Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài tập hình sự 1 đề 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.84 KB, 12 trang )

TÌNH HUỐNG
Ngày 20/10/2010 Trần Văn B là công dân Việt Nam đang du lịch tại Lào đã
có hành vi sử dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản 190 triệu đồng của doanh
nghiệp X tại Việt Nam. Đến ngày 2/11/2010 tại Viêng Chăn, do mâu thuẫn cá
nhân B có hành vi giết anh C là công dân Việt Nam đang kinh doanh tại Lào
nhưng cơ quan Tư pháp của Lào không biết. Trần Văn B về Việt Nam và bị phát
hiện các hành vi phạm tội nêu trên. Công an Việt Nam bắt giữ B vào tháng
5/2012. Hỏi:
1. Tội giết người và tội chiếm đoạt tài sản qua sử dụng mạng máy tính
(Điều 226b Bộ luật hình sự) mà B thực hiện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo pháp luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ vì sao?
2. Với nội dung quy định về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật
hình sự thì có cơ sở để xác định tội phạm này là cấu thành tội phạm vật chất hay
cấu thành tội phạm hình thức không? Giải thích rõ tại sao?
3. Khẳng định tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai ?
Giải thích rõ vì sao?
4. Giả định hành vi giết người của B bị phát hiện ở Lào và cơ quan Công
an của Lào bắt giữ B thì B có thể bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam
không?

1


MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của xã hội nước ta đang từng bước nâng cao vị trí
trên trường quốc tế, tuy nhiên thì tình hình tội phạm trong nước diễn ra ngày
càng phức tạp và nguy hiểm, tội phạm không chỉ thực hiện ở trong nước mà còn
thực hiện ở nước ngoài nhằm trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự đã
gây nhiều xôn xao trong dư luận. Điều này đặt ra yêu cầu cơ quan có thẩm
quyên phải có những biện pháp nhằm xử lí nghiêm minh tình trạng này nhằm ổn
định xã hội. Tình huống trên là một ví dụ điển hình cho vấn đề này, giải quyết


tình huống trên sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thực trạng này.

NỘI DUNG
1. Tội giết người và tội chiếm đoạt tài sản qua sử dụng mạng máy tính
(Điều 226b Bộ luật hình sự) mà B thực hiện có bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo pháp luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ vì sao?
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa” (khoản 1 Điều 8).
Tội giết người và tội chiếm đoạt tài sản qua sử dụng mạng máy tính (Điều
226b Bộ luật hình sự) mà B thực hiện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
pháp luật hình sự Việt Nam.
Thứ nhất, đối với tội giết người quy định tại Điều 93. Trong trường hợp này
có thể thấy B phạm tội giết người quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự
Việt Nam: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”. Tuy hành vi giết người của B
2


được thực hiện tại Lào nhưng theo nguyên tắc quốc tịch thì luật hình sự của mỗi
quốc gia có hiệu lực đối với tất cả các tội phạm do công dân của mình thực hiện
không kể hành vi phạm tội đó được thực hiện ở trong nước hay nước ngoài, tại
khoản 1 Điều 6 Bộ luật hình sự cũng đã xác định:
“1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ

luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú
ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Trong trường hợp này thì anh B và C đều là công dân Việt Nam và đang ở
trên lãnh thổ Lào. Vì vậy dù hành vi giết người của anh B tuy được thực hiện
trên lãnh thổ Lào nhưng anh B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật
Việt Nam. Hơn nữa hành vi phạm tội của anh B lại bi phát hiện tại Việt Nam và
bị công an Việt Nam bắt giữ nên B có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp
luật hình sự Việt Nam. Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự thì
B bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm về tội giết người.
Thứ hai, đối với tội chiếm đoạt tài sản qua sử dụng mạng máy tính được
quy định tại Điều 226b. Trong trường hợp này B đã có hành vi sử dụng mạng
máy tính chiếm đoạt tài sản 190 triệu đồng của doanh nghiệp X tại Việt Nam, từ
đó có thể xác định B đã phạm tội sử dụng mạng máy tính để thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 226b: “Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”. Đối với
hành vi phạm tội này thì anh B có phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
pháp luật Việt Nam bởi vì B vừa là công dân Việt Nam lại có hành vi phạm tội
trên lãnh thổ Việt Nam: “ Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
(khoản 1 Điều 5). Hành vi phạm tội được coi là thực hiện trên lãnh thổ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi hành vi ấy hoặc hậu quả của hành vi

3


ấy xẩy ra trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được coi
là phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi:
- Tội phạm bắt đầu và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam;
- Tội phạm bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam nhưng kết thúc ngoài lãnh thổ

Việt Nam;
- Tội phạm bắt đầu ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng kết thúc trên lãnh thổ
Việt nam;
- Cũng bị xét xử theo Bộ luật hình sự Việt Nam tại lãnh thổ Việt Nam khi
một người đã phạm một tội trên lãnh thổ Việt Nam và phạm một tội khác ngoài
lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp này, người thực hành và những người
đồng phạm khác đều phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt
Nam.
Xét trong trường hợp này, tuy hành vi của B được thực hiện ở ngoài lãnh
thổ Việt Nam - tức ở Lào nhưng hậu quả của hành vi phạm tội của anh B lại kết
thúc - gây ra hậu quả trên lãnh thổ Việt Nam tức là công ty X đã bị thiệt hại 190
triệu đồng bởi hành vi phạm tội của B. Do đó, tuy B thực hiện hành vi phạm tội
này ở Lào nhưng vẫn được xem là phạm tội trên lãnh thổ của nước Việt Nam vì
hậu quả của hành vi phạm tội của anh B đã xẩy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Áp
dụng khoản 1 Điều 5 về hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi
phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì B có bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, căn cứ vào
khoản 2 Điều 226b Bộ luật hình sự thì B bị phạt tù từ ba năm đến bẩy năm về tội
chiếm đoạt tài sản qua sử dụng mạng máy tính
Như vậy, tội giết người và tội chiếm đoạt tài sản qua sử dụng mạng máy
tính (Điều 226b Bộ luật hình sự) mà B thực hiện có bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo pháp luật hình sự Việt Nam. Căn cứ vào khoản 2 Điều 93 và khoản 2
điều 226b của Bộ luật hình sự Việt Nam thì tội giết người và tội chiếm đoạt tài
sản qua sử dụng mạng máy tính của B bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi hai
năm.
4


2. Với nội dung quy định về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật
hình sự thì có cơ sở để xác định tội phạm này là cấu thành tội phạm vật

chất hay cấu thành tội phạm hình thức không? Giải thích rõ tại sao?
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng
cho loại tội phạm cụ thể được quy đinh trong luật hình sự. Dựa vào đặc điểm
cấu trúc của các dấu hiệu thuộc mặt khách quan, có thể chia cấu thành tội phạm
thành cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm hình thức. Cấu thành
tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là
hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Tức là chỉ
riêng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội thì chưa thể hiện được hoặc chưa
thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm đó mà đòi hỏi phải có cả dấu hiệu
hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội
phạm có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tức
là chỉ riêng dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện đầy đủ tính chất
của tội phạm đó.
Điểm khác nhau giữa cấu thành tội phạm vật chất và cấu thành tội phạm
hình thức là ở chỗ nhà làm luật quy định dấu hiệu hậu quả là dấu hiệu bắt buộc
hay không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Việc xác định
loại tội nào có cấu thành tội phạm vật chất hay có cấu thành tội phạm hình thức
phải dựa vào quy định của luật, tránh quan niệm cho rằng nếu có hậu quả xảy ra
thì tội phạm đang xét có cấu thành tội phạm vật chất hay ngược lại, nếu hành vi
phạm tội chưa gây ra hậu quả thì tội có cấu thành tội phạm hình thức.
Với nội dung quy định về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình
sự thì không có cơ sở để xác định tội phạm này là cấu thành tội phạm vật chất
hay cấu thành tội phạm hình thức. Bởi vì, để xác định một tội phạm có cấu thành
vật chất hay cấu thành hình thức thì phải dựa vào mô tả trong cấu thành cơ bản
của tội phạm đó.
Đối với tội giết người tại Điều 93, giết người được định nghĩa một cách đơn
giản là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.
Điều 93 không mô tả các dấu hiệu của tội giết người, nhưng về mặt lý luận thì từ
5



định nghĩa về hành vi giết người thì có thể thấy cấu thành tội phạm cơ bản của
tội này cũng chỉ đơn giản là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác
một cách trái pháp luật. Tức là hành vi này đã mang đầy đủ dấu hiệu cần và đủ,
đặc trưng của tội giết người, phản ánh đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm, đồng
thời cũng cho phép phân biệt nó với tội khác. Chỉ cần người phạm tội thực hiện
hành vi tước đoạt tình mạng của người khác thì đã đủ các yếu tố cấu thành tội
phạm, mà cụ thể là cấu thành tội phạm cơ bản. Như vậy, quy định tại khoản 2
Điều 93 chính là cấu thành cơ bản của tội giết người chứ không phải là cấu
thành tội phạm giảm nhẹ. Bởi vì, khoản 2 chỉ quy định duy nhất một dấu hiệu đó
là giết người (tước đoạt tính mạng của người khác) chứ không hề xuất hiện bất
cứ một dấu hiệu nào phản ánh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự một
cách đáng kể.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì cấu thành tội phạm tăng
nặng là cấu thành tội phạm trong đó mô tả những trường hợp phải tăng nặng
trách nhiệm hình sự một cách đáng kể so với trường hợp bình thường của một
loại tội. Đối chiếu với quy định tại khoản 1, chúng ta thấy rõ ngoài hành vi tước
đoạt tính mạng của người khác thì còn có những dấu hiệu phản ánh những tình
tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách đáng kể so với khoản 2 của điều
luật này như: giết nhiều người, giết phụ nữ mà biết là có thai, giết trẻ em, giết
người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân,… Như vậy,
khoản 1 chính là cấu thành tội phạm tăng nặng còn khoản 2 chính là cấu thành
tội phạm cơ bản.
Do đó, khi xác định tội giết người là cấu thành vật chất hay hình thức thì
phải căn cứ vào cấu thành tội phạm cơ bản tức là khoản 2, chứ không thể căn cứ
vào cấu thành tội phạm tăng nặng ở khoản 1.
3. Khẳng định tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay
sai ? Giải thích rõ vì sao?
Khẳng định tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng là sai. Bởi vì, với nội
dung quy định về tội giết người tại Điều 93 Bộ luật hình sự thì có hai loại tội

phạm, đó là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng.
6


Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, được quy định trong luật
hình sự và phải chịu hình phạt. Tội phạm bao gồm những hành vi có tính chất
đặc biệt nguy hiểm cho xã hội đến những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội
không lớn. Do có sự khác nhau về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của tội phạm mà vấn đề phân hóa và cá thể hóa hình phạt được đặt ra và coi là
nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam. Thể hiện nguyên tắc này, Luật hình sự
Việt Nam phân tội phạm ra thành bốn nhóm tội khác nhau: tội phạm ít nghiêm
trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn
cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù;
tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù; tội phạm rất nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình” (khoản 3 Điều
8 Bộ luật hình sự).
Căn cứ vào cách phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự thì
có thể phân loại tội giết người quy định tại Điều 93 thành hai loại tội: tội phạm
rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu phạm tội giết người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93
có khung hình phạt được quy định từ mười hai năm đến hai mươi năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình. Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt quy định
tại khoản 1 là đến hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình nên đây được
xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Nếu phạm tội giết người được quy định tại khoản 2 Điều 93 có khung hình

phạt được quy định từ bẩy năm đến mười lăm năm tù. Như vậy, mức cao nhất
của khung hình phạt được quy định tại khoản 2 là đến mười lăm năm tù nên đây
được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng.

7


Khoản 3 Điều 93 quy định về hình phạt bổ sung không phải là căn cứ để
phân loại tội phạm.
Như vậy, tội giết người chỉ bị coi là tội đặc biệt nghiêm trọng nếu tội đó
thỏa mãn một hoặc nhiều tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 93:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất
nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
……”
“Trường hợp phạm tội không thuộc không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều này” (khoản 2 Điều 93) thì được xác định là tội rất nghiêm
trọng, bởi vì mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội giết người tại khoản 2
là đến mười lăm năm tù (thuộc loại tội rất nghiêm trọng). Ví dụ như giết người
do ghen tuông, do mâu thuẫn cá nhân, hiểu lầm,… các trường hợp giết người
này không thuộc vào các trường hợp phạm tội được quy định tại khoản 1 nên có

thể xác định đây là tội rất nghiêm trọng. Như vậy, khẳng định định tội giết người
là tội đặc biệt nghiêm trọng là sai, bởi vì chỉ bị coi là tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng khi hành vi phạm tội thỏa mãn một trong các trường hợp quy định tại

8


khoản 1, còn các trường hợp giết người không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 1 thì được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng.
4. Giả định hành vi giết người của B bị phát hiện ở Lào và cơ quan
Công an của Lào bắt giữ B thì B có thể bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt
Nam không?
Nếu hành vi giết người của B bị phát hiện ở Lào và cơ quan Công an của
Lào bắt giữ B thì B có thể bị xét xử theo pháp luật hình sự Việt Nam.
Thông thường, theo nguyên tắc lãnh thổ thì luật hình sự của mỗi quốc gia
có hiệu lực đối với tất cả các tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của mình, không kể
người thực hiện tội phạm đó là công dân của quốc gia hay người nước ngoài hay
người không có quốc tịch. Tuy nhiên, cần loại trừ những công dân nước ngoài
thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo luật
quốc tế. Như vậy, nếu áp dụng nguyên tắc lãnh thổ để truy cứu trách nhiệm hình
sự trong trường hợp này thì anh B có thể bị xét xử theo pháp luật hình sự Lào.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc quốc tịch thì luật hình sự của mỗi quốc gia có
hiệu lực đối với tất cả các tội phạm do công dân của mình thực hiện không kể
hành vi phạm tội đó được thực hiện ở trong nước hay nước ngoài thì đều có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam:
“1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ
luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú

ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” (khoản 1 Điều 6 Bộ luật hình sự)
Nghĩa là công dân Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Việt Nam,
không những khi họ đang ở trong nước, mà ngay cả khi họ ở ngoài nước. Vì
vậy, nếu công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam thì họ
vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam, dù họ
đã bị hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự trên lãnh thổ của quốc gia đó.
9


Trường hợp công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có thể phải chịu trách
nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam nếu như hành vi phạm tội mà họ
thực hiện ở nước ngoài cũng được Bộ luật hình sự Việt Nam quy định là tội
phạm và phải chịu hình phạt. Tuy nhiên, nếu công dân Việt Nam phạm tội ở
nước ngoài đã chịu hình phạt theo pháp luật của nước ngoài đó rồi, thì Tòa án
Việt Nam có thể miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho họ. Khi kết án
những người này thì hình phạt nói chung không nên vượt quá mức cao nhất của
chế tài do luật hình sự của nước nơi xảy ra tội phạm quy định.
Xét trong tình huống trên ta có thể thấy Trần Văn B là công dân Việt Nam
đang đi du lịch tại Lào và do mâu thuẫn cá nhân B đã có hành vi giết anh C là
công dân Việt Nam đang kinh doanh tại Lào. Như vậy, B là công dân Việt Nam
đã thực hiện tội phạm (tội giết người) trên lãnh thổ của Lào và được quy định tại
Điều 93 Bộ luật hình sự Việt Nam:
“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì
bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc
cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”
Như vậy, theo nguyên tắc quốc tịch thì anh B có thể bị xét xử theo pháp luật
hình sự Việt Nam bởi vì anh B là công dân Việt Nam có hành vi phạm tội đã
được quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam là tội phạm (Điều 93). Về việc hành
vi giết người của B bị phát hiện ở Lào và bị cơ quan Công an của Lào bắt giữ
10


không ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự của B theo Bộ luật hình
sự Việt Nam. Bởi vì giữa Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về
dân sự và hình sự (ngày 06/07/1998), theo đó hai nước có sự hợp tác toàn diện
trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự trên cơ sở tôn
trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Theo Hiệp định này thì Lào
sẽ tiến hành dẫn độ B về nước để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự: “Phù
hợp với những điều đã ghi trong Hiệp định này, Nước ký kết này sẽ dẫn độ công
dân của Nước ký kết kia đang ở trên lãnh thổ của nước mình cho Nước ký kết
kia để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành bản án, quyết
định hình sự” (Điều 59). Tuy nhiên, “nước ký kết yêu cầu dẫn độ có trách
nhiệm thông báo kết quả tố tụng hình sự hoặc nếu có bản án có hiệu lực pháp
luật thì gửi bản sao bản án nói trên cho Nước ký kết được yêu cầu.” (Điều 73).
Như vậy, phù hợp với Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự đã
được ký kết giữa Việt Nam và Lào, theo nguyên tắc quốc tịch - luật hình sự của
mỗi quốc gia có hiệu lực đối với tất cả các tội phạm do công dân của mình thực
hiện, không kể tội phạm đó xảy ra ở đâu, cho nên hành vi giết người của B có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam. Nói “có
thể” tức là B không nhất định sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật
Việt Nam, bởi vì B thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Lào và lại bị cơ
quan công an lào bắt giữ nên B cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo

pháp luật hình sự Lào.

KẾT LUẬN
Như vậy, tình hình tội phạm hiện nay diễn ra hết sức phức tạp không chỉ ở
trong nước mà còn ở ngoài nước do công dân nước ta thực hiện nhằm mục đích
tránh trách nhiệm hình sự. Yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện pháp luật về việc xử
lí tội phạm diễn ra ở nước ngoài và phải tăng cường phối hợp với cơ quan chức
năng ở nước ngoài để có thể kịp thời xử lí tránh việc để lọt tội phạm.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
2. Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam và Lào
năm 1998.
3. Bộ tư pháp - Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ
luật hình sự năm 1999 (Phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Tập I,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.
5. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự (Phần
chung), Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005
6. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần
chung), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
7. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm Tập I, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.
8. TS. Phùng Thế Vắc - TS. Trần Văn Luyện - LS,ThS. Phạm Thanh Bình ThS. Nguyễn Đức Mai - ThS Nguyễn Sĩ Đại - Ths. Nguyễn Mai Bộ, Bình
luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm), Nxb. Công
an nhân dân, Hà Nội, 2001.
9. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb. Công

an nhân dân, Hà Nội, 2005.
10.TS. Đỗ Đức Hồng Hà, Bài tập Luật hình sự và Tố tụng hình sự, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, 2009.

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×