Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích các chức năng cơ bản của gia đình ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu xã hội học gia đình đối với lĩnh vực pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.79 KB, 18 trang )

BÀI TẬP LỚN

1

MỤC LỤC

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

2

LỜI MỞ ĐẦU
Có một câu nói nổi tiếng của nhà viết kịch Euripide mà đến ngày nay vẫn
được nhiều người chia sẻ đó là: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn
nương thân để chống lại tai ương của số phận”
Sống trên đời ai cũng muốn có một Mái Ấm Gia Đình. Nơi đó mọi người
yêu thương nhau, chia sẽ cho nhau niềm vui, nỗi buồn. Cho dù cuộc sống có đổi
thay mỗi thành viên rời xa gia đình thì nơi họ nhớ nhất muốn về nhất vẫn là Mái
Ấm Gia Đình. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nền tảng và là nơi vun đắp
cho tương lai của cá nhân và xã hội. Mỗi thành viên trong gia đình cần đồng lòng
gắn kết, chăm sóc yêu thương nhau cùng xây đắp một Mái Ấm Gia Đình hạnh
phúc, ấm no“Gia đình là tế bào căn bản của đời sống xã hội, là xã hội tự nhiên,
nơi đó, người nam và người nữ được mời gọi tận hiến cho nhau trong tình yêu và
trong việc thông truyền sự sống. Quyền bính, sự ổn định và đời sống tương giao
nơi gia đình là nền tảng cho tự do, an ninh và tình huynh đệ của xã hội. Gia đình
là cộng đoàn, nơi đó từ thời thơ ấu, con người được học biết tôn trọng những giá
trị luân lý, tôn thờ Thiên Chúa và biết sử dụng tự do. Đời sống gia đình chuẩn bị
cho đời sống xã hội.”(1)


NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

3

(1) (Giáo lý Hội Thánh Công Giáo số 2207.

NỘI DUNG
I.

KHÁI QUÁT CHUNG
1. Xã hội học gia đình

Xã hội học gia đình là nghành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu hệ thống
các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài của sự hoạt động, sự phát triển và sự
thay đổi của gia đình với tư cách là hình thức hoạt động của con người, cơ cấu và
chức năng của gia đình trong những điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa cụ thể của
xã hội.
Xã hội học gia đình bản thân nó là khoa học xã hội học chuyên biệt nghiên
cứu về gia đình. Nó có những quy luật đặc thù riêng song cũng là bộ phận của xã
hội học cho nên nó cũng đòi hỏi phải nghiên cứu gia đình một cách tổng thể trong
mối quan hệ, sự tác động qua lại của các yếu tố cấu thành cơ cấu gia đình, chức
năng của gia đình đối với bản thân mối quan hệ nội tại của gia đình và mối quan hệ
gia đình với mọi quan hệ của xã hội tổng thể.
Xã hội học nghiên cứu gia đình như hiện tượng xã hội trên hai phương diện:


Một là các mối quan hệ bên trong gia đình (quan hệ giữa các thành viên và quan hệ

giới tính)
NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

4



Hai là các mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa gia đình và xã hội (quan hệ gia
đình và họ hàng, làng xã, các tổ chức sản xuất, các tổ chức chính trị và các tổ chức
văn hóa…)(1)
2. Gia đình

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình
phát triển lâu dài. Gia đình có những ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến xã hội.
(1) Tập bài giảng Xã hội học, trường Đại học Luật Hà Nội, chủ biên TS.Ngọ Văn Nhân, NXB
Công an Nhân dân, trang 333.

Từ thời nguyên thủy cho tới nay, không phụ thuộc vào cách kiếm sống, gia đình
luôn tồn tại và là nơi đáp ứng cơ bản nhu cầu của các thành viên trong gia đình.
Song để đưa ra được một cách xác định phù hợp với khái niệm gia đình, một số nhà
nghiên cứu xã hội học đã đưa ra sự so sánh giữa gia đình loài người với cuộc sống
lứa đôi của động vật, gia đình loài người luôn luôn bị ràng buộc theo các điều kiện
văn hóa xã hội của đời sống gia đình ở con người. Gia đình ở loài người luôn bị
ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của
xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia

đình loài người. Thực tế, gia đình là một khái niệm phức hợp bao gồm các yếu
tố sinh học, tâm lý, văn hóa, kinh tế,... khiến cho nó không giống với bất kỳ một
nhóm xã hội nào. Từ mỗi một góc độ nghiên cứu hay mỗi một khoa học khi xem
xét về gia đình đều có thể đưa ra một khái niệm gia đình cụ thể, phù hợp với nội
dung nghiên cứu phù hợp và chỉ có như vậy mới có cách tiếp cận phù hợp đến với
gia đình.

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

5

Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có
thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội
mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Có nhiều
định nghĩa gia đình khác nhau như:


Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc
biệt cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh
văn hóa của dân tộc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ
biện chứng với tổng thể xã hội.



Gia đình – đơn vị xã hội (nhóm xã hội nhỏ), là hình thức tổ chức xã hội quan trọng
nhất của sinh hoạt cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là
quan hệ vợ chồng, giữa cha và mẹ, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng

chung sống và có kinh tế chung.(1)
(1) Tập bài giảng Xã hội học, trường Đại học Luật Hà Nội, chủ biên TS.Ngọ Văn Nhân, NXB
Công an Nhân dân, trang 336.

Chuẩn mực của gia đình Việt Nam hiện nay gồm 4 yếu tố sau (1):
- No ấm: Biểu hiện sự phát triển kinh tế của gia đình nhằm đáp ứng các nhu cầu về
vật chất và tinh thần của các thành viên.
- Bình đẳng: Biểu hiện các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau và được
hưởng mọi quyền lợi về học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khoẻ.
Đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái, người cao tuổi.
- Tiến bộ: Biểu hiện các thành viên trong gia đình luôn có ý thức rèn luyện, phấn
đấu vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, trình độ, năng lực; có đạo đức, lối sống
lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của thời
đại.

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

6

- Hạnh phúc: Biểu hiện các thành viên trong gia đình gắn bó, thương yêu, quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sạch, ngăn chặn tệ nạn xã
hội.
Chức năng của gia đình: gia đình có rất nhiều chức năng song có 3 chức
năng chính chi phối toàn bộ các chức năng còn lại: Chức năng kinh tế; Chức năng
tái sinh – duy trì nòi giống; Chức năng giáo dục
II.


CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA GIA ĐÌNH
Từ lâu gia đình đã được coi là tế bào của xã hội. Tế bào gia đình khỏe mạnh,

xã hội sẽ lành mạnh, mọi người đều có cơ hội phát triển và hưởng hạnh phúc. Nếu
tế bào gia đình lỏng nẻo, không đảm đương tốt các vai trò chức năng của mình thì
xã hội có nguy cơ bị xáo động làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần và
vật chất của mọi thành viên trong xã hội. Vì thế để củng cố nền tảng gia đình thì
cần phải thực hiện tốt các chức năng cơ bản và đó luôn là mối quan tâm của các
quốc gia trên thế giới. Để thực hiện tốt thì chúng ta cần hiểu rõ trong xã hội, gia
đình có chức năng cơ bản như thế nào?
(1) Theo trang web Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa
/>1. Chức năng kinh tế

Đây là chức năng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp
phần vào sự phát triển của toàn xã hội. Lao động của mỗi thành viên trong gia đình
hoặc hoạt động kinh tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng nhu cầu đời
sống vật chất (ăn, ở, đi lại) lẫn nhu cầu tinh thần (học hành tiếp cận thông tin, vui

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

7

chơi giải trí). Gia đình còn là đơn vị tiêu dùng, việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa
dịch vụ trong xã hội đã tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Sự ổn định về kinh tế cũng là một điều kiện đảm bảo hôn nhân gia đình bền
vững và hạnh phúc. Trong khi nhiều bạn trẻ chỉ đặt mục tiêu là hai người yêu
thương nhau thật sự và rồi tiến tới hôn nhân thì một số bạn nữa khác lại thực tế đưa

ra điều kiện đòi hỏi chồng tương lai phải có thu nhập cao, nhà sang, xe xịn…Tuy
nhiên tiền bạc dù có nhiều như nước hay nhà cao cửa rộng rồi cũng sẽ tiêu tan nếu
bản thân các bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế trong đời sống
gia đình và thiếu kỹ năng tổ chức quản lý kinh tế. Để cuộc hôn nhân thật sự bền
vững và hạnh phúc, không nên đặt tiền bạc lên các giá trị khác. Vợ chồng cũng cần
rành mạch nhưng thống nhất và tin tưởng trong chi tiêu gia đình đồng thời ghi chép
các khoản thu chi. Bên cạnh đó cha mẹ cũng cần dạy con cái cách quản lý về tiền
bạc và thói quen chi tiêu sao cho tiết kiệm.
Chức năng kinh tế biểu hiện trên cả hai phương diện: sản xuất và tiêu dùng.
Tức là mỗi gia đình vừa là một đơn vị sản xuất của xã hội, vừa là nơi tiêu thụ sản
phẩm nền kinh tế của xã hội. Trong điều kiện hiện nay, nhiều gia đình có thành
viên làm ở các công ty, nhà nước... chính vì vậy, chức năng kinh tế của gia đình
được giảm nhẹ ở khâu tổ chức, sản xuất, nhưng với tư cách là đơn vị tiêu dùng thì
tính toán thu chi hàng tháng, hàng năm vẫn là nỗi lo của các chủ gia đình.
Như đã nói ở trên, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất của xã hội. Chính vì
vậy, sự phát triển của xã hội phụ thuộc trực tiếp vào sự phát triển kinh tế mỗi hộ gia
đình. Vì vậy sự phân hóa giàu nghèo luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê thì trong tháng Hai năm 2012, cả
nước có 53,9 nghìn hộ thiếu đói, giảm 62,4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng
với 214,7 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm 63,4%. Theo một số liệu thống kê khác
thì trong 2 năm (2006 – 2007), hộ nghèo tiếp tục giảm bình quân trên 300.000
hộ/năm, năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo còn 15,5%, năm 2007 còn 14,8% (giảm được
NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

8

7,2% so với cuối năm 2005). Một số địa phương cơ bản xóa hết số hộ nghèo theo

chuẩn quốc gia và áp dụng chuẩn mới của địa phương cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với
chuẩn nghèo quốc gia như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tỉnh Bình Dương.
Chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần năm 1999 xuống
còn 2,09 lần năm 2004 và 2 lần năm 2008, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn
khoảng 10%. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất
nước, của xã hội. Cùng với sự giảm hộ nghèo là sự tăng trưởng GDP hằng năm của
nước ta. Năm 2011 GDP nước ta đạt 5.89%. Trung bình tăng trưởng GDP những
năm gần đây của Việt Nam đạt 7%. Điều đó có được kể từ sau chính sách “Đổi
mới” năm 1986 của nước ta. Trước năm 1986, xã hội Việt Nam chìm đắm trong chế
độ quan lieu bao cấp, người dân luôn trong tâm lý ỷ nại, trông chờ tập thể, chức
năng kinh tế của gia đình bị xã hội tước đoạt. Mỗi gia đình thụ động làm việc trong
hợp tác xã một cách lười nhác, thụ động. Chính vì vậy thu nhập không cao, đất
nước chìm trong đói nghèo. Sau khi mở cửa hội nhập với quốc tế, các gia đình hào
hứng làm việc hơn, chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn. Việt Nam bắt đầu hồi phục và
đang trên đà phát triển. Nền kinh tế thị trường phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho
chức năng kinh tế của gia đình: giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp, điều kiện làm việc tốt
hơn, thu nhập tốt hơn(1)… Cho đến nay, Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng nghèo và
đang phấn đấu trở thành một nước công nghiệp.

(1) Theo trang web : Tiếng nói dân chủ
/>%C6%B0%E1%BB%9Bc-ta-hi%E1%BB%87n-nay/
2. Chức năng tái sinh – duy trì nòi giống

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

9


Gia đình là nơi tái sản sinh còn người, cung cấp thành viên, nguồn nhân lực
cho gia đình và xã hội. theo dòng văn hóa, ở mỗi thời đại, việc sinh sản của gia
đình có những hệ quả nhận thức khác nhau về giới tính, số lượng con người. Mặt
khác sự sinh sản trong gia đình giúp cho việc xác định nguồn cội của con người, từ
đó tránh nạn quần hôn, góp phần tạo nên tôn ty gia đình, trật tự xã hội, đảm bảo các
điều kiện cho nòi giống phát triển.
Ngày nay, khoa học sinh sản phát triển cao nhưng sinh sản tự nhiên trong gia
đình vẫn là ưu thế bởi đó là điều kiện cơ bản để bảo vệ nòi giống người, là cơ sở,
nền tảng cho mỗi người tham gia vào đời sống xã hội vì sự phát triển.
Nhà giáo dục nổi tiếng V.A. Xukhômlinxki có viết: “Có hàng chục, hàng trăm
nghành nghề, công việc khác nhau…, nhưng công việc phổ biến nhất, phức tạp
nhất và cao quý nhất giống nhau đối với mọi gia đình, đồng thời lại có tính đặc thù
và không lặp lại, đó là sự sáng tạo ra con người. Sáng tạo ra con người là sự nỗ lực
cao nhất của tất cả sức mạnh tinh thần của bạn. Đó là sự khôn ngoan, là tài nghệ, là
nghệ thuật trong cuộc sống của bạn”. Tác phẩm vĩ đại nhất của tạo hóa đó là con
người, song đây cũng là sản phẩm khó kiến tạo nhất trong một gia đình. Vậy mà
một số bạn trẻ do chưa hiểu biết được và không nhận thấy được sự thiêng liêng của
việc tạo ra một sinh linh, một con người. Hiện tượng nạo hút thai hiện nay đã rất
phổ biến và đặc biệt là trong các bạn trẻ có lối sống không lành mạnh hiện nay dẫn
đến suy giảm khả năng sinh con. Hãy nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc
sinh con. Đứa trẻ sinh ra phải là đứa trẻ được đợi chờ, chào đón ra đời. Đừng tạo ra
những đứa trẻ khi mà chưa chuẩn bị toàn tâm, toàn ý.
3. Chức năng giáo dục

Có thể nói đây là chức năng rất quan trọng, quyết định nhân cách con người.
Gia đình là cái nôi của mỗi con người, là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh thần, hình
thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội. Từ cái nôi này, mỗi cá nhân được
NGUYỄN THU THÚY - 380315



BÀI TẬP LỚN

10

trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng sống để có thể thích ứng, hòa nhập vào cộng
đồng. Như khoa học đã xác định rõ ràng, cơ sở trí tuệ và tình cảm cá nhân thường
hình thành ngay từ thời ấu thơ. Gia đình trang bị cho đứa trẻ những ý niệm đầu tiên
để lý giải thế giới sự vật, những ý niệm về cái thiện và cái ác, dạy cho con trẻ hiểu
rõ đời sống và con người, đưa trẻ con vào thế giới của những giá trị mà gia đình
thừa nhận và thực hiện trong đời sống của nó. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất
trong mỗi gia đình (cha mẹ yêu thương chân thành,tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ,
ông vào vừa yêu thương nhưng cũng vừa yêu thương, bao dung với con cháu). Nêu
gương cũng là cách tốt để dạy con người cách ứng xử với họ hàng, láng giềng và
cộng đồng (trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hòa, ghét thói giant ham,
điều giả dối) qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài
học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển
nhân cách. Mỗi gia đình đều hình thành tính cách của từng thành viên trong xã hội.
Giáo dục gia đình chủ yếu được thực hiện bằng tình cảm và đó là nền giáo
dục vừa toàn diện, vừa cụ thể và mang tính cá biệt cao. Toàn diện là bởi giáo dục
gia đình hướng tới thúc đẩy sự phát triển đầy đủ mọi phẩm chất con người. Cụ thể
là vì giáo dục gia đình không mang tính chung chung, trừu tượng mà nhằm vào mỗi
cá nhân cụ thể và nhằm xây dựng, phát triển những phẩm chất, năng lực cụ thể của
từng người. Giáo dục gia đình mang tính cá biệt là do đối tượng là những cá thể
đặc thù, riêng biệt. Đối với mỗi cá nhân cụ thể đó thì phải có phương pháp, cách
thức và nội dung giáo dục riêng, cụ thể, cá biệt mới phù hợp và chỉ có như thế mới
mang lại hiệu quả của giáo dục gia đình. Như thế, có thể nói giáo dục gia đình là
một dạng giáo dục đặc biệt của xã hội loài người.(1)
Chức năng giáo dục của gia đình cũng chịu sự tác động trực tiếp từ các yếu
tố chủ quan và khách quan.


(1) Theo trang web báo Đồng Nai
NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

11

/>
Yếu tố khách quan:
+
+
+
+
+

chính sách của nhà nước
văn hóa, xã hội
điều kiện vật chất
các hiện tượng xã hội
sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Yếu tố chủ quan:

+
+
+
+

phương pháp giáo dục của mỗi gia đình

tầm hiểu biết của cha mẹ
kinh nghiệm nuôi dậy con
lối sống của bố mẹ

Đứa con là hình thưởng hay hình phạt cho cha mẹ là tùy thuộc vào sự giáo

dục của họ. Thông qua việc thực hiện chức năng giáo dục, gia đình thực sự trở
thành cầu nối không thể thay thế được giữa gia đình và cá nhân.
Song hiện nay có nhiều bậc cha mẹ chỉ quan tâm đến việc cho con ăn no, ăn
ngon, mặc đẹp hợp thời trang hơn là việc giáo dục tính cách cho con cái mình. Họ
phó mặc sự giáo dục đó cho nhà trường, cho ông bà hay người giúp việc. Có những
ông bố bà mẹ cấm không cho con tham gia hoạt động gì, không được chơi với ai,
không được làm việc gì khác ngoài việc học và học, bắt con cái họ học đến phát
bệnh. Đến khi thấy con cái vô lễ, hư hỏng, không hiếu thảo với ông bà cha mẹ,
sống ích kỷ thì lại than thân trách phận mình vô phước và mắng chửi con cái. Thật
ra tất cả đều có nguyên nhân của nó, gia đình muốn hạnh phúc thì cha mẹ cần bỏ
thời gian, công sức, tiền bạc để giáo dục con em mình, đừng phó mặc trách nhiệm
giáo dục cho kẻ khác.

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

12

4. Sự hình thành và biến đổi chức năng của gia đình

Gia đình lúc đầu chức năng của nó chỉ đơn giản là kiếm sống và duy trì nòi
giống. Về sau, khi dân số tăng lên, sinh ra những yêu cầu mới và khi nhu cầu của

con người phát triển, nảy sinh những quan hệ xã hội mới làm cho gia đình từ chỗ
“là quan hệ xã hội duy nhất” đã trở thành “quan hệ phụ thuộc”. Việc chuyển gia
đình từ chỗ “là quan hệ duy nhất” trở thành bộ phận của xã hội rộng lớn hơn có lẽ
đã trải qua những thời kỳ lịch sử lâu dài, không phải lúc nào, ở đâu cũng rõ nét.
Trong các xã hội thị tộc, bộ lạc, sự đối lập giữa gia đình và xã hội hết sức mờ nhạt.
Sự đối lập đó chỉ có thể trở thành “quan hệ phổ biến” với sự phát triển hình thành
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà việc tách ra gia đình ra khỏi sản xuất
như là quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa. Gia đình đang biến đổi chức năng
của nó cùng với quá trình xã hội hóa sức lao động. Sự biến đổi chức năng của gia
đình biểu hiện ở hai khuynh hướng chủ yếu: một là thay đổi tính chất và nội dung
của cùng một chức năng, hai là sự thay thế chức năng. Gia đình dần trở thành nơi
nghỉ ngơi, vui thú, tổ chức các tiêu dùng vật chất sau giờ lao động xã hội. Trong
những điều kiện như vậy chức năng của gia đình có biến đổi căn bản – chuyển
trọng tâm từ sản xuất sang các chức năng tình cảm, tâm lý. Sự biến đổi chức năng
của gia đình thể hiện ở sự giải thể của một số chức năng truyền thống, sự biến đổi
về chất của chức năng truyền thống khác và sự tăng cường chức năng hiện đại. Có
thể thấy, chức năng sinh đẻ là chức năng cố hữu của gia đình, không một thiết chế
xã hội nào có thể thay thế được. Trước đây, giáo dục gia đình thường đồng nhất với
giáo dục xã hội. Còn hiện nay thì nội dung của giáo dục gia đình trước được
chuyển một phần sang cho tổ chức xã hội thực hiện. Giáo dục xã hội không phủ
nhân hay thủ tiêu giáo dục gia đình mà kết hợp giữa hai nền giáo dục đó. Chức
năng kinh tế của gia đình cũng đã thay đổi không còn là đơn vị sản xuất. Đó là nhu
cầu về ăn, ở, tiện nghi là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm
thỏa mãn nhu càu của đời sống.(1)

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN


13

(1) Tập bài giảng Xã hội học, trường Đại học Luật Hà Nội, chủ biên TS.Ngọ Văn Nhân, NXB
Công an Nhân dân, trang 354 – 356.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU XÃ HỘI

III.

HỌC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT
1.

Đối với việc xây dựng pháp luật
Hiện thực xã hội luôn vận động, biến đổi và phát triển kéo theo sự biến đổi

của các mỗi quan hệ xã hội. Pháp luật cũng phải vận động và phát triển tương ứng
với từng giai đoạn lịch sử của xã hội. Nghiên cứu xã hội học gia đình nhằm có
những căn cứ đúng đắn để đánh giá cơ cấu, thực trạng mức sống, nhu cầu, sự biến
đổi trong cuộc sống của gia đình trong xã hội từ đó đưa ra các chính sách, điều luật
phù hợp với xã hội thực tại. Ví dụ như về thời gian phụ nữ được nghỉ sau khi sinh
là 4 tháng hay 6 tháng thì hợp lý? Các quy định ưu đãi cho hộ nghèo… Khía cạnh
nghiên cứu này mang lại cho chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật sự hiểu biết
đầy đủ, chân thực, khách quan về cơ cấu, tình hình thực tế, nguyên nhân của những
mặt còn tồn tại… Thông qua việc nghiên cứu, các nhà làm luật sẽ tập hợp lại những
nguyện vọng của nhân dân và thể hiện dưới những điều luật mang tính bắt buộc.
Đây cũng là hình thức thu thập thông tin, tài liệu lý luận và thực nghiệm
phục vụ cho các dự án luật như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động…và sau
này có thể có thêm nhiều luật mới ra đời.
2.


Đối với ý thức pháp luật
Thứ nhất là về hệ tư tưởng pháp luật: Nghiên cứu xã hội học gia đình để tìm

hiểu về sự giáo dục con cái về pháp luật từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiểu
biết của nhgười dân về hệ thống luật pháp không chỉ trong nước mà con trên thế
giới. Ví dụ như ban hành các chính sách, qui định về giáo dục phải phù hợp với
từng địa phương (miền núi ít người khác với đồng bằng, thôn quê khác với thành
thị…) để các học sinh được tích lũy và tiếp thu dần những hiểu biết về luật pháp.

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

14

Thứ hai là về tâm lý pháp luật: Nhờ vào việc nghiên cứu xã hội học gia đình,
chúng ta biết được thái độ, tình cảm của người dân đối với hệ thống pháp luật hiện
hành đối với cuộc sống gia đình.
Ý thức pháp luật thể hiện thế giới quan pháp lý, thái độ pháp lý của cá nhân.
Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật cá nhân là quá tình con người nhận
thức, tích lũy những kiến thức về pháp luật và những hiện tượng pháp lý khác.Ý
thức pháp luật bị tri phối bởi lập trường giai cấp, hệ tư tưởng thịnh hành trong xã
hội, truyền thống dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh sống. Như vậy, những thói quen, tư
tưởng trong gia đình tác động ít nhiều tới ý thức pháp luật mỗi cá nhân. Gia đình
truyền thống nặng về tư tưởng nho giáo sẽ khó chấp nhận những điều luật hội nhập
với thế giới. Đôi khi những suy nghĩ ấy lại có phần cổ hủ không theo kịp thời đại.
Gia đình có lối sống theo kiểu phương đông phóng khoáng lại cảm thấy những
điều luật thể hiện mặt truyền thống là rất bất cập và lạc hậu. Gia đình cũng dậy cho
chúng ta biết ý thức đúng – sai và phải biết chịu trách nhiệm trước việc làm sai trái.

3.

Thực hiện pháp luật
Gia đình là trường học đầu tiên của con người. Gia đình cũng cung cấp cho

con mỗi thành viên dù ít dù nhiều những kiến thức cơ bản về pháp luật. Hiểu biết
pháp luật thì sẽ thực hiện pháp luật và thiêu hiểu biết pháp luật thì sẽ không thực
hiện pháp luật. Nghiên cứu xã hội học gia đình để thấy được thực trạng bạo lực gia
đình như thế nào, trẻ em có được đến trường không, có bị bóc lột sức lao động
không…
Gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến ý thức pháp luật của những đứa con. Bố
mẹ gương mẫu nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ thì những đứa con cũng noi theo.
Bố mẹ coi thường pháp luật thì những đứa con rất dễ bị ảnh hưởng.

KẾT LUẬN
Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận.
Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia
NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

15

đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản
của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình
tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng xã hội học, Nxb. Công an nhân dân,

Hà Nội, 2010.
2. TS. Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010.

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

16

PHỤ LỤC

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

17

Một số hình ảnh về gia đình

NGUYỄN THU THÚY - 380315


BÀI TẬP LỚN

18

NGUYỄN THU THÚY - 380315




×