Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phân tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.05 KB, 5 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc do
vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là
tội phạm và theo qui định của pháp luật bị xử phạt hành chính. Cũng như bất kì
loại vi phạm pháp luật nào, vi phạm hành chính được cấu thành bởi bốn yếu tố
bao gồm mặt khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể. Sau đây, em xin phân
tích các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của vi phạm hành chính.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm hành chính là
hành vi vi phạm hành chính.
1
Hành vi vi phạm hành chính là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện hành
vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước và đã bị pháp luật hành chính ngăn
cấm. Việc bị ngăn cấm đó được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp luật quy
định về xử phạt hành chính, theo đó, pháp luật quy định rằng những hành vi này
sẽ bị xử phạt bằng các hình thức, biện pháp hành chính.
Hành vi vi phạm hành chính được thể hiện dưới hai dạng là hành động và
không hành động.
- Hành động là trường hợp các cá nhân hay tổ chức bằng hành động của mình
thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Ví dụ như: “Không nhường đường cho xe
xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu
tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;” theo quy định
tại điểm đ, khoản 2, điều 8, mục I, nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 2/4/2010.
- Không hành động là những trường hợp các cá nhân và tổ chức buộc phải thực
hiện một nghĩa vụ nhất định nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ như: không
làm chứng minh thư nhân dân khi đủ tuổi, không mang theo bằng lái xe, giấy tờ
xe khi điều khiển xe moto, xe máy, otô,….
Ví dụ: Hành vi vi phạm hành chính như người điều khiển xe ô tô và các loại xe
tương tự ô tô, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị dây an


toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy. Đây là hành vi vi phạm hành
chính không hành động. Hành vi này là hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm,
cụ thể việc bị ngăn cấm được thể hiện rõ trong văn bản pháp luật quy định về xử
phạt hành chính. Đó là được quy định tại điểm m, khoản 1, Điều 8, mục I, nghị
định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như sau: “Điều 8. Xử
phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm
quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
…m) Người điều khiển, người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô có trang bị
dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy;”.
Như vậy, khi xem xét đánh giá hành vi vi phạm của cá nhân hay tổ chức có
phải là hành vi vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng phải có những căn
2
cứ pháp lí rõ ràng xác định là hành vi đó phải được pháp luật quy định là sẽ bị xử
phạt bằng các biện pháp hành chính. Ví dụ như trong trường hợp trên người điều
khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô, người ngồi hàng ghế phía trước trong
xe ô tô có trang bị dây an toàn mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy sẽ bị
xử phạt bằng biện pháp hành chính là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000
đồng.
Tuy nhiên, trong việc xác định vi phạm hành đối với các tổ chức và cá nhân
chúng ta cần tránh tình trạng áp dụng “nguyên tắc suy đoán” hoặc “ áp dụng
tương tự pháp luật”.
Đối với một số loại vi phạm hành chính cụ thể, dấu hiệu trong mặt khách
quan có tính chất phức tạp, không đơn thuần chỉ có một dấu hiệu nội dung trái
pháp luật trong hành vi mà còn có thể có sự kết hợp với yếu tố khác.
2. Các dấu hiệu khác như thời gian thực hiện hành vi phạm tội, địa
điểm thực hiện hành vi phạm tội, công cụ phương tiện vi phạm, hậu quả và
mối quan hệ nhân quả.

* Thời gian thực hiện hành vi phạm tội: trong một số vi phạm hành chính để xử
phạt với các hành vi này thì chủ thể có thẩm quyền còn phải căn cứ vào yếu tố
thời gian, địa điểm. Ví dụ như tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi “gây tiếng động
lớn, làm ồn ào huyên náo trong giờ nghỉ đêm của nhân dân” chỉ bị coi là “hành vi
gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung” khi thực hiện trong khoảng thời gian từ
22h đến 5h sáng theo quy định của điều 8, nghị đinh của Chính phủ số
150/2005/N Đ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
an ninh và trật tự an toàn và xã hội.
* Địa điểm thực hiện hành vi vi phạm: trong một số vi phạm hành chính để xử
phạt với các hành vi này thì chủ thể có thẩm quyền còn phải căn cứ vào yếu tố địa
điểm. Ví dụ như hành vi thả diều, đá bóng, chơi máy bay có điều khiển từ xa được
coi là vi phạm hành chính khi hành vi này được thực hiện ở khu vực sân bay được
quy định tại điểm a, khoản 1, điều 7, chương 2, nghị đinh của Chính phủ số
150/2005/N Đ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
an ninh và trật tự an toàn và xã hội: “ thả diều, bóng bay, chơi máy bay có điều
khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay.”
* Công cụ phương tiện vi phạm: Ví dụ như hành vi sử dụng các loại thuốc nổ lấy
từ bom, mìn, lựu đạn và các loại vũ khí khác để sản xuất pháo hoa theo Điều 20
3
về Vi phạm các quy định về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, nhập khẩu,
tàng trữ, sử dụng các chất dễ gây cháy nổ của nghị định 81/2006/NĐ-CP
ngày 9/8/2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ta
thấy, phương tiện vi phạm trong trường hợp này là sử dụng thuốc nổ lấy từ
bom, mìn, lựu đạn, các loại vũ khí khác.
* Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: người có thẩm quyền phải chứng minh
được một hành vi vi phạm hành chính diễn ra trong đời sống thực tiễn do một cá
nhân hay tổ chức thực hiện có mối quan hệ hữu cơ với nguyên nhân nào đó là yếu
tố trực tiếp dẫn đến hậu quả nào đó. Ví dụ như: hành vi làm rơi gỗ, đá hoặc các
vật phẩm khác được coi là hành vi xâm phạm công trình giao thông đường sắt khi
nó “gây tại nạn cho đoàn tàu chạy qua hoặc cho người đi trên tàu nhưng chưa đến

mức truy cứu trách nhiệm hình sự” theo quy định của khoản 5, điều 32 nghị định
của Chính phủ số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 trong lĩnh vực giao thông vận
tải đường sắt. Trong trường hợp này, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm hành chính với thiệt hại cụ thể đã xảy ra là cần thiết để đảm bảo
nguyên tắc các cá nhân, tổ chức chỉ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do
chính hành vi của mình gây ra.
Trên đây là những phân tích của em về các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của
vi phạm hành chính. Từ đó, giúp ta hiểu được cấu thành của vi phạm hành chính,
xác định vi phạm hành chính chính xác, cụ thể hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, trường đại học luật Hà Nội
2. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002(sửa đổi bổ sung 2008)
3. Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2/4/2010 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
4. Nghị đinh của Chính phủ số 150/2005/N Đ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử
phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn và xã hội.
5. Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
6. Nghị định của Chính phủ số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 trong lĩnh vực
giao thông vận tải đường sắt.
4
7. website: dantri.com; vietnamnet.vn; chinhphu.vn
5

×