Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đức biết gia đình anh mạnh thường đi làm, không có ai ở nhà vào buổi sáng khoảng 9h sáng ngày 26 tháng 7 năm 2010, đức phá khóa vào nhà anh mạnh để l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.8 KB, 7 trang )

BÀI 3
Đức biết gia đình anh Mạnh thường đi làm, không có ai ở nhà vào buổi
sáng. Khoảng 9h sáng ngày 26 tháng 7 năm 2010, Đức phá khóa vào nhà anh
Mạnh để lấy tài sản. Đức đang dắt dắt chiếc xe máy của anh Mạnh ra sân (chiếc xe
máy trị giá 30 triệu đồng), đúng lúc đó anh Mạnh quay về nhà, phát hiện và hô
hoán. Đức bị mọi người bắt giữ và đưa đến cơ quan công an. Đức bị Toà án xử
phạt 3 năm tù về tội trộm cắp tài sản.
Hỏi:
1. Tội phạm mà Đức đã thực hiện dừng lại ở giai đoạn nào? (2 điểm)
2. Giả sử Đức mới 15 tuổi thì Đức có phải chịu TNHS không? Tại sao? (3
điểm)
3. Đức có thể được hưởng án treo không? Tại sao? (2 điểm)

1


BÀI LÀM:
1. Tội phạm mà Đức đã thực hiện dừng lại ở giai đoạn nào?
Tội danh mà Đức phạm là tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138
Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là BLHS).
Thứ nhất, lý luận về các giai đoạn thực hiện tội phạm
Theo quy định của pháp hình sự Việt Nam, để đánh giá mức độ thực hiện
tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự của người
phạm tội, tại Điều 17, 18 BLHS đã phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm tương
ứng với ba giai đoạn: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn
thành. Một tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý mới có đầy đủ ba giai
đoạn này. Theo đó:
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra
những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực
hiện tội phạm đó.
Chuẩn bị phạm tội bao gồm các công việc như chuẩn bị kế hoạch phạm tội,


thăm dò địa điểm phạm tội, gạt bỏ những chướng ngại khách quan,…
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 18
BLHS). Để xác định một người phạm tội chưa đạt cần dựa vào 03 dấu hiệu cơ
bản:

Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
Người phạm tội không thực hiện tội phạm đến cùng, hành vi của họ
chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu khách quan của CTTP
Việc không thực hiện tội phạm đến cùng là do nguyên nhân nằm
ngoài ý muốn của họ
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn các dấu

hiệu được mô tả trong CTTP.

2


Thứ hai, các dấu hiệu được mô tả trong khoản 1 Điều 138 BLHS quy định
về tội trộm cắp tài sản
Khoản 1 Điều 138 BLHS quy định: “Người nào trộm cắp tài sản của người
khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu
đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà
còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm”.
Theo tinh thần điều luật trên, sự thiệt hại về tài sản là dấu hiệu bắt buộc.
Do đó, có thể khẳng định tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 có Cấu thành
tội phạm vật chất. CTTP vật chất là CTTP trong đó có dấu hiệu hậu quả nguy hiểm
cho xã hội (Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nguyễn Ngọc Hòa, NXB. Công an

nhân dân, Hà Nội, 2005, trang 129). Tội phạm có CTTP vật chất hoàn thành khi
người phạm tội đã gây ra hậu quả của tội phạm.
Hơn nữa, trong thực tiễn xét xử từ trước đến nay cho thấy, tội trộm cắp chỉ
được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. Để đánh
giá người phạm tội đã chiếm đoạt được hay chưa, đã làm chủ được tài sản hay
chưa phải căn cứ vào đặc điểm, vị trí của tài sản bị chiếm đoạt.
Nếu vật chiếm đoạt mà không thuộc dạng nhỏ gọn có thể cất giấu trong
người thì được coi là chiếm đoạt được khi đã mang tài sản ra khu vực bảo quản.
Nếu tài sản mà không hình thành khu vực bảo quản riêng thì coi là chiếm đoạt
được khi đã dịch chuyển tài sản ra khỏi vị trí ban đầu. Như vậy việc Đức dắt xe ra
đến sân đã làm dịch chuyển tài sản ra khu vực bảo quản (khu vực bảo quản của xe
máy là trong nhà, chứ không phải là ngoài sân). Như vậy, thời điểm này là thời
điểm tội phạm hoàn thành.
Trường hợp anh Mạnh quay về nhà, phát hiện và hô hoán là một sự việc
ngoài ý muốn của Đức. Rõ ràng đã có sự thiệt hại về khách thể, tức hành vi của
3


Đức đã xâm hại đến quan hệ sở hữu của anh Mạnh, tuy nhiên sự thiệt hại về đối
tượng tác động là tài sản vẫn chưa xảy ra. Như vậy, có thể kết luận rằng, trường
hợp phạm tội của Đức là trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Thứ ba, sơ đồ hóa quá trình thực hiện tội phạm của Đức

Chuẩn bị kế
hoạch phạm tội
Thăm dò địa
điểm phạm tội

Bắt đầu thực
hiện hành vi


Thời điểm này là
thời điểm bị phát
hiện nên hậu quả
thiệt hại về đối
tượng tác động là
tài sản chưa phát

Tội phạm
hoàn thành

sinh.

Giai đoạn thực hiện tội phạm
Thời điểm
bước vào nhà
phá khóa

Giai đoạn tẩu thoát

Dắt xe máy ra
sân

2. Giả sử Đức mới 15 tuổi thì Đức có phải chịu TNHS không? Tại sao?
Thứ nhất, Đức phạm tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS. Khoản 1 có
khung hình phạt tù là từ 03 tháng đến 3 năm, khoản 2 có khung hình phạt từ 2
năm đến 7 năm. Theo tình huống của đề bài đưa ra, Đức đã có hành vi chiếm đoạt
chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng và bị Toà án xử phạt 3 năm tù về tội trộm cắp
tài sản . Do đó, có thể Đức đã bị truy tố theo khoản 1 hoặc khoản 2 của Điều 138.
Mức cao nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 138 là 3 năm

tù. Mức cao nhất của khung hình phạt ở khoản 2 là 7 năm tù. Theo cách phân loại
tội phạm tại khoản 3 Điều 8 thì tội danh mà Đức phạm là tội ít nghiêm trọng )
( nếu theo khoản 1) hoặc là tội nghiêm trọng (nếu theo khoản 2).
Thứ hai, lỗi của Đức là lỗi cố ý trực tiếp
Thứ ba, về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
Điều 12 BLHS quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
4


“1.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2.Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo tình huống đưa ra, Đức mới 15 tuổi. Theo đó, điều khoản áp dụng
khoản 2 Điều 12. Ta thấy tội danh mà Đức thực hiện mặc dù thực hiện không phải
là tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Do đó, Đức không
phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Căn cứ để hưởng án treo
Khoản 1 Điều 60 BLHS quy định về án treo: “Khi xử phạt tù không quá ba
năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét
thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và
ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”. Để cụ thể quy định này,
Mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo
khi có đủ các điều kiện sau đây:
“a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng
hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng
án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn
chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công

dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ
thể, rõ ràng.
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong
đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS.

5


Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm
nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm
cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội
phạm”.
Thứ nhất, về mức hình phạt tù
Những người bị tòa án phạt tù không quá 03 năm. Theo tình tiết trên, Đức
bị tòa án tuyên phạt 03 năm tù về Tội trộm cắp tài sản.
Thứ hai, về nhân thân người phạm tội
Nhân thân tương đối tốt, chưa có tiền án tiền sự. Thái độ của người phạm
tội. Có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng. Nơi cư trú rõ ràng là nơi cư
trú có thể xác định theo những quy định của pháp luật về cư trú (Điều 12 đến Điều
17 Luật Cư trú năm 2006). Có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ ràng để có
thể kiểm tra và giám sát các hoạt động của người thực hiện án treo
Thứ ba, về tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
không có bất kì tình tiết tăng nặng nào và phải có từ hai tình tiết giảm nhẹ
trở lên trong đó bắt buộc có một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46
của BLHS.
Thứ tư, về tính nguy hiểm và sự tác động của tội phạm
Việc họ tại ngoại không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh
hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
Đức bị tòa án tuyên phạt 03 năm tù về Tội trộm cắp tài sản. Do đó, có thể

kết luận rằng, Đức có thể được Tòa xem xét cho hưởng án treo nếu có đầy đủ các
điều kiện tại điểm b), c), d) mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày
02/10/2007 (như đã phân tích ở trên).

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – đã được sửa
đổi, bổ sung ngày 19 tháng 06 năm 2009 – NXB. Lao động – xã hội 2009
2. Trường Đại học Luật Hà Nội – Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập I –
NXB. CAND 2010

3. Dương Tuyết Miên – Quyết định hình phạt theo Luật hình sự Việt Nam –
Luận án Tiến sĩ – Trường Đại học Luật Hà Nội 2003
4. Trường Đại học Luật Hà Nội – Trách nhiệm hình sự và hình phạt – Nxb.
CAND 2001.

7



×