Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài tập lớn đại cương văn hóa việt nam(9đ) quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử lấy ví dụ minh họa ưu điểm, nhược điể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.74 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang

A. MỞ BÀI………………………………………….

1

B. NỘI DUNG
I.

II.

TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA

1. Khái niệm văn hóa……………………………..

1

2. Các định nghĩa lịch sử………………………....

3

CÁCH TIẾP CẬN VĂN HÓA THEO ĐỊNH NGHĨA
LỊCH SỬ…………………………………………….

2

1. Quá trình kế thừa xã hội……………………….

3


2. Truyền thống văn hóa qua các thời kì………….

3

3. Ví dụ……………………………………………

9

III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁCH TIẾP CẬN VĂN
HÓA THEO ĐỊNH NGHĨA LỊCH SỬ…………………11
a. Ưu điểm
b. Nhược điểm

C. KẾT BÀI……………………………………………………12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………..13

0


MỞ BÀI
Mỗi một quốc gia, dân tộc đều có một nét riêng biệt, đặc trung cho
quốc gia, dân tộc đó. Hay nói cách khác đó là phần bản sắc riêng của mỗi quốc
gia dân tộc đó. Vậy văn hóa được định nghĩa như thế nào? Thật ra có nhiều cách
định nghĩa văn hóa và đã phân chia thành những loại chính sau: định nghĩa miêu
tả, chuẩn mực, tâm lý học, cấu trúc, nguồn gốc và định nghĩa của UNESCO
nhưng còn một loại nữa đó là các định nghĩa lịch sử. Vậy tiếp cận văn hóa theo
định nghĩa lịch sử có gì đặc biệt và nó có ưu, nhược điểm gì? Để làm rõ vấn đề
này em đã chọn đề tài “Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định
nghĩa lịch sử. lấy ví dụ minh họa. Ưu điểm, nhược điểm của cách tiếp cận đó.”
Do kiến thức hạn hẹp nên phân tích về đề tài không được kĩ nên kính mong thầy

đóng góp ý kiến để giúp em hoàn thiện kiến thức hơn

NỘI DUNG
I. Tìm hiểu sơ lược về văn hóa
1.Khái niệm văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia
1


vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa
được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn
hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của
con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu
hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người
cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Khái niện về văn hóa: Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt,văn hóa
được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên
biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì
văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngưỡng,
phong tục,lối sống...
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin,
xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong lịch sử”.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung
tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá
trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động

thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội.
- Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời
sống tinh thần (nói tổng quát);
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
2


- Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử
cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm
giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
2. Các định nghĩa lịch sử
Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền
thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định
nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ
học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người
hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của
tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống

II. Cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử
1. Quá trình kế thừa xã hội
Văn hóa cho đến nay không phải mới xuất hiện mà nó đã phát triển ngay từ
buổi đầu sơ khai khi con người xuất hiện. Một nền văn hóa không thể phát triển
nếu không có sự tiếp thu văn hóa của các nền văn hóa khác trên thế. Trải qua một
chiều dài lịch sử văn hóa Việt Nam có rất nhiều đổi mới. Sự giao lưu kinh tế với
các nước khác trên thế giới đã kéo theo sự du nhập của văn hóa vào nước ta, tốt
có và xấu có. Không những vậy khi các nước khác sang xâm lược Việt Nam cũng
đồng thời đưa văn hóa của nước họ vào Việt Nam nhằm đồng hóa con người Việt
Nam, ví dụ như đất nước Trung Hoa. Chúng đã đồng hóa chúng ta về mặt chữ
viết, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán… Ngoài ra trong cơ chế toàn cầu

hóa hiện nay sự du nhập của các nền văn hóa vào nước ta càng mạnh mẽ hơn
2. Truyền thống văn hóa qua các thời kì
Qua các thời kì của lịch sử văn hóa ngày càng đa dạng, với việc tiếp cận văn
hóa theo định nghĩa lịch sử cũng có nghĩa là chúng ta đi vào tìm hiểu lịch sử văn
hóa của Việt Nam qua từng thời kì, giai đoạn nhất định.
3


Lịch sử văn hoá Việt Nam là lịch sử hình thành, tồn tại và kế tiếp nhau của ba
nền văn hoá: Văn hoá Đông Sơn (từ 2000 đến 3000 năm cách ngày nay), Văn
hoá Đại Việt (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX) và Văn hoá Việt Nam (từ 1945 đến
nay). Để hình thành nên ba nền văn hoá kế tiếp nhau ấy, tiến trình văn hoá Việt
Nam đã phải trải qua hai giai đoạn chuyển tiếp: Giai đoạn từ thế kỉ I - X chuyển
tiếp từ văn hoá Đông Sơn - Hùng Vương sang văn hoá Đại Việt và giai đoạn từ
cuối thế kỉ XIX đến 1945 chuyển tiếp từ văn hoá Đại Việt sang văn hoá Việt Nam
(từ 1945 đến nay).
Chúng ta hãy thử phác hoạ những đường nét cơ bản của lịch sử văn hoá
Việt Nam thông qua tiếp cận các nền văn hoá và các giai đoạn chuyển tiếp văn
hoá.
Nghiên cứu lịch sử văn hóa là nghiên cứu diện mạo, tính chất, đặc trưng
và giá trị của mỗi nền văn hoá và quy luật chuyển biến kế tiếp nhau từ nền văn
hoá này sang nền văn hoá khác. Cách tiếp cận nghiên cứu này khác với tiếp cận
lịch sử của từng thành tố chuyên biệt, tuy nhiên, cách tiếp cận chuyên biệt trên
cũng rất cần thiết, coi như một giai đoạn tích luỹ những hiểu biết cho việc nghiên
cứu lịch sử văn hoá Việt Nam.
Nền văn hoá Đông Sơn tương ứng với thời đại Hùng Vương là sự khởi
đầu của lịch sử văn hoá Việt Nam. Điều này không có gì mâu thuẫn khi chúng ta
nói con người và văn hoá đã xuất hiện trên mảnh đất Việt Nam từ hàng vạn năm,
từ đó văn hóa đồ đá Núi Đọ qua văn hoá đồ đá giữa Hoà Bình đến văn hoá đồ đá
mới Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long,... để rồi tích tụ và "bùng nổ” từ văn hoá đồ

đá cũ Núi Đọ sang nền văn minh Đông Sơn rực rỡ .
Văn hoá Đông Sơn thời các vua Hùng ra đời dựa trên bước tiến về kĩ thuật kim
khí (đồ đồng và sơ kì sắt), sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước. Trên cơ
sở bước tiến về kinh tế và kĩ thuật đó, người Việt cổ - chủ nhân văn hoá Đông
Sơn đã chuyển hẳn từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp, nhà nước Văn
4


Lang - Âu Lạc ra đời, bên cạnh làng xã nông nghiệp là cơ cấu xã hội cơ bản thì
thành thị đầu tiên là Cổ Loa, trung tâm chính trị của quốc gia cũng đã hình thành.
Đó cũng là thời kì hình thành tộc người Việt cổ, tổ tiên của người Việt hiện đại;
thời kì hình thành những nền tảng cơ bản của bản sắc văn hoá Việt Nam. Đây là
thời kì "nhất thành" để sau này trải suốt hơn hai nghìn năm "vạn biến", tuy nhiên
vẫn giữ được những cốt cách, bản sắc văn hoá từ thuở ban đầu "Bốn ngàn năm ta
vẫn là ta" (Tố Hữu). Gần như đồng thời với văn hoá Đông Sơn, ở miền Trung và
Nam Bộ có văn hoá Sa Huỳnh và Đồng Nai. Nếu chúng ta quan niệm lịch sử văn
hoá Việt Nam là lịch sử của các hiện tượng văn hoá đã diễn ra trên lãnh thổ Việt
Nam ngày nay, thì các nền văn hoá kể trên cũng được xem xét và đề cập tới.
Cũng như sau này văn hoá Chăm Pa và Phù Nam cũng thuộc phạm trù lịch sử
văn hoá Việt Nam.
- Giai đoạn chuyển tiếp văn hoá lần thứ nhất: Vào khoảng thiên niên
kỉ thứ I sau Công nguyên (tương đương với thời kì Bắc thuộc ở nước ta) cả Đông
Nam Á bước vào thời kì giao lưu mạnh mẽ với thế giới bên ngoài, một bên là với
văn minh Trung Quốc, một bên là văn minh Ấn Độ. Khác với các nước còn lại ở
Đông Nam Á tiếp xúc với văn minh Ấn Độ chủ yếu thông qua con đường truyền
đạo (Phật giáo, Ấn giáo) và buôn bán, quốc gia Âu Lạc của người Việt cổ tiếp
xúc với văn minh Trung Hoa trong điều kiện bị xâm lược, mất chủ quyền, bị
thống trị và áp bức tàn bạo. Chính trong thời kì khắc nghiệt này của lịch sử, trước
thử thách mất còn của dân tộc, tổ tiên ta đã chọn con đường: một mặt, đấu tranh
kiên cường chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, mặt khác, chủ động mở rộng

giao lưu, cởi mở tiếp nhận nhiều thành tựu văn hoá Trung Quốc để tự cường nền
văn hoá của mình. Để cuối cùng, với khởi nghĩa Ngô Quyền năm 938 chúng ta
vừa đánh đuổi được quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, khôi phục độc lập dân tộc,
vừa tự cường, đổi mới văn hoá Đông Sơn hình thành nền văn hoá Đại Việt, mở
đầu là văn hoá Lý - Trần rực rỡ.
5


Giai đoạn chuyển tiếp và tiếp biến văn hoá này vô cùng quan trọng
và diễn ra trên nhiều phương diện với nội dung phong phú: chính trị, luật pháp, tổ
chức nhà nước, giáo dục, ý thức hệ, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục, văn học,
nghệ thuật. Đây là quá trình không phải "Hán hoá" mà là "bản địa hóa", "nội sinh
hoá" văn hoá Trung Hoa. Văn hoá Đại Việt ra đời giai đoạn sau chịu nhiều ảnh
hưởng của văn hoá Hán, nhưng không phải là văn hoá Hán(10).
- Nền văn hoá Đại Việt (từ thế kỉ X - XIX)
Nền văn hoá Đại Việt hình thành và phát triển trên nền tảng của kinh
tế nông nghiệp tiểu nông phong kiến và hệ tư tưởng thoát thai từ Tam giáo: Phật
- Đạo - Nho, trong đó Nho giáo là trụ cột. Cơ cấu xã hội cơ bản là Nhà - Làng Nước. Trong đó Nhà (gia đình, gia tộc) và Làng (làng xã) là nhân tố xã hội tảng
nền, từ đó chuẩn mực ứng xử là sự mở rộng từ gia tộc ra toàn xã hội.
Tôn giáo tín ngưỡng Đại Việt dựa trên cơ sở Tam giáo đồng
nguyên (Phật - Đạo - Nho), kết hợp nhuần nhuyễn với tín ngưỡng bản địa, tạo nên
một môi trường đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, mang nặng tính ứng xử
hơn là triết lí, lấy sự hoà nhập, khoan dung làm cốt cách, xa lạ với sự xung đột và
bài xích giữa các tôn giáo.
Văn hoá đô thị, chữ quốc ngữ và chế độ giáo dục mới hiện đại, đội
ngũ tri thức mới, các ngành khoa học hình thành, nhiều hình thức văn hoá nghệ
thuật mới nảy nở và phát triển: tiểu thuyết, thơ mới, sân khấu kịch, âm nhạc,
phim ảnh, thể thao,... Đó là kết quả quá trình đổi mới từ văn hoá Đại Việt sang
văn hoá Việt Nam.
Nền văn hoá Việt Nam (từ năm 1945 đến nay) đây là giai đoạn Nền văn

hoá Việt Nam, mang tên quốc gia Việt Nam xuất hiện từ cuối thời Nguyễn, tuy
nhiên nó gắn với sự ra đời nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ 1945. Đó là
nền văn hoá hình thành trên nền tảng văn hoá Đại Việt và quá trình đổi mới của
văn hoá Việt Nam trong khung cảnh tiếp xúc văn hoá Đông Tây cuối thế kỉ XIX
6


đầu thế kỉ XX. Nếu nền văn hoá Đại Việt hình thành và định hình từ hai nhân tố
tạo hệ thống là nông nghiệp Chủ nghĩa yêu nước là một hệ ý thức xã hội cơ bản,
từ đó sản sinh và tích hợp nhiều hình thức và giá trị văn hoá - nghệ thuật dân tộc.
Do vậy, bên cạnh khuynh hướng dân gian hoá, địa phương hoá vốn là thế mạnh
của một đất nước lấy nông nghiệp nông thôn và nông dân làm cơ sở, thì lịch sử
văn hóa cũng là một khuynh hướng vượt trội của một đất nước tồn tại và phát
triển dựa trên sức mạnh yêu nước và cố kết cộng đồng
Thời kì phong kiến Đại Việt là thời kì định hình và phát triển ở trình
độ cao văn hoá cổ truyền Việt Nam. Tất cả những hình thức và giá trị văn hoá của
các dân tộc ở Việt Nam gắn với nền nông nghiệp tiểu nông phong kiến trước khi
bước vào công nghiệp hoá đều sản sinh và định hình trong khung cảnh của nền
văn hoá Đại Việt này.
Trong suốt 10 thế kỉ của văn hoá Đại Việt, chúng ta đã chứng kiến
sức vươn của văn hoá thể hiện qua ba đỉnh cao văn hoá: Văn hoá Lý - Trần, Văn
hoá Lê và Văn hoá Nguyễn. Mỗi đỉnh cao văn hoá ấy đạt tới trình độ phát triển và
mang các sắc thái văn hoá khác nhau. Văn hoá Lý - Trần như là sự khẳng định
niềm tự hào và bản sắc riêng của văn hoá Đại Việt, văn hoá Lê phát triển trên nền
tảng thống nhất của quốc gia phong kiến tập quyền, văn hoá Nguyễn như là sự
vươn lên đỉnh cao mới trên cơ sở mở rộng và thống nhất cương vực quốc gia Đại
Việt.
- Giai đoạn chuyển tiếp văn hoá lần thứ 2 (từ cuối thế kỉ XIX đến
1945). Nền văn hoá Đại Việt tồn tại và phát triển suốt từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ
XIX thì đứng trước thách thức mới. Trước nhất, trong khung cảnh của thời đại,

thế giới đang bước vào thời kì công nghiệp hoá, do vậy nền văn hoá truyền thống
Đại Việt dựa trên nền tảng nông nghiệp tiểu nông phong kiến đòi hỏi phải thay
đổi, phải đổi mới trong khung cảnh tiếp xúc văn hoá Đông - Tây, mà với chúng
ta, trực tiếp là với văn hoá Pháp. Hơn thế nữa, gần như lặp lại lịch sử thời Bắc
7


thuộc, nước ta lại rơi vào sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp, bị mất chủ
quyền, do vậy không thể phát triển một cách độc lập.
Trước thử thách đó, một lần nữa văn hoá Đại Việt không phản ứng
theo kiểu tiêu cực, co lại, đóng kín, mà, một mặt, chúng ta tiến hành cuộc kháng
chiến chống Pháp lúc đầu do các văn thân yêu nước lãnh đạo, sau đó là Đảng
Cộng sản, mặt khác, chúng ta tăng cường giao lưu với văn hoá Pháp, tiếp thu có
chọn lọc để làm giầu nền văn hoá cổ truyền Việt Nam, làm cho văn hoá nước ta
biến đổi mạnh mẽ và tự cường, lớn mạnh. Và năm 1945, với cách mạng tháng
Tám, chúng ta đã đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại độc lập, nền văn hoá
nước ta đổi mới, phong phú và lớn mạnh hơn trước.
Lúc này, bên cạnh những thành tựu của nền văn hoá cổ truyền, thì
hàng loạt những yếu tố và giá trị văn hoá mới được hình thành: ý thức hệ Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền tảng kinh tế công nghiệp hoá, đô thị hoá và
tiểu nông phong kiến và ý thức hệ tam giáo, trong đó nổi trội là Nho giáo, thì nền
văn hóa Việt Nam hình thành và định hình trên cơ sở nền kinh tế công nghiệp
hóa, ý thức hệ Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nền văn hoá này đã trải qua quá trình chuyển tiếp từ cuối thế kỉ
XIX đến năm 1945, mà nội dung cơ bản của nó là tiếp xúc văn hoá Đông Tây
như chúng ta đã trình bày ở trên. Thực ra quá trình chuyển biến này vẫn còn tiếp
tục kể cả trong thời kì sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thậm chí tới tận ngày
nay. Trong quá trình chuyển tiếp ấy, các nhân tố nội lực của nền văn hoá cổ
truyền và các nhân tố ngoại sinh của thế giới bên ngoài đang cùng tác động và
chuyển hoá lẫn nhau.
Có thể nói đây là lần thứ ba chúng ta mở cửa và hội nhập với thế

giới hiện đại, mà hệ quả của nó sẽ ra đời một nền văn hoá Việt Nam mới tiến bộ
và mang đậm bản sắc dân tộc.

8


Hiện giờ chúng ta khó có thể nói về hình hài và những đặc trưng cơ
bản của nền văn hoá mới - văn hoá Việt Nam, bởi vì nó đang trong quá trình hình
thành và định hình. Hi vọng rằng thế kỉ thứ XXI là thế kỉ của nền văn hoá Việt
Nam.

3. Ví dụ
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của
người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật
vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình
phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là
trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt. Trải qua năm
tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt.
Có thể điểm qua một số thời kỳ được coi là "dấu ấn" trong quá trình hình thành
và phát triển của chiếc áo dài
Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai
tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống
đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm (2879.BC-258.BC):
Theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp
trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo
ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã
hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật, trang phục cũng đi liền với diễn
biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang
phục truyền thống Việt
Thời kỳ từ 1885-1915

Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Nhưng
áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa
phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo tràng
9


ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này
mới mang ảnh hưởng của phương Bắc. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại không hề
có ghi chép về vấn đề này
Và càng về sau thì kiểu cách của Áo dài ngày càng được cách điệu cho phù
hợp với sự phát triển, lam tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ.
Ngày nay, Nhiều nhà tạo mẫu áo cưới có xu hướng kết hợp giữa áo cưới
hiện đại với chiếc áo dài dân tộc. Với hai chất liệu tơ tằm và voan, chiếc áo dài
cưới dân tộc được cách điệu vừa tạo nét duyên dáng cho cô dâu vừa tạo vẻ mềm
mại, mỏng manh. Cách điệu lớn nhất của chiếc áo dài cưới được thể hiện ở vạt
áo (vạt mỏng, mềm hơn) và nơi cổ áo. Nhìn chung kiểu dáng chính của chiếc áo
dài cưới là chiếc áo dài dân tộc nhẹ nhàng nhưng cầu kỳ hơn một chút nơi tà áo,
cổ áo và gấu quần.
Thi hoa hậu, thi người đẹp không thể thiếu áo dài: áo dài vẫn mang nét riêng
của mình để không thể bị lẫn lộn với kiểu dáng khác.
Thế giới chỉ từng biết Việt Nam qua chiến tranh. Nhưng khi hàng triệu
người Việt rời quê hương để định cư tại khắp bốn phương đã mang theo di sản
văn hóa Việt từ ẩm thực đến đạo lý phong tục tập quán và trong đó có chiếc áo
dài truyền thống. Trên khắp thế giới, áo dài "tung bay tà áo quê hương" là
không thể thiếu trong các lễ hội của người Việt như Tết, Quốc Khánh, 8-3 và
càng được phổ biến rộng hơn khi các nhà tạo mẫu biến chiếc áo hai tà thành
thời trang.

10



III. Ưu và nhược điểm của cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa
lịch sử
1. Ưu điểm
Cách tiếp cận này đem lại cái nhìn chi tiết về tiến trình văn hóa
qua các thời kỳ, các giai đoạn trong lịch sử. Thông qua đó ta có thể
đưa ra các chính sách phát triển văn hóa nhằm vừa cải biến văn hóa
vừa giữ lại những nét bản sắc vốn có của dân tộc. Và nó đem lại bức
tranh phong phú, sinh động, các tình tiết, các tài liệu liên quan đến
đối tượng nghiên cứu
2. Nhược điểm
Bên cạnh những mặt mạnh vốn có, phương pháp này cũng gặp phải những
hạn chế nhất định như:
 Bị lệ thuộc nhiều vào các tài liệu và các di chỉ tìm được.
 Quy luật phát triển của đối tượng thường bị chèn lấp bởi các sự kiện
mang tính mảnh đoạn
 Đối tượng thường được hình dung như một tập hợp bao gồm các biểu
hiện đa dạng hơn là một chỉnh thể có kết cấu và có logic phát triển nội
tại
Như vậy, với cách tiếp cận này nhiều mảng văn hóa sẽ bị bỏ sót, không
được phát hiện và gìn giữ

11


KẾT BÀI
Có nhiều cách tiếp cận văn hoá, trong đó có cách tiếp văn hoá theo định
nghĩa lịch sử tức nghiên cứu, nhận dạng các nền văn hoá đã từng tồn tại,
phát triển trên đất nước ta và sự biến đổi kế tiếp giữa chúng trong khung
cảnh chung của lịch sử dân tộc.

Lịch sử văn hoá Việt Nam được coi như là quá trình của sự kế tiếp nhau
ba nền văn hoá: văn hoá Đông Sơn - Hùng Vương, văn hoá Đại Việt và văn
hoá Việt Nam. Để ra đời và phát triển ba nền văn hoá đó, văn hoá Việt Nam
đã trải qua hai giai đoạn chuyển tiếp văn hoá: Giai đoạn Bắc thuộc chuyển
biến từ văn hoá Đông Sơn - Hùng Vương sang văn hoá Đại Việt và giai đoạn
Pháp thuộc chuyển tiếp từ văn hoá Đại Việt sang nền văn hoá Việt Nam.
Nền văn hoá Việt Nam đang trong quá trình hình thành và định hình, mà
hiện nay chúng ta đang tự giác nhận thức và chủ động tác động vào quá trình
ra đời của nền văn hoá mới đó. Một nền văn hoá tiến bộ và mang đậm bản
sắc văn hoá dân tộc là định hướng cơ bản cho việc xây dựng nền văn hoá
Việt nam trong thế kỉ XXI.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

12


1. Đại cương về văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản văn hóa- thông tin
2. Cơ sở văn hóa Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục
3. Trang web google.com.vn

13



×