Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

lịch sử văn minh thế giới giới thiệu thân thế, sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của êdốp (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.38 KB, 8 trang )

Lời mở đầu
Truyện ngụ ngôn cái tên của nó hàm chứa một thông điệp nào đó với cuộc sống
gởi đến chúng ta một cách thức hết sức giản dị và mộc mạc, được nhìn qua lăng kính
khôi hài và hóm hỉnh, thông qua các thú vật đã được nhân cách hóa. Các thông điệp
của truyện ngụ ngôn rất đa dạng đó là tâm hồn cao thượng lòng yêu thương, đức tính
tốt, kinh nghiệm sống, quan điểm sống,…. Thông qua truyện ngụ ngôn còn góp phần
giáo dục nhân cách con người. Cha đẻ của truyện ngụ ngôn đó là Aesop người Hy
Lạp những câu truyện của ông còn là nền tảng cho những nhà văn ngụ ngôn sau này.
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về ông, em xin được chọn đề tài là : “giới thiệu thân
thế, sự nghiệp và những tác phẩm tiêu biểu của Êdốp”.

Nội dung
1. Thân thế sự nghiệp
Aesop ( còn gọi là Æsop, theo tiếng Hy Lạp Áἴóùđïï
— Aisôpos). Sinh quán của Aesop vẫn còn là một vấn
đề được tranh luận nhiều từ trước tới nay: Thrace,
Phrygia,
Aicủa
Cập,
Samos,
Athens,

Cuộc đời
bảnEthiopia,
thân Easop
vẫn còn
nhiềuSardis
điều chưa
Amorium
đềutác
được


tuyên
bố vinhnhà
dự triết
là quê
hương
của
biết
rõ. Trong
phẩm
“Xanthus
học
và người
Aesop.
Các nhà
văn hiện
đạithuật
lý luận
rằng đời
Aesop
thể

lệ Aesop”
có phần
tường
về cuộc
ông.cóTheo
là có
nguồn
Châu
Phi:

nghiên
cứu Richard
các
thông
tingốc
thu từ
thập
được
về nhà
Aesop
có những
tài liệu
Lobban
luậnông
chotrong
rằng những
tên Aesop
có dấuHy
hiệu
xuất
từ
liên
quanlýđến
tác phẩm
Lạp
( của
“ Aethiopian”,Plato,
”, là một
từ được nước
lạpnô

dùng
để
Aristophanes,
Xenophon),
AesopHy
làm
lệ cho
dùngngười
chỉ hầu
hết là
những
nhười
dasống
đen tại
bảnđảo
xứ Samos
ở phi
một
có tên
Xanthus
sinh
châu, ông cũng tiếp tục chỉ ra rằng trong các câu
sau đó được đưa về Hy Lạp, ông sống vào khoảng giữa
chuyện của Aesop có các thú vật có nguồn gốc từ phi
thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên ( tầm khoảng 550 năm trước công nguyên). Là một
châu.
người nô lệ có khuân mặt xấu xí, lưng gù nhưng có trí óc thông minh tuyệt vời và kể
chuyện hay. Aesop đã thực hiện cuộc đấu tranh bảo vệ dân chúng chống lại thủ lĩnh
mị dân. Ông sau đó sống trong triều đình Croesus tại đó ông gặp Solon và ăn tối
cùng với bảy nhà hiền triết Hy Lạp vad Periander ở Corinth.

Tuy nhiên, ông bị vu cáo phạm tội xúc phạm đến việc thờ cúng ở đền Đenphơ nên
bị các viên tư tế (thuộc đẳng cấp quý tộc) ở đây xử tử bằng cách ném từ trên núi cao
xuống vực thẳm. Thần Apôlông bất bình trước hành động tàn bạo đó, đã giáng bệnh
dịch xuống trừng phạt những người Đenphơ.

1
Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới


Truyện ngụ ngôn có cội nguồn từ Ấn Độ, chúng có liên quan đến Kasyapa, là một
nhà hiền triết bí ẩn, và sau đó được nhiều người theo Phật giáo thời kỳ đầu tiên tiếp
tục phát triển. Gần ba trăm năm sau, một số truyện ngụ ngôn này được lưu truyền
sang Alexandria. Aesop được biết đến như một nhà văn chuyên viết về thể loại ngụ
ngôn. Có nhiều tập truyện khác nhau phát hành dưới nhan đề “Truyện Ngụ Ngôn
Aesop” vẫn đang được sử dụng để giảng dạy về luân lý và đạo đức, làm chủ đề cho
các tác phẩm giải trí khác nhau, đặc biệt là các vở kịch và phim hoạt hình dành cho
trẻ em. Hầu hết các tập Truyện Ngụ Ngôn Aesop đều được biên tập từ nhiều nguồn
khác nhau. Tập truyện này mở đầu cho việc sử dụng lời răn dạy đạo đức và luân lý
để tóm tắt cho ý nghĩa của một câu truyện ngụ ngôn, tương tự như các kệ ngôn trong
bộ truyện tiền thân của Đức Phật. Người ta cho rằng Aesop đã sáng tác nhiều truyện
ngụ ngôn, được truyền khẩu trong dân gian cho các thế hệ sau. Người ta cũng cho
rằng Socrate đã bỏ thời gian phổ thơ cho các câu truyện ngụ ngôn của Aesop khi ông
đang ở trong tù.
Truyện ngụ ngôn Aesop thường được coi như những bài học văn chương dành cho
trẻ nhỏ, những câu chuyện ngụ ngôn còn được nhiều người lớn yêu thích nhờ có tài
năng của Aristotle, Erasmus, và Leonardo. Plutarch đưa Aesop vào danh sách 7 hiền
nhân Hy Lạp cổ. John Lydgate dịch và đưa 7 câu chuyện của Aesop vào nước Anh
trung cổ, Martin Luther dịch 20 truyện sang tiếng Đức, và Marie de France dịch 103
truyện cổ sang tiếng Pháp. Một số lớn các chuyện ngụ ngôn của La Fontaine từng
được kể lại từ cái gốc Aesop, thậm chí La Fontaine còn đưa chính cuộc đời Aesop

vào các câu chuyện.... Luther, de France, Erasmus, và các nghệ sĩ khác luôn nhớ đến
Aesop như một nô lệ, và trong phần lớn lịch sử Châu Âu, người ta đều coi ông có
nguồn gốc Ethiopia, tức da đen, Châu Phi. Kết quả là, trong hầu hết các cuốn sách
văn học sử, các câu chuyện của ông đều được ghi chú như là truyện kể của tầng lớp
nô lệ. Mà chuyện có gì đáng nói hơn? Không đâu, cả cuộc sống lẫn văn học đều
không đơn giản như vậy.
2. Những tác phẩm tiêu biểu của Aesop.
Aesop có nhiều tác phẩm ngụ ngôn nổi tiếng để lại những bài học quý giá cho
nhân loại về cách sống, đối nhân xử thế, giáo dục nhân cách con người,…. Thông
qua những tiếng cười mà truyện ngụ ngôn Aesop mang lại còn hàm chứa trong đó
nhiều ý nghĩa. Trong đó có các tác phẩm tiêu biểu sau:
2.1. Truyện con cáo và chùm nho.
"Vào một ngày hè oi bức, cáo đang lang thang trong vườn cây ăn quả, bỗng nhìn
thấy một chùm nho chín mọng, treo lủng lẳng trên cành. "Chà! Chỉ thứ đó mới có
thể làm dïu cơn khát và sự thèm muốn của ta", cáo nghĩ. Lùi lại vài bước chân, nó
2
Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới


lấy đà và nhảy lên vồ chùm nho nhưng không được. Cáo bèn quay lại và đếm: "một,
hai, ba" rồi lại nhảy lên, nhưng lần này cũng không chạm tới chùm nho. Qua
mấy lần nhảy lên nhưng đều thất bại, cáo đành bỏ đi và miệng thì lẩm bẩm: "Nho
hãy còn xanh lắm. Chắc chắn những quả nho đó thể nào cũng chua!"
Nếu nhìn từ bên ngoài thì đây là một câu chuyện ngắn đơn giản nhưng nếu nhìn
sâu xa thì nó có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đằng sau tiếng cười, vui vẻ, nhí nhảnh thì
là một bài học triết lý sâu sắc. Con cáo đói bụng lắm rồi nhìn thấy một chùm nho
chín mọng trên cao, nó thèm lắm, sau nhiều cố gắng trèo lên để hái không được đành
bỏ đi, trong lòng tiếc nuối, hậm hực lắm nhưng lại chê: “chùm nho xanh”. Nếu đứng
trước những khó khăn trở ngại mà chọn cách bỏ đi như con cáo trong truyện này thì
bạn sẽ nhận được gì từ cuộc đời? Đừng vội nản chí hay đầu hàng, hãy tìm ra cách

nào đó để có được chùm nho chín mọng, ngon lành cho cuộc đời mình. Khi gặp thất
bại thì phải đương đầu với khó khăn không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan và
phải tìm nguyên nhân chính trong bản thân mình. Ở trên đời cũng có bao kẻ giống
con cáo, bao chùm nho chín mọng cũng bị chê vẫn còn xanh!. Mong muốn, đòi hỏi
của con người là vô tận, ông bà ta đã nói: “Có voi đòi tiên”, “Có một lại muốn có
hai” quả là không sai. Nhưng không phải ai cũng có thể biến những mong muốn ấy
thành hiện thực và không phải ai cũng có cái nhìn nhận đúng trước những thất bại
của mình vì vậy câu thành ngữ “nho xanh” hay “nho vẫn còn xanh”. Rồi muốn có
chùm nho nhưng lại không cố gắng tới cùng bỏ cuộc giữa chừng rồi lấy cớ là chùm
“nho xanh” nên không lấy.
Con cáo đã cố phủ nhận giả tạo một mong muốn, chê bai và giả vờ khinh khi cái mà
nó không đạt được khi nó chưa cố gắng hết sức.
2.2 Sói đội lốt Cừu.
Một con Sói nọ kiếm mồi không đủ ăn vì Người Chăn Cừu trông chừng đàn cừu
của mình rất cẩn thận. Thế nhưng một hôm, nó tìm được một tấm da cừu người ta
làm thït lột da ra bỏ đó rồi quên không lấy đi. Hôm sau, khoác chiếc áo da cừu vào,
Sói dạo bước vào đồng cỏ đi lẫn vào đàn Cừu. Chẳng mấy chốc một chú Cừu con đi
theo nó và nhanh như chớp, nó cuỗm lấy mang đi ăn thït.
Tối hôm đó, con Sói lại mò vào bãi nhốt Cừu. Nhưng tình cờ hôm đó Người Chăn
Cừu lại thích món thït Cừu hầm măng, và anh ta xách dao, đi vào bãi. Con đầu tiên
anh gặp và ra tay bắt làm thït lại đúng là con Sói đội lốt Cừu.
Nội dung đằng sau câu chuyện ngụ ngôn “ Sói đội lốt cừu” là vỏ bọc chẳng thể
nói lên được bản chất bên trong của con người đó. Dù sói có đội lốt cừu hay gì đi
chăng nữa thì sói vẫn là sói mục đích cuối cùng vẫn là bắt cừu mà thôi. Ẩn dụ sau
hình ảnh cừu và sói là 1 bài học về cách đánh giá con người không thể nhìn vẻ bên
3
Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới


ngoài mà đánh giá một con người. Một con người xấu xí thì không phải tấm lòng

nhân cách họ lại xấu xí, một con người có vẻ bề ngoài đẹp đẽ thì chưa chắc họ đã có
tấm lòng nhân cách đẹp như những con người xấu xí. Con người tốt không chỉ được
đánh giá bằng hình thức bên ngoài mà quan trọng nhất được đánh giá bằng nhân
cách.
Một ý nghĩa của truyện này nữa đó là dù có đội lốt gì đi chăng nữa thì cuối cùng
bản chất vẫn bị phơi bày “ cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” bản chất thì vẫn
luôn là bản chất không có gì có thể che đậy mãi mãi. Có thể nói che đậy một lần hai
lần hay nhiều hơn nhưng điều đó không đồng nghĩa với mãi mãi.
2.3. Hội đồng chuột.
Để chống lại mèo, nhà chuột tổ chức một cuộc đại hội để bàn biện pháp đối phó
với mèo. Sau khi bàn luận rất lâu, nêu nguyên nhân, phân tích thiệt hại và vô số giải
pháp được đưa ra, cuối cùng, con chuột già đề nghï, cần phải treo một cái chuông
vào cổ con mèo, để khi nó xuất hiện nơi nào thì tiếng chuông báo động sẽ giúp nhà
chuột thoát thân. Thật là một ý kiến tuyệt diệu. Cả nhà chuột vui mừng vì từ nay sẽ
không còn sợ con mèo già nữa. Giữa những tiếng cười nói, một chú chuột con đưa
ra câu hỏi: "Vậy, ai sẽ treo chuông vào cổ mèo?" Nhà chuột im lặng! Những con
chuột già thoái thác nhiệm vụ vì bảo rằng mình già yếu và chậm chạp, chuột trẻ thì
nói chúng thiếu kinh nghiệm và sự khôn khéo. Tất cả những con chuột được đề cử
lãnh nhiệm vụ treo chuông vào cổ mèo đều từ chối. Chính vì thế mà mãi đến bây giờ,
và chắc chắn mãi cho đến sau nầy, nhà chuột vẫn cứ bï đe dọa bởi móng vuốt của
mèo.
Đằng sau câu chuyện giản dị, chân thật những con vật gần gũi đã được Aesop
nhân cách hóa để xây dựng thành một câu chuyện sinh động mà đầy ý nghĩa. Nói thì
dễ, mà thực hiện những gì mình nói mới khó. Chúng ta thích nói nhiều và nói rất hay,
vì không phải mất gì cả. Nhưng nếu thực hiện, đòi hỏi phải biết hy sinh biết cố gắng
và nỗ lực. Thường khi bàn bạc về công tác cứu trợ thì rất sôi nổi, nhưng bỏ tiền túi
để đóng góp thì ai cũng lắc đầu. Thảo luận về các hoạt động của Hội thánh thì rất
mạnh mẽ, nhưng tìm người để tham gia thật khó thay. Hãy nói và thực hành những gì
mình nói, Hội thánh sẽ phát triển khi có nhiều người làm việc hơn là chỉ bàn bạc. khi
đưa ra một ý kiến nào đó thì phải đánh giá tính khả thi của ý kiến đừng nêu ra ý kiến

nào đó mà không thể thực hiện được. Nêu những ý kiến thật hào nhoáng bóng bẩy
thật kì vĩ lớn lao nhưng không có ý nghĩa không thực hiện được thì chỉ tốn thời gian
công sức một cách vô ích. Cần tìm hiểu để đưa ra những ý kiến có hiệu quả và khả
thi nhất.
4
Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới


3. Vai trò của Easop đối với với truyện ngụ ngôn thế giới.
Aesop đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số
lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hoá, truyện
ngụ ngôn Aesop hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến
người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Mỗi câu chuyện của Aesop là một
bài học vẫn còn nguyên giá trị giáo dục cho cuộc sống hôm nay, giúp chúng ta có cái
nhìn rõ hơn về thế giới, về xã hội, giúp chúng ta hiểu biết hơn và cư xử với nhau tốt
hơn trong cuộc sống.
Truyện ngụ ngôn Aesop được truyền miệng trong dân gian qua nhiều thế hệ và
nhiều nền văn hoá. Trong quá trình lưu truyền đó, một số truyện đã bị mất đi nhưng
cũng có một số truyện được thêm vào từ các nền văn hoá khác nhau, thể hiện sự
ngưỡng mộ của nhân loại đối với trí tuệ sâu sắc của ông.
Nhiều tác giả ngụ ngôn nổi tiếng sau này như La Fontaine, Lev Tolstoy đã kế thừa
truyền thống sáng tác của các nhà thơ ngụ ngôn trước ông như Easop (Hy Lạp) và
sáng tạo nhiều hình tượng mới có tính chất thời đại. La Fontaine trở thành nhà văn
quen thuộc của mọi lứa tuổi, mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên giá
trị thời sự sâu sắc. Lev Tolstoy đưa ra các bản dịch truyện ngụ ngôn của Aesop xích
gần với cách ngôn, tục ngữ ( “ Đắm thuyền”) hoặc truyện cổ dân gian ( “ cáo và gà
rừng”), hay biến nó thành câu chuyện sinh hoạt ( “hai người bạn”). Ông chuyển sự
kiện của chuyện ngụ ngôn về môi trường thân quen. Chúng trở thành chuyện ngụ
ngôn Nga, tác phẩm tự hào của Lev Tolstoy. Những câu chuyện của ông là cơ sở để
những thế hệ sau này tiếp thu, kế thừa những tinh hoa để những tác phẩm đó luôn là

những tác phẩm để đời.

Kết bài
Truyện ngụ ngôn của Aesop đơn giản, ngắn gọn, hài hước mà lại mang trong mình
bài học sâu sắc về cách làm người, về cách đối nhân xử thế,…. Những thông điệp
của Aesop truyền đến người đọc một cách nhẹ nhàng và sâu lắng. Nhờ có Aesop mà
đời sống văn học của con người thêm đa dạng phong phú và có ý nghĩa.

5
Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới


Mục lục
Trang
Lời mở đầu………………………………………………………...…………...……1
Nội dung……………………………………………………….……………………..1
1. Thân thế sự nghiệp…………………………………………………………………1
2. Những tác phẩm tiêu biểu của Aesop………........................................................2
2.1 Truyện con cáo và chùm nho.
2.2 Sói đội lốt Cừu
2.3. Hội đồng chuột.
3. Vai trò của Easop đối với với truyện ngụ ngôn thế giới………………….……….5
Kết bài………………………………………………………………………..………5

Danh mục tài liệu tham khảo
1. GS. NGND. Vũ Dương Ninh. Lịch sử văn minh thế giới. NXB giáo dục Việt
Nam.

6
Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới



2.

/>
3.
4.
5.

nhieu-aesop.html
/> /> />
7
Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới


Truyện ngụ ngôn con cáo và chùm nho

Truyện ngụ ngôn sói đội lốt cừu

Truyện ngụ ngôn hội đồng chuột

Truyện ngụ ngôn Aesop

8
Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới



×