Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BT nhóm LSNNPL những cải cách ở lục bộ dưới triều vua lê thánh tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.17 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam thì mô hình nhà
nước Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông được coi là một trong các nhà nước tiến bộ và hoàn chỉnh
nhất, nó đã trở thành mô hình nhà nước mẫu mực cho các đời vua và nhiều triều đại sau này. Có
được điều đó là do kết quả của công cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, đây là cuộc
cải tổ lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Trong đó tiêu biểu là
những cải cách ở Lục Bộ, đã góp phần làm hoàn thiện bộ máy nhà nước ở trung ương, đưa nhà Hậu
Lê ra khỏi một cuộc khủng hoảng lâm thời khi tổ chức bộ máy nhà nước của Lê Thái Tổ bộc lộ
nhiều bất cập.
Việc tìm hiểu về những cải cách ở Lục Bộ của Lê Thánh Tông có ý nghĩa quan trọng đối với
việc nghiên cứu lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam thời trung đại. Do đó, nhóm em xin chọn
đề tài “Những cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông.”
Bài viết của chúng em được hoàn thành trong thời gian không dài, nguồn tài liệu còn hạn
chế nên không thể tránh khỏi sai sót, mong các thầy cô thông cảm và chỉ bảo thêm. Chúng em xin
chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
1. Nguyên nhân dẫn tới cải cách của Lê Thánh Tông
Năm 1428, Lê Lợi đánh tan giặc Minh, giành lại độc lập tự chủ cho Đại Việt, lên ngôi hoàng
đế, bắt tay vào việc xây dựng Nhà nước mới. Tuy nhiên, Lê Thái Tổ không sử dụng thiết chế chính
trị cải cách của Hồ Quý Ly mà lại tổ chức bộ máy Nhà nước Đại Việt theo mô hình của nhà Trần. Ở
trung ương có Tả - Hữu tướng quốc, Đại Hành Khiển, Tả - Hữu Bộc Xạ, Bình Chương là những
trọng thần giúp vua bàn bạc các truyện quốc gia đại sự. Dưới đó là các cơ quan như Thượng thư
sảnh, Môn hạ sảnh, Trung thư sảnh, Khu mật viện, Thẩm hình viện, … Lê Thái Tổ chỉ cho tổ chức
hai bộ là bộ Lễ và bộ Lại (có ý kiến cho rằng thực tế là ba bộ, thêm bộ Dân hay còn gọi là bộ
Công), các bộ này chỉ những ban, phòng trực thuộc Thượng thư sảnh.
Mô hình nhà nước này rõ ràng chưa chặt chẽ, bộc lộ nhiều nhược điểm từ cuối thời Trần.
Việc nhà vua không trực tiếp quản lý các công việc mà phải thông qua nhiều quan trọng thần dẫn
đến việc nguyên tắc “Tôn quân quyền” không được đảm bảo; dần dần xuất hiện tình trạng các quan
thâu tóm quyền lực, thanh trừng những người không đứng về phía mình. Mặt khác, sau khi Lê Thái
Tổ qua đời, các vua kế vị thường còn ít tuổi, không đủ khả năng kiềm chế tình trạng mâu thuẫn nội
bộ, các quan trọng thần giết hại lẫn nhau, các công thần như Nguyễn Trãi, Trịnh Khả, Lưu Nhân


Chú … lần lượt bị giết hại. Tình trạng lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi xa hoa xuất hiện phổ biến.
Tình trạng này khiến nhà nước Đại Việt suy yếu, lâm vào một cuộc khủng hoảng ngắn trong khoảng
hơn 20 năm.
Do đó, để xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền mạnh, nhu cầu thiết yếu
đặt ra là phải chấn chỉnh lại kỷ cương phép nước, tiến hành cải cách toàn diện về thiết chế chính trị,
Những cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông

1


mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, cơ chế vận hành của toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính từ
trung ương đến địa phương, khắc phục tình trạng quyền lực thiếu tập trung trong tay nhà vua.
2. Nguyên tắc cải cách của Lê Thánh Tông
Từ thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hành chính mang tính phân tán,
quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền bị hạn chế; nội bộ tranh giành địa vị quyền
lực thì nhà vua nhất thiết phải thực hiện các chính sách cải cách mạnh tay với mục đích thâu tóm lại
quyền lực về tay mình. Đó là việc bảo đảm nguyên tắc “Tôn quân quyền” của Nho giáo trong việc
tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến. Do đó, nhà vua tiến hành hàng loạt cải cách như phế bỏ chế
độ tướng quốc; theo ông, chính chế độ này đã gây ra tình trạng chuyên quyền lấn át nhà vua: “nhà
Hán, Đường, Tống trở xuống thường noi theo phép cũ của nhà Tần lấy một người thừa chính. Được
như họ Tiêu, họ Tào, họ Bính chỉ độ vài người thôi. Còn kẻ trộm giữ uy phúc, che lấp thông minh,
dựng bè đảng để bền quyền, rộng lòng tham làm lầm nước, rốt cục đều đổ tôn tự, vạ sinh linh, như
lũ Trương Vũ, Khổng Quang chưa dễ kể hết”. Việc phế bỏ các chức quan trung gian giữa vua và bộ
máy hành chính cũng như các cơ quan tư pháp giúp lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, có một vị
vua đã chính thức thâu tóm hết ba quyền cơ bản là lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hơn thế nữa, Lê Thánh Tông còn đóng vai trò tổng tư lệnh quân đội, nắm trong tay quyền
thăng giáng, bổ nhiệm, bãi miễn hệ thống võ quan. Tuy không phế bỏ chức Thái úy nhưng viên
quan này không còn có quyền điều động quan đội nữa, nhà vua trực tiếp điều khiển mọi việc liên
quan đến quân sự.
Như vậy, điểm qua một số nội dung cải cách, có thể rút ra kết luận, Lê Thánh Tông chủ

trương đẩy mạnh cải cách theo hướng đề cao nguyên tắc “Tôn quân quyền”, khiến cho thế quyền
đang tản mác dần tập trung lại trong tay nhà vua, nêu cao vị trí chí tôn của vua trong mọi vấn đề
chính trị, xã hội, quân sự.
3. Nội dung cải cách ở Lục Bộ của Lê Thánh Tông.
Các chính sách cải cách của Lê Thánh Tông được tiến hành liên tục từ khi lên ngôi cho tới
tận khi nhà vua băng hà, nhưng ghi dấu ấn đậm nét nhất trong bài dụ “Hiệu định quan chế” khi ông
tiến hành cải cách quan chế, trong đó có cải cách ở Lục Bộ - xương sống của bộ máy nhà nước
phong kiến. Dụ có đoạn:
“Ngày nay đất đai, bản chương so với thời trước khác xa nhau lắm, không thể không tự
mình cầm lấy quyền chế tác, hết sức theo cái đạo biên thông.”
Từ đó, nhà vua chính thức trực tiếp cai quản bách quan, nắm vai trò quyết định tối hậu trong
mọi việc; hơn tất cả là Lê Thánh Tông đã đề ra mô hình tổ chức cơ quan hành chính – nhà nước
hoàn bị, dưới vua, quyền cai trị dân toàn quốc quy cả vào Lục Bộ tại triều đình. Các bộ đều hoạt
động dưới quyền chỉ huy trực tiếp của vua, theo quy chế mà nhà vua xây dựng, đảm bảo không lạm
quyền, vượt quyền nên rất đảm bảo nguyên tắc “Tôn quân quyền”.

Những cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông

2


Nội dung cải cách Lục Bộ của Lê Thánh Tông có thể nêu lên ở ba khía cạnh lớn: về trách
nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ; về tổ chức của mỗi bộ; về cơ chế kiểm tra giám sát đối với các bộ.
Thứ nhất, Lê Thánh Tông phân chia lại Lục Bộ từ hai bộ ban đầu, phân phó trách nhiệm,
quyền hạn cụ thể cho mỗi Bộ; các công việc của từng cơ quan được nêu lên rõ ràng, chi tiết, tránh
việc quản lý chồng chéo, ôm đồm cũng như tránh việc quá nhiều quyền lực nhà nước rơi vào tay
một cơ quan hoặc một bộ phận cơ quan.
Bộ Lại phụ trách việc tuyển bổ, thăng giáng, khảo xét quan lại.
Bộ Hộ phụ trách các công việc về hộ khẩu, tô thuế, kho tàng, thóc tiền và lương của quan
quân.

Bộ Lễ coi giữ công việc lễ nghi, tế tự, lễ mừng, tiệc yến, giáo dục, thi cử, bang giao, phụ
trách các sở Thái y viện, Tư thiên giám.
Bộ Binh trông coi các công việc về quân sự, binh nhung cấm vệ, tuyển dụng các võ quan
trong ngạch, khảo duyệt khí giới, lương thực để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
Bộ Công coi giữ công việc xây dựng cung điện, lăng tẩm, thành trì, cầu cống, đường xá,
quản lý thợ thuyền, đồng thời quản lý núi rừng, vườn tược, sông đầm.
Bộ Hình trông coi các luật lệnh, hình pháp, xét xử lại ngục tụng, xử tội về Ngũ hình.
Xét về mặt tính chất, Lục Bộ không phải là cơ quan cai trị độc lập mà chỉ là cơ quan chấp
hành. Lục bộ có quyền nhân danh Hoàng đế áp dụng luật lệ hoặc thi hành những mệnh lệnh mà
Hoàng đế ban ra. Lục Bộ phải báo cáo kết quả đã thực hiện được cũng như tình hình thực sự trong
nước để giúp hoàng đế ấn định các chính sách cai trị một cách sáng suốt. Mặt khác, Lục Bộ còn
đóng vai trò là cơ quan tư vấn cho Hoàng đế; khi thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ có
thể đề xuất các kiến nghị, các chính sách một cách chủ động hoặc khi Hoàng đế có yêu cầu tham
khảo ý kiến.
Thứ hai, Lê Thánh Tông đã tổ chức lại Lục Bộ một cách hợp lý hơn so với thời Lê Thái Tổ
cũng như Lê Nghi Dân. Lục Bộ là hệ thống cơ quan quan trọng, được ví với xương sống của toàn
bộ quốc gia phong kiến Nho giáo, do đó, theo Lê Thánh Tông, Lục Bộ phải nằm dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của “đầu não” của quốc gia – Hoàng đế. Lê Thánh Tông không những phế bỏ chức quan
trung gian giữa bách quan và vua là Tướng quốc mà còn tách hẳn Lục Bộ ra thành một thiết chế
riêng, chấm dứt việc các Bộ là cơ quan trực thuộc của Thượng Thư sảnh. Biến Lục Bộ thành một
thiết chế mạnh, hoạt động một cách tích cực trong hoạt động quản lý đất nước.
Mỗi bộ, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà Lê Thánh Tông xây dựng mô hình
tổ chức, ấn định các chức quan khác nhau nhưng cơ cấu của các Bộ nhìn chung gồm ba phần: Cơ
quan lãnh đạo, Cơ quan chuyên trách và Cơ quan thường trực.
Cơ quan thường trực của mỗi Bộ được gọi là Tư vụ sảnh, chuyên lo việc thường nhật trong
Bộ.
Những cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông

3



Cơ quan chuyên trách của mỗi Bộ được gọi là Thanh lại ty, đứng đầu mỗi ty là một viên
Lang trung; tùy theo mỗi Bộ mà số ty nhiều ít khác nhau, có tên khác nhau; ví dụ như Binh Bộ có
hai ty là Vũ khố và Quân vụ. Các ty này làm nhiệm vụ chuyên trách, thực thi các công việc thuộc
lĩnh vực Bộ mình quản lý.
Cơ quan lãnh đạo của mỗi bộ đều có tổ chức như nhau, bao gồm ba viên quan có phẩm hàm
cao: một Thượng thư hàm tòng nhị phẩm, Tả - Hữu Thị lang có hàm tòng tam phẩm. Ba viên quan
này có quyền điều khiển mọi hoạt động trong Bộ. Đây là một cơ chế quản lý sáng tạo của Lê Thánh
Tông, khi nhà vua xây dựng cơ chế lãnh đạo tập thể, chịu trách nhiệm liên đới, do đó, các quan
đứng đầu mỗi bộ không thể chuyên quyền mà phải chịu sự chế ước lẫn nhau từ những vị quan trong
cùng cơ quan lãnh đạo của Bộ. Cũng nhờ cơ chế lãnh đạo tập thể mà các quyết định của Bộ trở nên
sáng suốt hơn và hạn chế được sai lầm.
Mặt khác, do chuyên môn hóa mọi lĩnh vực nên chất lượng quản lý điều hành công việc
trong các Bộ cũng đồng thời được nâng cao.
Thứ ba, Lê Thánh Tông cũng xây dựng thành công cơ chế kiểm tra giám sát đối với từng Bộ
thông qua việc xây dựng Lục Tự và Lục Khoa, đặc biệt với Bộ có lĩnh vực quản hạt rộng nhất cũng
là Bộ quan trọng nhất của nhà nước phong kiến là Bộ Lễ thì ông sử dụng tới năm Tự để kiểm tra
giám sát hoạt động của Bộ này. Đại Lý Tự chỉ tham gia giám sát hoạt động của Hình Bộ. Lê Thánh
Tông cũng hoàn thiện thiết chế Lục Khoa gồm Binh khoa, Hình khoa, Hộ khoa, Lễ khoa, Lại khoa,
Công khoa tương ứng với Lục Bộ, vừa đóng vai trò tư vấn giúp việc cho Lục Bộ, vừa là cơ quan
giám sát hoạt động của Lục Bộ.
Ngoài ra, cơ quan kiểm tra giám sát truyền thống là Ngự sử Đài cũng được Lê Thánh Tông
tổ chức một cách quy củ từ trung ương xuống địa phương, tích cực hỗ trợ nhà vua trong việc giám
sát mọi hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có Lục Bộ.
Tóm lại, Lê Thánh Tông đã thực hiện hai biện pháp chính trong cải cách tại Lục Bộ. Đó là:
-

Không tập trung quá lớn quyền lực vào tay một bộ hoặc một bộ phận cơ quan
Các cơ quan trong Bộ máy nhà nước tăng cường kiểm tra giám sát lẫn nhau, các quan
tăng cường chế ước lẫn nhau.


Tuy nhiên việc tổ chức hoạt động giám sát vẫn còn chỗ chưa hoàn thiện. Về lý thuyết, các cơ
quan kiểm tra giám sát được tổ chức và hoạt động độc lập so với Lục Bộ nhưng quan chức đứng
đầu các cơ quan này (Đô ngự sử, Phó đô ngự sử, Đô cấp sự trung) đều có phẩm hàm thấp hơn so
với quan đứng đầu các Bộ. Từ đó gây ra khó khăn cho việc giám sát hoạt động của Lục Bộ.
4. Kết quả và ý nghĩa của cải cách ở Lục Bộ của Lê Thánh Tông
Giữa lúc triều chính nhà Lê đang lục đục mâu thuẫn, lên nắm chính quyền, Lê Thánh Tông
đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng phe phái trong cung đình, khẩn trương tổ chức xây dựng đất
nước với một tinh thần cải cách mạnh mẽ, táo bạo.
Những cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông

4


Về cơ bản, công cuộc cải cách ở Lục Bộ của Lê Thánh Tông là nhằm tập trung tuyệt đối
quyền lực vào người đứng đầu nhà nước là nhà vua, tăng cường sức mạnh của bộ máy quan liêu. Lê
Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan, cơ quan và các cấp chính quyển trung gian, thành lập các
cơ quan giám sát kiểm soát lẫn nhau để ngăn ngừa sự lạm quyền. Nhờ đó, bộ máy nhà nước trung
ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đã đạt đến mức hoàn bị, từ trung ương đến xã. Thế lực
của đại quí tộc bị hạn chế, thay vào đó là sự tham chính của tầng lớp sĩ phu Nho giáo được tuyển
lựa bằng con đường thi cử. Chính quyền Lê sơ, như vậy vừa mang tính quan liêu vừa mang tính
chuyên chế cao độ. Từ đây, chính quyền phong kiến Việt Nam chính thức chuyển đổi từ thiết chế
chính trị phong kiến quý tộc sang thiết chế chính trị phong kiến quan liêu.
Sự hoàn bị và được đánh giá cao trong tổ chức chính quyền thời kỳ này là bên cạnh việc
phân công chức năng, nhiệm vụ tương đối rõ ràng giữa các cơ quan còn có cả những thiết chế giám
sát, phản biện như Lục khoa và đặc biệt là cơ quan Ngự sử đài. Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao
tính chất hoàn bị của mô hình này không chỉ ở chỗ bộ máy thời kỳ này có nhiều chức quan hơn,
được chuyên môn hoá hơn so với thời kỳ trước mà chính ở thiết chế giám sát quyền lực.
KẾT LUẬN
Như vậy, khoảng từ năm 1471, thông qua cải cách, Lê Thánh Tông đã tạo được hệ thống

hành chính thống nhất trong phạm vi cả nước. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ
phong kiến đương thời, trong đó, trung ương và địa phương gắn liền nhau, quyền lực được bảo đảm
từ trên xuống dưới. Cải cách hành chính của Lê Thánh Tông đã là nhân tố quyết định tạo nên triều
đại phong kiến nhà Lê huy hoàng, thịnh trị nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cuộc cải cách
đã để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá.

Những cải cách ở Lục Bộ dưới triều vua Lê Thánh Tông

5



×