Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi phát triển thể chất qua các trò chơi vận động tại trường mầm non phan đình phùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG
VIỆC GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI PHAT TRIỂN THỂ
CHẤT THÔNG QUA CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG TẠI
TRƯỜNG MẦM NON PHAN ĐÌNH PHÙNG”
Người thực hiện: Trương Thị Nhung
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Phan Đình Phùng- TPTH
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2018
11


MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU

2

1.1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………

2

1.2.
Mục


đích
cứu………………………………………………………

3

nghiên

1.3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….

3

1.4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………

3

2. NỘI DUNG

3

2.1. Cơ sở lý luận………………………………………………………………

3

2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu…………………………………………

4

2.3. Các giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề………………………………

6


2.3.1.
Các
pháp…………………………………………………………….

6

giải

2.3.2 . Các biện pháp…………………………………………………………...

6

Biện pháp1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ tham gia vào các hoạt động.
………...

6

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ………………………

7

Biện pháp 3: Lên kế hoạch, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ
theo từng chủ đề………...
…………………………………………………………

8

Biện pháp 4 : Tổ chức các trò chơi vân động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính
chất của hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

………………………

9

Biện pháp 5:
Tuyên
huynh……………………….

truyền,

phối

kết

hợp

với

phụ

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.……………………………………..

15
15
22


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

17


2.1. Kết luận…………………………………………………………………...

17

2.2. Kiến nghị…………………………………………………………………

18

1. MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài:
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, việc bảo vệ chăm sóc - giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà của toàn
xã hội... Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu của cuộc đời
là một việc làm hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Một đứa trẻ có một trí
tuệ tốt, thông minh, nhanh nhẹn thì yếu tố đầu tiên là phải có một thể chất tốt,
đó là trẻ khỏe mạnh, có cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa
tuổi, thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế, có
khả năng phối hợp các giác quan, vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong
không gian, có kỹ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của bàn tay bàn chân…
Đối với trẻ việc đi học, đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó
trẻ được học được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục một cách
khoa học. Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa,
cân đối là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường mầm non.
Mong muốn của các cô là làm sao để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về
thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Trong chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ, để phát triển tốt thể chất cho trẻ thì cần hai yếu tố, hai
yếu tố này luôn luôn song hành, bổ trợ cho nhau, góp sức cùng nhau để tạo dựng
một thân hình, một trí tuệ tốt đó chính là “Phát triển vận động và giáo dục dinh
dưỡng sức khỏe”. Đó là hai nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng
cao chất lượng của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ

phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng
về đạo đức.
Phát triển vận động là một vế vô cùng quan trọng, giúp trẻ hoạt bát,
nhanh nhẹn, tự tin, vững vàng trong từng bước đi, từng động tác bò, trườn,
trèo, chạy, nhảy… nhằm hình thành, phát triển đầy đủ khả năng vận động.
ngoài ra còn rèn luyện sự dẻo dai, phát triển các cơ bắp, hệ thần kinh, lanh
tay, lẹ mắt, và phán đoán trước được những khó khăn khi đi, chạy, trèo, leo
qua chướng ngại vật…. Bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan
đến vận động của cơ thể làm cho trẻ sảng khoái tinh thầnvà luôn vui vẻ. Xuất
phát từ vai trò quan trọng của các hoạt động phát triển thể chất nhằm nâng
cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân
gian là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ. Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà
33


nó còn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ khoẻ mạnh
và phát triển toàn diện.
Thực tế trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm
vụ giáo dục thể chất được giáo viên hoàn thành bằng các hình thức khác
nhau. Song các hình thức tổ chức giờ học còn đơn điệu, chưa phong phú,
chưa kích thích được trí tò mò tính tích cực vận động của trẻ, chưa nâng cao
được vai trò của việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa tích cực sưu tầm
phế liệu làm đồ dùng dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học, thao tác sử
dụng chưa thành kỹ năng. Ngoài ra giáo viên chưa chú ý hướng đến việc
giáo dục trí tuệ, cảm xúc, điều khiển hành vi vận động ở trẻ, giúp trẻ hiểu
được ý nghĩa của nhiệm vụ do giáo viên đề ra và tích cực vượt qua khó khăn
xuất hiện trong hoạt động của mình. Nên trong các hoạt động sự tập trung
chú ý trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự hứng thú trong giờ học, số trẻ nhút nhát
chưa mạnh dạn khi thực hiện bài tập, trẻ ít được giao tiếp với bạn bè, với cô

trong giờ học.
Sau khi tìm hiểu rõ thực trạng và nguyên nhân dẫn đến việc trẻ tiếp thu bộ
môn làm quen với thể chất chưa cao. Tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Một số
biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển
thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường MN Phan Đình Phùng thành phố Thanh Hóa”. Bằng cách sử dụng đồ dùng trực quan và tích hợp các
môn học ở lớp để giúp trẻ yêu thích môn học có hứng thú trong hoạt động để bài
dạy đạt kết quả cao hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Hình thành cho trẻ sự mạnh dạn tự tin khéo léo qua các kỹ năng vận động
nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực cho trẻ.
- Kích thích sự hoạt động tích cực hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò
chơi vận động.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động tại trường MN Phan
Đình Phùng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách trẻ thực hiện các bài tập, các thao
tác để xác định mức độ vận động và kĩ năng của trẻ.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại theo nhóm hoặc cá nhân để hướng
dẫn trẻ thực hiên đúng thao tác một cách sáng tạo.
- Phương pháp trực quan: Sưu tầm đồ dùng đồ chơi tự tạo và sưu tầm từ
thiên nhiên đảm bảo tính khoa học để tổ chức các trò chơi, khuyến khích trẻ
tìm tòi khám phá.
44


- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
+ Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện.

+ Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ MN theo hướng tích hợp CĐ.
+ Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phát triển thể lực thông qua phát
triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát
triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung
quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc,
khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt
động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế
mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của
vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý,
tính kiên trì...Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được
phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể
lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể
sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao...
Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông
qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao
tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật
liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động
hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác
dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách.
Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực
phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 56 tuổi nói riêng. Tṛ chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực
mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần
quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát
triển toàn diện.
2.2. Thực trạng của vấn đề khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

a. Thuận lợi
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm, sát sao
của Phòng giáo dục và đào tạo thành phố và lãnh đạo địa phương. Cơ sở vật
chất của nhà trường đầy đủ, phòng học thoáng mát. Phụ huynh quan tâm đến
điều kiện của các cháu. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc chăm
sóc giáo dục trẻ.

55


Bản thân nhiều năm công tác trong nghề, đạt nhiều thành tích cao trong
công tác giảng dạy. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương
trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên
tìm tòi, nghiên cứu tài liệu có liên quan để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục
trẻ hằng ngày nhất là việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể
lực cho trẻ.
b. Khó khăn: Bên cạnh mặt thuận lợi thì không ít những khó khăn:
- Diện tích lớp học hẹp nên ảnh hưởng tới việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Đồ dùng và trang thiết bị phục vụ môn học còn đơn điệu.
- Một số trẻ mới đến lớp (chưa học qua lớp mẫu giáo bé và nhỡ) nên trẻ còn
nhút nhát, trẻ chưa có kĩ năng và nề nếp trong học tập. Một số trẻ rụt rè và
không thích tham gia vào các hoạt động tập thể. Một số trẻ được bố mẹ nuông
chiều từ nhỏ, ít có cơ hội được rèn luyện nên lười vận động. Một số trẻ khả năng
tập trung chú ý chưa cao: trẻ nhanh chóng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh
chán nên trẻ dễ nhớ nhanh quên.
- Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả
một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động.
- Giáo viên chưa phát huy hết khả năng sáng tạo khi lựa chọn phương pháp
và hình thức tổ chức sao cho phong phú, giúp lôi cuốn sự tập trung, hứng thú và
sự chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động trải nghiệm của trẻ nên kết quả giờ

học chưa cao.
c. Kết quả của thực trạng trên.
Từ thực tế trên dẫn đến kết quả giáo dục thể chất cho trẻ như sau:
S
tt

Kĩ năng

Đạt yêu câu

Tổng
số

Số trẻ

Tỉ lệ

Chưa đạt yêu cầu
Số trẻ

Tỉ lệ

1

Trẻ mạnh dạn, tự tin
tham gia vào hoạt động

40

24


60%

16

40%

2

Trẻ tích cực khi tham
gia vào hoạt động

40

20

50%

20

50%

3

Trẻ có kĩ năng vận
động thô

40

23


57,5%

17

4

Trẻ có kĩ năng vận
động tinh

40

19

47,5%

21

Kết quả chung

40

53,75%

42,5%
52,5%

46,25%

66



Sau khi tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động cụ thể trên tiết học, lúc
đầu tôi thấy trẻ tham gia không hào hứng, một số trẻ không thích và chưa có nề
nếp trong học tập, trẻ thực hiện các thao tác chưa chuẩn, khả năng ghi nhớ
không bền và chưa thực sự chú ý. Trong quá trình thực hiện tôi quan sát, ghi
chép đầy đủ và đánh giá chất lượng như sau:
- Mức độ mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động 24/40 đạt 60%
- Mức độ tích cực khi tham gia vào hoạt động 20/40 đạt 50%
- Kĩ năng vận động thô 23/40 đạt 57,5%
- Kĩ năng vận động tinh: 19/40 đạt 47,5%
Từ kết quả trên, là một giáo viên mầm non được nhà trường phân công
chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi. Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra biện pháp giúp
trẻ 5- 6 tuổi phát triển thể chất đạt kết quả cao hơn. Năm học 2017 - 2018 tôi
đã chọn và nghiên cứu đề tài " Một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc
giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất thông qua các trò chơi vận động
tại trường MN Phan Đình Phùng - thành phố Thanh Hóa” nhằm giúp trẻ tham
gia vào hoạt động học tập một cách say mê, thích thú, không nhàm chán mà
lại khắc sâu kiên thức.Tạo cho trẻ có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái trong tiết
học nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung yêu cầu và nhiệm vụ của môn học
đề ra.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Các giải pháp:
- Rèn nề nếp thói quen cho trẻ cho trẻ tham gia vào các hoạt động
- Xây dựng môi trường cho trẻ tham gia vận động.
- Lên kế hoạch, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng CĐ
- Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của
hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
2.3.2. Các biện pháp:

* Biện pháp 1: Rèn nề nếp thói quen cho trẻ cho trẻ
tham gia vào các hoạt động:
Chúng ta đều biết việc tạo nề nếp của lớp tốt là vấn đề thành công bước
đầu của việc chăm sóc giáo dục trẻ, khi có thói quen nề nếp tốt thì sẽ giúp cho
quá trình tổ chức hoạt động của cô được dễ dàng, từ đó trẻ tập trung vào việc
lĩnh hội kiến thức và kết quả học tập của trẻ sẽ cao. Nên đầu năm học tôi rất
chú trọng tới việc rèn nề nếp cho trẻ, ngoài việc tập cho trẻ lao động tự phục
vụ và biết vệ sinh cá nhân cho mình: tự rửa mặt, rửa tay, tự lấy đồ chơi theo
đúng quy định. Tôi luôn nhắc trẻ phải ngồi học ngoan, muốn nói gì phải giơ
tay xin phép cô, khi phát biểu phải đứng ngay ngắn – nói rõ ràng đủ câu,
trong tổ tôi xếp xen kẽ cháu nam với cháu nữ, xếp xen kẽ cháu ngoan và cháu
chưa ngoan... Đặc biệt đối với hoạt động phát triển thể chất việc rèn luyện
77


cho trẻ cách sắp sếp đội hình đội ngũ rất quan trọng, nó có tính chất quyết
định đến thành công của tiết học, tôi cho trẻ tập nhiều lần để trẻ có nề nếp
thói quen tốt.
Ví dụ: Trước khi vào tiết học tôi cho trẻ xếp thành 2 hàng và điểm danh
1,2,1,2... cho đến hết. Sau đó tôi ra hiệu lệnh cho những bé mang số 2 bước
sang phải ( hoặc trái) 2 bước. Như vậy trẻ chuyển thành 4 hàng để tập BTPTC
với đội hình so le, khoảng cách giữa các bé đủ rộng để dễ dàng quan sát và
tập các động tác thể dục.
Ngoài ra tôi cũng tạo điều kiện để trẻ hoạt động say sưa, hứng thú không gò
bó, tạo tư thế thoải mái như vậy hoạt động học có chủ định sẽ có kết quả cao.

Hình ảnh bé chuyển đội hình để tập thể dục sáng
*Biện pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ tham gia vận động.
Tạo môi trường hoạt động hết sức quan trọng, trẻ được hoạt động, được vui
chơi, được thường xuyên tiếp xúc với trò chơi vận động, tạo điều kiện tốt cho trẻ

phát triển thể chất, cụ thể như sau:
Môi trường trong lớp học: với thực tế phòng nhóm lớp chật hẹp, tôi tạo
khoảng không gian nhỏ để bố trí cho trẻ hoạt động, tôi để những túi cát nhỏ
mang hình những loại quả ngộ nghĩnh ( Dâu tây, Cam, Táo…) những chiếc
vòng, chai nước khoáng được trang trí để trẻ chơi ném vòng cổ chai, đồ chơi
bolling, vợt cầu lông, những quả bóng nhựa và vỏ hộp sữa tạo thành vòng tròn
cho trẻ chơi ném bóng trúng đích, ống nhựa chăng dây tạo thành các ô cho trẻ đi
theo ý thích hoặc di chuyển có sự định hướng…

88


Hình ảnh môi trường vận động trong lớp học
Môi trường ngoài lớp học: tôi đã tận dụng góc sân trước lớp để tạo “góc
vận động” cho trẻ hoạt động. Ở góc vận động tôi trưng bày các dụng cụ để trẻ
có thể sử dụng: lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném
trúng đích, ghế chơi bập bênh, bò chui qua cổng… Hoặc trẻ có thể sử dụng
những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động
của đôi tay. Tôi tận dụng bì gai mềm, sơn cho màu sắc rực rỡ để may túi nhồi
bông cho trẻ chơi đấm bốc, tận dụng những mảnh bìa giấy chia ô, dán giấy
màu để trẻ chơi bật chụm tách hay đi trong đường hẹp. Vỏ hộp sữa bột kết hợp
với mũ giấy tổ chức sinh nhật tạo thành chướng ngại vật cho trẻ chạy dích dắc,
vỏ hộp sữa gắn với tay cầm làm đồ chơi đi cà kheo. Cốc và bát nhựa dùng một
lần có thể tận dụng làm trò chơi ném bóng vào cốc. Những túi cát được tạo
thành hình các loại quả, những con vật rất ngộ nghĩnh đáng yêu rất thu hút sự
chú ý của trẻ...

Hình ảnh góc vận động của lớp
99



*Biện pháp 3: Lên kế hoạch, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp
với trẻ theo từng chủ đề.
Đầu năm học tôi đã nghiên cứu chương trình cả năm học, đặc biệt phối hợp
với chuyên môn lập kế hoạch, lựa chọn, sắp xếp các chỉ số của lĩnh vực phát
triển thể chất theo từng chủ đề, từng môn học. Lên kế hoạch tổ chức các trò chơi
vận động nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. đặc điểm tình hình tâm
sinh lý trẻ cùng sự phát triển vận động của trẻ.
- Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của trò
chơi cho phù hợp từng chủ đề, vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
- Các trò chơi vận động và trò chơi dân gian được sưu tầm và sáng tạo sắp
xếp phù hợp theo chủ đề.
Ví dụ:
- Chủ đề: Trường mầm non.
+ Trò chơi vận động: Tung cao hơn nữa; Ai nhanh hơn; Tìm bạn; Ai giỏi
nhất; Về đúng nhà; Đổi đồ chơi cho bạn.
+Trò chơi dân gian: Trốn tìm; Nu na nu nống.
- Chủ đề: Nghề nghiệp.
+ Trò chơi vận động: Gánh gánh gồng gồng; Đuổi bắt; Hái hoa tặng cô.
+ Trò chơi dân gian: Bịt mắt bắt dê; Dung dăng dung dẻ
- Chủ đề: Thế giới động vật.
+ Trò chơi vận động: Nhũng con vật đáng yêu; Ai nhanh nhất; Những chú
ếch tài giỏi; Mèo và chim sẻ; Tìm chuồng. Gà trong vườn rau; Cáo và thỏ
+ Trò chơi dân gian: Cắp cua bỏ giỏ; Xỉa cá mè, Kéo cưa lừa xẻ;
- Chủ đề: Tết và lễ hội mùa xuân
+ Trò chơi vận động: Bé đi chợ tết; Bày mâm mũ quả; Chuyền bóng qua đầu.
+ Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây; Nu na nu nống; Ném còn.
Với cách sắp xếp các trò chơi phù hợp theo từng chủ đề. Trẻ lớp tôi hứng
thú, tích cực hơn rất nhiều mỗi khi được vận động, trẻ được vận động một cách
thoải mái không gò bó.

*Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp
với tính chất của hoạt động theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
- Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết đối với trẻ. Theo chương trình
GDMN, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục sau:
+ Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều.
+ Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời.
+ Trong các hoạt động học có chủ định.
1010


- Nếu như hoạt động học nhằm cung cấp các kiến thức cho trẻ thì hoạt
động ngoài trời lại giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, khám phá các hiện tượng
tự nhiên và phát triển thể chất, hay như hoạt động góc trẻ lại được mở rộng
thêm về cách chơi theo nhóm, biết chia sẻ cùng bạn đoàn kết... Chính vì vậy
giáo viên cần chú ý lựa chọn và tổ chức các trò chơi vận động cho phù hợp với
tính chất của từng hoạt động và phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
a. Với giờ hoạt động học có chủ định:
- Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động
mới và một vận động ôn, hoặc 2- 3 hoạt động phối hợp (Cả 2-3 hoạt động đều là
hoạt động ôn). Nói chung giờ học thể dục chủ yếu là các bài tập vận động nên
cứng nhắc và khô khan, ít lôi cuốn được hứng thú, sự tập trung chú ý của trẻ vào
hoạt động. Nên khi tổ chức vận động cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực của
trẻ khi tham gia hoạt động tôi thường lựa chọn hình thức tổ chức thông qua trò
chơi hoặc hội thi (Hội thi bé khỏe bé ngoan, hội thi bé khỏe mầm non, hội khỏe
phù đổng...) Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt,
nhanh miệng. Trẻ phải có sức khỏe mới có thể vui chơi và ngược lại vui chơi
giúp cho trẻ thêm khỏe mạnh và năng động.
Ví dụ 1: Đề tài: Đi trên ghế thể dục – đầu đội túi cát . (Chủ đề bản thân)
Sau khi cho trẻ khởi động, đứng thành vòng tròn tập BTPTC, để tạo hứng
thú cho trẻ tôi cho trẻ kết hợp bài tập với bóng tổ chức dưới dạng hội thi Bé

khỏe bé ngoan.
Sau khi cô làn mẫu và tiến hành cho trẻ thực hiện theo nội dung bài học, trẻ
rất hứng thú khi được cô động viên khuyến khích và sửa sai cho trẻ. Cuối hoạt
động tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi động phù hợp với chủ đề đang thực hiên
(Chú ý kết hợp Động - Tĩnh), nên đã lôi cuốn được hứng thú, sự tập trung chú ý
và tích cực tham gia vào hoạt động của trẻ.
Ví dụ 2: Hoạt động phối hợp: Bật chụm tách - Ném xa bằng hai tay - chạy
nhanh 15m. (Chủ đề nghề nghiệp)
Ngoài việc rèn đội hình đội ngũ và khởi động như đầu năm học, để giờ
học thêm sôi nổi tôi cho trẻ đóng vai chú tài xế và cho trẻ tập BTPTC trên
nền nhạc em đi qua ngã tư đường phố kết hợp sử dụng bài tập với vòng
(Tay lái ô tô). Sau BTPTC tôi cho trẻ quan sát các đồ dùng được chuẩn bị
sẵn trên sân tập và đoán tên trò chơi, cô cháu cùng thống nhất tên các trò
chơi, cô làm mẫu và tiến hành cho trẻ thực hiện theo nội dung bài học nên
trẻ rất hứng thú và yêu cầu bài học đạt kết quả cao qua đó củng cố tố chất
nhanh, khéo, tập trung chú ý, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh
đúng theo tín hiệu.
Với giờ học được tổ chức từ 2-3 hoạt động phối hợp vì trẻ hoạt động liên
tục các bài tập nên tôi không tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động, và thời
gian tổ chức không kéo dài, cuối tiết học tôi thường dành 5-6 phút cho trẻ nghỉ
ngơi và đàm thoại với trẻ về nội dung bài tập, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái,
tránh để trẻ mệt mỏi sau bài tập.
1111


Hình ảnh giờ hoạt động chung phát triển thể chất.
Đề tài “ Bật chụm tách – ném xa bằng hai tay – chạy nhanh 15m”
- Hoạt động khám phá: Khi lựa chọn trò chơi cần đáp ứng tiêu chí sau:
Nhằm phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cung cấp cho trẻ kỹ
năng chơi theo nhóm, kỹ năng sử dụng đồ dùng đồ chơi. Rèn luyện trí nhớ và

khả năng tư duy cho trẻ.
+ Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học: “Một số con vật nuôi trong gia
đình” sau khi cô cho trẻ nhận biết gọi tên, nhận biết đặc điểm của con gà, con
vịt, con chó, con mèo... Thì đến phần trò chơi củng cố cô sẽ cho trẻ chơi trò
chơi “Ai nhanh nhất” . cô chia trẻ thành 2 nhóm, sau khi nghe yêu cầu của cô
( Chọn con vật có 2 chân hoặc con vật đẻ con, con vật thích ăn cá...) trẻ lần
lượt chạy qua chướng ngại vật ( Chạy dích dắc) lên chọn con vật theo yêu cầu
gắn lên bảng.

Hình ảnh trẻ chơi trò chơi vận động trong hoạt động khám phá khoa học.
Hay trò chơi: “ Tìm về đúng chuồng” mỗi trẻ đội một mũ múa con vật, vừa
hát vừa vận động, khi cô yêu cầu trẻ tìm về đúng chuồng thì các cháu đội mũ
con vật nào phải về đúng chuồng con vật. Với các trò chơi này có thể áp dụng
1212


với nhiều chủ đề khác tùy vào nội dung của trò và chủ điểm mà cô có cách đặt
tên khác nhau. Nhưng vẫn mang một mục đích chính nhằm củng cố ôn luyện
kiến thức và kỹ năng vận động cho trẻ.
+ Với hoạt động khám phá xã hội: “Một số quy định giao thông đường bộ”
sau khi trẻ quan sát các video và đàm thoại về một số biển báo về giao thông
đường bộ ( Biển cấm, biển hiệu lệnh, biển báo nguy hiểm). Tôi cho trẻ xem
video các tình huống tham gia giao thông liên quan đến các loại biển báo, tôi đặt
câu hỏi vì sao? Để trẻ tự tìm hiểu và trả lời.
+Ví dụ: Trong video clips có biển báo gì? Đặc điểm của loại biển báo là gì?
Vì sao chú công an lại yêu cầu xe của Gấu và Thỏ phải dừng lại?
Theo các con chú công an sẽ nói gì với Gấu và Thỏ?
Nếu con tham gia giao thông thay cho Gấu và Thỏ con sẽ làm gì?...
Vì tiết học mang trạng thái tĩnh đến phần trò chơi củng cố tôi đã cho trẻ
chơi trò chơi mang trạng thái động.

+ Ví dụ: Trò chơi: “ Người tham gia giao thông thông thái”.
Tôi chia trẻ thành 2 đội, yêu cầu trẻ trong thời gian một bản nhạc trẻ lần
lượt bật chụm tách, sau đó chạy lên chọn PTGT gắn đúng nơi hoạt động của
chúng, (VD: máy bay bay trên trời, ô tô – xe máy – xích lô... chạy trên đường
bộ) đội nào chọn được nhiều PTGT hơn và không vi phạm luật chơi: bật đúng
vào ô, không dẫm vào vạch sẽ giành chiến thắng. Trò chơi này giúp trẻ củng cố
lại kiến thức không những vậy trẻ còn được tham gia trò chơi vận động nên trẻ
rất hứng thú, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh hơn từ đó giúp trẻ phát triển tốt về thể lực.
+Ví dụ: Hoạt động khám phá khoa học đề tài “ Một số loại quả” sau khi cho
trẻ quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm, lợi ích của một số loại quả và đến phần
luyện tập củng cố thì tôi đã chọn trò chơi “ gánh gánh gồng gồng” với trò chơi này
trẻ phải gánh quang gánh các loại quả đi trong đường hẹp để đến các quầy hàng
chọn loại quả theo yêu cầu. Trò chơi này tạo cho trẻ được thoải mái trẻ không cảm
thấy mệt mỏi mà ghi nhớ được lâu và rất thích thú tham gia vào trò chơi.

1313


Hình ảnh bé chơi trò chơi “ Gánh gánh gồng gồng”
* Hoạt động làm quen văn học:
Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện
tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái
giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi chuyển sang trò chơi
một cách nhẹ nhàng để trẻ thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi”.
+ Ví dụ: Trong câu chuyện “hai anh em” tôi cho trẻ đóng vai bác nông dân
gánh lúa và bông đi trong đường hẹp lên trồng vào mô hình ruộng lúa, ruộng
bông sau đó cho trẻ lên đóng hoạt cảnh theo nội dung câu truyện dưới sự dẫn dắt
của cô
+ Ví dụ: Trong tiết thơ mèo đi câu cá chủ đề thế giới động vật. Để tạo hứng
thú cho trẻ và giới thiệu bài một cách nhẹ nhàng, lôi cuốn. Tôi tổ chức cho trẻ

chơi trò chơi chuyển bóng. Cách chơi: Hai trẻ đứng đối diện, tay dang ngang,
dùng trán giữ bóng, di chuyển lên phía trên. Mỗi lần đưa được bóng về đích sẽ
mở một miếng ghép ( dưới miếng ghép là hình ảnh nội dung bài thơ). Nhiệm vụ
của trẻ nhìn tranh và đoán tên bài thơ, Khi đoán đúng tên bài thơ trẻ rất hào
hứng và tập trung chú ý để tham gia những phần tiếp theo.

1414


Hình ảnh bé chơi trò chơi vận động trong giờ thơ “ Mèo đi câu cá”
*Hoạt động làm quen chữ cái :
Với tiết trò chơi chữ cái tôi vận dụng các trò chơi vận động vào để tăng
thêm phần hấp dẫn cho tiết học. Qua đó trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ
nhàng.
Ví dụ: Tiết trò chơi với chữ cái đã học chủ đề giao thông, tôi tổ chức cho trẻ
chơi trò chơi bật liên tục vào vòng và gắn hình hình học.

l

g

y

h

k

Bảng cài

Trẻ lần lượt bật liên tục vào vòng, vừa bật vừa đọc chữ cái trong vòng, nếu

đọc đúng, không dẫm vòng được nhận một hình vuông hoặc một hình một tam
giác có gắn chữ l h,k, g,y. Sau đó cầm hình đó dán lên bức tranh phía trước để tạo
thành chiếc thuyền trên biển, cuối cùng trẻ đếm xem có bao nhiêu chữ g, y ở
chiếc thuyền vừa dán có gắn số tương ứng. Đội nào dán đúng, đẹp là đội thắng
cuộc.
l
hhy

h

k

l
g

y

h

Như vậy thông qua môn thể dục tôi đã vận dụng tích hợp được rất nhiều trò
chơi với các chữ cái vừa tạo hứng thú cho trẻ, vừa củng cố khắc sâu kiến thức.
b. Hoạt động ngoài trời:
Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn các trò chơi vận
động phù hơp với chủ đề, ngoài ra tôi còn lồng ghép tổ chức cho trẻ chơi các trò
chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò
1515


chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo và thỏ”; “ Trốn tìm”; “Thả đỉa ba ba”; “Mèo
đuổi chuột”, kéo co…

Ngoài ra các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn
động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông càng vui khi tất cả cùng
nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn chơi sẽ tạo sự gắn bó đoàn kết tạo sự thân
thiện giữa các bé với nhau.

Hình ảnh bé chơi kéo co trong giờ hoạt động ngoài trời
Ví dụ: Chủ đề những con vật đáng yêu.
Sau khi cho trẻ quan sát đàn gà trong chuồng, trẻ đưa ra những nhận xét về
đàn gà theo cảm nhận của trẻ, tôi cho trẻ đóng giả những chú mèo con, mèo con
sẽ đứng thành 2 đội, nhiệm vụ kẹp bóng giữa hai chân và bật nhảy về đích sao
cho bóng không bị rơi là thắng. Với trò chơi này trẻ rất thích thú và thực hiện tốt bài
tập của mình.

Hình ảnh bé chơi trò chơi kẹp bóng giữa hai chân và bật nhảy về đích
Ví dụ: chủ đề Các hiện tượng tự nhiên tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận
chuyển nước về kho. Cách chơi: Trẻ đứng thành hai hàng ngang, bạn đầu hàng
cầm bình (Chai đựng dầu ăn) múc nước vào và chuyển cho bạn bên cạnh (giống
trò chơi chuyền bóng), bạn bên cạnh nhận bình nước chuyển liên tiếp cho đến
1616


bạn cuối hàng, bạn cuối hàng sẽ đổ nước vào xô. Trong thời gian quy định đội
nào chuyển được nhiều nước hơn sẽ giành chiến thắng.
c. Với hoạt động đón và trả trẻ ( HĐ chiều) :
Để trẻ vui vẻ mỗi khi đến lớp và tạo không khí thoải mái trước khi ra về, tôi
thường cho trẻ tự lựa chọn góc chơi và đồ chơi với các trò chơi vận động nhẹ nhàng
như trò chơi ném bóng rổ, ném vòng cổ chai, ném bóng vào bát, đi theo ý thích, di
chuyển qua các ô có sự định hướng, bật nhảy xa, kẹp bóng bằng chân bật nhảy về
đích, bật liên tục vào vòng, hai bạn kết hợp vận chuyển bóng bằng đầu hoặc bằng
bụng, bò chui qua cổng... Chơi một số trò chơi phát triển vận đông tinh: Sâu vòng,

xếp hình khối, xếp hình từ hột hạt hoặc từ khuy áo ... kết hợp với một số trò chơi dân
gian như Nu na nu nống; Tập tầm vông; Lộn cầu vồng, chi chi chành chành, chơi ô
ăn quan, kéo cưa lừa xẻ... để trẻ có thể chơi theo ý thích mọi lúc mọi nơi hoặc
trong giờ đón trả trẻ.
*Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh.
Để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đạt kết quả tốt, thì
nhất thiết phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh học
sinh. Hiểu được mối quan tâm của phụ huynh trong việc chăm sóc và phát
triển toàn diện cơ thể trẻ, trong buổi phụ huynh đầu năm học hoặc tổng kết,
tôi luôn nhấn mạnh và tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan
trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ, đặc biệt là rèn luyện thông qua
các trò chơi vận động và sự cần thiết trong việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi
phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Thông qua đó vận động phụ huynh
sưu tầm và đóng góp các phế liệu để làm đồ chơi vận động: Chai nhựa, lốp
xe, sách báo, bìa cattong...
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng truyền thông để tìm kiếm các
bài tuyên truyền, các loại sách báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận
động cho trẻ nhằm phát triển tốt về thể lực cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền
để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày theo từng chủ đề. Cuối mỗi giai đoạn tôi
thông báo cho phụ huynh biết về kết quả chăm sóc của trẻ, qua đây phụ huynh
cũng biết được sự phát triển của con em mình cũng như nắm bắt một số nội dung
và biện pháp rèn luyện, các bài tập và chế độ dinh dưỡng cho trẻ gầy còm hay
thừa cân béo phì, kết hợp chặt chẽ với giáo viên để thực hiện tốt công tác chăm
sóc giáo dục trẻ, phấn đấu cuối năm học không còn trẻ gầy còm, thừa cân béo phì.
Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ nên tôi thấy trẻ lớp
tôi rất nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, có thể lực tốt, cơ thể phát triể hài hòa cân đối
để tích cực tham gia vào mọi hoạt động.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt
động giáo dục thể chất cho trẻ.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm

phát triển thể lực cho trẻ là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển toàn diện của trẻ. Qua việc áp dụng một số biện pháp tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi vận động đã thu được nhiều kết quả tốt:
1717


* Đối với giáo viên:
- Giáo viên trong lớp đã phối kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, linh hoạt chủ
động hơn trong mọi hoạt động, có nhiều phương pháp hình thức tổ các trò chơi
vận động cho trẻ một cách hiệu quả.
- Biết sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động, các hình thức tổ chức các trò
chơi vận động gây hứng thú để khuyến khích trẻ tích tham gia đạt hiệu quả cao.
- Khả năng sáng tạo và khả năng làm đồ dùng đồ chơi tăng lên rõ rệt. Đã
làm được nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phục vụ cho các trò chơi vận động.
* Đối với trẻ:
- Về hứng thú cũng như khả năng tiếp thu của trẻ khi chơi các trò chơi vận
động tăng lên rõ rệt, trẻ rất hứng thú và yêu thích, say mê các trò chơi vận động.
Khi chơi các trò chơi vận động trẻ thấy thoải mái, tự tin, tự nhiên và cũng rèn
luyện cho những trẻ nhút nhát hòa đồng với các bạn trong nhóm, lớp.
- 100% trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò
chơi vận động, trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi vận động thì nhận
thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn,
năng động, tự tin và hồn nhiên, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người.
- Trò chơi vận động còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau,
nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể.
- Khi lồng ghép các trò chơi vận động vào trong các tiết học trẻ rất say sưa
hứng thú và tiết học đạt kết quả cao, trẻ không thấy mệt mỏi mà cảm thấy sảng
khoái sau giờ học.
Sau khi vận dụng “ một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong việc giúp trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất” thu được kết quả như sau:
S
tt

Kĩ năng

Tổng số

Đạt yêu câu
Số trẻ

Tỉ lệ

Chưa đạt yêu cầu
Số trẻ

Tỉ lệ

1

Trẻ mạnh dạn, tự tin
tham gia vào hoạt động

40

38

95%

2


5%

2

Trẻ tích cực khi tham
gia vào hoạt động

40

39

98%

1

2%

3

Trẻ có kĩ năng vận
động thô

40

36

90%

4


10%

4

Trẻ có kĩ năng vận
động tinh

40

34

85%

6

15%

Kết quả chung
40
92%
8%
- Mức độ mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động tăng từ 60% lên 95%
- Mức độ tích cực khi tham gia vào hoạt động tăng từ 50% lên 98%
1818


- Kĩ năng vận động thô tăng từ 57,5% lên 90%
- Kĩ năng vận động tinh tăng từ 47,5% lên 85%
* Đối với phụ huynh:

Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm
tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có thể lực
và sức khỏe tốt.
3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Trò chơi vận động có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thể lực
của trẻ. Trò chơi vận động là hình thức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực vừa là
phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Trò chơi vận động thu hút
nhiều trẻ tham gia chơi và hoàn thiện kỹ năng vận động cho trẻ ngoài ra trò
chơi vận động còn tạo điều kiện để rèn luyện tố chất và phát triển thể lực. Trò
chơi vận động làm tăng quá trình tuần hoàn hô hấp làm thay đổi trạng thái cơ
thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường lực
sống đem lại sự vui vẻ, thỏa mái cho trẻ. Trò chơi vận động góp phần nâng
cao nhận thức còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng. Nội dung
của các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phong phú và phản ánh những
hiện tượng đơn giản của cuộc sống tự nhiên, xã hội diễn ra hàng ngày rất gần
gũi với cuộc sống của trẻ. Tên trò chơi hấp dẫn, hành động thỏa mãn nhu cầu
về thể lực, trí tuệ của trẻ, luật chơi, cách chơi khá đơn giản, dễ nhớ, dễ
hiểu, kèm theo cũng không đòi hỏi sự đầu tư kinh phí nhiều, có thể tận dụng
đồ dùng vận dụng sẵn có xung quanh ta. Trò chơi vận động có thể tổ chức ở
mọi nơi mọi lúc nó ít bị gò bó. Vai trò của giáo viên là khai thác các tình
huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động
cùng nhau, hoạt động to lớn để giúp trẻ phát triển thể lực, trí thông minh và
phát triển nhân cách cho trẻ.
* Bài học kinh nghiệm: Qua việc áp dụng một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phát triển thể chất, tôi đã rút
ra một số kinh nghiệm cho bản thân xin nêu ra để các bạn đồng nghiệp tham
khảo và góp ý. Cụ thể:
Là giáo viên mầm non phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu trẻ, luôn gần
gũi để ý đến từng trẻ, hiểu rõ đặc điểm nhận thức của từng trẻ, nắm bắt tình hình

và phân loại đối tượng để có biện pháp giáo dục kịp thời giúp trẻ tiếp thu một
cách dễ dàng, đặc biệt là trẻ khuyết tật, trẻ cá biệt và trẻ có hoàn cảnh khó khăn,
Bên cạnh đó giáo viên phải có tính kiên trì, sự nhẹ nhàng đối với trẻ, yêu
mến trẻ. Giáo viên không được làm cho trẻ sợ học, mà phải kích thích mong
muốn được đến trường, được đi học. Tạo môi trường vận động tại lớp một cách
phong phú, hấp dẫn để lôi cuốn trẻ vào hoạt động phát triển thể chất thông qua
các trò chơi. Biết lồng ghép tích hợp các môn học khác một cách hợp lý để cho
trẻ chơi các trò chơi vận động
1919


Giáo viên luôn tìm tòi những lời giới thiệu hay, sưu tầm, sáng tác các trò
chơi, làm đồ dùng trực quan, đẹp, mang tính thẩm mỹ và tính giáo dục cao, gây
sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ đối với môn giáo dục thể chất.
Phải kết hợp giữa nhà trường và gia đình để giúp trẻ phát triển thể chất. một
cách hài hòa cân đối.
3.2. Kiến nghị:
Đề nghị cấp trên bổ sung thêm về cơ sở vật chất, cung cấp các tài liệu về
việc hướng dẫn tổ chức các trò chơi cho trẻ mầm non, tổ chức nhiều hơn các lớp
tập huấn, các buổi kiến tập để giáo viên chúng tôi được học tập thêm những kiến
thức mới nhằm giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ bé của tôi trong việc nâng cao chất lượng cho
trẻ phát triển thể chất. Tôi mong được sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, lãnh
đạo các cấp bổ sung những ý kiến để bản thân tôi được ứng dụng vào công tác
chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ

Thanh hóa, ngày 20 tháng 3 năm 2018

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết sáng kiến

Trương Hồng Nhung

* Tài liệu tham khảo
2020


1.

Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện.

2.

“Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất” cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp
chủ đề của viện chiến lược và chương trình giáo dục.

3.

“Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục thể chất” của vụ giáo dục mầm
non.

4.

“Tâm lý học mầm non”

5. Nghiên cứu tài liệu “Bộ chuẩn trẻ 5 tuổi”

6. “Chương trình bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II” của vụ giáo dục MN.

2121


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CÁC CẤP PHÒNG GD&ĐT, SỞ GD&ĐT.
Họ và tên tác giả: Trương Hồng Nhung
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non Phan Đình Phùng.
Cấp
đánh giá xếp loại

Kết quả
đánh giá
xếp loại

Năm học
đánh giá
xếp loại

1

Một số biện pháp dạy trẻ mẫu
giáo nâng cao chất lượng làm
quen với tác phẩm văn học

Hội đồng khoa học
giáo dục Thành Phố
Thanh Hóa


B

2007 - 2008

2

Một số kinh nghiệm dạy trẻ 5-6
tuổi làm quen với văn học và
chữ viết

Hội đồng khoa học
giáo dục Thành Phố
Thanh Hóa

B

2008 - 2009

Hội đồng

3

Một số biện pháp nâng cao hiệu
quả trong việc giúp trẻ làm
quen với chữ cái

B

2009 - 2010


4

Biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả chuyên đề giáo dục an toàn
giao thông cho trẻ MG 5 tuổi

C

2012 - 2013

5

Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi
làm quen với toán

khoa học giáo dục

C

2013 - 2014

Một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi
làm quen với toán

Hội đồng khoa học
sáng kiến Thành Phố
Thanh Hóa


C

2014 - 2015

Một số biện pháp dạy trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi làm quen với
hoạt động tạo hình.

Hội đồng
B

2015 - 2016

A

2016 - 2017

TT

6
7

8

Tên đề tài SKKN

Một số biện pháp dạy trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi làm quen với
chữ cái


khoa học giáo dục
Tỉnh Thanh Hóa
Hội đồng
khoa học giáo dục
Tỉnh Thanh Hóa
Hội đồng
TỉnhThanh Hóa

khoa học Giáo dục
thành phố Thanh Hóa
Hội đồng
khoa học Giáo dục
thành phố Thanh Hóa

2222



×