Tuy nhiên tại Hậu Giang, số
lá/dây của 3 dòng/giống dưa hấu tam bội cấy mô không khác biệt thống kê, dao
động từ 27,7 lá đến 34,3 lá (Bảng 4.5).
Xét về sự sinh trưởng của 2 dòng dưa hấu tam bội cấy mô tạo thành so với
giống đối chứng (TriĐC), có thể sắp xếp thứ tự như sau: TriP1>TriP2 >TriĐC ở tại
Cần Thơ. Kết quả của Enujeke (2013) cũng cho thấy có sự khác biệt về chiều dài
dây và số lá/dây của 6 giống dưa hấu được nghiên cứu trong hai năm 2011-2012.
Nhưng tại Hậu Giang, sự sinh trưởng của 3 dòng/giống này lại không khác biệt.
4.12.3 Khối lƣợng trái: Bảng 4.6 cho thấy tại Cần Thơ, giữa 3 dòng/giống dưa
hấu khối lượng trái khác biệt không có ý nghĩa thống kê, biến động từ 2,14 kg đến
2,20 kg. Nhưng tại Hậu Giang, dòng TriP1 cho khối lượng trái cao nhất 2,24 kg
khác biệt hoàn toàn có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với giống đối chứng (1,73
kg) và dòng TriP2 (1,55 kg).
4.12.4 Năng suất: Bảng 4.6 cho thấy tại Cần Thơ, năng suất giữa 3 dòng/giống
dưa hấu tam bội cấy mô không khác biệt thống kê, dao động từ 31,76 đến 36,54
tấn/ha. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong báo cáo của Joe et al. (2012)
khi so sánh 8 giống dưa hấu không hạt. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Strang et al. (2004) khi so sánh 8 giống dưa hấu không hạt mini ở Kentucky nhận
thấy không có khác biệt thống kê về khối lượng trái giữa chúng. Nghiên cứu của

19


Lâm Ngọc Phương và Nguyễn Thanh Thịnh (2009) cũng nhận thấy cả hai giống
dưa không hạt V1 và V2 in vitro có khối lượng trái lần lượt là 3,42 kg và 2,85 kg,
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, tại Hậu Giang năng suất của 3 dòng/giống dưa hấu tam bội cấy mô
khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong đó, dòng TriP1 cho năng suất cao
nhất 36,91 (tấn/ha) khác biệt hoàn toàn so với giống đối chứng (28,49 tấn/ha) và
dòng TriP2 (25,56 tấn/ha).
Bảng 4.6: Khối lƣợng trái (kg) và năng suất (tấn/ha) của 3 dòng/giống dƣa hấu tam bội
cấy mô trồng ở Bình Thủy, Cần Thơ và Châu Thành, Hậu Giang.
Cần Thơ
Hậu Giang
Dòng/giống
Khối lượng trái
Năng suất Khối lượng trái
Năng suất
(kg)
(tấn/ha)
(kg)
(tấn/ha)
TriĐC
2,20
36,54
1,73b
28,49b
a
TriP1
2,17

35,48
2,24
36,91a
TriP2
2,14
31,76
1,55b
25,56b
F
ns
ns
*
*
CV (%)
2,52
9,95
6,65
6,47
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau trong cùng 1 cột thì không khác biệt thống kê qua phép thử
LSD; ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

4.12.5 Phẩm chất trái
Độ Brix: Bảng 4.7 cho thấy tại Cần Thơ, cả 3 dòng/giống dưa hấu tam bội cấy
mô cho độ Brix dao động từ 8,73% đến 9,69%, nhưng không khác biệt thống kê.
Tương tự, tại Hậu Giang độ Brix của 3 dòng dưa hấu tam bội cấy mô dao động từ
8,52% đến 9,67% và cũng không khác biệt thống kê. Theo Maynard (2001) vị ngọt
là một trong những yếu tố chất lượng chính trong quả dưa hấu và chúng có liên
quan đến chỉ số TSS. Kết quả tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy độ Brix trong
quả dưa hấu tam bội dao động trong khoảng 8,31- 13,4% (Kee and Ernest, 2005).
Độ dày vỏ: Bảng 4.7 cho thấy tại Cần Thơ, độ dày vỏ của cả 3 dòng/giống dưa

hấu tam bội cấy mô thay đổi từ 0,81 mm đến 0,95 mm, nhưng không khác biệt
thống kê. Kết quả cũng tương tự khi trồng tại Hậu Giang, độ dày vỏ của 3 dòng
dưa hấu tam bội cấy mô biến động từ 0,82 mm đến 0,94 mm, nhưng cũng không
khác biệt thống kê. Một số nghiên cứu cho thấy, độ dày vỏ của quả dưa hấu giúp
vỏ ít bị thâm và có ích trong quá trình vận chuyển thô, nhưng độ dày vỏ của quả
dưa hấu thay đổi tùy theo giống (Thomas et al., 2012).
Bảng 4.7: Phẩm chất trái của 3 dòng/giống dưa hấu tam bội cấy mô trồng tại Bình Thủy,
Cần Thơ và Châu Thành, Hậu Giang.
Cần Thơ
Hậu Giang
Dòng/Giống
Độ Brix (%)
Độ dày vỏ (mm)
Độ Brix (%)
Độ dày vỏ (mm)
TriĐC
8,98
0,81
8,52
0,94
TriP1
8,73
0,96
9,67
0,82
TriP2
9,69
0,85
9,24
0,83

Mức ý nghĩa
ns
ns
ns
ns
CV (%)
14,77
16,22
4,91
27,72
Ghi chú: Các số có chữ theo sau giống nhau trong cùng 1 cột thì không khác biệt thống kê qua phép thử
LSD; ns: không khác biệt thống kê.

20


Từ các kết quả trên cho thấy, sự sinh trưởng (chiều dài dây, số lá/dây, kích
thước lá) tại Cần Thơ của dòng TriP1 tốt hơn dòng TriP2 và đối chứng nhưng tại
Hậu Giang cả 3 dòng đều tương đương. Về khối lượng và năng suất trái, tại Cần
Thơ cả 3 dòng đều tương đương, nhưng tại Hậu Giang dòng TriP1 tốt hơn dòng
TriP2 và đối chứng. Về phẩm chất trái (độ Brix và độ dày vỏ) cả 3 dòng đều cho
kết quả tương đương ở cả 2 địa điểm khảo sát (Hình 4.2). Trong đó, dòng TriP1
với dạng trái oval, vỏ quả màu xanh lá nhạt có sọc xanh đậm, ruột vàng; dòng
TriP2 với dạng trái oval, vỏ quả màu xanh lá có sọc xanh đậm, ruột đỏ.

Hình 4.2: Mặt cắt trái dưa của 2 dòng tam bội TriP1, TriP2 và giống TriĐC cấy mô

4.13 Khảo sát ảnh hƣởng của lƣợng phân đạm (N) và mật độ trồng lên
năng suất, phẩm chất của dòng dƣa hấu tam bội TriP1 cấy mô
4.13.1 Khối lƣợng trái: Bảng 4.8 cho thấy, lượng phân đạm khác nhau cho

khối lượng trái khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%, trong đó bón phân đạm với
lượng 200 kg/ha cho khối lượng trái (2,20 kg) cao hơn so với bón 150 kg N/ha
(1,33 kg). Mật độ trồng cũng ảnh hưởng đến khối lượng trái, khác biệt thống kê ở
mức ý nghĩa 1%, với 10.000 cây/ha cho khối lượng trái (2,11 kg) cao hơn so với
mật độ thấp (8.750 cây/ha) (1,42 kg). Tương tự, sự tương tác giữa lượng phân đạm
và mật độ trồng có ảnh hưởng đến khối lượng trái, khác biệt thống kê ở mức ý
nghĩa 1%. Nghiệm thức M2N2 (10.000 cây/ha + 200 kg N/ha) cho khối lượng trái
cao nhất (2,65 kg) khác biệt thống kê so với các nghiệm thức còn lại, trong đó
nghiệm thức M1N1 (8.750 cây/ha + 150 kg N/ha) cho khối lượng trái thấp nhất
(1,09 kg).
4.13.2 Năng suất: Bảng 4.8 cho thấy, lượng phân đạm có ảnh hưởng đến năng
suất khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, bón 200 kg N/ha cho năng
suất cao hơn so với bón 150 kg N/ha. Trong các loại phân vô cơ thì đạm là loại
phân quan trọng nhất, việc cung cấp đầy đủ đạm làm tăng hoạt động quang hợp,
sinh trưởng mạnh dẫn đến năng suất tăng, khi tăng lượng đạm lên 1% thì năng suất
sẽ tăng lên 0,25% (Phạm Hồng Cúc, 2007; Nguyễn Lê Hiệp, 2010). Mật độ trồng
có ảnh hưởng đến năng suất khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Trong đó, mật
độ cao cho năng suất đạt 19,42 tấn/ha cao hơn so với mật độ trồng thấp 13,06
tấn/ha. Kết quả này tương tự trong nghiên cứu của Hoàng Thị Thái Hòa et al.
(2012) cũng nhận thấy, với mật độ trồng 9.000 cây/ha cho năng suất và hiệu quả
kinh tế cao hơn với mật độ trồng từ 6.000 đến 8.000 cây/ha. Có sự tương tác giữa
lượng phân đạm và mật độ trồng lên năng suất, khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa
1%. Cụ thể, nghiệm thức M2N2 cho năng suất cao nhất (23,19 tấn/ha), khác biệt
thống kê so với 3 nghiệm thức còn lại, trong đó nghiệm thức M1N1 cho năng suất
thấp nhất (10,85 tấn/ha).
21


×