Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Bình luận (và lấy ví dụ cụ thể cho từng nội dung) về quy tắc xuất xứ hàng hóa của khu vực thương mại tự do ASEAN (ATIGA), so sánh với quy tắc xuất xứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.11 KB, 15 trang )

BÀI TẬP NHÓM THÁNG 2
MÔN: PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG ASEAN

ĐỀ BÀI SỐ 02
Bình luận (và lấy ví dụ cụ thể cho từng nội dung) về quy tắc xuất xứ hàng hóa của
Khu vực thương mại tự do ASEAN (ATIGA), so sánh với quy tắc xuất xứ hàng hóa
của một trong các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN thiết lập với bên ngoài ,
như Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, Khu vực thương mại tự do
ASEAN – Hàn Quốc; Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ; Khu vực
thương mại tự do ASEAN – NewZealand – Austrsalia

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………..2
NỘI DUNG……………………………………………………………………………………...2
I. Khái quát về Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và
quy tắc xuất xứ hàng hóa (Rules of Origin – RO)…………………………………………....2
1. Khái quát về Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)…………………………….2
2. Khái quát về quy tắc xuất xứ hàng hóa………………………………………………………….2
II. Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định của ATIGA……………………………….....3
0


1. Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ………………………………….3
2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn
bộ………………….5
a, Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content – RVC)………………….5
b. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC)……………………………………………..7
c. Tiêu chí mặt hàng cụ thể…………………………………………………………………8
3.

Đánh



giá

về

quy

tắc

xuất

xứ

hàng

hóa

theo

quy

định

của

ATIGA…………………………...10
a. Ưu điểm…………………………………………………………………………….......10
b. Nhược điểm…………………………………………………………………………….10
III. So sánh quy tắc xuất xứ theo quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)..…….11

1. Khái quát về AKFTA………………………………………………………………………………11
2. Những điểm tương đồng giữa quy tắc xuất xứ theo quy định của ATIGA và AKFTA……11
3. Những điểm khác nhau giữa quy tắc xuất xứ theo quy định của ATIGA và AKFTA……..12
a. Về hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ………………………..12
b. Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ……………12
LỜI KẾT………………………………………………………………………………………13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….14

LỜI MỞ ĐẦU
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) ra đời là một sự kiện nằm trong tiến trình
tự do hóa thương mại của ASEAN. Trong hiệp định này, quy tắc xuất xứ hàng hóa là một nội
dung quan trọng và được quan tâm đối với ASEAN, bởi đây là một trong ba vấn đề pháp lí về
thương mại hàng hóa thuộc nội dung của Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Đặt
trong mối tương quan với những Hiệp định thương mại hàng hóa khác, những quy định về quy
tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định của ATIGA có những điểm phù hợp song cũng đồng thời
tồn tại những điểm không phù hợp so với tình hình thực tế các nước ASEAN. Để làm rõ nhận
1


định trên, trong phạm vi bài làm sau đây, nhóm em xin đi vào phân tích cụ thể đề tài: “Bình
luận (và lấy ví dụ cụ thể cho từng nội dung) về quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực
thương mại tự do ASEAN (ATIGA), so sánh với quy tắc xuất xứ hàng hóa của một trong các
Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN thiết lập với bên ngoài , như Khu vực thương mại
tự do ASEAN – Trung Quốc, Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc; Khu vực
thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ; Khu vực thương mại tự do ASEAN – NewZealand –
Austrsalia”.
NỘI DUNG
I. Khái quát về Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và quy tắc xuất xứ
hàng hóa (Rules of Origin – RO).
1. Khái quát về Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA – ASEAN Trade in Good Agreement) kí
ngày 26/2/2009 tại Cha-am, Thái Lan. Hiệp định này được xây dựng trên cơ sở kế thừa và
thống nhất các quy định của các văn bản trước đó về AFTA. Cụ thể ATIGA ra đời trên cơ sở
tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế
ASEAN và Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho AFTA (CEPT)
cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Đồng thời, trong ATIGA cũng có bổ sung các
nội dung mới nhằm điều chỉnh toàn diện và nâng cấp tất cả các lĩnh vực hợp tác về thương mại
hàng hóa trong ASEAN cho phù hợp với yêu cầu xây dụng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Như vậy, ATIGA không phải sự thay thế mà chỉ là sự tổng hợp, bổ sung các văn bản trước
đó về AFTA nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại trong AFTA.
2. Khái quát về quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, theo cách hiểu chung nhất, quy tắc xuất xứ hàng hóa
(Rules of Origin – RO) được hiểu là tập hợp các quy định pháp luật và quyết định hành chính
để xác định quốc gia được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (quốc gia xuất xứ của hàng hóa).
Hiện nay, do nhiều sản phẩm hàng hóa được sản xuất theo các công đoạn khác nhau nhằm
tận dụng các lợi thế liên quan của quốc gia đó (như nhân công, nguyên vật liệu, công nghệ,…)
nên trong các quan hệ thương mại quốc tế, các quốc gia và khu vực nhập khẩu cần xác định
được xuất xứ chính thức của loại hàng hóa nhập khẩu này.
Tương tự như các khu vực thương mại tự do FTAs khác trên thế giới, để xác định hàng hóa
được hưởng ưu đãi thương mại trong AFTA đồng thời nhằm hạn chế hiện tượng “chệch hướng
thương mại”, quy tắc xuất xứ được xây dựng thành một trong các chế định pháp lí chính của
AFTA. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - ATIGA đã dành riêng Chương 3 từ Điều 25
đến Điều 39 để quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Vấn đề này sẽ được phân tích cụ thể
trong phần II sau đây:
II. Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định của ATIGA.
2


Theo quy tắc xuất xứ của AFTA được quy định trong ATIGA, hàng hóa có xuất xứ ASEAN
bao gồm hai loại: hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ và hàng hóa có

xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ.
1. Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ
Loại hàng hoá này được xác định có xuất xứ ASEAN theo tiêu chí “toàn bộ” (hay tiêu chí
“hoàn toàn”). Tiêu chí “toàn bộ” trong quy tắc xuất xứ của các quốc gia và các liên kết kinh tế
quốc tế, thông thường đều được xác định ở “mức độ tuyệt đối”. Tức là hàng hoá phải hoàn toàn
được sinh trưởng và thu hoạch ở nước xuất xứ hoặc được gia công hoàn toàn bằng các nguyên
liệu của nước xuất xứ. Một thành phần nhỏ nhất của nguyên liệu hoặc bộ phận, phụ tùng không
có xuất xứ của nước xuất khẩu sẽ làm chosản phẩm hoàn thành liên quan mất đi tính chất “xuất
xứ toàn bộ”. Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ theo quy định tại Điều
27, Chương 3 ATIGA, có thể phân thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Nhóm hàng hoá là động thực vật sinh trưởng và được thu hoạch ở quốc gia thành
viên:
- Thực vật và các sản phẩm từ thực vật bao gồm trái cây, hoa, rau, cây, tảo biển, nấm
và các thực vật sống, được trồng và thu hoạch, hái và thu lượm tại quốc gia thành
viên xuất khẩu (điểm a Điều 27 ATIGA).
Ví dụ: gạo, thanh long, sầu riêng… được trồng và thu hoạch tại Việt Nam, khi xuất khẩu
sang Campuchia, Thái Lan sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
- Động vật sống bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, loài không xương sống,
loài bò sát, vi khuẩn là vi rút, sinh trưởng và được nuôi dưỡng tại quốc gia thành viên xuất
khẩu (điểm b Điều 27 ATIGA).
Ví dụ: lợn, gà, mực… sinh trưởng, được nuôi dưỡng tại Inđônêxia khi xuất khẩu sang Việt
Nam sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
- Hàng hoá thu được từ săn bắn, bẫy, câu, thu gom và đánh bắt tại quốc gia thành viên xuất
khẩu (điểm d Điều 27 ATIGA).
Ví dụ: các loại cá như cá thu, cá ngừ vây vàng, cá bò da, cá bớp… được đánh bắt tại vùng
biển Côn Đảo của Việt Nam thì khi xuất khẩu sang Lào sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ
thuần túy.
Nhóm 2: Nhóm các hàng hoá phi sinhvật được khai thác ở quốc gia thành viên:
- Khoáng sản và các sản phẩm tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy
biển hoặc dưới đáy biển (điểm e Điều 27 ATIGA).

Ví dụ: than đá, dầu khí, …được khai thác tại Brunei khi xuất khẩu sang Singapo sẽ được coi
là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
- Phế thải, phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất của quốc gia đó ( điểm j Điều 27
ATIGA).
3


Ví dụ: các loại phế liệu thép, nhôm từ nhà máy sản xuất gang thép Thái Nguyên, phế thải
dừa từ nhà máy cơm dừa Thành Vinh (Bến Tre) của Việt Nam khi xuất khẩu sang Campuchia
sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
- Phế phẩm thu nhặt được tại quốc gia thành viên được dùng làm nguyên liệu thô ( điểm j
Điều 27 ATIGA).
Ví dụ: chíp điện tử, kính bảo vệ, bộ điều chỉnh tiêu điểm, bảng mạch in… thu nhặt được từ
nhà máy Công ty TNHH Sài Gòn STEC (Việt Nam) khi xuất khẩu sang Lào và được Lào sử
dụng làm nguyên liệu thô thì sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
Nhóm 3: Nhóm các sản phẩm (bao gồm cả sinh vật và phi sinh vật) được khai thác,chế biến
hoặc đánh bắt từ các vùng biển bằng tàu được đăng kí và treo cờ của quốc gia thành viên:
- Được khai thác hoặc đánh bắt trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của quốc gia thành
viên (điểm e Điều 27 ATIGA).
Ví dụ: các loài mực, tôm sú… được đánh bắt trong vùng lãnh hải của Philippin khi xuất
khẩu sang Việt Nam sẽ được coi là có xuất xứ thuần túy.
- Được khai thác hoặc đánh bắt trên vùng biển quốc tế (điểm g Điều 27 ATIGA).
Ví dụ: dầu khí được Malaysia khai thác từ lòng đất dưới đáy biển tại Vùng – di sản chung
của nhân loại, tức không thuộc vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế của Malaysia khi xuất khẩu
sang Singapo sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
- Được khai thác, chế biến hoặc đánh bắt từ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ngoài lãnh
hải quốc gia thành viên, nơi mà quốc gia đó có quyền khai thác.
Ví dụ: các loại san hô, dầu khí mà Thái Lan khai thác từ đáy biển thuộc vùng thềm lục địa
của mình và là nơi Thái Lan có quyền khai thác theo quy định của Luật quốc tế thì khi xuất
khẩu sang Lào sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.

Nhóm 4: Nhóm các sản phẩm chế tạo: là các hàng hoá được sản xuất tại quốc gia xuất khẩu,
hoàn toàn bằng các nguyên liệu thuộc các nhóm trên.
Ví dụ như mặt hàng chế biến cá hộp được chế biến (làm sạch, …), đóng hộp tại Việt Nam,
hoàn toàn từ các loại cá tra, cá basa… được khai thác tại vùng biển Côn Đảo, khi xuất khẩu
sang Singapo sẽ được coi là hàng hóa được sản xuất toàn bộ.
Như vậy, tất cả các loại hàng hoá này đều là hàng hoá có xuất xứ “100% ASEAN”.
Hàng hoá từ nhóm 1 đến nhóm 3 là hàng hoá có tính chất “xuất xứ thuần tuý”, còn nhóm 4 là
hàng hoá được “sản xuất toàn bộ”.
2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ.
Hàng hóa loại này là những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc từ một phần nguyên vật
liệu, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ (gọi chung là nguyên liệu không có
xuất xứ). Trong số đó, chỉ những sản phảm được sản xuất, gia công hay chế biến đạt ở “mức
độ đầy đủ” nhất định (hay mức độ “đáng kể”) tại quốc gia xuất khẩu mới được coi là có xuất
4


xứ của quốc gia đó. Các tiêu chí xuất xứ hiện nay trên thế giới đối với loại hàng hóa này đều
nhằm để xác định “mức độ đầy đủ” hoặc “mức độ đáng kể” đó. Theo các quy định pháp luật
của ASEAN, hàng hóa thuộc loại này được coi là có xuất xứ ASEAN khi đáp ứng một trong ba
tiêu chí: Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí
mặt hàng cụ thể. Các nhà xuất khẩu hàng hóa được quyền lựa chọn sử dụng một trong các tiêu
chí này để xác định xuất xứ hàng hóa.
a, Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực (Regional Value Content – RVC)
Theo quy định tại khoản 1, Điều 28 ATIGA 2009, “hàng hóa được sản xuất tại quốc gia
thành viên và có RVC không dưới 40% thì được coi là có xuất xứ ASEAN”
Theo quy định tại Điều 29 ATIGA 2009, hàm lượng giá trị ASEAN được tính theo một
trong hai phương pháp sau:
- Phương pháp trực tiếp:
Chi phí
nguyên

vật liệu +
ASEAN
RVC
=

Chi
phí
nhân
công
trực
tiếp

Chi phí
Chi
phân bổ
phí
Lợi
+
trực
+
+
khác
nhuận
tiếp

X 100%

Giá FOB

Đối với trường hợp nguyên vật liệu hoặc các công đoạn sản xuất hàng hóa liên quan đến

nhiều quốc gia ASEAN thì theo quy định tại Điều 30 ATIGA, nguyên vật liệu ASEAN được
xác định như sau:
+ Hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia thành viên, được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ
của quốc gia thành viên khác để sản xuất ra sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ được coi
là có xuất xứ của quốc gia thành viên sản xuất ra sản phẩm đó. Ví dụ: Việt Nam nhập khẩu
nguyên phụ liệu dệt may da giày (thuốc nhuộm, da cừu…) từ Malaysia để sản xuất giày da, các
loại vải mà các mặt hàng này được hưởng ưu đãi thuế quan thì khi xuất khẩu sang Thái Lan,
giày da và các loại vải đó vẫn được coi là có xuất xứ Việt Nam
5


+ Nếu hàm lượng RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40%, hàm lượng giá trị ASEAN này sẽ
được “cộng gộp” theo đúng tỷ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm lượng giá trị
ASEAN này bằng hoặc lớn hơn 20%.
- Phương pháp gián tiếp:

Giá FOB
RVC =

-

Trị giá của nguyên vật
liệu, phụ tùng hoặc
hàng hoá không có xuất
xứ

x 100 %

Giá FOB
Trong

đó:
+ Chi phí nguyên vật liệu ASEAN là giá CIF1 của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa
thu được hoặc được tự sản xuất bởi nhà sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hóa;
+ Trị giá nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa không có xuất xứ là:
Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của hàng hóa hoặc thời điểm nhập khẩu được chứng minh
hoặc;
Giá xác định ban đầu trả cho hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của quốc
gia thành viên nơi diễn ra hoạt động sản xuất hoặc chế biến;
+ Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm lương, thù lao và các khoản phúc lợi khác cho người
lao động liên quan đến quá trình sản xuất.
+ Chi phí phân bổ trực tiếp bao gồm (nhưng không giới hạn) các hạng mục tài sản thực liên
quan tới quá trình sản xuất; các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà
máy, bảo hiểm… được quy định tại điểm d khoản 2 ĐIều 29 ATIGA.
+ Trị giá FOB là trị giá của hàng hoá sau khi được giao qua lan can tàu, bao gồm cả chi phí
vận tải đến cảng hoặc khu vực giao hàng cuối cùng tại nước xuất khẩu.
Các quốc gia thành viên ASEAN chỉ được sử dụng một trong hai phương pháp tính RVC
nói trên để xác định xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên được
linh hoạt trong việc thay đổi phương pháp tính với điều kiện sự thay đổi đó phải được thông
báo cho Hội đồng AFTA ít nhất là 6 tháng trước khi áp dụng phương pháp mới. Việc kiểm tra
RVC của nước thành viên nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu cũng phải dựa trên phương
pháp tínhmà nước thành viên xuất khẩu đang áp dụng.

1 chi phí, bảo hiểm và cước phí (CIF) nghĩa là giá trị của hàng hoá nhập khẩu, và bao gồm chi phí vận tải và bảo hiểm đến cảng
hoặc địa điểm nhập cảnh vào nước nhập khẩu (điểm b Điều 25 Hiệp định ATIGA)

6


Theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Phụ lục 1 Thông tư của Bộ công thương số 21/2010/TTBCT ngày 17/05/2010, Việt Nam áp dụng phương pháp tính gián tiếp để xác định xuất xứ của
hàng hoá xuất khẩu.

Ví dụ 1: Công ty A của Singapo sản xuất mặt hàng bia tươi, trong đó:
- Chi phí nguyên vật liệu ASEAN = 125 tỷ.
- Chi phí nhân công trực tiếp = 45 tỷ.
- Chi phí phân bổ trực tiếp = 23 tỷ.
- Chi phí khác =10 tỷ.
- Lợi nhuận = 328 tỷ.
- Trị giá FOB = 720 tỷ.
Nếu Singapo áp dụng phương pháp trực tiếp để tính RVC thì:
RVC = {(125 + 45 + 23 + 10 + 328) : 720} x 100% = 74.4% (> 40%)
Từ đó có thể thấy: mặt hàng bia tươi do công ty A sản xuất khi xuất khẩu sang các quốc gia
khác thì sẽ được coi là hàng hóa có xuất xứ ASEAN.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp A của Việt Nam nhập khẩu sản phẩm nho tươi từ Trung Quốc trị giá
20000 USD, giá FOB doanh nghiệp A xuất khẩu sản phẩm nho tươi (sau khi đã thêm bớt
nguyên liệu trong nước) sang Nhật Bản là 60000 USD. Do Việt Nam áp dụng phương pháp tính
gián tiếp để xác định xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu, nên ta có:
RVC = { (60000 – 20000) : 60000} x 100% = 66,7% (>40%)
Do đó có thể thấy sản phẩm nho tươi trên được coi là có xuất xứ Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, nếu các nước ASEAN sử dụng tiêu chí này để xác định xuất xứ hàng
hóa thì sẽ có ưu điểm là phù hợp với một số loại hàng hóa nhất định đã được tinh chế thêm
hoặc tăng thêm về giá trị cho dù là không thay đổi mã HS 2. Tuy nhiên, tiêu chí này có nhược
điểm là không dự đoán và thống nhất theo mức độ dao động về tiền tệ và rất dễ có khả năng
dẫn đến việc chuyển đổi về giá.
b. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC)
Theo tiêu chí này, hàng hoá được coi là có xuất xứ ASEAN nếu “tất cả các nguyên vật liệu
không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó đã trải qua quá trình chuyển đổi mã số
hàng hoá ở cấp 4 số của hệ thống hài hoà” (khoản 1, a, ii Điều 28 ATIGA 2009).
Khác với tiêu chuẩn hàm lượng khu vực, tiêu chuẩn này có tính kỹ thuật, được dùng để xác
định xem liệu các nguyên vật liệu gia công, chế biến ở mức độ đáng kể tại quốc gia thành viên
hay chưa. Về nguyên tắc chung, hoạt động gia công, chế biến được coi là " đầy đủ" khi đã thay
đổi tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng. Sự thay đổi đặc tính đó được xác

định một cách kỹ thuật là nguyên vật liệu đó đã được chuyển đổi mã số hàng hóa trong hệ
thống hài hòa.
2 Xem phần b

7


Hệ thống hài hòa (thường được gọi tắt là hệ thống HS) là hệ thống tên gọi và mã số hàng
hóa được tiêu chuẩn hóa quốc tế, dùng để phân loại hàng hóa. Hiện nay, hệ thống HS được áp
dụng ở AFTA là hệ thống trong phụ lục của Công ước về hệ thống hài hòa mã số vè mô tả hàng
hóa, được thông qua và áp dụng ở các quốc gia thành viên theo luật pháp của quốc gia đó.
Chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp 4 số (CTC) hay còn gọi là chuyển đổi nhóm hàng được
thể hiện ở việc thành phẩm được sản xuất ra phải có mã số HS ở cấp 4 số khác với mã số HS
(cũng ở cấp 4 số) của tất cả các nguyên liệu đầu vào (không có xuất xứ ASEAN) dùng để sản
xuất ra sản phẩm đó. Điều này có nghĩa thành phẩm không nằm trong các nhóm hàng của các
nguyên liệu nhập khẩu sử dụng.
Ví dụ: Việt Nam nhập khẩu cacao (mã số HS là 1204) từ Đức, dầu thực vật (mã số HS là 1405)
từ Nga để sản xuất bơ cacao. Nếu sử dụng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa để xác định xuất
xứ hàng hóa thì thành phẩm là cacao sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam nếu có mã số HS là
1804.
Theo quy định tại Điều 33 ATIGA 2009, trường hợp hàng hoá có tỉ lệ không đáng kể
nguyên vật liệu không đáp ứng được tiêu chí CTC (trường hợp De Minimis) vẫn được coi là
hàng hoá có xuất xứ ASEAN nếu phần trị giá của nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để
sản xuất ra hàng hoá không đạt tiêu chí CTC nhỏ hơn hoặc bằng mười phần trăm (10%) trị giá
FOB của hàng hoá đồng thời hàng hoá đó phải đáp ứng tất cả các quy định khác được nêu trong
ATIGA về tiêu chuẩn hàng hoá có xuất xứ.
Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá là tiêu chí hiện đại và khá mới mẻ đối với nhiều n ước
ASEAN nhưng do nó có nhiều ưu điểm nên đã được ASEAN đưa vào ATIGA 2009. Cụ thể,
việc áp dụng tiêu chí này để xác định hàng hoá có xuất xứ ASEAN sẽ không bị lệ thuộc vào tỉ
giá hối đoái, giá nguyên vật liệu, quy tắc kế toán... như khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị

khu vực RVC, nó chỉ đơn giản là dựa vào sự thay đổi đáng kể (ở cấp 4 số) về mã số HS của sản
phẩm so với mã số HS của nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó đồng thời
nó cũng tiện lợi cho việc lưu trữ hồ sơ. Tuy nhiên tiêu chí này cũng có những nhược điểm là đòi
hỏi phải có một khối lượng kiến thức sâu rộng để hiểu được và sử dụng được mã số HS, do đó
gây khó khăn cho việc áp dụng.
c. Tiêu chí mặt hàng cụ thể
Ngoài 2 tiêu chí chung được áp dụng cho tất cả các loại mặt hàng là tiêu chí hàm lượng giá
trị khu vực RVC và tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá CTC, khoản 2 Điều 28 ATIGA 2009
còn quy định về quy tắc xuất xứ cụ thể cho một số mặt hàng nhất định. Những mặt hàng này
được liệt kê tại Phụ lục 3 của ATIGA 2009 (Phụ lục về Danh mục các quy tắc xuất xứ mặt
hàng cụ thể. Nếu hàng hoá đáp ứng được tiêu chí xuất xứ tương ứng quy định cho mặt hàng cụ
thể đó sẽ được coi là có xuất xứ ASEAN, cho dù có đáp ứng hay không các tiêu chí RVC và
CTC như đã trình bày ở trên.
8


Các quy tắc xuất xứ cụ thể cho các loại hàng hoá này được xây dựng dựa trên các yêu cầu
đối với loại hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ; hoặc trên cơ sở yêu cầu
về RVC, hoặc chuyển đổi mã số ở một cấp độ nào đó của hàng hoá, hoặc yêu cầu hàng hoá phải
được gia công, chế biến một công đoạn nào đó tại quốc gia xuất khẩu (tiêu chí SP); hoặc kết
hợp các tiêu chí nói trên. Tuy nhiên, yêu cầu RVC trong các quy tắc xuất xứ cụ thể của các mặt
hàng này luôn bằng hoặc thấp hơn so với yêu cầu trong tiêu chí RVC chung (chẳng hạn chỉ yêu
cầu RVC không dưới 35%). Yêu cầu chuyển đổi mã số hàng hoá có thể cao hơn hoặc thấp hơn
CTC trong tiêu chí chung (tùy từng mặt hàng, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá có thể đòi
hỏi chuyển đổi ở cấp 2 số hoặc 4 số hoặc 6 số).
Khi quy tắc xuất xứ cho mặt hàng cụ thể cho phép lựa chọn giữa các tiêu chí RVC, CTC, SP
hoặc kết hợp giữa các tiêu chí nêu trên, mỗi nước thành viên phải cho phép nhà xuất khẩu hàng
hoá quyết định lựa chọn sử dụng tiêu chí cụ thể trong các tiêu chí nói trên để xác định xuất xứ
hàng hoá. Riêng đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ được quy định tại danh mục đính kèm
của Phụ lục 3. Theo danh mục đính kèm này, Quy tắc xuất xứ hàng dệt may được quy định theo

tiêu chí SP (yêu cầu hàng hoá phải trải qua công đoạn gia công, chế biến nào đó tại nước xuất
khẩu). Ví dụ, khoản iii Điều 1 Phụ lục III ATIGA quy định hàng dệt may nếu trải qua công
đoạn kéo xơ thành sợi tại nước thành viên sẽ được coi là có xuất xứ của nước thành viên đó.
Ngoài ra, hàng hoá được quy định trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B của Tuyên bố cấp bộ trưởng
về thương mại đối với sản phẩm công nghệ thông tin được phê chuẩn tại Hội nghị bộ trưởng
của WTO vào ngày 13/12/ 1996, như quy định tại Phụ lục 4 của ATIGA (Phụ lục về Danh mục
các sản phẩm công nghệ thông tin) sẽ được coi là có xuất xứ tại nước thành viên nếu hàng hoá
đó được lắp ráp từ những nguyên vật liệu được ghi trong Phụ lục 4.
Về mặt thủ tục, hàng hoá nếu đáp ứng được một trong ba tiêu chí như đã trình bày ở trên sẽ
có xuất xứ ASEAN nhưng để được hưởng ưu đãi thuế quan trong AFTA, hàng hoá phải đồng
thời đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, có giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN (mẫu D). Giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN
(C/O mẫu D) là giấy chứng nhận hàng hoá có xuất xứ của một quốc gia thành viên ASEAN
theo mẫu D được quy định tại Phụ lục 7 ATIGA 2009, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
được quốc gia thành viên đó chỉ định cấp và thông báo tới các quốc gia thành viên khác theo
thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ được quy định tại Phụ lục 8 ATIGA 2009 (OCP). Hiện nay
tại Việt Nam có 80 tổ chức cấp C/O mẫu D.
Thứ hai, được “vận chuyển trực tiếp” từ lãnh thổ nước thành viên xuất khẩu sang lãnh thổ
nước thành viên nhập khẩu. Các phương thức được coi là “vận chuyển trực tiếp” được liệt kê
chi tiết tại khoản 2 Điều 32 ATIGA 2009.

9


Thứ ba, thuế quan của quốc gia thành viên xuất khẩu đối với hàng hoá đó đã được cắt giảm
theo chương trình cắt giảm thuế quan của AFTA xuống mức 20% hoặc thấp hơn (khoản 1 Điều
22 ATIGA).
Ví dụ: sản phẩm dầu dừa được doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan có các tiêu
chí sau:
- RVC = 35%

- Có Giấy chứng nhận xuất xứ ASEAN (C/O mẫu D) do Phòng Quản lý Xuất nhập
khẩu khu vực của Bộ Thương mại cấp cho hàng hoá của Việt Nam cấp.
- Được vận chuyển từ Việt Nam qua Lào tới Thái Lan (tức được “vận chuyển trực
tiếp”).
- Thuế quan của Việt Nam đối với sản phẩm dầu dừa đã được cắt giảm xuống mức 5%
(<20%).
Từ đó có thể khẳng định sản phẩm dầu dừa của Việt Nam có xuất xứ ASEAN và được hưởng
ưu đãi thuế quan trong AFTA.
3. Đánh giá về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo quy định của ATIGA.
a. Ưu điểm.
Thứ nhất, có sự linh hoạt trong các quy định về quy tắc xuất xứ của ATIGA. Cụ thể, ngoài
tiêu chí xuất xứ thuần tuý, cộng gộp với 40% hàm lượng khu vực đã được quy định như trước
đây, các quy định về chuyển đổi mã số thuế, quy tắc xuất xứ cụ thể (PSR) được quy định linh
hoạt hơn nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc cam kết nội khối phải tương đương hoặc thuận
lợi hơn so với cam kết dành cho các nước đối tác trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN
cộng.
Thứ hai, quy tắc xuất xứ theo quy định của ATIGA là khá hiện đại, cụ thể chi tiết và tương
thích với các tiến trình tự do thương mại hóa đồng tâm khác mà ASEAN hoặc các quốc gia
thành viên đồng thời tham gia như WTO, APEC,... tạo điều kiện cho ASEAN và các quốc gia
thành viên dễ dàng thực hiện các cam kết.
b. Nhược điểm.
Quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20% không còn phù hợp trong tình hình
hiện nay khi hầu hết các hiệp định đều áp dụng quy định cộng gộp làm tròn khi hàm lượng giá
trị gia tăng của nguyên liệu có xuất xứ đạt 40% trở lên. Quy định này trước đây được đưa ra
nhằm tạo thuận lợi cho việc tận dụng tối đa các phần nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng. Do
vậy hiện nay, một số nước đối tác của ASEAN đang đề nghị áp dụng việc cộng gộp đầy đủ từ
bất kỳ tỉ lệ giá trị gia tăng nào3.
III. So sánh quy tắc xuất xứ theo quy định của Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).
3 />

10


Tính đến nay, ASEAN đã ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định khu vực thương mại tự do
(FTA) với các quốc gia khác nhau, như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc
(ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định thương mại
tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), … Mỗi hiệp định trên đều có quy tắc xuất xứ riêng để bảo
đảm hàng hóa nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan của các
nước thành viên dành cho. Trong phạm vi bài làm này, nhóm em chỉ xin đi vào so sánh giữa
quy tắc xuất xứ giữa ATIGA và AKFTA.
1. Khái quát về AKFTA.
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) được kí kết vào ngày 16 tháng 5
năm 2006 giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc tại Manila (Philippin). Sự ra đời của hiệp định
này được nhận định là sẽ mở rộng cơ hội buôn bán hàng hóa, thúc đẩy hợp tác thương mại và
đầu tư giữa ASEAn và Hàn Quốc, có lợi cho tất cả các đối tác có liên quan 4.
Cơ sở cho việc thực hiện AKFTA là quy tắc xuất xứ hàng hóa (RO) được quy định tại Phụ
lục 3 của Hiệp định. Giữa quy tắc xuất xứ trong AKFTA và những quy định về quy tắc xuất xứ
trong ATIGA có những điểm tương đồng và khác biệt. Điều này sẽ được phân tích cụ thể trong
phần 2 và phần 3 sau đây.
2. Những điểm tương đồng giữa quy tắc xuất xứ theo quy định của ATIGA và AKFTA
Thứ nhất, giữa quy tắc xuất xứ trong AKFTA (RO-AK) và những quy định về quy tắc xuất
xứ trong ATIGA (RO-AF) đều có sự tương đồng trong việc quy định những loại hàng hóa được
coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ như quy định về nhóm hàng hoá là
động thực vật sinh trưởng và được thu hoạch ở quốc gia thành viên…. Vấn đề này được quy
định cụ thể tại Quy tắc 3 Phụ lục 3 của AKFTA và Điều 27 ATIGA.
Thứ hai, cả ATIGA và AKFTA đều áp dụng tiêu chí xuất xứ chung là chuyển đổi mã số
hàng hóa ở cấp 4 số (CTH) hoặc hàm lượng giá trị khu vực 40% (RVC (40)). Điều này được
quy định tại khoản 1 Quy tắc 4 Phụ lục 3 của AKFTA và Điều 28 ATIGA.
Thứ ba, công thức tính RVC theo phương pháp build-up và build-down trong RO-AK hoàn
toàn giống với công thức tính RVC theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp trong

RO-AF, chỉ khác nhau về hình thức thể hiện công thức. Điều này được quy định tại điểm 2 Quy
tắc 4 Phụ lục 3 AKFTA và Điều 29 ATIGA).
Thứ tư, quy định về “vận chuyển trực tiếp” giữa RO-AF và RO-AK có sự giống nhau về
nội dung. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 32 ATIGA và Quy tắc 9 Phụ lục 3 AKFTA
(quy định này đã được trình bày trong phần c, 2, II)
Thứ năm, cả RO-AK và RO-AF đều xác định ngưỡng “de minimis” là 10%, cụ thể là giá trị
của nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó không có mã số
hàng hoá giống với mã số hàng hoá của sản phẩm đó nhỏ hơn 10% giá trị FOB của hàng hoá
4 />
11


(theo Điều 33 ATIGA và Quy tắc 10 Phụ lục 3 AKFTA). Cả hai hiệp định đều có những áp
dụng riêng về cách thức tính de minimis (trọng lượng hoặc trị giá) cho các sản phẩm dệt may
hoặc sản phẩm không phải là dệt may với tỉ lệ là 10%.
Thứ sáu, AKFTA và ATIGA đều quy định về điều kiện để được cấp C/O giáp lưng là hàng
hóa vẫn nằm trong kiểm soát của cơ quan Hải quan nước nhập khẩu trung gian và C/O gốc ban
đầu vẫn còn hiệu lực.
3. Những điểm khác nhau giữa quy tắc xuất xứ theo quy định của ATIGA và AKFTA.
a. Về hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ.
Về hàng hóa có xuất xứ thuần túy, RO-AK quy định thêm một số trường hợp có xuất xứ
thuần túy như sản phẩm thu được ngoài không gian vũ trụ bởi một nước thành viên hoặc một
pháp nhân của nước thành viên tham gia Hiệp định đó thực hiện (điểm i Quy tắc 3 Phụ lục 3
AKFTA). Đây là quy định mới đối với các nước ASEAN nhưng đã được phổ biến ở RO của
một số FTA trên thế giới. Việc đưa quy định này vào RO cũng là thể hiện sự thay đổi của RO
và sự phát triển của thương mại phụ thuộc vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
b. Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ.
Thứ nhất, trong RO-AF có sự giải thích cụ thể về các khái niệm chi phí nguyên vật liệu
ASEAN, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp (điểm a, c, d khoản 2 Điều 29
ATIGA), trong khi RO-AK lại không có quy định cụ thể về những khái niệm này. Điều này đễ

gây khó khăn cho việc áp dụng trong thực tiễn.
Thứ hai, về vấn đề cộng gộp, RO-AK chỉ quy định phương thức cộng gộp là cộng gộp
nguyên vật liệu có xuất xứ tại nước thành viên (Quy tắc 7 Phụ lục 3 AKFTA), trong khi đó,
RO-AF quy định cụ thể quy định cộng gộp từng phần với ngưỡng giá trị 20% (Điều 30
ATIGA).
Thứ ba, quy định về những công đoạn gia công đơn giản cũng có những khác biệt nhất
định trong RO-AF và RO-AK. Cụ thể, RO-AK quy định cụ thể từng hành vi được coi là gia
công đơn giản (Quy tắc 7 Phụ lục 3 AKFTA); trong khi đó, RO-AF quy định các công đoạn gia
công đơn giản theo hướng quy định các nguyên tắc, chẳng hạn như những công đoạn thuộc
diện bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng, xếp hàng, đóng gói hàng hóa
(Điều 31 ATIGA). Việc quy định mang tính chung nhất này có thể đảm bảo mọi hành vi liên
quan nếu có những đặc điểm chung như quy định sẽ được loại trừ, trong khi việc quy định cụ
thể như trong ba hiệp định ban đầu có thể dẫn tới việc bỏ sót những hành vi sẽ phát sinh trên
thực tế sau này5.
Thứ tư, về quy định “De minnimis”, RO-AK có sự phân tách trong việc áp dụng quy định
“de minimis” đối với sản phẩm dệt may thuộc Danh mục HS và đối với các sản phẩm khác. Cụ
thể, đối với hàng dệt may từ chương 50 đến chương 63 thuộc Danh mục HS, ngưỡng tối đa cho
5 />
12


nguyên vật liệu phi xuất xứ là 10% tính theo trọng lượng sản phẩm; đối với các sản phẩm khác
từ chương 50 đến chương 63 thuộc Danh mục HS, ngưỡng tối đa cho nguyên vật liệu phi xuất
xứ cũng là 10% nhưng tính theo giá trị của tất cả các nguyên vật liệu (Quy tắc 10 Phụ lục 3
AKFTA). Trong khi đó, RO-AF chỉ quy định ngưỡng “de minimis” 10 % chung cho tất cả các
loại hàng hóa và đều tính theo giá trị của tất cả các nguyên vật liệu (Điều 33 ATIGA).
Thứ năm, quy định về một số sản phẩm đặc biệt như linh kiện, phụ tùng, phụ kiện và dụng
cụ cũng có sự khác biệt giữa RO-AK và RO-AF. Cụ thể, theo Quy tắc 12 Phụ lục 3 AKFTA thì
RO-AK chỉ quy định một cách chung nhất về việc loại trừ xuất xứ của linh kiện, phụ tùng, phụ
kiện và dụng cụ sẽ bị loại trừ trong việc xác định xuất xứ của hàng hóa. Trong khi đó, RO-AF

có quy định cụ thể sự loại trừ trên đối với trường hợp áp dụng tiêu chí CTC để xác định xuất xứ
hàng hóa hoặc một hoạt động chế biến hoặc chế tạo cụ thể và trường hợp áp dụng tiêu chí RVC
để xác định xuất xứ hàng hóa (Điều 35 ATIGA). Sự quy định cụ thể này tạo sự dễ dàng trong
việc áp dụng, đồng thời đánh giá đúng được xuất xứ hàng hóa.
Như vậy, xét trên mỗi tiêu chí thì RO-AF và RO-AK đều có những ưu điểm nhất định. Tuy
nhiên, nhìn một cách tổng thể, RO-AF có nhiều điểm phù hợp hơn. Điều này có thể được lí giải
là do ATIGA được kí kết vào năm 2009, tức sau khi AKFTA đã có hiệu lực được ba năm. Do
vậy, RO-AF hoàn toàn có thể rút ra những kinh nghiệm và hoàn thiện với những quy định phù
hợp hơn.
LỜI KẾT
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được xây dựng theo nguyên tắc kế thừa
quy định trước đây trong CEPT/AFTA đồng thời đưa vào những quy định phù hợp với thực tiễn
hoạt động thương mại hàng hoá, chính vì vậy ATIGA ra đời đã được đánh giá là văn bản hoàn
chỉnh điều chỉnh toàn diện tất cả các lĩnh vực về thương mại hàng hoá trong ASEAN, phù hợp
với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN năng động và đồng thời khẳng định quyết tâm
của các thành viên ASEAN trong việc hướng tới mục tiêu cao nhất về hội nhập kinh tế của
Cộng đồng kinh tế ASEAN bằng việc tạo ra một hành lang pháp lý cao nhất trong tự do hoá
thuế quan trong khu vực.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
********************
1. Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.CAND, Hà
Nội, 2012.
13


2. Lê Minh Tiến, “Quy tắc xuất xứ hàng hóa của Khu vực thương mại tự do ASEAN”, Tạp
chí Luật học số 9/2011.
3. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2009.
4. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) năm 2006.

5. Các trang web:



14



×