Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một vài biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.27 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG GIẢI TỐN
CĨ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP MỘT

Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Tốn

THANH HỐ NĂM 2018


MỤC LỤC
TT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4
3
3.1
3.2



TIÊU ĐỀ
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
NỘI DUNG
Cơ sở lý luận
Tình hình thực trạng
Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Hiệu quả của SKKN
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

TRANG
1
1
2
2
2
3
3
3
6
16
17
17
17




1.MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Nếu chúng ta cho rằng Tiếng Việt là chìa khóa mở tâm hồn cho con người
thì tốn học sẽ là chìa khóa đưa lồi người đến với vũ trụ. Đúng vậy, mơn Tốn
có vị trí quan trọng trong nhà trường đặc biệt với bậc Tiểu học. Thơng qua mơn
Tốn trang bị cho học những kiến thức cơ bản về toán học rèn cho học sinh kỹ
năng tính tốn, kỹ năng giải tốn. Đồng thời qua dạy tốn giáo viên hình thành
cho học sinh phương pháp học tập; khả năng phân tích tổng hợp, óc quan sát, trí
tưởng tượng tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo, tư duy.
Đối với mơn Tốn lớp 1, mơn học có vị trí nền tảng, là điểm xuất phát của
cả một bộ mơn khoa học. Mơn Tốn mở đường cho các em đi vào thế giới kỳ
diệu của Toán học, giúp các em biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc
sống hàng ngày một cách thực tế. Mơn Tốn lớp 1 là cái gốc của chương trình
mơn Tốn trong chương trình Tốn Tiểu học.
Dạy học mơn Tốn ở lớp 1 nhằm giúp học sinh:
- Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm,
về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20,
về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ; về một số hình học
(Đoạn thẳng, điểm, hình vng, hình tam giác, hình trịn); về bài tốn có lời văn.
- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng thực hành đọc, viết, đếm, so sánh
các số trong phạm vi 100; cộng trừ và không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước
lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm).
Nhận biết hình vng, hình tam giác, hình trịn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn
thẳng). Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ bước đầu biết biểu đạt bằng
lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập so
sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hố, khái qt hố trong phạm vi của
những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.

- Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học
tốn.[1]
Đối với mạch kiến thức:”Giải tốn có lời văn” là một trong 5 mạch kiến
thức cơ bản xun suốt chương trình Tốn cấp tiểu học. Thơng qua giải tốn có
lời văn, các em phát huy được trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc,
viết, diễn đạt, trình bày, tính tốn. Tốn có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp
của các mạch kiến thức tốn học, giải tốn có lời văn các em sẽ được giải các
bài toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đại lượng. Tốn có
lời văn là chiếc cầu nối giữa tốn học và thực tế đời sống, giữa toán học với các
môn học khác.
1


Qua thực tế giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh lớp 1 cịn nhiều
em cịn gặp khó khăn trong giải tốn có lời văn. Tơi rất trăn trở và suy nghĩ làm
sao để học sinh giải tốn có lời văn một cách thành thạo và tự tin nên tôi đi sâu
về nghiên cứu “Một số biện pháp rèn kỹ năng giải tốn có lời văn cho học
sinh lớp 1”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tốn lớp 1 nói chung và kỹ năng giải
tốn có lời văn nói riêng cho học sinh lớp 1.
- Nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân nâng cao chất lượng giảng dạy
toàn diện cho học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Những bài tập thuộc mạch kiến thức “giải tốn có lời văn” trong chương trình
lớp 1 ở Tiểu học.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
-Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học
của lớp 1A3 - Trường Tiểu học Ba Đình.

- Phương pháp điều tra.
- Tiến hành khảo sát và so sánh chất lượng học sinh.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
Đối với trẻ là học sinh lớp Một, mơn Tốn có chương trình từ đơn giản
đến phức tạp từ ghi phép tính tương ứng với mơ hình đến lập bài tốn và giải bài
tốn có lời văn. Để hướng dẫn cho học sinh đọc-hiểu bài tốn có lời văn khơng
dễ dàng, vả lại việc viết lên một câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài tốn
cũng là vấn đề khơng đơn giản vì các em nhanh nhớ nhưng rất chóng qn.Vì
vậy, chúng ta cần phải thu hút trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích
chất đặc biệt, khác lạ so với bình thường, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri
giác tích cực và chính xác.Trong giai đoạn lớp 1, trẻ ghi nhớ máy móc phát triển
tương đối tốt và chiếm ưu thế hơn so với ghi nhớ có ý nghĩa. Nhiều học sinh
chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi
nhớ, chưa biết cách khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.
Nắm được điều này, các nhà giáo dục phải giúp các em biết cách khái quát
hóa và đơn giản mọi vấn đề, giúp các em xác định đâu là nội dung quan trọng
cần ghi nhớ, các từ ngữ dùng để diễn đạt nội dung cần ghi nhớ phải đơn giản dễ
hiểu, dễ nắm bắt, dễ thuộc và đặc biệt phải hình thành ở các em tâm lý hứng thú
và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức. Hoạt động học của các em còn xen kẽ với hoạt
động vui chới. Trong mỗi tiết học người giáo cần lựa chọn các hình thức dạy học
để hình thành kiến thức một cách nhẹ nhàng chủ động với trị. Học sinh lớp một
cịn dựa vào khn mẫu của cô hay ký hiệu của cô trong khi học. tri giác các em
mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết và mang tính khơng ổn định, tri giác thường
gắn với hình ảnh trực quan [2].
Với học sinh lớp Một, việc hình thành kiến thức phép tính trong bài giải

đã khó việc áp dụng bài tốn nêu được lời giải đúng, đầy đủ theo tên đơn vị cách
trình bầy bài giải đúng yêu cầu với các em rất nhiều khó khăn.
Vậy làm thế nào để giáo viên nói - học sinh hiểu, học sinh thực hành diễn đạt đúng, trình bày đúng u cầu của bài tốn. Đó là mục đích chính tơi đi
sâu vào “ Một số biện pháp rèn kỹ năng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp
1”.
2.2. Tình hình thực trạng:
2.2.1. Thực trạng:
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp Một, tôi nhận thấy
hầu như giáo viên nào cũng nhận thấy học sinh lớp Một gặp nhiều khó khăn
khi học đến phần giải tốn có lời văn. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời
giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết
3


đầu tiên của giải tốn có lời văn số em trong lớp chỉ có khoảng 30% số học sinh
biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em
chỉ nêu theo qn tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất
lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại, lại không biết để
trả lời. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài tốn
có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này.
Tôi tiến hành điều tra chất lượng lớp 1A3 do tôi trực tiếp giảng dạy và áp
dụng “ Một số biện pháp rèn kỹ năng giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 1”
này, lớp 1A4 là lớp tơi dùng để so sánh chất lượng. Hai lớp có cùng lớp sĩ số
như nhau và chất lượng ban đầu như nhau.
2.2.2. Khảo sát chất lượng lớp áp dụng sáng kiến và lớp dùng để so
sánh.
Đề bài 1: Lan có 5 bơng hoa, Hà có 3 bơng hoa. Hỏi cả hai bạn có mấy
bơng hoa?
Đề bài 2: Mẹ có 8 cái bánh mẹ cho đi 2 cái bánh. Hỏi mẹ còn lại bao
nhiêu cái bánh?

Kết quả khảo sát cụ thể như sau
Lớp
SS
Nội dung
Trình bày
HS

1A3
43
1A4
43
* Giáo viên:

Viết
phép
tính
đúng
32
33

Viết
lời Viết đáp Trình
bày Trình
giải đúng số đúng
đầy đủ nội đúng
dung
đẹp
20
21


32
33

20
20

bày
YC

20
20

Qua dự giờ đồng nghiệp tơi nhận biết vẫn cịn một số giáo viên chuyển
đổi phương pháp giảng dạy chưa linh hoạt, chưa phát huy được tính tích cực chủ
động của học sinh, chưa đổi mới triệt để phuong pháp dạy học Toán. Đối với
Giáo viên dạy lớp Một, khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp,
cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán và thường xuyên rèn cho học
sinh thói quen nhìn hình vẽ nêu bài tốn. Có thể tập cho những em học sinh giỏi
tập nêu câu trả lời cứ như vậy trong một khoảng thời gian chuẩn bị như thế thì
đến lúc học đến phần bài tốn có lời văn học sinh sẽ khơng ngỡ ngàng và các em
sẽ dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng.
* Học sinh:

4


Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng tốn này lần đầu, tư duy của
các em cịn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em
chưa đọc thông viết thạo, các em đọc cịn đánh vần nên khi đọc xong bài tốn
rồi nhưng các em khơng hiểu bài tốn nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc

lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Nhiều khi với một bài tốn có lời
văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng khơng thể trả lời
hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay
cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài tốn có lời văn. Một số em chưa
biết tóm tắt bài tốn, chưa biết phân tích đề tốn để tìm ra đường lối giải, chưa
biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lơgic. Ngơn ngữ tốn
học cịn rất hạn chế, kỹ năng tính tốn, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học,
chưa có biện pháp, phương pháp học tốn, học tốn và giải tốn một cách máy
móc nặng về dập khuôn, bắt chước. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán
đưa ra cho học sinh đọc - hiểu - biết hướng giải đưa ra phép tính kèm câu trả lời
và đáp số của bài toán. Giải tốn có lời văn góp phần củng cố kiến thức tốn, rèn
luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu
học. Vì vậy học sinh không làm đúng cũng là điều dễ hiểu. Vậy làm thế nào để
học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác?
a/ Ưu điểm
- Học sinh ham học, có hứng thú học tập mơn Tốn nói chung và “Giải bài tốn
có lời văn” nói riêng.
- Học sinh bước đầu biết vận dụng bài tốn có lời văn vào thực tế.
b/ Hạn chế:
- Một số học sinh chưa biết cách đặt câu lời giải phù hợp.
- Trình bày bài làm cịn chưa sạch đẹp.
- Viết phép tính đúng nhưng khơng có tên đơn vị.
- Một số ít học sinh khơng hiểu nội dung bài tốn có lời văn dẫn đến không làm
được bài.
2.2.3. Những sai lầm và khó khăn thường gặp của giáo viên và học
sinh khi dạy và học mạch kiến thức : “Giải tốn có lời văn” ở lớp Một.
Về mặt nhận thức giáo viên cịn coi việc dạy cho học sinh “Giải tốn có
lời văn” cho học sinh lớp Một là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tịi nghiên cứu
để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả. Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm
thực tế của học sinh lớp Một còn rất hạn chế nên khi giảng dạy cho học sinh lớp

Một giáo viên đã diễn đạt như với các lớp trên làm học sinh lớp Một khó hiểu và
khơng thể tiếp thu được kiến thức và không đạt kết quả tốt trong việc giải các
bài tốn có lời văn. Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy
mạch kiến thức: “Giải tốn có lời văn” ở lớp Một còn thiếu linh hoạt. Giáo viên
5


cịn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề. Chưa khuyến khích
động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học
sinh trong quá trình học. Khả năng kiên trì của học sinh lớp Một trong q trình
học nói chung cũng như học “Giải tốn có lời văn” nói riêng còn chưa cao.
2.3. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề :
2.3.1 Tìm hiểu nội dung chương trình :
Để dạy tốt mơn Tốn lớp Một nói chung, "Giải bài tốn có lời văn" nói
riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình,
sách giáo khoa.Trong chương trình tốn lớp Một, giai đoạn đầu học sinh còn
đang học chữ nên chưa thể dạy ngay "Bài tốn có lời văn". Mặc dù đến tận
tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải "Bài tốn có lời văn" song
chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm này ngay từ bài "Phép cộng
trong phạm vi 3 (Luyện tập) " ở tuần 7. Bắt đầu từ tuần 7 cho đến các tuần 35
trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng, trừ trong phạm vi (khơng q) 10 đều
có các bài tập thuộc dạng "Nhìn tranh nêu phép tính" ở đây học sinh được làm
quen với việc:
- Quan sát tranh.
- Nêu bài toán bằng lời.
- Nêu câu trả lời.
- Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh).
Ví dụ: Sau khi xem tranh vẽ ở trang 46 (SGK), học sinh tập nêu bằng lời :
"Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng?" rồi tập
nêu miệng câu trả lời : "có tất cả 3 quả bóng", sau đó viết vào dãy năm ơ trống

để có phép tính: 1 + 2 = 3. Dạy "Giải bài tốn có lời văn" ở lớp Một.
* Các bài tốn giải tốn có lời văn trong chương trình lớp Một chủ yếu là các
dạng tốn đơn n gin nh Thờm, bt
* Bài toán đơn về thêm
- Học sinh tìm hiểu bài toán.
- Giáo viên cho học sinh xem tranh (nếu có) rồi đọc bài toán và
trả lời câu hỏi của bài toán.
Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Viết câu lời giải. (Dựa vào câu hỏi của bài toán)
- Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn)
- Viết đáp số.

6


*Hớng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh
vẽ, hoặc mẫu vật thật. Liên hệ với thực tế cuộc sống. Sau đó
viết phép tính và kết quả đúng.
* Bi toỏn n v bt
Cỏc bc tin hnh tương tự như bài toán đơn về thêm. Các em đã nắm được
các bước giải bài toán. Học sinh khá giỏi đã giải được thành thạo bài toán đơn về
thêm. Vì vậy khi giải bài tốn đơn “về bớt” giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài
toán, hiểu nội dung bài toán và nắm được các bước giải của bài tốn.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tốn.
?Bài tốn cho biết gì? Bài tốn hỏi gì?
* Hướng dẫn học sinh tìm cách giải của bài tốn.
* Hướng dẫn học sinh trình bày bài giải: Khuyến khích học sinh tìm nhiều câu
lời giải khác nhau. Lựa chọn câu lời giải phù hợp nhất.
- Viết câu lời giải. (Dựa vào câu hỏi của bài tốn)
- Viết phép tính. (Tên đơn vị viết vào dấu ngoặc đơn)

- Viết đáp số.
*Hướng dẫn học sinh kiểm tra kết quả của bài toán qua tranh vẽ, hoặc mẫu vật
thật. Sau đó viết phép tính và kết quả đúng.
Giáo viên cho vài học sinh nhắc lại nhằm khắc sâu nội dung bài. Để học sinh
nắm chắc các bước giải của bài toán và giải thành thạo dạng toán này, giáo viên
cho học sinh thực hành một số bài luyện tập để củng cố.
Ngoài ra trong chương trình Tốn lớp 1 cịn có dạng như tìm số cịn lại trong
phép tính như: Lớp em có 38 bạn trong đó có 18 bạn nữ. Hỏi lớp em có bao
nhiêu bạn nam?
2.3.2.Xác định các lỗi sai thường gặp của học sinh lớp 1 khi giải tốn
có lời văn.
Ví dụ: Lớp em có 38 bạn trong đó có 18 bạn nữ. Hỏi lớp em có bao nhiêu bạn
nam?
Trường hợp 1: Nhóm học sinh viết phép tính chưa đúng
- Học sinh ghi phép tính trừ: 38 – 18 , 18 – 38….
- Học sinh ghi phép tính cộng: 38+ 18, 18 + 38….
Với nhóm đối tượng học sinh này tuy khơng nhiều nhưng nhóm này là nhóm
học sinh chưa hình thành kiến thức cơ bản, nên việc ghi phép tính phù hợp
khơng đúng chứ nói gì đến việc ghi được lời giải phù hợp cho bài toán. Nguyên
nhân là do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của
các em cịn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em
chưa đọc thông viết thạo, các em đọc cịn đánh vần nên khi đọc xong bài tốn
rồi nhưng các em khơng hiểu bài tốn nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc
lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài tốn. Vì vậy học sinh khơng làm đúng
7


cũng là điều dễ hiểu.Với nhóm này người giáo viên cần dành nhiều thời gian cho
các em việc hình thành kiến thức hoặc có nhiều bài tập rèn luyện thêm để các
em hình thành kiến thức mới và từ đó các em hiểu sâu vào bài và các em với có

thể vận dụng vào đặt lời giải cho bài tốn giải tốn có lời văn.
Trường hợp 2:Viết lời giải chưa đúng:
Lời giải học sinh thường mắc lỗi sai là
- Lớp em có tất cả số bạn là:
- Lớp em có số Nam là:
- Lớp em có số bạn nữ là:
- Lớp em có tất cả là:
- Lớp em có là
Với học sinh lớp Một, để viết lời gải đúng tương ứng phép tính là vơ cùng
khó khăn, nó trừu tượng với con trẻ. Trong trường hợp này các em thường
hay viết cả câu hỏi của bài toán hoặc xác định lời giải chưa đúng hoặc ghi
sai nội dung câu lời giải mà đề bài yêu cầu.
Trường hợp 3: Viết tên đơn vị sai:
Ở trường hợp này học sinh thường mắc lỗi sai là:
- 38 – 18 = 20 (bạn nữ)
- 38 – 18 = 20 (nam)
- 38 – 18 = 20 (lớp)
- 38 – 18 = 20 (học sinh)
- 38 – 18 = 20 (người)
Với học sinh lớpMột, việc các em xác định tên đơn vị tương ứng với phép
tính là rất khó có khi các em nhầm lẫn giữa đơn vị này và đơn vị khác chỉ cần
nhắc qua trong bài toán.
Trường hợp 4:Viết lời giải và viết tên đơn vị sai:
VD: Bài giải
Lớp em có số bạn nữ là:
38 – 18 = 20 (bạn nữ) Hay
Lớp em có số Nam là:
38 – 18 = 20 (nam)……
Ở nhóm này thường sảy ra hai trường hợp:
- Trường hợp 1: Học sinh Viết sai cả lời giải và cả phép tính

- Trường hợp 2: Học sinh chỉ ghi sai lời giải.
Viết lời giải khơng phù hợp với phép tính.
Ghi đơn vị ở phép tính và đáp số cịn sai hoặc thiếu.
Trường hợp 5: Viết đáp số sai:
Trong nhóm này thơng thường các em sai trong hai nhóm trên có khả năng sai
kết quả cũng có em sai tên đơn vị của bài toán yêu cầu.
2.3.3. Những hướng khắc phục lỗi sai của học sinh
8


Để hướng dẫn học sinh Giải tốn có lời văn thơng thường qua 4 bước như sau:
- Đọc và tìm hiểu đề bài.
- Hướng dẫn cách tóm tắt đề tốn.
- Tìm cách giải bài tốn.
- Trình bày bài giải
Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề tốn
- Cho HS đọc kĩ đề tốn, phân tích nội dung bài tốn, các yếu tố bài tốn: cái
đã cho, cái cần tìm, mối quan hệ giữa chúng. Đây chính là kĩ năng phân tích đề
toán.HS đọc đề toán rõ ràng, mạch lạc, HS sẽ hiểu đề bài tốn và có hướng giải
quyết được bài toán. Hệ thống câu hỏi được sắp xếp theo một trình tự hợp lí, rõ
ràng, dễ hiểu.Muốn học sinh hiểu và có thể giải được bài tốn thì điều quan
trọng đầu tiên là phải giúp các em đọc và hiểu được nội dung bài toán. Giáo viên
cần tổ chức cho các em đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khoá quan trọng như "
thêm , và , tất cả, ... " hoặc "bớt, bay đi, ăn mất, còn lại , ..." (có thể kết hợp quan
sát tranh vẽ để hỗ trợ). Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên cần gạch chân các
từ ngữ chính trong đề bài. Một số giáo viên còn gạch chân quá nhiều các từ ngữ,
hoặc gạch chân các từ cha sát với nội dung cần tóm tắt. Khi gạch chân nên dùng
phấn màu khác cho dễ nhìn. Trong giai đoạn đầu, giáo viên nên giúp học sinh
tóm tắt đề tốn bằng cách đàm thoại " Bài tốn cho gì? Hỏi gì?" và dựa vào câu
trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học sinh

Bước 2: Bước đầu hướng dẫn cách tóm tắt đề tốn.
Hướng dẫn tóm tắt bài tốn bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng
hình vẽ. Đây là chỗ tựa để HS tìm ra trình tự lời giải và phép tính đúng.
Dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách rất tốt để giúp học sinh
ngầm phân tích đề tốn. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi đọc đề tốn thì
giáo viên nên cho các em nhìn tranh và trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Bài 3 trang 118, giáo viên có thể hỏi:
- Em thấy dưới ao có mấy con vịt? (Dưới ao có 5 con vịt)
- Trên bờ có mấy con vịt? (Trên bờ có 4 con vịt)
- Đàn vịt có tất cả mấy con? (Có tất cả 9 con)
Trong trường hợp khơng có tranh ở sách giáo khoa thì giáo viên có thể
dùng hình ảnh trên màn hình máy tính hoặc gắn mẫu vật (gà, vịt, ...) lên bảng từ
để thay cho tranh; hoặc dùng tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng để hỗ trợ
học sinh đọc đề tốn.
Thơng thường có 3 cách tóm tắt đề tốn:
- Tóm tắt bằng lời:
9


Ví dụ 1: Bạn Lan có 3 quyển vở, bạn Vy có 2 quyển vở. Hỏi cả hai bạn có bao
nhiêu quyển vở?
Tóm tắt
Lan: 3 quyển
Vy: 2 quyển
Cả hai bạn có: ... quyển?
- Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: Ví dụ 2: Bài 2 trang 123
A
B
C
5 cm

3 cm
- Với các cách tóm tắt trên sẽ làm cho học sinh dễ hiểu và dễ sử dụng. Với cách
viết thẳng theo cột như:
Bạn Lan: 14 quyển
Bạn Hà: 12 quyển
Cả 2 bạn: …quyển?
Kiểu tóm tắt như thế này khá gần gũi với cách đặt tính dọc nên có tác
dụng gợi ý cho học sinh lựa chọn phép tính giải.
Giai đoạn đầu nói chung bài tốn nào cũng nên tóm tắt rồi cho học sinh
dựa vào tóm tắt nêu đề tốn. Cần lưu ý dạy giải tốn là một q trình khơng nên
vội vàng yêu cầu các em phải đọc thông thạo đề tốn, viết được các câu lời giải,
phép tính và đáp số để có một bài chuẩn mực ngay từ tuần 23, 24.
Bước 3: Tìm cách giải bài tốn
Khi giải bài tốn có lời văn, cho HS hiểu rõ những dữ kiện đã cho và điều
phải tìm, biết chuyển dịch ngơn ngữ thơng thường thành ngơn ngữ tốn học, đó
là phép tính thích hợp.
Ví dụ: - Lan hái được 20 bơng hoa, Mai hái được 10 bông hoa. Hỏi cả hai bạn
hái được bao nhiêu bơng hoa?
-An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng? Gộp
lại cũng làm tính cộng. Nếu đem cho hoặc bán thì làm phép tính trừ.
- Đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm cách giải:
Ví dụ: Muốn biết cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào ?(Ta
lấy số hoa của bạn Lan cộng với số hoa của bạn Mai). Tức là: 20+10
-Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán? (Dựa vào câu hỏi của bài tốn).
Có nghĩa là: Bài tốn hỏi cái gì thì trả lời ngay cái đó.
Ví dụ: Hỏi An có tất cả mấy quả bóng? Nêu câu lời giải: Số quả bóng An có tất
cả là:
Hoặc: Hỏi cả hai bạn hái được bao nhiêu bông hoa? Nêu câu lời giải.
Số bông hoa cả hái bạn hái được là :


10


- Đối với kết quả của phép tính có tên đơn vị là xăng- ti- met thì có thể trả lời,
nêu lời giải là: Độ dài hoặc chiều dài.
Ví dụ: Đoạn thẳng AB dài 4 cm, đoạn thẳng BC dài 3 cm. Hỏi đoạn thẳng AC
dài mấy cm? (kèm theo hình vẽ).
Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề tốn để xác định rõ cái đã cho và cái phải
tìm. Chẳng hạn: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có tất
cả mấy con gà?
- Bài tốn cho gì? (Nhà An có 5 con gà).
- Cịn cho gì nữa? (Mẹ mua thêm 4 con gà).
- Bài tốn hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?).
Giáo viên nêu tiếp: "Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm tính gì?
(tính cộng) Mấy cộng mấy? (5 + 4) ; 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc: "Muốn
biết nhà An có tất cả mấy con gà em tính thế nào? (5 + 4 = 9); hoặc: "Nhà An có
tất cả mấy con gà ?" (9) Em tính thế nào để được 9 ? (5 + 4 = 9). Tới đây giáo
viên gợi ý để học sinh nêu tiếp "9 này là 9 con gà", nên ta viết "con gà" vào
trong dấu ngoặc đơn: 5 + 4 = 9 (con gà).
Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn học
sinh đặt câu lời giải cịn khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp số. Với học
sinh lớp Một, lần đầu tiên được làm quen với cách giải loại toán này nên các em
rất lúng túng. Có thể dùng một trong các cách sau:
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi) và cuối (mấy
con gà?) để có câu lời giải:"Nhà An có tất cả:" hoặc thêm từ "là" để có câu lời
giải:
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Cách 2: Đưa từ "con gà" ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ "Hỏi" và
thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có:

Số con gà nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Cách 3: Dựa vào dịng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ khố" của câu
lời giải rồi thêm thắt chút ít.
Ví dụ: Từ dịng cuối của tóm tắt: "Có tất cả: ... con gà ?".
Học sinh viết câu lời giải:
Nhà An có tất cả số con gà là:
5 + 4 = 9 (con gà)

11


Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: "Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?"
để học sinh trả lời miệng: "Nhà An có tất cả 9 con gà" rồi chèn phép tính vào để
có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
Nhà An có tất cả số con gà là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 5 + 4 = 9 (con gà), giáo viên chỉ vào
9 và hỏi: "9 con gà ở đây là số gà của nhà ai?" (là số gà nhà An có tất cả). Từ
câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: "Số gà nhà
An có tất cả là" v.v... Ở đây giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tự nêu nhiều
câu lời giải khác nhau, sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất. Không nên
bắt buộc học sinh nhất nhất phải viết theo một kiểu. Bên cạnh việc áp dụng vào
câu hỏi giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết suy luận để tìm lời giải thích hợp
cho bài tốn khi bài tốn khơng có câu hỏi.
Ví dụ: Đồn tàu có 12 toa, khi cắt bỏ lại toa cuối cùng thì đồn tàu cịn lại bao
nhiêu toa? (Vở BT Tốn tiết 114- trang 54)
Hay; Đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC.Tính độ dài đoạn
thẳng AC. (Tiết Luyện tập – Trang 168).
Bước 4: Trình bày bài giải

Luyện trình bày bài giải chính xác, rõ ràng, sạch sẽ đầy đủ 3 phần :
+Câu lời giải.
+Phép tính.
+Đáp số.
- Ở phần phép tính đơn vị bơng hoa trong dấu ngoặc đơn, cần khắc sâu cho
học sinh bài toán hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó.
- Phần đáp số : Cần lưu ý ghi kết quả tìm được.
Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Với
tôi học sinh làm bài đúng chưa đủ chưa đạt yêu cầu với sự phát triển hiện nay.
Đặc biệt việc trình bày khoa học đúng đẹp là vô cùng quan trọng. Thực tế hiện
nay các em học sinh lớp Một trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh
khá giỏi. Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày bài giải một cách
chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng lớp, bảng con hay vở,
giấy kiểm tra. Cần trình bày bài giải một bài tốn có lời văn như sau:
Bài giải
Nhà An có tất cả số con gà là:
5 + 4 = 9 ( con gà )
Đáp số : 9 con gà

12


Tuy trình bày tốn khơng có một khn mẫu nào khơng áp đặt cách trình
bày nhưng người giáo viên hướng cho các em óc quan sát và so sánh giữa những
bài đúng và những bài đúng và trình bày đẹp để các em học tập và biết yêu cái
hay cái đẹp trong giải tốn.
Với bài tốn giải tốn có lời văn cũng có yếu tố thẫm mỹ giúp các em biết
u cái hay cái đẹp trong tốn học đó là yếu tố quan trọng trong giải tốn có lời
văn.
Kiểm tra lại bài giải :

Học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp Một thường có thói quen khi
làm bài xong không hay xem, kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học
sinh xây dựng thói quen học tập này.Cần kiểm tra về lời giải, về phép tính, về
đáp số hoặc tìm cách giải hoặc câu trả lời khác.
* Một số phương pháp thường sử dụng trong dạy:"Giải bài tốn có lời
văn"ở lớp Một.
- Phương pháp trực quan: Khi dạy “Giải bài tốn có lời văn” cho học sinh lớp
Một thường sử dụng phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài, tóm
tắt đề tốn thơng qua việc sử dụng tranh ảnh, vật mẫu, sơ đồ…giúp học sinh dễ
hiểu đề bài hơn. Như vậy chỉ cần nhìn vào tranh vẽ học sinh đã định ra được
cách giải bài toán. Trong những trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng
tranh vẽ và phương pháp trực quan.
- Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại): Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu,
phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài
- Phương pháp hỏi đáp (đàm thoại): Sử dụng khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu,
phân tích đề bài, tìm đường lối giải, chữa bài làm của học sinh ...
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Với mục đích giúp các
em khắc sâu những kiến thức về “Giải tốn có lời văn” trong quá trình giảng dạy
giáo viên nên áp dụng phương pháp dạy học này. Ở mỗi dạng toán “thêm, bớt”
giáo viên có thể biến tấu để có những bài tốn có vấn đề. Chẳng hạn bài tốn
“bớt” trở thành bài tốn tìm số hạng, bài tốn “thêm” trở thành bài tốn tìm số
trừ. Giáo viên có thể tạo tình huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học
sinh tự đặt phép tính hoặc cho sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải. Cho hình
vẽ học sinh đặt lời bài tốn và giải. Với những tình huống khó có thể phối hợp
với các phương pháp khác để giúp học sinh thuận lợi cho việc làm bài như:
Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp kiến tạo.
* Ví dụ minh họa:
Bài tập số 2(Bài 110- trang 149- SGK)
13



Đề bài: An có 8 quả bóng, An thả 3
bóng?
Hoạt động của thầy
HĐ1:Bài tập 2
Bước 1: Đọc và Tìm hiểu đề tốn
- HD học sinh đọc và tìm hiểu đề
bài.
- Hãy đọc đề bài trong nhóm đơi
của mình và cho cơ biết đây là
bài tốn gì? Thuộc dạng tốn
nào?
- Từ nào cho em biết đây là thuộc
dạng bớt đi?
- HD học sinh nêu suy nghĩ bài
toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài tốn hỏi gì?
GV: Các con vừa tìm hiểu đề bài
tốn rất tốt, cơ cùng các con chuyển
sang phần tốm tắt bài tốn.
Bước 2: Hướng dẫn cách tóm tắt
đề tốn.

quả bóng bay đi. Hỏi An cịn lại mấy quả
Hoạt động của trò
-Học sinh đọc đề bài
- Đây lài bài tốn giải tốn có lời văn,
bài tốn, bài tốn thuộc dạng bớt.


- (Bay đi cũng có nghĩa mất đi, bớt đi.)

- An có 8 quả bóng, An thả 3 quả bóng
đi.
- Bài tốn hỏi An cịn lại bao nhiêu quả
bóng?

- Học sinh tóm tắt cá nhân:
+ Tóm tắt:

-HD học sinh tóm tắt theo yêu cầu

An có : 8 quả bóng
An thả đi : 3 quả bóng
An cịn lại : …quả bóng?

- HD học sinh nhìn vào tóm tắt nêu -An có 8 quả bóng , An thả 3 quả bóng
lại bài tốn trên.
bay đi. Hỏi An cịn lại mấy quả bóng?
-Bài tốn hỏi gì?

- Bài tốn hỏi An cịn lại mấy quả bóng?
- An cịn lại số quả bóng là.

-Nêu câu trả lời của bài tốn đó
Bước 3:Tìm cách giải bài tốn
- HD học sinh trình bày bài tốn - Học sinh trình bày vào vở
14



giải.
-

- Hãy nêu lời giải khác?

Bài giải
An còn lại số quả bóng là:
8 – 3 = 5( quả bóng)
Đáp số: 5 quả bóng

- Số quả bóng An cịn lại là.
- Trong bài tốn giải có 1 câu hỏi - Cịn lại số quả bóng của An là.
nhưng có nhiều câu trả lời và đó
cũng chính là các câu lời giải
nhưng các em chỉ chọn 1 lời giải
chính xác nhất với phép tính
tương ứng bài giải.
Bước 4: Trình bày bài giải
- Nhận xét bài làm của bạn
+ Bài làm đúng ,sai
+ Cách trình bày đúng, đẹp
- kiểm tra bài làm của bạn.
- nhận xét cách trình bày bạn
- Giáo viên chấm và nhận xét
tuyên dương những bài làm
đúng,trình bày đẹp. Rút kinh
nghiệm những bài tốn cịn chưa
đủ nội dung và sai sót.
HĐ nối tiếp: - GV cùng HS hệ
thống lại bài.

- Hãy nêu một bài tốn có lời văn
- Hãy nêu các bước tiến hành giải
bài tốn có lời văn.

Giáp viên cho học sinh đổi chéo bài để
kiểm tra
- Nội dung: Bài làm đúng đủ 3 phần
+ Lời giải đúng
+ Phép tính đúng
+ Đáp số đúng
- Cách trình bày:
+ Cách trình bày lời giải
+ Cách trình bày phép tính
+ Cách trình bày đáp số

Học sinh nêu
-Gồm 4 bước: Tìm hiểu đề bài, Tóm tắt
bài tốn, giải bài tốn, Kiểm tra cách
trình bày.

Sau mỗi tiết dạy mỗi bài tốn giải tốn có lời văn tôi đã áp dụng các bước
trên học sinh của tôi đã tiếp thu bài một cách chủ động, làm bài đúng và trình
bày bài đẹp khoa học.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp trong trường.

15


Sau khi tôi áp dụng kinh nghiệm này vào giảng dạy tốn cho học sinh lớp

tơi nhiều đồng nghiệp dự giờ và có nhận xét rất khả quan. Kinh nghiệm này đã
được đưa vào trong sinh hoạt chuyên môn sâu của tổ Một để áp dụng rộng rãi
trong toàn khối để nâng cao chất lượng cho học sinh lớp Một về mơn Tốn nói
chung và Kỹ năng giải tốn có lời văn nói riêng. Cịn phía học sinh lớp 1A3 lớp
áp dụng kinh nghiệm này trong suốt quá trình dạy học tôi tiến hành khảo sát như
sau:
Đề bài khảo sát giữa kỳ hai lớp 1A3 và 1A4
Bài 1: Bạn Hà có 12 quyển vở, bạn Lan có 14 quyển vở. Hỏi cả bạn có tất cả
bao nhiêu quyển vở?
Bài 2: Bà nuôi 26 con vịt bà bán đi 11 con. Hỏi bà còn mấy con vịt?
 Sau khi kiểm tra hai lớp và kết quả cụ thể như sau:
Lớ
p

SS
HS

Nội dung

Trình bày

Viết phép Viết
lời Viết đáp số Trình bày Trình bày
tính đúng
giải đúng
đúng
đầy đủ nội đúng YC
dung
đẹp
1A3


43

43

43

43

43

42

1A4 43

38

36

36

36

36

 Kết quả chấm vở sạch chữ đẹp của phòng giáo dục thành phố Thanh Hóa lớp
tơi có kết quả rất cao chiếm tỉ lệ 38/43 đạt 88,4% (Trong số vở kiểm tra có
vở Bài tập Tốn)
Kết quả trên đã phần nào nói lên hiệu quả tính ứng dụng của kinh nghiện
tơi vừa nêu trên. Khơng có phương pháp dạy học nào là tối ưu hay vạn năng, chỉ

có lịng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người thầy với nghề nghiệp là
mang lại kết quả cao trong giảng dạy, là chiếc chìa khố vàng tri thức để mở ra
cho các em cánh cửa khoa học vì một ngày mai tươi sáng. Đó là vinh dự và trách
nhiệm của người giáo viên.Trong khuôn khổ hạn hẹp của sáng kiến kinh nghiệm
mà bản thân tôi chiêm nghiệm, trăn trở bằng một tình yêu nghề nghiệp, hy vọng
nó sẽ cùng các bạn đồng nghiệp gần xa trao đổi để hoàn thành xứ mệnh vẻ vang
mà Đảng và nhà nước trao cho nghề thầy giáo.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
16


Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy tốn có lời văn cho học
sinh lớp 1 cho thấy giải tốn có lời văn ở lớp 1 khơng khó ở việc viết phép tính
và đáp số mà chỉ mắc ở câu lời giải của bài tốn. Sau q trình nghiên cứu và áp
dụng kinh nghiệm sáng kiến thì học sinh biết viết câu lời giải đã đạt kết quả rất
cao, dẫn tới việc học sinh đạt tỉ lệ cao về hồn thiện bài tốn có lời văn.Vì vậy
theo chủ quan của bản thân tơi thì kinh nghiệm sáng kiến này có thể áp dụng và
phổ biến nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh về việc giải tốn có lời văn.
Phương pháp dạy giải tốn có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp học sinh
hoàn thiện một bài giải đủ 3 bước: câu lời giải + phép tính + đáp số là vấn đề
đang được các thầy cô trực tiếp dạy lớp Một rất quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp
học sinh lớp Một viết câu lời giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu
hỏi của bài tốn đưa ra.Chính vì vậy nên tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp
rèn kỹ năng trong dạy học giải tốn có lời văn cho học sinh mà bản thân tôi đã
vận dụng vào trong quá trình dạy và đạt kết quả tương đối khả quan.
Trên đây là quá trình nghiên cứu, áp dụng kinh nghiệm sáng kiến vào đổi
mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy giải tốn có lời văn
cho học sinh lớp Một nói riêng. Tơi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu thành công

về đổi mới phương pháp dạy Toán và nâng cao hiểu biết cho bản thân trong quá
trình dạy học ở Tiểu học.
3.2. Kiến nghị.
Quá trình nghiên cứu và kinh nghiệm dạy tốn có lời văn theo chương
trình sách giáo khoa mới tơi nhận thấy cần phải có những cải tiến, đổi mới
phương pháp giảng dạy cho phù hợp, phải phát huy được tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh. Để có được kinh nghiệm dạy giải tốn có lời
văn cho học sinh lớp Một, người giáo viên phải dày công nghiên cứu tài liệu và
theo dõi học sinh qua nhiều năm, nắm bắt được điểm yếu của học sinh để tập
trung khắc phục. Có như vậy việc giảng dạy và giáo dục mới thành cơng như
mong muốn. Qua q trình nghiên cứu và thực hiện tôi mạnh dạn đưa ra một số
đề xuất sau:
- Phòng giáo dục mở chuyên đề sâu cho giáo viên khối lớp 1 về giải tốn
có lời văn.
- Khuyến khích giáo viên sử dụng Giáo án điện tử để có thêm kênh hình
cho tiết dạy phong phú, thu hút sự tập trung chú ý, gây hứng thú học tốt mơn
tốn cho học sinh lớp Một.
- Hằng năm có báo cáo, tổng kết rút kinh nghiệm, hội thảo về những sáng
kiến hay để trao đổi rút kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học cho các thầy cô giáo.
17


Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi nhằm góp phần vào cơng
cuộc cải tiến phương pháp, chất lượng dạy và học. Rất mong được sự góp ý
chân thành của đồng nghiệp; Hội đồng khoa học để tôi có thêm nhiều kinh
nghiệm, và giảng dạy ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Tôi xin cam đoan đây là SKKN do tôi
viết không sao chép nội dung của
người khác
Người thực hiện

Nguyễn Thị Huyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên lớp 1- Nhà xuất bản giáo dục ( Đỗ Đình Hoan)
18


2. Những đặc điểm tâm lý của trẻ vào lớp 1 cha mẹ cần biết - Theo Viện tâm
lý.
3. Chuyên đề giải toán cho học sinh lớp 1- Tài liệu từ Intenet.

DANH MỤC

19


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG CẤP SỞ TỪ LOẠI
C TRỞ LÊN
Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - Trường Tiểu học Ba Đình
thành phố Thanh Hóa.
STT


Tên đề tài SKKN

Cấp xếp loại

1

Dạy luyện chữ viết cho
học sinh lớp 2

2

Kinh nghiệm nâng cao
chất lượng đọc thành
tiếng cho học sinh Tiểu
học.
Kinh nghiệm giải tốn có
lời văn cho học sinh lớp
2

Sở Giáo dục và
Đào Tạo Tỉnh
Thanh Hóa
Sở Giáo dục và
Đào Tạo Tỉnh
Thanh Hóa

3

Kết quả đánh Năm học xếp
giá

loại
B
2005 – 2006

B

2009-2010

phịng GD&ĐT B
thành phố
Thanh Hóa.

2014-2015

4

Kinh nghiệm tổ chức trị
chơi Tốn học cho học
sinh lớp 2

phịng GD&ĐT B
thành phố
Thanh Hóa.

2014-2015

5

Ứng dụng cơng nghệ
thơng tin trong dạy học

Tiểu học

Sở Giáo dục và
Đào Tạo Tỉnh
Thanh Hóa

2015-2016

B

20



×