Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BTHK công pháp quốc tế đề 10 các vấn đề pháp lý và thực tiễn xét xử các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế của tòa án hình sự quốc tế (ICC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.24 KB, 10 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Tội phạm quốc tế được Ủy ban luật quốc tế xác định là các hoạt động chống lại
pháp luật quốc tế, phát sinh do hành vi vi phạm nghĩa vụ của quốc gia. Tội phạm quốc tế
là mối nguy hiểm nhất đối với toàn thể nhân loại, vì chúng xâm hại tới hoàn bình và an
ninh quốc tế. Các tội phạm quốc tế đều xâm phạm đến chuẩn mực chung của pháp luật,
quy tắc chung của đời sống pháp lý quốc tế, cũng như nguyên tắc nhân đạo trong luật
quốc tế; thậm chí đi ngược và làm xấu đi các chuẩn mực hợp tác quốc tế giữa các quốc
gia, dân tộc và nhà nước. Đặc biệt tội phạm này đã xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh
quốc gia, quyền dân tộc và quyền con người.
Tuy nhiên, phần lớn những người phạm các tội phạm quốc tế lại không bị trừng trị
bằng những biện pháp hình sự. Công lý đòi hỏi những người này phải bị truy tố và xét xư
hình sự, phải chịu trách nhiệm về tội ác đã gây ra. Trong bối cảnh đó, một thiết chế quốc
tế ổn định lâu dài, bền vững với sự hợp tác đông đảo của các quốc gia trên thế giới sẽ là
công cụ pháp lý hiệu quả để ngặn chặn các tội phạm này. Từ ngày 15/6/ - 17/7/1998, 160
quốc gia đã tham gia vào Hội nghị ngoại giao của Liên Hợp quốc (LHQ) được tổ chức tại
Rome để bàn về việc thành lập ra Tòa án hình sự quốc tế. Và ngày 17/7/1998, 120 quốc
gia đã bỏ phiếu thông qua Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (the International
Criminal Court – viết tắt là ICC). Đây được xem như là một trong những cố gắng lớn lao
của cộng đồng quốc tế, nhằm trừng trị tội phạm quốc tế, đem lại một thế giới hoà bình, ổn
định.
Trong phạm vi bài tập này, em xin đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề pháp lý và thực
tiễn xét xư các cá nhân bị coi là tội phạm quốc tế của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) để
qua đó hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động cũng như vai trò đặc biệt và cần
thiết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

1


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................1


I.
1.
2.
3.
4.
II.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TÊ
(ICC).........................................................................................................................3
Thành phần và cơ cấu tổ chức của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)...........................3
Đặc điểm của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)............................................................3
Thẩm quyền tài phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).........................................4
Phán quyết và thi hành án của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC)..................................5

THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM QUỐC TÊ CỦA TÒA HÌNH SỰ QUỐC
TÊ (ICC)...................................................................................................................6
1. Vụ thứ nhất – Tội phạm quốc tế ở Cộng hòa dân chủ Cônggô.................................6
2. Vụ thứ hai – Tội phạm quốc tế ở Xuđăng.................................................................7

III.

KÊT LUẬN...............................................................................................................9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................10

2


I.


MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TÊ
(ICC).
1. Thành phần và cơ cấu tổ chức của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
ICC bao gồm các cơ quan sau:

- Ban Chánh án (The Presidency): Gồm Chánh án, Phó Chánh án thứ nhất, Phó
Chánh án thứ hai được lựa chọn trong số Thẩm phán với nhiệm kì là 3 năm và có thể
được tái bầu (Điều 38).
- Các phân tòa (Judicial Divisions): Bao gồm một Tòa phúc thẩm (có Chánh án và
4 Thẩm phán), một Tòa xét xư sơ thẩm (có ít nhất 6 Thẩm phán) và Tòa tiền xét xư (có ít
nhất 6 Thẩm phán) (Điều 39).
- Phòng Công tố (The Office of the Prosecutor): Hoạt động độc lập với tư cách là
một cơ quan tách biệt của Tòa án. Phòng công tố được đặt dưới sự lãnh đạo của công tố
viên và có nhiệm vụ nhận, kiểm tra thông tin và các tin báo quan trọng khác về tội phạm
thuộc quyền tài phán của Tòa án, tiến hành điều tra và truy tố trước tòa án.
Thành phần của Phòng công tố bao gồm: Công tố viên, một hoặc một số Phó Công
tố viên khác giúp việc cho công tố viên và được quyền thực hiện các công việc dành cho
công tố viên theo quy chế (Điều 42).
- Phòng Thư ký (The Registry): Là cơ quan hành chính của Tóa án, chịu trách
nhiệm về những vấn đề không thuộc chức năng tư pháp trong việc quản lý và hoạt động
của Tòa án, không ảnh hưởng đến chức năng và quyền hạn của Công tố viên.
Thành phần của phòng lục sự gồm: Thư ký, Phó Thư ký, Đơn vị Nạn nhân, Nhân
chứng. Thư ký được Thẩm phán bầu chọn bằng phương thức bỏ phiếu kín theo đa số
phiếu tuyệt đối, có tính đến các khuyến nghị của Hội đồng các quốc gia thành viên. Phó
Thư được bầu theo thể thức tương tự nếu có nhu cầu và theo kiến nghị của Thư ký (Điều
43).
2. Đặc điểm của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Tòa án Hình sự Quốc tế được đặt trụ sở tại La Haye - Hà Lan. Ngôn ngữ làm việc
chính thức của Tòa là tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Trung Quốc và Arập. Tòa có
những đặc điểm sau:

- Có tư cách pháp nhân quốc tế, do các quốc gia độc lập có chủ quyền thỏa thuận
thành lập nên vói mục đích ngăn ngừa và trừng trị những hành vi nguy hiểm nhất xâm
phạm đến cộng đồng quốc tế nói chung. Tư cách chủ thể của Tòa án độc lập
- Là một Tòa án thường trực (Permanent Court). Tòa án Hình sự Quốc tế trong
tương lai sẽ khác hai Tòa án quân sự Nuremberg và Tokyo xét xư những tên tội phạm
3


chiến tranh Đức Quốc xã và Nhật Bản cũng như Tòa án ad hoc về Nam Tư và Rwanda về
thẩm quyền theo địa lý và phạm vi thời gian. Hai Tòa ad hoc nói trên do Hội đồng Bảo an
(HĐBA) LHQ thành lập và được ủy nhiệm nhằm xét xư chỉ những tội phạm được thực
hiện tại những khu vực nói trên theo những khoảng thời gian xác định.
- Là một Tòa hình sự (Criminal Court). Tòa sẽ xét xư trực tiếp những tội phạm
hình sự căn cứ theo những quy định của Quy chế. Do vậy, Tòa án Hình sự Quốc tế khác
với Tòa án Công lý quốc tế (The International Court of Justice) có chức năng giải quyết
tranh chấp giữa các quốc gia là chủ yếu. Tòa án Hình sự Quốc tế với ý nghĩa đó có cơ cấu
tổ chức và hoạt động tương tự như các tòa hình sự của các quốc gia, trong đó có Công tố
viên có chức năng điều tra và truy tố trước Tòa tương tự như chức năng của Kiểm sát
viên và Công tố viên trong tòa hình sự ở các quốc gia. Mặt khác, những tội phạm được
đưa ra xét xư trước Tòa là những tội phạm hình sự quốc tế nguy hiểm nhất đáp ứng các
yếu tố cấu thành tội phạm căn cứ vào luật hình sự quốc tế (International Criminal Law),
trình tự thủ tục để truy tố và đưa ra xét xư căn cứ vào những trình tự thủ tục tố tụng hình
sự quốc tế (International Criminal Procedure).
- Là một thiết chế độc lập với các Tòa án hình sự trong nước. Thẩm quyền xét xư
của Tòa là sự ‘bổ trợ” (Complementarity) đối với thẩm quyền xét xư của các Tòa án
trong nước. Do vậy, Tòa không phải là một cấp xét xư cao hơn so với các Tòa trong nước
hoặc là một Tòa phúc thẩm đối với các Tòa án quốc gia. Thẩm quyền xét xư của Tòa và
hoạt động của Tòa không ảnh hưởng và chi phối đến thẩm quyền và hoạt động tương tự
của các Tòa trong nước mà trái lại có sự độc lập một cách tương đối.
- Tòa là một thiết chế độc lập với LHQ. Khác với Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án

Hình sự Quốc tế có vị trí pháp lý độc lập với LHQ, điều đó thể hiện không chỉ ở cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn mà còn ở chỗ, Tòa có nguồn tài chính là sự đóng
góp từ phía các thành viên chứ không phải sự hỗ trợ tài chính từ phía LHQ.
- Tòa án Hình sự Quốc tế có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất và có khả năng
đảm bảo sự hoạt động ổn định, lâu dài. Tư cách chủ thể của Tòa độc lập với các quốc
gia thành viên và hoạt động của Tòa căn cứ trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên.
- Đối tượng chịu sự xét xử của Tòa là các cá nhân. Đặc điểm này giúp phân biệt
với Tòa án Công lý quốc tế ở chỗ Tòa án Công lý quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp
giữa các chủ thể của luật quốc tế mà thôi. Do đó Tòa án Công lý quốc tế không chấp nhận
những vụ việc mà một bên hoặc các bên là những cá nhân.
3. Thẩm quyền tài phán của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Tòa án Hình sự Quốc tế là một cơ quan thường trực, có thẩm quyền tài phán đối
với những người thực hiện các tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất được quy định trong
Quy chế, và sẽ vổ sung cho quyền tài phán quốc gia (Điều 1).
• Các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của ICC.
4


Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế Rome thì thẩm quyền xét xư của ICC được giới hạn
đối với các tội phạm nghiêm trọng đối với cộng đồng quốc tế. Đó là các tội: tội diệt
chủng, tội chống loài người, tội ác chiến tranh, tội xâm lược. Các tội phạm trên đã được
định nghĩa rõ ràng tại các Điều 6, 7, 8 của Quy chế Rome.
• Thẩm quyền lãnh thổ.
Điều 12 quy chế Rome quy định ICC thực hiện quyền tài phán của mình nếu quốc
gia là thành viên của Quy chế hoặc đã tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án.
- Quốc gia có lãnh thổ nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi tàu biển hay tàu bay có tội phạm
xảy ra đang ký.
- Quốc gia có bị cáo là công dân.
Thẩm quyền theo lãnh thổ của ICC đươch quy định tương đối rộng. Chỉ cần một

trong hai (nơi tội phạm xảy ra, người tội phạm là công dân) là thành viên của Quy chế
hoặc chấp nhận thẩm quyền của Tòa án thì ICC có thể thực hiện thẩm quyền xét xư.
• Thẩm quyền đương nhiên của ICC.
Theo Quy chế Rome, ICC có thẩm quyền đương nhiên đối với các tội phạm được
quy định. Điều đó có nghĩa là khi một quốc gia đã ký kết, phê chuẩn Quy chế thì quốc gia
đó đã chấp nhận quyền tài phán của Tòa án đối với các tội được quy định trong quy chế.
Điều 12 quy chế quy định: “Một quốc gia trở thành thành viên của quy chế thì cũng chấp
nhận quyền tài phán của Tòa án đối với các tội được quy định trong Điều 5”.
4. Phán quyết và thi hành phán quyết của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
• Phán quyết của Tòa án.
Sau toàn bộ quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng cần thiết tại cơ quan chức
năng của ICC, Hội đồng xét xư sẽ đưa ra phán quyết. Phán quyết phải được tuyên đọc
công khai vào bất cứ thời điểm nào có thể với sự hiện diện của bị cáo.
Căn cứ vào Điều 110 của Quy chế, Tòa án có thể đưa ra phán quyết ấn định một
trong các hình phạt sau đây:
- Phạt tù giam trong một thời hạn cụ thể, nhưng tối đa không vượt quá 30 năm.
- Phạt tù chung thân khi điều đó được chứng minh bằng tính chất đặc biêt nghiêm
trọng của tội phạm và hoàn cảnh cá nhân của người bị kết tội.
Khi bị cáo bị kết tội với 2 tội trở lên, tòa án phải đưa ra bản án của từng tội và bản
án tổng hợp hình phạt. Thời hạn hình phạt tổng hợp không được ít hơn thời hạn tù dài
nhất của một bản án đã tuyên và không được vượt quá 30 năm tù hoặc là bản án tù chung
thân.
Trong các loại hình phạt của ICC không có hình phạt tư hình.
5


• Thi hành án.
Khi phán quyết của Tòa án xét xư đã được tuyên mà không có kháng cáo hoặc có
kháng cáo và tòa phúc thẩm đã xét xư và ra phán quyết thì phán quyết có hiệu lực pháp
luật và phải được thi hành theo trình tự xác định sau đây:

- Tòa án chỉ định quốc gia nơi bản án được thi hành trong số các quốc gia thể hiện
nguyên vọng chấp nhận thi hành.
- Quốc gia chấp nhận chỉ định thi hành án phải thông báo cho tòa án biết về bất kỳ
điều kiện, hoàn cảnh nào ảnh hưởng đến thời hạn và điệu kiện giam giữ. Trong 45 ngày
tòa án phải nhận được thông báo vể hoàn cảnh đã xảy ra. Nếu tòa án không chấp nhận
hoàn cảnh được trình bày, tòa án có quyền chuyển phạm nhân tới nhà tù quốc gia khác.
- Vì những lí do khác, nếu không có quốc gia nào đáp ứng được các điều kiện để
được chỉ định là nơi thi hành bản án thì án phạt thì sẽ được thi hành tại nhà tù của quốc
gia chủ nhà theo các điều kiện đã được ghi nhận trong thỏa thuận về trụ sở chính tại
LaHay.
II.

THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM QUỐC TÊ CỦA TÒA HÌNH SỰ QUỐC
TÊ (ICC).

Tính đến ngày 4/10/2007, Phòng Công tố của ICC đã nhận đc 139 đơn buộc tội từ
ít nhất 139 quốc gia. Sau khi xem xét, Tòa án Hình sự Quốc tế đã buộc tội 16 người vi
phạm quy định của Quy chế Rome, trong đó 7 người vẫn còn đang bỏ trốn, 2 người đã
chết (hoặc bị ch rằng đã chết), 4 người đã bị tạm giam và 3 người tự nguyện đến trình
diện tại ICC. Dưới đây là 2 vụ án đã được ICC xem xét và đưa ra xét xư.
1. Vụ thứ nhất – Tội phạm quốc tế ở Cộng hòa Trung Phi.
Vào tháng 12 năm 2004, Chính phủ Cộng hòa Trung Phi (quốc gia thành viên) đã
đệ đơn lên Công tố viên về tình hình tội phạm quốc tế diễn ra ở Cộng hòa Trung Phi kể từ
ngày 1/7/2002 – ngày Quy chế Rome có hiệu lực. Ngày 13/4/2006, Tòa Phúc thẩm của
Cộng hòa Trung Phi đã tiến hàn điều tra và buộc tội cựu Tổng thống Cộng hòa Trung Phi
Ange-Felix Patasse và Phó Tổng thống của Cônggô Jean-Pierre Bemba về hành vi giết
người và hiếp dâm (Jean-Pierre Bemba cầm đầu lực lượng có tên gọi “Phong trào những
người yêu nước Cônggô”).
Chính phủ Cộng hòa Trung Phi cho rằng họ không có khả năng bắt giữ được các
nghi phạm mặc dù có lệnh bắt của Tòa án quốc tế và đề nghị Tòa án Hình sự Quốc tế giải

quyết vấn đề này.
Lời buộc tội chống lại Jean-Piere bemba khi Bemba mang lực lượng của mình đến
thủ đô Bangui trợ giúp Ange-Felix Patasse (theo đề nghị Ange-Felix Patasse) để chống lại
6


lực lượng chống đối Ange-Felix Patasse. Lời buộc tội cũng đề cập một cảnh sát người
Pháp và hai người khác đã trợ giúp Ange-Felix Patasse gây ra tội ác ở Cộng hòa Trung
Phi. Hậu quả của cuộc xung đột này là 400 người bị giết, ít nhất 600 người là nạn nhân
của tội hiếp dâm bao gồm cả phụ nữ và các cô gái trẻ (trong đó nhiều nạn nhân bị hiếp
dâm tập thể hoặc bị hiếp dâm trước mặt người thứ ba).
Liên đoàn các nhà báo của Cộng hòa Trung Phi cũng có đơn buộc tội gưi đến ICC
buộc tội Tổng thống Francois Bozizé, người đã gây ra tội ác diệt chủng chống lại thường
dân ở Bắc Cộng hòa Trung Phi. Tháng 11 năm 2005, Phòng Công tố của ICC đã tiến
hành gặp Chính phủ, cơ quan tư pháp hình sự, các tổ chức dân sự và đại diện của cộng
đồng quốc tế ở Cộng hòa Trung Phi để thu nhập thông tin và bước đầu phân tích và nắm
bắt vấn đề. Tháng 9 năm 2006, Chính phủ Cộng hòa Trung Phi đã gưi đơn lên ICC phàn
nàn về vấn đề Công tố viên vẫn chưa quyết định được thời gian phù hợp để tiến hành
điều tra. Đến ngày 22/5/2007, Công tố viên đã ra thông báo về việc quyết định mở cuộc
điều tra buộc tội hành vi hiếp dâm và giết người của Jean-Pierre Bemba vào các năm
2002 và 2003 – thời kỳ diễn ra nội chiến đẫm máu giữa Chính phủ và phiến quân. Vụ án
đã được giao cho Hội đồng tiền xét xư III giải quyết.
* Jean-Pierre Bemba: sinh ngày 4/11/1962 tại Bokada, tỉnh Equateur thuộc Cộng
hòa dân chủ Cônggô. Vào ngày 24/5/2008, Jean-Pierre Bemba, cựu Phó Tổng thống của
Cộng hòa dân chủ Cônggô bị chính quyền Bỉ bắt theo lệnh cỉa ICC do đã phạm tội chiến
tranh và tội chống nhân loại. Sau đó, Jean-Pierre Bemba đã được chuyển giao cho ICC
vào ngày 3/7/2008. Hiện nay, Jean-Pierre Bemba đang bị tạm giam tại ICC.
2. Vụ thứ hai – Tội phạm quốc tế ở Xuđăng.
Ngày 31/3/2005, Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc (HĐBA LHQ)đã ra Nghị quyết
số 1593 về “Tình hình đang phổ biến ở Danfur, Xuđăng từ ngày 1/7/2002” tới Công tố

viên. Trên cơ sở nghị quyết cảu LHQ, Công tố viên đã mở cuộc điều tra về tình hình
Xuđăng vào ngày 6/6, sau đó vụ án đã được chuyển giao cho Hội đông tiền xét xư I. Mặc
dù Xuđăng chưa phê chuẩn Quy chế Rome nhưng HĐBA LHQ đã yêu cầu Chính phủ
Xuđăng hợp tác đầy đủ với ICC và cung cấp các thông tin cần thiết cho Công tố viên (tuy
nhiên trên thực tế, Chính phủ Xuđăng đã không hợp tác với ICC trong việc bắt giữ các
nghi phạm theo lệnh ICC).
Cuộc xung đột ở Xuđăng bắt đầu nổ ra vào đầu năm 2003 khi hai lực lượng phiến
quân là “quân đội giải phóng Xuđăng”, “Phong trào công bằng và bình đẳng” bắt đầu tấn
công các mục tiêu của Chính phủ Hồi giáo Xuđăng vì cho rằng Chính phủ đã có những
quy định thiếu công bằng đối với một số nhóm dân tộc thiểu số (chủ yếu với 3 cộng đồng
người Fur, Massaleet, Zaghawa). Phía Chính phủ Xuđăng, đứng đầu là Tổng thống Omar
7


al-Bashir đã không có bất kì một cuộc đàm phán nào với lực lượng phiến quân và tiến
hành nhiều biện pháp đàn áp cứng rắn thô bạo.
Về tội phạm quốc tế ở Xuđăng, các cá nhân sau bị cáo buộc đã vi phạm Quy chế
Rome:
• Omar al-Bashir: sinh ngày 1/1/1944 tại Hosh Banaga, Xuđăng. Omar al-Bashir
nguyên là Tổng thống của Xuđăng và là người đứng đầu Đảng đại biểu quốc gia. Omar
bắt đầu nắm quyền lực điều hành Xuđăng vào năm 1989.
Tháng 7 năm 2007, Công tố viên đã gưi tới ICC lệnh bắt giữ đối với Tổng thống
Xuđăng Omar al-Bashir (hiện đã bỏ trốn) về các tội diệt chủng, tội phạm chiến tranh và
tội chống nhân loại. Đến tháng 10, Tòa án đã yêu cầu Công tố viên cung cấp thông tin
đầy đủ hơn cho lời buộc tội này. Tổng thống Xuđăng Omar al-Bashir bị buộc tội ra lệnh
khiến cho ít nhất là 10.000 người bị chết. Hậu quả cảu cuộc xung đột thảm khốc này là ít
nhất 300.000 thường dân bị chết (bị giết hoặc bị chết vì đói khát và bệnh tật), 2,7 triệu
người bị mất nhà cưa.
• Ahmad Muhammad Haroun và Ali Kushayb.
Tháng 2 năm 2007, Công tố viên đã ra thông báo 2 công dân Xuđăng là Bộ trưởng

Ngoại giao Ahmad Muhammad Haroun và người đứng đầu lực lượng quân đội Janjaweed
tên là Ali Kussahyb là 2 nghi can chủ chốt bị buộc tội phạm tội chiến tranh và tội chống
nhận loại (2 người này hiện đã bỏ trốn). Một trong các vụ án đẫm máu mà 2 người này
gây ra là vụ ở Bindisi, sau khi có sự bàn bạc giữa Ahmad Muhammad Haroun và Ali
Kushayb, 2 người quyết định mở cuộc tấn công vào Bindisi. Cuộc tấn công này đã làm
100.000 người bị chết trong đó có 30 trẻ em. Ngày 2/5/2007, ICC đã phát lệnh bắt giữ 2
người này.
Ali Kushayb là người cầm đầu lực lượng quân đội Janjaweed (lực lượng trợ giúp
Chính phủ Xuđăng chống phiến quân ở Danfur) và là thành viên của lực lượng bảo vệ
nhân dân. Ali Kusahyb đã bị cáo buộc phạm tội chiến tranh và tội chống nhân loại.
Theo chứng cớ có được từ Công tố viên, từ tháng 8/2003 đến 3/2004, Ali Kushayb
đã ra lệnh cho quân đội Janjaweed và quân đội Chính phủ thực hiện các hành vi như: giết
người, hiếp dâm tập thể, tra tấn, có các hành vi vô nhân đạo với các thường dân, cướp
bóc, buộc nhiều thường dân phải rời bỏ nhà cưa. Ali Kushayb bị ICC cáo buộc gây ra 504
vụ ám sát, 20 vụ hiếp dâm cưỡng ép 41.000 người dân phải rời bỏ nhà cưa.
Ahmad Muhammad Haroun sinh năm 1964, là thành viên bộ lạc Bargo ở phía
Tây của Xuđăng, Haroun gốc là luật sư và từng là bộ trưởng trẻ nhất của Xuđăng (từ năm
2003 đến 2005 là Bộ trưởng Bộ Nội vụ). Từ năm 2006 đến 2009 là Bộ trưởng phụ trách
các vấn đề con người ở Xuđăng.
8


Trong phạm vi quyền lực của mình, Haroun đã quản lý các cơ quan trọng yếu như
cảnh sát, quân đội, lực lượng tình báo, an ninh quốc gia, lực lượng Janjaweed. Haroun là
người trực tiếp đứng ra tuyển mộ, lập quỹ, trang bị vũ khí cho lực lượng Janjaweed.
Haroun đã bị buộc tội gây ra tội ác chiến tranh, tội chống nhân loại từ ngày 1/7/2002 đến
2004. Tháng 8 năm 2003, Haroun đã trực tiếp ra lệnh buộc 20.000 thường dân (chủ yếu là
người Fur) phải rời bỏ nhà cưa từ khu vực Kodoom di chuyển đi nơi khác. Haroun bị cáo
buộc trực tiếp ra lệnh cho quân đội Chính phủ và lực lượng Janjaweed có các hành vi như
giết người, hiếp dâm, tấn công thường dân, cướp bóc, phá hoại tài sản của thường dân, ép

buộc họ rời khỏi nhà cưa, có các hành vi vô nhận đạo, tra tấn thường dân.
Ngoài những người nói trên, ngày 20/11/2008, Công tố viên đã ra thông báo truy tố
3 người cầm đầu “Phong trào công bằng và bình đẳng” về vụ án năm 2007 trong đó có
12 người trong lực lượng giữ gìn hòa bình đã bị giết. Tháng 5 năm 2009, Tòa án đã phát
lệnh triệu tập 3 người này đến trình diện tại Tòa. Một trong 3 người này là Bahr Idriss
Abu Garda – người bị cáo buộc phạm tội chiến tranh do các hành vi tấn công nhân veen
lực lượng giữ gìn hòa bình, giết người và cướp bóc. Hai người còn lại là Abdallah Banda
Abakaer Nourain và Saleh Mohammed Jerbo Jamus đã tình nguyện trình diện tại tòa
ngày 17/6/2010.
III.

KÊT LUẬN.
Có thể thấy rằng, Tòa án Hình sự Quốc tế theo Quy chế Rome là một thiết chế tố
tụng – pháp lý quan trọng; được thừa hưởng và hoàn thiện trên cơ sở các thành tựu của
lịch sư loài người trong việc bảo về các quyền con người như Luật Quốc tế về nhân
quyền, Luật Nhân đạo Quốc tế,... Tòa án Hình sự Quốc tế là đại diện công lý – công bằng
và dân chủ xã hội cho toàn nhân loại, chống lại tình trạng vô pháp luật, đồng thời ở đó
đảm bảo và tôn trọng quyền con người và dan chủ xã hội hơn bao giờ hết.
Tòa án Hình sự Quốc tế ngày càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng để thực
hiện nhiệm vụ cao cả của Luật Hình sự Quốc tế là xét xư các tội ác nghiêm trọng nhất
xâm phạm đến lợi ích chung của xã hội, qua đó bảo vệ quyền con người.

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
********
1. Giáo trình:
 Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội – 2004.

 Giáo trình Luật Quốc tế, Th.S Nguyễn Thị Kim Ngân – Th.S Chu Mạnh Hùng
(Chủ biên), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội – 2010.
2. Sách:
 Luật Hình sự Quốc tế, Nguyễn Thị Thuận (Chủ biên), Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội, 2007.
 Quy chế Rome về Tòa án Hình Sự Quốc tế, TS. Dương Tuyết Miên (Chủ biên),
Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2011.

10



×