Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài tập lớn môn luật HÌNH sự module 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.64 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Xã hội ngày một phát triển, cùng với sự phát triển đó là đời sống con người
ngày một nâng cao. Tuy vậy có một thực tế là xã hội ngày một phát triển thì số
lượng tội phạm ngày một gia tăng, trong đó phải kể đến các tội phạm về sở hữu như
tội cướp tài sản, tội cướp giật tài sản, tội trộm cắp tài sản…không chỉ gia tăng về số
lượng mà thủ đoạn của tội phạm cũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Để hiểu rõ
hơn về tình trạng này, em xin phân tích một tình huống cụ thể sau:
C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt có giá trị
30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 điều 133 BLHS.
C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù. Anh (chị) hãy xác định:
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội phạm gì theo sự phân loại tội
phạm tại khoản 3 điều 8 BLHS?
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình
thức? Tại sao?
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm?
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay
không? Tại sao?
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu
TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
NỘI DUNG
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội phạm gì theo sự phân loại tội
phạm tại khoản 3 điều 8 BLHS?
Luật hình sự Việt Nam phân tội phạm ra thành 4 nhóm và được quy định tại
khoản 3 điều 8 Bộ luật hình sự (BLHS):
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm


nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm


gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy
hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là
trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”
Theo định nghĩa trên, các nhóm tội phạm được phân biệt với nhau bởi các dấu
hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội và cả dấu hiệu về măt hậu quả pháp lý. Nếu
như tội phạm nói chung có dấu hiệu về mặt nội dung chính trị, xã hội là tính nguy
hiểm cho xã hội và có dấu hiệu về mặt hậu quả pháp lý là tính phải chịu hình phạt
thì các nhóm tội phạm cũng có những dấu hiệu đó, vì đều là tội phạm nhưng với
những nội dung cụ thể khác nhau và có thể thấy rằng, khung chính phạt chính là
dấu hiệu có tính độc lập tương đối để phân biệt các nhóm tội phạm với nhau.
Tội phạm mà C phạm phải được quy định tại khoản 1 điều 133 được quy định
như sau:
 Khoản 1 điều 133 BLHS:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm người cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”
Trường hợp phạm tội của C không thuộc loại tội phạm là ít nghiêm trọng và
nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này lần lượt là ba
năm và bảy năm tù. Tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất của khung hình
phạt là đến mười lăm năm tù. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với C trong
trường hợp này là mười năm tù. Như vậy, trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội
phạm rất nghiêm trọng.


2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP
hình thức? Tại sao?
Để giải thích tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có cấu thành tội phạm
(CTTP) vật chất hay hình thức, trước tiên ta phải nắm được một số vấn đề lí luận
sau:

CTTP là hình thức phản ánh tội phạm trong luật. CTTP là sự mô tả có tính
đặc trưng, phản ánh được đầy đủ nội dung chính trị - xã hội của tội phạm. Mối
quan hệ giữa CTTP và tội phạm thực tế là mối quan hệ giữa một bên là khái niệm
pháp lí một bên là hiện tượng thực tế mà khái niệm đó phản ánh. Việc xác định một
hành vi có phải là tội phạm hay không, và nó là tội phạm gì là quá trình xác định
hành vi đó có thỏa mãn các dấu hiệu của một CTTP hay không.
CTTP vật chất có phần dấu hiệu khách quan gồm hành vi, hậu quả và mối
nhân quả giữa hành vi và hậu quả, còn CTTP hình thức có phần dấu hiệu khách
quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nói một cách dễ hiểu là nếu CTTP vật chất
yêu cầu cả dấu hiệu hành vi và kết quả của hành vi thì CTTP hình thức chỉ cần yêu
cầu dấu hiệu về mặt hành vi, không cần kết quả. Có sự khác biệt này là do đối với
những tội có CTTP hình thức thì chỉ riêng dấu hiệu hành vi đã thể hiện được đầy
đủ tính nguy hiểm cho xã hội hoặc hậu quả khó xác định. Mặt khác đối với những
tội có CTTP vật chất thì nếu chỉ riêng hành vi chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy
hiểm cho xã hội mà đòi hỏi phải có cả hậu quả của hành vi thì tính nguy hiểm cho
xã hội mới được thể hiện đầy đủ.
Tại khoản 1 điều 133 BLHS, các nhà làm luật chỉ quy định về dấu hiệu hành
vi: “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm
người cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” chứ
không đề cập đến hậu quả là có cướp được tài sản từ người bị hại hay chưa.


Như vậy, từ những căn cứ vào những lí luận trên có thể kết luận tội cướp tài
sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP hình thức.
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm?
a. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản?
Đối với hành vi dùng vũ lực làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản thì theo cách hiểu phổ biến hiện

nay được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặc không sử dụng công cụ
thực hiện phạm tội như gậy, dao, súng…trợ giúp) tác động đến thân thể người bị
tấn công (thường là chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lí, bảo vệ tài sản)
làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm
chiếm đoạt tài sản. Bằng hành vi tấn công như vậy, người phạm tội không chỉ nhằm
mà trên thực tế thường đã làm tê liệt sự chống cự của người bị tấn công, làm cho
khả năng chống cự không thể xảy ra hoặc làm cho người bị tấn công tê liệt về ý chí
không dám chống cự.
Theo quy định tại điều 133 BLHS, tội cướp tài sản được coi là hoàn thành khi
người phạm tội thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc, hành vi khác và đã làm cho người bị tấn công không thể chống cự
lại được nhằm chiếm đoạt tài sản. Việc chiếm đoạt được tài sản hay chưa không
phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này và cũng không phải là dấu hiệu để xác
định tội phạm hoàn thành của tội cướp tài sản.
Vậy nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C cũng
sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS) về tội cướp tài sản.


b. Giai đoạn thực hiện tội phạm?
C phạm tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP hình thức ( giải thích
ở câu 2). Tội phạm có CTTP hình thức không có giai đoạn phạm tội chưa đạt mà
chỉ có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và tội phạm hoàn thành.
Trong trường hợp C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm được tài sản thì có
thể khẳng định đây là giai đoạn tội phạm hoàn thành.
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết cac dấu
hiệu được mô tả trong CTTP. Khi tội phạm hoàn thành thì hành vi phạm tội đã có
đủ các dấu hiệu phản ánh tính chất đầy đủ của loại tội đó. Luật hình sự Việt Nam
khẳng định: Thời điểm tội phạm hoàn thành không phụ thuộc vào người phạm tội
đã đạt được mục đích của mình hay chưa. Khái niệm tội phạm hoàn thành không
dùng để chỉ thời điểm người phạm tội đạt được mục đích của mình, khi tội phạm

hoàn thành thì cũng có thể người phạm tội đã đạt được mục đích của mình nhưng
cũng có thể chưa đạt được mục đích đó. Nói tội phạm hoàn thành là hoàn thành về
mặt pháp lí – tức tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP.
Trong thực tiễn áp dụng, khi xác định trường hợp phạm tội cố ý cự thể là hoàn
thành hay chưa, chỉ cần kiểm tra hành vi phạm tội đó đã thỏa mãn hết các dấu hiệu
của CTTP hay chưa. Sẽ là trường hợp phạm tội hoàn thành nếu hành vi phạm tội đã
thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP và ngược lại sẽ là trường hợp phạm tội chưa
hoàn thành nếu là hành vi phạm tội chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu (khách quan)
của CTTP.
Ở đây, hành vi của của C đã thỏa mãn hết các dấu hiệu trong CTTP đó là dùng
vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của K (trong CTTP tại khoản 1 điều 133 BLHS chỉ
quy định “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành
vi khác làm người cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự
được nhằm chiếm đoạt tài sản…” chứ không đề cập đến hậu quả xảy ra là người bị
tấn công đã mất tài sản hay chưa, chỉ cần vậy là tội phạm đã bị coi là hoàn thành và
bị truy cứu TNHS về tội cướp tài sản.


4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
hay không? Tại sao?
 Theo khoản 2 điều 12 BLHS quy định:
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”.
Như đã khẳng định ở câu 1 của bài tập thì trường hợp phạm tội của C thuộc
loại tội rất nghiêm trọng theo khoản 3 điều 8 BLHS. Theo đề bài thì C có hành vi
dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K trị giá 30 triệu đồng. Chúng ta bắt đầu phân
tích lỗi của C trong trường hợp này.
Cần khẳng định lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới

hình thức cố ý hoặc vô ý.
 Căn cứ vào khoản 1 điều 9 BLHS đã quy định rõ về lỗi cố ý trực tiếp:
“Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra.”
Ở trường hợp này khẳng định rằng lỗi của C trong trường hợp này là lỗi cố ý
trực tiếp dựa trên mặt chủ quan của C tức là căn cứ vào lí trí và ý chí khi C thực
hiện tội phạm.
Về lí trí: Do thiếu thốn về vật chất, C đã dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản của
K với trị giá 30 triệu đồng. C bị tòa tuyên phạt 7 năm tù về tội cướp tài sản chứng
tỏ C hoàn toàn bình thường về mặt nhận thức. C hoàn toàn điều khiển được hành vi
của mình, không mắc bệnh tâm thần và thấy rõ được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội. Ở các tội có CTTP hình thức, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt
buộc, do vậy có thấy trước được hay không thấy trước hậu quả không được đặt ra
khi xem xét lí trí của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.


Tội của C là CTTP hình thức do vậy hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải
là dấu hiệu bắt buộc cho nên việc xác định ý chí đối với hậu quả nguy hiểm cho xã
hội không được đặt ra.
Từ những khẳng định trên thì lỗi của C là lỗi cố ý trực tiếp. C phạm tội rất
nghiêm trọng do cố ý trực tiếp. Vậy theo khoản 2 điều 12 BLHS nếu C vừa tròn 14
tuổi thì C vẫn phải chịu TNHS về tội phạm của mình.
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải
chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
Theo Giáo trình luật Hình sự Việt Nam 1 thì chuẩn bị phạm tội là giai đoạn
trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực
hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
Tất cả những hành vi chuẩn bị phạm tội đều chưa trực tiếp làm biến đổi tình
trạng của đối tượng tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội
là khách thể của loại tội định thực hiện. Sự gậy thiệt hại cho khách thể có thể xảy ra

hay không và xảy ra như thế nào, rõ ràng có sự phụ thuộc nhất định vào hành vi
chuẩn bị. Chính do vậy mà hành vi chuẩn bị phạm tội cũng được coi là một trong
các giai đoạn của quá trình thực hiện tội phạm, mặc dù bản thân chưa phải là hành
vi thực hiện tội phạm.
 Điều 17 BLHS quy định:
“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra
hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạt một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biết nghiêm
trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.”
Do trường hợp tội cướp tài sản của C thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng nên
nếu C mới chuẩn bị phạm tội thì C vẫn phải chịu TNHS về tội cướp tài sản trên.


KẾT LUẬN
Qua những phân tích đánh giá về tình huống trên, cũng như tham khảo
những tài liệu có liên quan về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, nhóm chúng em
đã có thêm được nhiều kiến thức cơ bản về tội phạm nói chung và tội danh này nói
riêng, bao gồm việc xác định loại tội phạm, CTTP, giai đoạn thực hiện tội phạm,
các yếu tố liên quan đến việc truy cứu TNHS… việc hiểu rõ về các hành vi phạm
tội không chỉ giúp chúng ta nâng cao ý thức pháp luật, tránh xa các hành vi phạm
pháp mà còn là cơ sở là nền tảng để mỗi người có thể tuyên truyền, giáo dục pháp
luật cho mọi người trong xã hội, tạo tiền đề xây dựng một xã hội công bằng, văn
minh.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội phạm gì theo sự phân loại tội


1
1
1

phạm tại khoản 3 điều 8 BLHS?
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP

3

hình thức? Tại sao?
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị

4

truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm?
a. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị

4

truy cứu TNHS về tội cướp tài sản?
b. Giai đoạn thực hiện tội phạm?
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình

5
6

hay không? Tại sao?
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải
chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

KẾT BÀI

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7
8


1. Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1 – Đại học Luật Hà Nội – NXB Công
an nhân dân 2007
2. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam (bình luận
chuyên sâu)
3. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009)
4. />5. />6. />7. />


×