Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Ý nghĩa của khoảng cách và các vùng khoảng cách trong giao tiếp khoảng cách từ nơi bị cáo đứng cho tới nơi hội đồng xét xử ngồi nên ở vùng nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.7 KB, 2 trang )

Đặt vấn đề
Quan hệ giao tiếp giữa người với người không chỉ dựa vào lời nói, vì toàn bộ
cơ thể con người đều có khả năng diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm. Đôi khi
cách biểu đạt bằng ngôn ngữ hình thể đó lại tỏ ra chân thực và nhanh chóng hơn
cả ngôn ngữ. Các tín hiệu phi ngôn ngữ khác cũng đều có ý nghĩa thông tin và
tình cảm trong giao tiếp. Trong đó việc lựa chọn khoảng cách và vùng khoảng
cách khi giao tiếp là một việc quan trọng và có ý nghĩa trong nghề luật.
Nội dung
1. Khái niệm khoảng cách
Khoảng cách là một chỉ báo trong giao tiếp phi ngôn ngữ, nó nói lên mức
độ thân mật, thái độ, tình cảm giữa những người giao tiếp. Mỗi khoảng cách
khác nhau thể hiện mức độ thân mật khác nhau.
Ví dụ: Khi lên lớp, giáo viên thường có xu hướng tiến lại gần về phía sinh
viên để tạo được sự giao lưu gần gũi. Hay trong quá trình bắt những đối tượng
khả nghi gây án, cán bộ công an phải giữ khoảng cách với đối tượng đó để hạn
chế sự tác động xấu từ đối tượng.
2. Các loại khoảng cách
Có nhiều cách xác định khoảng cách, một trong những cách mà nhiều nhà
tâm lí học đã phân chia thành bốn vùng khoảng cách (X) giữa những người giao
tiếp như sau:
Vùng công cộng: X > 7m: đây là khoảng cách thích hợp nhất mà chúng ta
cần giữ khi giao tiếp với một nhóm người như: thuyết trình bài giảng tại hội
trường lớn, công bố trước công chúng, biểu diễn nghệ thuật... Khoảng cách thích
hợp nhất từ người nói đến người nghe khoảng 7m trở lên.
Vùng xã hội: 3,2m < X < 7m: còn gọi là vùng xã giao. Đây là khoảng cách
thích hợp nhất mà chúng ta cần giữ khi tiếp xúc với những người lạ, những
1


người khách hàng, những người xét xử ở tòa...
Vùng cá nhân: 1,25m < X < 3,2m: khoảng cách chúng ta thường giữ với


người khác khi cùng họ dự các bữa tiệc, khi tụ tập bạn bè, khi giao tiếp với đồng
nghiệp ở cơ quan,...
Vùng thân mật: X < 1,25m: đây là vùng quan trọng nhất, chỉ những người
thân thiết, gần gũi, ruột thịt mới có thể được chủ nhân cho phép tiếp cận như: bố
mẹ, vợ chồng, con cái, anh em ruột, họ hàng gần, người yêu, bạn bè thân...
Vận dụng khoảng cách như thế nào trong giao tiếp cho phù hợp chúng ta
cần chú ý tới: Mức độ thân mật của người trong vùng giao tiếp, địa vị xã hội của
mỗi người, yếu tố văn hóa...
3. Khoảng cách từ nơi bị cáo đứng cho đến nơi hội đồng xét xử ngồi nên
ở vùng nào?
Khoảng cách từ nơi bị cáo đứng cho đến nơi hội đồng xét xử ngồi nên ở
vùng xã hội, vì những lí do sau:
Một là, khoảng cách tại vùng xã hội đủ xa an toàn để hội đồng xét xử
tránh được những tình huống bất ngờ mà bị cáo xảy ra như làm loạn, gây rối tại
phiên tòa, tấn công hội đồng xét xử, khạc nhổ vào hội đồng xét xử...
Hai là, khoảng cách tại vùng xã hội không quá xa. Khoảng cách này giúp
thẩm phán có thể theo dõi được nét mặt, cử chỉ, hành vi, biểu lộ cảm xúc của bị
can, bị cáo một cách rõ nét nhất, từ đó phân tích được đặc điểm tâm lý bị can, bị
cáo và giải quyết được vụ án.
Ba là, khoảng cách này sẽ giúp cho bị cáo đứng không quá xa hội đồng
xét xử, làm tăng mối quan hệ hợp tác giữa bị cáo với hội đồng. Tâm lý bị cáo
khi ra tòa thường có thái độ bất hợp tác. Bởi vậy, khi bị cáo ở một khoảng cách
không quá xa, điều đó sẽ giúp bị cáo cảm nhận được ý chí muốn giao tiếp với bị
cáo của phiên tòa, từ đó sẽ góp phần đưa ra những lời khai chuẩn xác.

2




×