Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bình luận quan điểm thủ tục thông thường trong ban hành văn bản pháp luật phái sinh của liên minh châu âu mặc dù rất phức tạp và mang nặng tính kĩ thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.35 KB, 7 trang )

Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Liên minh châu Âu

Đề 3

ĐỀ BÀI:
Bình luận quan điểm cho rằng: “Thủ tục thông thường (Ordinary Proceduce) trong ban hành
văn bản pháp luật phái sinh của Liên minh châu Âu mặc dù rất phức tạp và mang nặng tính
kĩ thuật nhưng có lẽ là một trong các giá trị pháp lý lớn nhất mà Liên minh đã tạo dựng
được, nó được thiết kế trên cơ sở các nguyên tắc:
- Dân chủ, minh bạch và công khai;
- Tập trung thống nhất;
- Kiểm soát, đối trọng và cân bằng giữa các nhóm lợi ích;
- Hài hòa và tạo ra nhiều cơ hội trong tìm kiếm quan điểm chung giữa các chủ thể tham
gia quá trình lập pháp”

Page 0


Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Liên minh châu Âu

Đề 3

MỤC LỤC
A.

ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................2

B.

NỘI DUNG..................................................................................................................2
I.



Khái quát chung về luật phái sinh (secondary source) và thủ tục thông

thường trong ban hành luật phái sinh...........................................................................2
1.

Luật phái sinh.......................................................................................................2
1.1 Regulation (Tạm dịch là quy định)...................................................................2
1.2 Directive (Tạm dịch là chỉ thị)..........................................................................2
1.3 Decision (Tạm dịch là quyết định)....................................................................3

2.

Thủ tục thông thường trong ban hành luật phái sinh........................................3
2.1 Phạm vi, lĩnh vực áp dụng................................................................................3
2.2 Trình tự ban hành luật (Điều 294 TFEU).......................................................3

II. Bình luận về thủ tục thông thường trong ban hành văn bản pháp luật phái
sinh của Liên minh châu Âu...........................................................................................4
1.

Dân chủ, minh bạch và công khai.......................................................................4

2.

Tập trung thống nhất...........................................................................................5

3.

Kiểm soát, đối trọng và cân bằng giữa các nhóm lợi ích....................................5


4.

Hài hòa và tạo ra nhiều cơ hội trong tìm kiếm quan điểm chung giữa các chủ

thể tham gia quá trình lập pháp..................................................................................5
C.

KẾT LUẬN..................................................................................................................5

Page 1


Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Liên minh châu Âu

Đề 3

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Luật Liên minh châu Âu (EU) bao gồm 3 loại: luật gốc, luật phái sinh và án lệ trong đó luật
phái sinh là những quy định pháp luật do các thiết chế của EU ban hành trong quá trình thực
thi quyền hạn được giao. Văn bản pháp luật của EU được ban hành theo một trong các loại
trình tự là thủ tục thông thường hoặc thủ tục đặc biệt. Để làm rõ hơn vấn đề này, hãy cùng tìm
hiểu về thủ tục thông thường trong ban hành văn bản pháp luật phái sinh của Liên minh châu
Âu.
B. NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về luật phái sinh (secondary source) và thủ tục thông thường
trong ban hành luật phái sinh
1. Luật phái sinh
Luật phái sinh là những quy định pháp luật do các thiết chế của EU ban hành trong quá trình

thực thi quyền hạn được giao. Đây là nguồn luật quan trọng thứ hai trong hệ thống pháp luật
của EU. Luật này có hiệu lực thấp hơn luật gốc và phải phù hợp với luật gốc. Thủ tục ban
hành loại luật này được quy định cụ thể trong luật gốc (chủ yếu là TFEU)
Theo Điều 288 của TFEU, Luật phái sinh được ban hành dưới các hình thức văn bản sau:
regulation, directive, decision. Ngoài ra còn có recommendation (khuyến nghị) và opinion (ý
kiến)
1.1 Regulation (Tạm dịch là quy định)
Đây là văn bản có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các công dân và quốc gia thành viên EU.
Các quốc gia thành viên không được quyền áp dụng không đầy đủ một regulation hoặc lựa
chọn chỉ áp dụng những quy định mà nước đó chấp thuận nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia
mình. Các nước cũng không được viện dẫn các quy định hoặc thực tiễn áp dụng pháp luật
trong nước nhằm loại trừ việc áp dụng các quy định của Regulation. Tất cả các Regulation
đều có hiệu lực áp dụng trực tiếp tại các quốc gia thành viên vì Regulation không những quy
định các mục tiêu cần thực hiện mà nó còn quy định cụ thể, rõ ràng về phương tiện để thực
hiện các mục tiêu đó. Hiệu lực của Regulation sẽ được xác định ngay trong văn bản đó,
trường hợp không được xác định trong văn bản thì nó sẽ có hiệu lực kể từ ngày thứ 20 sau khi
được đăng trên công báo của EU (Điều 295 TFEU)
1.2 Directive (Tạm dịch là chỉ thị)
Đây là loại văn bản có hiệu lực bắt buộc đối với những quốc gia thành viên được xác định
trong văn bản. Directive không thay thế cho luật quốc gia mà chỉ đặt ra nghĩa vụ đối với các
nước thành viên phải điều chỉnh pháp luật quốc gia mình phù hợp với các quy định của cộng
đồng. Directive không trực tiếp xác định quyền hay ấn định nghĩa vụ đối với công dân Liên
minh. Quyền và nghĩa vụ của công dân chỉ được xác định từ các biện pháp được cơ quan có
thẩm quyền của các nước thành viên thông qua nhằm thực hiện Directive. Đối với các
Directive mà đối tượng áp dụng là tất cả các thành viên hoặc các Directive được thông qua
Page 2


Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Liên minh châu Âu


Đề 3

theo cơ chế “đồng ra quyết định” thì thời điểm có hiệu lực được xác định giống như
Regulation. Đối với các Direective còn lại, sẽ có hiệu lực khi được tống đạt cho các đối tượng
có liên quan (Điều 297 TFEU)
1.3 Decision (Tạm dịch là quyết định)
Decision là loại văn bản chỉ có hiệu lực bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân, quốc gia
thành viên được chỉ định trong văn bản. Khác với chỉ thị, Decision có hiệu lực trực tiếp đối
với tất cả các đối tượng được chỉ định trong văn bản. Thời điểm có hiệu lực của Decision
được xác định giống như thời điểm có hiệu lực của Directive
2. Thủ tục thông thường trong ban hành luật phái sinh
2.1 Phạm vi, lĩnh vực áp dụng
Theo các quy định tại TFEU, thủ tục thông thường dùng để ban hành các văn bản pháp luật
của EU trong một số lĩnh vực sau đây:Bảo vệ người dân trong trường hợp các cơ quan của
Liên minh sử dụng thông tin cá nhân của công dân đó (Điều 16), Chống phân biệt đối xử
(Điều 18), Hợp tác hải quan (Điều 33),…
2.2 Trình tự ban hành luật (Điều 294 TFEU)
Ủy ban trình đề xuất tới Nghị viện Châu âu và Hội đồng
Lần đọc thứ nhất: Nghị viện châu âu đưa ra quan điểm của mình tại phiên họp thứ nhất và
trao đổi với Hội đồng. Nếu hội đồng chấp nhận quan điểm, văn bản có liên quan sẽ được
thông qua với ngôn ngữ phù hợp với ý kiến của Nghị viện. Nếu Hội đồng không chấp nhận
quan điểm, Hội đồng sẽ đưa ra quan điểm của mình tại phiên họp thứ nhất và trao đổi với
Nghị viện. Hội đồng sẽ thông báo với Nghị viện châu âu toàn bộ nguyên nhân khiến Hội
đồng đưa ra quan điểm của mình ở phiên thứ nhất. Ủy ban sẽ thông báo cho Nghị viện châu
âu toàn bộ quan điểm của mình.
Lần đọc thứ hai: Nếu trong vòng 3 tháng trao đổi, Nghị viện châu Âu chấp nhận quan điểm
của Hội đồng ở phiên thứ nhất hoặc không đưa ra quyết định thì văn bản có liên quan sẽ được
thông qua còn nếu không chấp nhận thì văn bản đề xuất sẽ được coi như là không được thông
qua. Nếu đa số thành viên đề nghị sửa đổi quan điểm ở phiên thứ nhất thì văn bản sửa đổi sẽ
được gửi tới Hội đồng và Ủy ban, hai cơ quan sẽ đưa ra quan điểm về những sửa đổi này.

Trong vòng ba tháng kể từ ngày nhận được sửa đổi, Hội đồng theo nguyên tắc đa số tiêu
chuẩn:
-Chấp nhận tất cả các sửa đổi trên, văn bản đang xem xét sẽ được thông qua
-Không chấp thuận tất cả các sửa đổi, thì Chủ tịch hội đồng cùng với Chủ tịch Nghị viện châu
Âu sẽ tổ chức một cuộc họp Ủy ban hòa giải trong vòng 6 tuần
Hội đồng thống nhất xem xét đối với các sửa đổi mà Ủy ban có quan điểm trái ngược
Hòa giải: Ủy ban hòa giải gồm có thành viên của Hội đồng hoặc đại diện của họ và các thành
viên đại diện cho nghị viện châu Âu (số lượng cân bằng). Trong vòng 6 tuần tổ chức, nếu Ủy

Page 3


Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Liên minh châu Âu

Đề 3

ban hòa giải không thông qua một văn kiện chung, văn bản đề xuất sẽ được coi là không được
thông qua
Lần đọc thứ ba: Trong thời gian 6 tuần, nếu Ủy ban hòa giải thông qua một văn kiện chung,
Nghị viện châu Âu, theo đa số biểu quyết, và Hội đồng, theo đa số tiêu chuẩn, sẽ có thời gian
6 tuần từ khi thông qua văn kiện chung đó để thông qua văn bản đang xem xét cùng với văn
kiện chung. Nếu không làm vậy, văn bản đang đề xuất sẽ được coi như không được thông qua
Điều khoản đặc biệt: Trong trường hợp ban hành một văn bản theo thủ tục thông thường
trên cơ sở đề xuất của một nhóm các nước thành viên, hoặc khuyến nghị của Ngân hàng trung
ương châu âu… thì Nghị viện và Hội đồng sẽ trao đổi về văn bản được đề xuất với Ủy ban về
quan điểm của mình ở phiên họp thứ nhất và thứ hai. Nghị viện và Hội đồng có thể yêu cầu
Ủy ban đưa ra quan điểm và Ủy ban có thể đưa ra đề xuất của mình. Nếu cần thiết, Ủy ban có
thể tham gia vào Ủy ban hòa giải.
II.
Bình luận về thủ tục thông thường trong ban hành văn bản pháp luật phái

sinh của Liên minh châu Âu
Qua phần khái quát chung có thể thấy thủ tục thông thường trong ban hành văn bản pháp luật
phái sinh của liên minh châu Âu là rất phức tạp và mang nặng tính kỹ thuật. Bởi Directive
hay Regulation do Ủy ban châu Âu đề xuất muốn được thông qua phải được Nghị viện châu
Âu và Hội đồng xem xét và phải trải qua các lần đọc cũng như các bước rất phức tạp. Tuy
nhiên không phải bất cứ văn bản nào cũng bắt buộc phải trải qua ba bước như trên, một văn
bản có thể được thông qua ở bước 1 hay bước 2 hay đến bước 3, văn bản cũng không được
thông qua khi các cơ quan không có quan điểm như nhau. Trong các bước, việc Nghị viện
hoặc Hội đồng phủ quyết không có nghĩa là việc làm luật đã kết thúc mà chỉ là cơ sở, là căn
cứ để văn bản được xem xét ở bước tiếp theo. Đặc điểm này cho thấy tính kỹ thuật cao trong
việc ban hành văn bản pháp luật của Liên minh châu Âu.
Mặc dù phức tạp và mang nặng tính kỹ thuật như vậy nhưng thủ tục thông thường trong ban
hành văn bản pháp luật phái sinh của Liên minh châu Âu có lẽ là một trong các giá trị pháp lí
lớn nhất mà liên minh đã tạo dựng được, điều đó được thể hiện dựa trên cơ sở các nguyên tắc
sau:
1. Dân chủ, minh bạch và công khai
Dân chủ ở đây không phải được hiểu theo nghĩa dân làm chủ, do nhân dân, vì nhân dân như
chúng ta thường thấy mà dân chủ ở đây có nghĩa là luôn có sự hiện diện, tham gia của người
dân trong thủ tục ban hành ra pháp luật. Trong ba bước của thủ tục luôn có sự tham gia của
Nghị viện mà theo quy định của pháp luật liên minh châu Âu, Nghị viện là cơ quan đại diện
cho người dân châu Âu bao gồm các nghị sĩ do công dân các nước thành viên bầu ra theo quy
tắc tỷ lệ với dân số với hình thức phổ thông. Tuy việc đưa ra sáng kiến luật thuộc quyền của
Ủy ban châu Âu nhưng cùng với Hội đồng, Nghị viện lại có quyền thông qua hay không
thông qua hay đề nghị sửa đổi nội dung của văn bản được đề xuất. Một văn bản pháp luật ra
Page 4


Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Liên minh châu Âu

Đề 3


đời theo thủ tục này khi có sự tương đồng về ý kiến của cả ba cơ quan. Như vậy dân chủ ở
đây còn gắn với cả công khai, minh bạch
2. Tập trung thống nhất
Tính tập trung thống nhất được thể hiện ở việc các ý kiến đưa ra đều được phải xem xét dựa
trên ý kiến của các thiết chế liên quan đó là Ủy ban châu Âu, Hội đồng và Nghị viện châu Âu.
Văn bản sẽ được thông qua khi có sự thống nhất của ba cơ quan trên về nội dung của văn bản
đề xuất được thực hiện qua các bước.
3. Kiểm soát, đối trọng và cân bằng giữa các nhóm lợi ích
Nguyên tắc này thể hiện ở việc trong cả ba bước của thủ tục thông thường đều có sự tham gia
của các cơ quan: Ủy ban châu Âu, Hội đồng và Nghị viện châu Âu. Trong đó: Hội đồng bộ
trưởng châu Âu là cơ quan đại diện cho lợi ích của các quốc gia thành viên; Nghị viện châu
Âu là cơ quan đại diện cho chính bản thân nhân dân châu Âu, các Nghị sĩ chịu trách nhiệm
báo cáo và giải trình các vấn đề trước những người bầu lên họ đó chính là người dân còn Ủy
ban hoạt động vì lợi ích cho chính bản thân liên minh. Ba thiết chế này thể hiện sự hoạt động
phối hợp dựa trên sự kiềm chế, đối trọng hài hòa giữa ba loại lợi ích là của nhân dân, của
quốc gia thành viên và của chính bản thân liên minh. Vì thế mà tất cả các văn bản pháp luật
cũng như các quyết định của Liên minh châu Âu phải có sự tham gia của cả ba cơ quan và khi
có sự tham gia của cả ba cơ quan này sẽ đảm bảo lợi ích của tất cả các nhóm đó đều được thể
hiện trong đó, đều được tham gia vào việc ban hành pháp luật
4. Hài hòa và tạo ra nhiều cơ hội trong tìm kiếm quan điểm chung giữa các chủ thể
tham gia quá trình lập pháp
Trong các bước của thủ tục cả ba cơ quan trong tam giác quyền lực đều có quyền lựa chọn
thông qua hoặc không thông qua hay sửa đổi nội dung văn bản liên quan, điều này thể hiện sự
bình đẳng trong việc đưa ra quan điểm của các chủ thể lập pháp. Bên cạnh đó trong thủ tục
này pháp luật liên minh còn đưa ra quy định thành lập ủy ban hòa giải ở bước thứ hai khi các
cơ quan không có sự tống nhất về quan điểm. Ủy ban hòa giải tiến hành các đề xuất cần thiết
nhằm thống nhất quan điểm của Nghị viện châu Âu và Hội đồng. Như vậy cơ hội tìm kiếm
quan điểm chung giữa các chủ thể được mở rộng, thông qua các đề xuất của Ủy ban hai bên
có thể tìm được tiếng nói chung của mình đối với vấn đề liên quan.

C. KẾT LUẬN
Qua các phân tích trên có thể thấy được thủ tục thông thường trong ban hành văn bản pháp
luật phái sinh của liên minh châu Âu mặc dù rất phức tạp và mang nặng tính kỹ thuật nhưng
có lẽ là một trong các giá trị pháp lý lớn nhất mà liên minh châu Âu đã tạo dựng được, nó
được thiết kế trên cơ sở bốn nguyên tắc như trên.

Page 5


Bài tập học kỳ Môn Pháp luật Liên minh châu Âu

Đề 3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội – Khoa pháp luật quốc tế, Trung tâm luật Châu Á – Thái
Bình Dương, Lê Minh Tiến và Phạm Hồng Hạnh, “Tập bài giảng Pháp luật Liên minh
châu Âu”, Hà Nội 2011
2. Treaty on the Functioning of the European Union (TFEU) 2009
3. Một số trang web liên quan
/> /> />
Page 6



×