Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bình luận về câu nói tôi thành công bởi vì tôi quyết chí thành công của napoleon bonaparte

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.04 KB, 10 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì và làm thế nào để thành công chưa?
Đứng trên cương vị là một vị tổng thống nước Pháp đã lãnh đạo thắng lợi nhiều
trận đánh oanh liệt trong lịch sử, Napoleon Bonaparte có lần nói rằng: “Tôi
thành công bởi vì tôi quyết chí thành công”. Câu nói này đã trở thành kim chỉ
nam dẫn đến thành công cho rất nhiều người, mặc dù ra đời cách đây hàng thế kỉ
nhưng giá trị của nó thì mãi còn nguyên vẹn giá trị cho đến tận ngày hôm nay.
Vậy câu nói này có ý nghĩa như thế nào? Sau đây em xin trình bày một số hiểu
biết của mình trong lĩnh vực tâm lí để làm rõ câu nói trên.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Giải thích các khái niệm “Thành công” và “Quyết chí”
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “thành công”. Mike George-người có
gần 30 năm hành thiền cho rằng: “Thành công là thoát khỏi lo lắng,tâm trí của
tôi tự do sáng tạo. Trong con người thành công, họ luôn cảm thấy hài lòng dù ở
đâu,làm gì, không cố gắng phán xét, điều chỉnh người khác…”. Còn Wynn Davis
lại quan niệm rằng: “Thành công có nghĩa là đạt được kết quả tốt nhất với những
gì ta đang có”. Tuy nhiên, khái niệm thành công lại được thể hiện một cách khái
quát nhất, súc tích và đầy đủ nhất trong từ điển tiếng Việt, theo đó, “Thành công
có nghĩa là sự hoàn thiện một cách thoả đáng một dự liệu, là sự đạt được mục
đích mà mình muốn, dẫu đó là mục đích gì”.
Trong câu nói của Napoléon ta có thể thấy trong đó hàm chứa nhiều điều
đặc biệt là những kiến thức về tâm lí. Ai hiểu được tâm lí của mình thì người đó
sẽ biết cách làm chủ được mình, điều khiển tâm lí của mình, biết điều tiết cảm
xúc, biết thể hiện tình cảm của mình đúng lúc đúng chỗ. Napoléon là một trong
những người điển hình cho sự thành công, là minh chứng sống cho câu nói trên,
ông đã minh chứng được một điều rằng khi đã quyết chí làm một việc gì đó thì
dù khó khăn tới đâu cũng có thể vượt qua. Để tên của mình được ghi dấu
trong lịch sử nhân loại Napoléon Bonaparte đã phải cố gắng rất nhiều trong cuộc
đời chính trị của mình. Nếu ai đã từng đọc hoặc tìm hiều những câu chuyện xoay
quanh cuộc đời của vị vua này sẽ phải khâm phục ông ở một điểm đó là sự quyết


tâm, ý chí vượt qua khó khăn thử thách. Con đường đi tới thành công của ông
không phải con đường trải hoa hồng hay thảm đỏ mà là con đương đầy trắc trở
chông gai, gập ghềnh, nguy hiểm. Nhưng ông vẫn vượt lên trên tất cả điều đó để
1


chứng minh cho cả nhân loại thấy rằng khi ông thành công bởi vì ông quyết chí
thành công. Một câu hỏi được đặt ra ở đây: “ Vậy quyết chí là gì?”.
“Quyết chí” ở đây muốn đề cập đến vấn đề ý chí, nghị lực quyết tâm vươn
lên mọi khó khăn trong cuộc sống. Theo quan điểm của tâm lý học thì “Ý chí là
mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có
mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn” 1. Ý chí không phải lúc
nào cũng tồn tại, nó xuất hiện rõ nhất trong những công việc có sự khó khăn, đòi
hỏi sự kiên trì và nỗ lực nhất định. Những khó khăn đó cũng chính là thước đo
của sự kiên trì, thước đo của sự cố gắng, thước đo của sự thành công. Khó khăn
càng nhiều, thất bại càng lớn nhưng những bài học rút ra từ sự thất bại này chính
là thành quả mà không ai ngờ tới được, nó có thể trở thành tiền đề để chúng ta
bước tiếp, cũng có thể là những kinh nghiệm sống vô cùng hữu ích sau này hay
cũng có thể trở thành một kỉ niệm khó quên nhắc nhở chúng ta về những khó
khăn gian khổ mà ta đã trải qua trên con đường vươn tới thành công của mình.
Khó khăn và thất bại chính là thước đo tốt nhất cho ý chí của bạn.

2. Bình luận về câu nói “Tôi thành công bởi vì tôi quyết chí
thành công” của Napoleon Bonaparte
“Tôi thành công bởi vì tôi quyết chí thành công” - câu nói này muốn đề cập
đến vấn đề bí quyết của sự thành công trong đó ý chí đóng một vai trò hết sức
quan trọng. Quả đúng như vậy. Nếu không có ý chí bạn sẽ không làm được gì.
Chẳng hạn như một con người rụt rè, không dám đương đầu với thử thách,
những lúc gặp khó khăn thường nản lòng nhụt chí thì sẽ không làm được việc gì
lớn. Câu chuyện kể về một cậu học sinh nọ có khả năng chơi bóng đá rất giỏi.

Các bạn trong lớp rủ cậu ta tham gia vào đội bóng của lớp để chuẩn bị cho giải
bóng đá chào mừng ngày 20/11 sắp tới. Nhưng vì thấy lớp khác nhiều người
cũng năng động đá hay nên cậu học trò này e ngại không dám tham gia, sợ rằng
lớp mình mà thua thì mất công tham gia. Đến khi ra sân lớp cậu ta giành chiến
thắng trong sự hò reo cổ vũ của biết bao người. Lúc bấy giờ cậu ấy mới hối hận
vì sao mình lại không tham gia cùng các bạn. Nhưng điều ấy bây giờ đã quá
muộn và không còn ý nghĩa gì nữa. Người ta thường nói “dám làm dám chịu”.
Trong tình huống này cậu học trò đã không làm như vậy mà đã hành động ngược
lại với phẩm chất của một con người dũng cảm - con người phải dám làm dám
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007

2


chịu, không sợ nguy hiểm, không sợ trách nhiệm. Hay tóm lại, đó là con người
không có ý chí.
Tình huống trên đã cho chúng ta thấy rằng, không có tính tự chủ cũng như
lòng dũng cảm, con người ta sẽ khó có thể chạm chân tới đỉnh vinh quang - nơi
chứa đựng niềm vui và hạnh phúc. Như vậy, người ta có được thành công là nhờ
phần lớn vào ý chí. Ý chí xuất hiện trong hành động, nhưng không phải trong
mọi hành động mà chỉ trong những hành động có khó khăn trở ngại, nghĩa là nếu
chủ thể hành động không có sự cố gắng thì sẽ không đạt mục đích, không hoàn
thành nhiệm vụ, do đó họ sẽ phải nỗ lực,phải huy động sức mạnh của mình để
vượt qua khó khăn. Những khó khăn này có thể là khó khăn bên ngoài, như thiếu
phương tiện làm việc, thời tiết không thuận lợi, dư luận không đồng tình; có thể
là khó khăn bên trong như những xúc cảm, tình cảm trái ngược với nhận thức,
những mâu thuẫn nội tâm…Khi những khó khăn này xuất hiện và chủ thể hành
động ý thức được chúng, nghĩa là biết được sự tồn tại của những khó khăn đó và
hiểu rằng, nếu không cố gắng, không nỗ lực thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ,
không đạt được mục tiêu đề ra, lúc đó họ mới huy động được sức mạnh của mình

để khắc phục. Chính vì vậy ý chí là một biểu hiện của ý thức và biểu hiện này
mang tính năng động, cơ động.
Vì sao Napoleon Bonaparte lại nói : “Tôi thành công bởi vì tôi quyết chí
thành công”? Bởi vì ông đã rút ra được kinh nghiệm cho mình thông qua những
gì ông đã làm được. Hẳn nhiều người trong chúng ta biết đến trận đánh Toulon
(1793) -trận đánh đầu tiên đánh giấu sự tài năng của Napoleon, làm rung chuyển
cả châu Âu trong suốt gần hai thập kỉ tiếp theo. Trong trận chiến Napoleon mặc
dù điều kiện chiến đấu hết sức khó khăn, cục diện của trận đấu nghiêng về phía
đội quân Anh.Thế nhưng ông đã anh dũng đưa quân tiến đánh quân Anh và bắt
được tướng O’Hara. Không dừng lại ở đó trên đà thắng lợi ông tiếp tục chỉ huy
đội quân truy quét tới cùng và lấy lại được cảng Toulon. Napoleon được thăng
cấp tướng chỉ huy lữ đoàn khi mới 24 tuổi. Điều đó là một phần lí giải cho sự
thành công tột bậc của vị tướng lĩnh - vị vua tài ba của nước Pháp.

3. Sự hình thành của ý chí và thành công
3.1. Ý chí có được từ nhận thức
Là một vị vua bình thường, Napoleon Bonaparte làm thế nào để có được ý
chí đáng khâm phục đến vậy? Muốn có được ý chí trước tiên bạn phải có nhận
3


thức, vì giữa nhận thức và ý chí có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là, nhận
thức làm cho ý chí có nội dung xác định, nhờ nhận thức, con người mới có được
kiến thức từ thế giới khách quan và từ đó hình thành ý chí; và ngược lại, ý chí lại
có tác động làm tăng nỗ lực tư duy trí tuệ, giúp con người tỉnh táo hơn, từ đó đạt
được những mục đích đã đề ra trước đó.
Ta có thể thấy mối quan hệ đó như sau: Một người có nhận thức đúng
nhưng không có ý chí tức là người đó biết mình phải làm gì để thành công nhưng
lại không có đủ ý chí, can đảm để vượt qua khó khăn thử thách, những người đó
họ biết phải làm gì nhưng họ không đủ ý chí, nghị lực để làm. Ví dụ như đối với

sinh viên họ nhận thức được nếu không đi nghe giờ học lí thuyết thì sẽ không thể
học tốt được giờ thảo luận, và như vậy thì sẽ để lại cho mình những lỗ hổng kiến
thức, nhưng với những lí do như trời mưa to, mệt mỏi, do đêm qua ngủ muộn
nên giờ không thể nhấc mình dậy khỏi giường để tới trường được, cuối cùng, họ
quyết định nghỉ học để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của mình. Ngược lại, có
những người có ý chí nghị lực nhưng nhận thức lại không đúng, không đủ.
Người ta nói ngu dốt cộng nhiệt tình thì bằng phá hoại, người nhận thức sai vấn
đề, không nhìn thấy những thứ lâu dài mà chỉ tập trung những thứ trước mắt. Ví
dụ như có những bạn đi học với ý nghĩ rằng do bố mẹ thích họ học trường này
thì học đi học cho bố mẹ vui lòng, chẳng cần phải học tốt chỉ cần thường thường
để đủ không phải thi lại là được, có thể họ đi học rất chăm chỉ, thường xuyên bài
tập làm đầy đủ nhưng với nhận thức sai lầm trên khiến cho kết quả học tập
thường không cao. Đó chính là mối quan hệ giữa nhận thức và ý chí.
3.2. Thành công có được từ những phẩm chất cơ bản của ý chí
Có thể nói, để có được thành công quả là một điều không hề đơn giản.
Trước hết, muốn được thành công chúng ta phải đặt ra cho mình mục tiêu cụ thể.
Nhiều nghiên cứu cho rằng: Thành công = 90% mục tiêu + 10% may mắn. Ví dụ,
muốn sau này ra trường đạt bằng loại giỏi, mục tiêu trước mắt mà bạn đặt ra là
phải lấy cho bằng được học bổng ở mỗi kì. Để từ đó bạn phấn đấu, nỗ lực làm
sao cho hoàn thành được mục đích cuối cùng đó. Khi đã có mục tiêu rõ ràng rồi
phải xác định rõ bạn là ai? Bạn hiện có gì trong tay? Tại sao bạn phải suy nghĩ và
làm như vậy? Khi đã có mục đích rồi, chúng ta phải bắt những hành động của
mình phục tùng những mục đích đó. Nó biểu hiện cho phẩm chất của con người
thành đạt, bởi vì chỉ có những con người sống có mục đích mới có thể phát huy
4


đầy đủ sức mạnh của mình và quan trọng hơn là hướng hành động đó vào đúng
mục tiêu đã lựa chọn.
Thứ hai, phải phân tích xem cái gì là quan trọng với bạn, những gì bạn

muốn trong cuộc sống? Ai là động lực? Xem xét từ 3 yếu tố: từ cái tâm, cơ thể
và tinh thần. Từ cái tâm bạn thấy mình cần phải trở thành một người thành công
để giúp đỡ được bố mẹ, gia đình, người thân cúng như nhiều cảnh đời khó khăn
hơn mình. Cơ thể mình hoàn toàn khoẻ mạnh bình thường và có thể làm được
bao nhiêu việc có ích ,thế thì tại sao mình không làm chứ. Bạn nhận ra điều đó
và không ngừng làm việc và hành động để thành công hơn nữa. Có nhiều người
mặc dù cơ thể và sức khoẻ của họ không được toàn diện nhưng chính họ lại
khiến cho người đời phải khâm phục mình. Câu chuyện của Helen Keller trong
chương VIII bài Ý CHÍ giáo trình mà chúng ta đang học đây là một ví dụ điển
hình. Cô gái người Mỹ này đã trở thành con người của kì tích vì là người câm,
mù và điếc đầu tiên trên thế giới được vào đại học và tốt nghiệp loại ưu, đọc số
lượng sách nhiều hơn người bình thường ,hơn nữa còn học được cách đánh máy
chữ và viết được bảy quyển sách. Còn với tinh thần thì sao? Bất cứ trong thời đại
nào cũng vậy người tài luôn được xã hội trọng dụng. Thấy có nhiều doanh nhân
thành đạt, nhiều sỹ tử là thủ khoa trong các kì thi tuyển sinh hay nhiều người tài
giỏi ra sức cống hiến cho đất nước và được nhà nước vinh danh...càng thôi thúc
chúng ta vươn tới. Chung quy lại phải biết điều gì là quan trọng nhất lúc này để
mình hướng tới.
Thứ ba, chúng ta phải biết nhận ra điểm yếu, điểm mạnh của mình, suy nghĩ
đến những thành công - thất bại trong quá khứ và hiện tại đồng thời đưa ra lời
giải vì sao mình lại thất bại. Việc suy nghĩ về những thành công hay thất bại ở
hiện tại cũng như quá khứ giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm cho bản
thân, phục vụ cho những bước tiến tiếp theo. Đồng thời khi đó chúng ta mới hiểu
rõ thực chất bản thân mình như thế nào, biết mình phải làm gì và không nên làm
gì. Thứ tư, khi có vấn đề xảy ra, hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân và giải pháp.
Có rất nhiều người vấp ngã nhưng sau đó đứng dậy rất nhanh và sau đó họ lại gặt
hái thêm được nhiều kết quả to lớn hơn. Có thể kì thi đại học năm đầu không đỗ
nhưng bạn vẫn kiên trì cố gắng ôn tập lại và năm sau bạn đã đỗ vào ngôi trường
mà mình mơ ước với số điểm khá cao.
Thứ năm, hãy tập cho mình thói quen sống tích cực, suy nghĩ tích cực và

làm việc hết mình, tự tin vào khả năng của bản thân. Chúng ta vẫn thường nghe
5


nói đến câu: “Thất bại là mẹ của thành công”. Vì vậy, đừng vì những thất bại tạm
thời trước mắt lúc này mà nản lòng buông xuôi mọi thứ. Nhiều khi chúng ta cũng
phải nghĩ rằng không ai là hoàn hảo, là trọn vẹn với tất cả mọi chuyện và mất cái
này sẽ được cái kia, đừng tự tạo áp lực cho mình nhất là khi chuẩn bị làm một
việc gì đó quan trọng. Nhiều vận động viên đại diện cho nước nhà tham dự một
giải đấu lớn. Tuy nhiên, trên thế giới cũng có nhiều đối thủ nặng kí hơn mình bởi
vậy không dành được huy chương vàng là điều đương nhiên. Nhưng trên hết vẫn
là đề cao tinh thần thi đấu hết mình của những vận động viên đó và tạo dựng
niềm tin trong lòng người hâm mộ. Phải tự tin vào khả năng của mình vì niềm tin
quan trọng nhất là lòng tin sâu sắc và có cơ sở vào lí tưởng mà con người theo
đuổi trong cuộc sống. Có niềm tin sâu sắc sẽ định hướng đúng trước mọi biến cố
của xã hội,trước mọi diễn biến tình hình phức tạp của cuộc sống,thấm nhuần
mục đích cao cả của xã hội, xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa bản thân với xã
hội, với tập thể và với người khác.
Thứ sáu, phải chăm chỉ rèn luyện và phải kiên nhẫn, kỉ luật với bản thân,
tạo cảm giác vui vẻ, cân bằng cuộc sống, giữ gìn mối quan hệ và tạo tình cảm gia
đình, bạn bè. Chung Ju Yung - người sáng lập ra tập đoàn Huyndai đã từng tâm
niệm rằng: “Một ngày làm việc cần cù sẽ có một giấc ngủ ngon Một tháng làm
việc cần cù sẽ thấy cuộc sống đi lên Một năm, hai năm, ba năm làm việc sẽ thấy
sự phát triển sự nghiệp to lớn Cuộc sống làm việc cần cù có ý nghĩa biết bao”. Lẽ
đương nhiên không một ai thành công mà không cần đến yếu tố chăm chỉ. Nếu
đã thông minh rồi thì làm việc gì cũng nhanh,cũng hiệu quả bên cạnh đó cũng
phải có sự siêng năng chăm chỉ thì mới có thể đạt được kết quả hoàn hảo
nhất.Nhưng nếu yếu tố thông minh không nhiều lắm nhưng với tính chịu khó
kiên trì thì chí ít chúng ta cũng sẽ đạt đến một kết quả tốt đẹp nào đó. Đồng thời
sức lực con người cũng có giới hạn của nó, làm việc hay hoạt động thì cũng phải

có lúc nghỉ ngơi thư giãn, không nên vì quá đam mê công việc mà bỏ lỡ đi
những thú vui khác nữa. Chú trọng hơn nữa đến gia đình và bạn bè bởi đó là
điểm tựa, bến đỗ cho chúng ta những lúc ta cần nhất.
Thứ bảy, dành thời gian để giáo dục chính mình, tích luỹ cho mình những
công cụ cần thiết cho sự thành công và hội tụ đủ những điều kiện cần thiết để
chuẩn bị cho cánh cửa mới sẽ mở, không nên quá phụ thuộc vào yếu tố bên
ngoài. Bản thân chúng ta chưa hẳn là đã hoàn thiện hay nói đúng hơn là không ai
có thể hoàn hảo 100%. Chính vì thế mà thỉnh thoảng chúng ta cần nhìn nhận lại
con người của mình quá khứ, hiện tại và tương lai là người như thế nào đối với
6


mình và đối với những người xung quanh. Xem xét những gì đã làm được, chưa
làm được, cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Đừng để “ nước đến chân rồi
mới nhảy” thì sẽ không kịp, mà nên chuẩn bị trước những gì có thể để đón chờ
những gì sẽ đến sau đó. Đó có thể là những công cụ vật chất như tiền bạc,lương
thực, thực phẩm…hay những công cụ về tinh thần khác, tránh trường hợp bị rơi
vào thế bị động. Câu chuyện truyền thuyết “An Dương Vương Mị Châu và
Trọng Thuỷ” đã để lại cho ta bài học quý giá về sự chủ quan một cách vô tình
của vua An Dương Vương. Chính vì cậy đã có nỏ thần trong tay nên An Dương
Vương vẫn thản nhiên ngồi chờ giặc tới. Đến khi chúng tới nơi giương nỏ thần ra
bắn thì mới hay đó chỉ là chiếc nỏ giả. Tình thế cấp bách lúc bấy giờ cùng với
việc không có sự chuẩn bị trước dẫn đến nước ta bị rơi vào tay giặc. Qua đây
chúng ta thấy được cần phải có tính độc lập không nên quá trông chờ hoàn toàn
vào người khác. Tính độc lập nó không loại trừ việc cá nhân biết tiếp nhận
những ý kiến đúng, hợp lí của người khác. Tuy nhiên tính độc lập cũng không
đồng nhất với tính bướng bỉnh và tính bảo thủ, như trong hoạt động xét xử thẩm
phán và hội thẩm độc lập với nhau nhưng phải tuân theo pháp luật và không chịu
bất cứ một sức ép nào.
Cuối cùng, muốn thành công chúng ta phải nhìn vài thực tế để đánh giá vấn

đề, cần biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình trong tương lai. Những chuyện xảy ra
trong tương lai có thể là chuyện tốt đẹp cũng có thể là chuyện không hay nhưng
dù sao chúng ta cũng nên biết chấp nhận. Bởi lẽ không phải tất cả những chuyện
sẽ xảy ra chúng ta có khả năng giải quyết cũng như chưa hẳn nguyên nhân gây ra
những vụ việc này đều do mình cả.

4. Liên hệ mở rộng - Vai trò của ý chí đối với đời sống nói
chung và đối với sinh viên nói riêng
4.1. Vai trò của ý chí đối với đời sống
Nhà khoa học và phát minh nổi tiếng, “cha đẻ” của điện thoại Alexander
Graham Bell chỉ ra: “Thành công sẽ đến với những ai biết rõ mình muốn điều gì
và không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi đạt được điều đó”. Ý chí và lòng quyết tâm
là ngọn lửa của cuộc sống, là sức mạnh của tinh thần, là tài sản vô hình lớn nhất
của con người. Những con người phi thường đều là những người đã kiên trì vượt
qua nhiều thách thức khó khăn nhất. Để đạt được điều phi thường họ dũng cảm
dấn bước theo con đường mới và làm những việc họ chưa từng làm. Không có
7


thành công vượt trội nào đạt được mà thiếu ý chí kiên cường và lòng quyết tâm.
Ýchí và lòng quyết tâm giúp phát huy tiềm năng to lớn trong mổi con người.
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ tấm gương sáng về một người thầy đặc biệt
- thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký. Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp
cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót
xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn
cùng trang lứa. Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô
giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ...
chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết
được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và
com-pa, làm được lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được

đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu
cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn
quốc và xuất sắc đứng thứ năm. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần
thứ hai.
Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn
Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học
ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại
học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn
sách. Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970,
ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết
bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đổi là
“Tôi đi học”, tái bản nhiều lần). Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn
Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải
Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở
ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”.
Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã
suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương
pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa
một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông
dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện.
Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học

8


trò. Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã
truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh.2
Tấm gương sáng về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã cho chúng ta thấy được
rằng, lòng quyết tâm sản sinh nghị lực kiên trì vượt qua mọi khó khăn, cản trở để
tiến đến mục tiêu cuối cùng. Khi đó mọi suy nghĩ và tâm trí sẽ hướng đến việc

tìm ra những giải pháp tốt nhất để vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại. Mỗi
lần vượt qua một khó khăn, thử thách là một lần ý chí được tôi luyện thêm, tích
lũy thêm kinh nghiệm và khơi dậy thêm khả năng tiềm ẩn của bản thân.
4.2. Vai trò của ý chí đối với sinh viên
Nước ta, một nước còn đang trên đà pháts triển thì số hộ nghèo trong nước
lại tiếp tục gia tăng. Trong những hộ nghèo ấy, phải kể đến một tấm gương xuất
sắc điển hình. Đó là tấm gương nghị lực vượt khó học giỏi của em Lê Văn Tú
(SN 1995, học sinh lớp 12, chuyên Hóa, trường THPT chuyên Phan Bội Châu,
Nghệ An). Sinh ra trong gia đình thuần nông ở xóm Đông Tiến, xã Vân Diên,
Nam Đàn (Nghệ An), từ nhỏ, Tú đã thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình luôn phải
chạy ăn từng bữa nên em luôn cố gắng trong học tập để mong sau này thoát khỏi
cảnh đói nghèo. Suốt những năm học tiểu học và cấp 2, Tú luôn là học sinh giỏi
toàn diện của trường, lớp và được thầy cô, bạn bè biết đến. Năm 2010, Tú xuất
sắc đậu vào lớp chuyên Hóa, trường THPT chuyên Phan Bội Châu và giành ngôi
Á khoa toàn trường.
Ngày Tú nhập trường chưa được bao lâu thì bố em đột ngột qua đời, để lại
gánh nặng mưu sinh lên người mẹ cùng 4 đứa con thơ dại. Chị Nguyễn Thị Loan
- mẹ Tú bị đau ốm thường xuyên, hoàn cảnh gia đình khó khăn lại càng chồng
chất khó khăn. Học ở trường chuyên của tỉnh, cách nhà hơn 25km nhưng mỗi
tuần vào sáng sáng chủ nhật, Tú đều dành thời gian về nhà để thăm gia đình và
làm các công việc phụ giúp mẹ. Thay vì đi xe buýt về nhà, Tú chọn cách đạp xe
đạp để dành dụm tiền mua thêm sách tham khảo. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn,
nhưng Tú luôn quyết tâm, nỗ lực phấn đấu học tập không ngừng. Và kết quả đã
trả lời cho những nỗ lực cậu học sinh nhỏ. Xuất sắc ba năm liền đạt danh hiệu
HSG Quốc gia, Tú được tuyển thẳng vào một trường ĐH và em đã chọn khoa
Hóa Học của Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội. Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH,
2 />
9



CĐ năm 2013, để thử sức mình ở khối B, Tú đăng ký dự thi vào trường Đại học
Y Hà Nội và đạt 27 điểm.3
Tấm gương nghèo vượt khó của em Lê Văn Tú thật khiến cho những con
người có hoàn cảnh sống đầy đủ phải suy nghĩ . Tú đã bằng mọi giá học tập, bằng
mọi giá vươn lên dù cho hoàn cảnh có khắc nghiệt và kéo em lại với đầy chông
gai và thử thách. Tất cả là bởi em có ý chí và nghị lực. Ai đó đã có câu nói rất
hay: “Người bi quan trách gió, người lạc quan hi vọng gió đổi hướng, người thực
tế thì điều chỉnh cánh buồm”. Đó là sự khác biệt lớn giữa người thành công và kẻ
thất bại. Không vấp ngã trong cuộc sống là điều tốt, nhưng vấp ngã rồi mà đứng
dậy tiếp bước mới có thể về đến đích. Cắt đứt mọi con đường thoái lui, trong
nhiều trường hợp là cách thể hiện quyết tâm đạt bằng được mục tiêu. Người
thiếu quyết tâm khó lòng theo đuổi mục tiêu đến cùng, vì luôn chuẩn bị sẵn
đường thoái lui và dễ dàng bỏ cuộc giữa chừng.
C. KẾT LUẬN
Thành công là thứ ai cũng khát khao đạt được nhưng có đạt được hay không
thì còn phải xem ý chí của bạn tới đâu. Quả đúng như Napoléon nói, có nhiệt
huyết, có đam mê chắc chắn chúng ta sẽ làm được. Napoléon qua cuộc đời của
mình với sự tài ba, uyên bác về học vấn đã đúc kết được một câu nói đúng đắn
và vô cùng sâu sắc, có thể thấy sự am hiểu tâm lí con người ở vị vua sáng suốt
này. Và câu nói đó cũng đã trở thành ngọn lửa tinh thần cho bao thế hệ sinh viên
để họ vượt qua khó khăn khẳng định bản thân mình.

3 />
10



×