Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tiểu luận luật hành chính phân tích các hình thức xử phạt trong xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.6 KB, 4 trang )

Đề số 26: Phân tích các hình thức xử phạt trong xử phạt vi phạm hành chính.
BÀI LÀM
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền,

căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định các biện pháp xử phạt hành
chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết theo
quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Bài tiểu
luận “Phân tích các hình thức xử phạt trong xử phạt vi phạm hành chính” sẽ đưa
ra cái nhìn rõ nét hơn về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
II.

NỘI DUNG
Trên cơ sở quy định tại Khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính

năm 2002, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – Trường ĐH Luật Hà Nội đã
đưa ra định nghĩa “vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện
với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước
mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành
chính.”
Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một
trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.. Tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng các hình
thức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch
thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
1.

Cảnh cáo
Hình thức phạt này được được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm



hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm
hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.

1


Hình thức xử phạt hành chính cảnh cáo là hình thức xử phạt mang tính
giáo dục đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng hình
thức xử phạt cảnh cáo không được coi là có án tích và không bị ghi vào lí lịch tư
pháp. Hình thức này được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật và do người có thẩm quyền quyết định
áp dụng, theo thủ tục đã được pháp luật quy định.
Có thể thấy đây là hình thức xử phạt thích hợp đối với các vi phạm nhỏ,
lần đầu. Bởi lẽ mục đích của xử phạt hành chính không chỉ nhằm mục tiêu trừng
trị đối với người vi phạm mà bên quan trọng hơn là nhắc nhở, giáo dục việc tôn
trọng và chấp hành trật tự quản lí nhà nước.
2. Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh
xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), nếu vi phạm
hành chính không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì được áp dụng hình
thức phạt tiền.
Theo quy định của pháp luật thì hình thức phạt tiền được áp dụng đối với
các vi phạm hành chính từ vi phạm hành chính nhỏ chưa gây thiệt hại hoặc gây
thiệt hại không lớn về tài sản cho đến hành vi vi phạm hành chính có nhiều tình
tiết tăng nặng trong các lĩnh vực quản lí nhà nước.
Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, Pháp lệnh quy định mức phạt tiền trong
các lĩnh vực quản lí nhà nước theo 5 mức: tối đa đến 30.000.000 đồng; tối đa đến
40.000.000 đồng; tối đa đến 70.000.000 đồng; tối đa đến 100.000.000 đồng; tối
đa đến 500.000.000 đồng. Đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực

quản lí nhà nước mà chưa được quy định thì Chính phủ quy định mức phạt tiền
nhưng tối đa không vượt quá 100.000.000 đồng.
Việc lựa chọn, áp dụng mức tiền phạt đối với người vi phạm phải trong
khung phạt cụ thể được văn bản pháp luật quy định cho loại vi phạm đó. Theo
2


Khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ
sung năm 2007, 2008) “Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi
phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với
hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng
không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng
nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa
của khung tiền phạt.”
- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính chỉ bị
phạt cảnh cáo, không bị phạt tiền.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính có thể áp dụng
hình thức xử phạt vi phạm hành chính nhưng mức tiền phạt không được quá 1/2
mức phạt đối với người thành niên, trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt
thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp phạt thay.
3. Trục xuất
Trục xuất vừa là hình thức phạt chính, vừa là hình thức phạt bổ sung. Trục
xuất là buộc người có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là hình thức phạt chính khi được áp
dụng độc lập hoặc áp dụng cùng với hình thức phạt bổ sung tước quyền sử dụng
giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để
vi phạm hành chính. Là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng cùng với hình
thức phạt chính khác.
III.


KẾT LUẬN

Xử phạt vi phạm hành chính mà cụ thể là hình thức xử phạt vi phạm hành chính
là một trong những chế định quan trọng của pháp luật nhằm đấu tranh phòng và
chống các vi phạm hành chính, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, góp phần
đưa các bản án, quyết định có hiệu lực của Toàn án được thực thi trên thực tế, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. Công
an nhân dân, Hà nội, 2007, 2008;
2. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm
2007,2008)

4



×