Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.37 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU:
Sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên của hoạt động tố tụng của tòa án. Vì vậy, đây là một cấp xét
xử có ý nghĩa rất quan trọng. vậy, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự được pháp luật quy
định như thế nào?. Do đó, để làm rõ vấn đề này trong bài tập lớn học kỳ em xin lựa chọn đề bài số
12 là: “Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tiến
hành phiên tòa sơ thẩm dân sự và kiến nghị”.
NỘI DUNG:
I. Khái niệm và các giai đoạn trong thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự
1. Khái niệm phiên tòa sơ thẩm dân sự
Sau khi hòa giải không thành hoặc đối với những vụ án dân sự pháp luật quy định không
được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được, tòa án phải tiến hành phiên xét xử vụ án dân
sự. Phiên xét xử này được gọi là phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự. Vậy phiên tòa sơ thẩm là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt1:“Sơ thẩm là xét xử một vụ án với tư cách là tòa án ở cấp xét xử thấp
nhất”. Trong Giáo trình luật tố tụng dân sự trường Đại học Luật Hà Nội 2 “Phiên tòa sơ thẩm vụ
án dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của tòa án”. Như vậy, sơ thẩm là cấp xét xử đầu
tiên, là lần xử thứ nhất hay còn được coi là cấp xét xử thứ nhất. Đó là cấp xét xử đầu tiên trong
hoạt động tố tụng của tòa án. Tất cả các vụ án nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phải qua cấp xét
xử này. Nên, đây là một cấp xét xử có ý nghĩa quan trọng trong trình tự xét xử một vụ án dân sự.
2. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự
Thủ tục là những việc mang tính bắt buộc phải thực hiện. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ
thẩm dân sự gồm các công việc: Chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm; Bắt đầu phiên tòa sơ thẩm;
Hỏi tại phiên tòa sơ thẩm; Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm; Nghị án và tuyên án.
3. Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự
Pháp luật tố tụng dân sự đã quy định khá đầy đủ và toàn diện vể thủ tục tiến hành phiên
tòa sơ thẩm dân sự:
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, được quy định từ Điều 212 đến Điều 241. Qua nhiều năm
thực hiện BLTTDS, Tòa án nhân dân tối cao đã nêu lên sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLTTDS với các lý do như: một số quy định của BLTTDS đã bộc lộ những
hạn chế, bất cập, có những quy định mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác, có
những quy định chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp), chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng…; tiếp tục
thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trên cơ sở đó, Luật sửa đổi, bổ sung một


số điều của BLTTDS ra đời.
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự của Quốc hội, số
65/2011/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2012. Trong lần sửa đổi,
bổ sung này, các quy định về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm được sửa đổi bổ sung một số
điều khoản như:
+ Điều 234 về Phát biểu của Kiểm sát viên
+ Bổ sung thêm điểm o khoản 2 Điều 58 về quyền của đương sự trong thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ
thẩm, đó là đương sự được đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được
phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác. Quy định này đã
làm rõ thêm Điều 222 BLTTDS năm 2004 về Thứ tự hỏi tại phiên tòa.
+ Bổ sung Điều 23a về việc đảm bảo quyền tranh luận trong tố tụng dân sự.
- Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân
dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa
án cấp sơ thẩm” của BLTTDS.
Trong phạm vi bài làm, xin được đề cập đến các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
hiện hành về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự trên cơ sở BLTTDS đã sữa đổi bổ sung
1
2

Từ điển Tiếng Việt , Viện ngôn ngữ, Nxb. Đà Nẵng, 1997, tr. 838
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 265


năm 2011, Nghị quyết số 02 và trong đó tập trung nhận xét, đánh giá những điểm nổi bật trong
thủ tục này.
II. Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thủ tục tiến
hành phiên tòa sơ thẩm dân sự
Nhìn chung, thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự đã được quy định khá đầy đủ và
toàn diện. Trong phạm vi bài làm xin nhận xét, đánh giá những điểm nổi bật của thủ tục này để từ

đó đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tiến hành
phiên tòa sơ thẩm dân sự.
1. Giai đoạn chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm
Giai đoạn chuẩn bị khai mạc phiên tòa sơ thẩm được quy định tại Điều 212 BLTTDS. Các
quy định về việc chuẩn bị khai mạc phiên tòa với nhiệm vụ chính là của thư kí tòa án đã đảm bảo
cho phiên tòa diễn ra có sự tham dự đầy đủ của những người tham gia tố tụng, nhằm xác lập trật
tự của phiên tòa trước khi khai mạc
. Đây là những quy định rất cụ thể, chi tiết những công
việc mà thư ký tòa án phải làm trong nhiệm vụ của mình.
2. Thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm
Được quy định tại Điều 213 BLTTDS và được hướng dẫn chi tiết tại mục 5 phần III của
Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP. Các quy định này rất chi tiết và cụ thể. Với quy định của
BLTTDS về thủ tục bắt đầu phiên tòa thì vai trò của Thẩm phán – chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Tất
cả các hoạt động của thẩm phán tại thủ tục này nhằm đảm bảo cho việc quản lý vụ án của tòa án
được chặt chẽ, đảm bảo cho việc xét xử được đúng đối tượng, đúng thủ tục tố tụng và những
người tham gia tố tụng được biết rõ các quyền và nghĩa vụ của mình tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.
Những quy định này đã đảm bảo được tính trang nghiêm của phiên tòa sơ thẩm dân sự.
3. Thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm
Đây là thủ tục có nhiều thay đổi nhất so với Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự trước
kia. Ngay từ tên gọi cũng đổi từ “thủ tục xét hỏi” thành “thủ tục hỏi tại phiên tòa”. Cách gọi đó
phản ánh đúng bản chất của thủ tục giải quyết vụ án dân sự khác với thủ tục giải quyết các vụ án
hình sự. Đối với vụ án dân sự, mục đích của phần hỏi tại phiên tòa là Tòa án hỏi để làm rõ yêu
cầu, quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên chứ không phải là việc truy xét của nhà nước về
một hành vi vi phạm pháp luật.

Hỏi đương sự về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu và thỏa thuận giải quyết vụ án
Theo BLTTDS, nhiệm vụ chứng minh là thuộc về các đương sự, quyền định đoạt của các
đương sự được tôn trọng triệt để hơn nên thủ tục hỏi được bắt đầu bằng việc chủ tọa hỏi các
đương sự về việc có thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu hay không (Điều 217 BLTTDS).
* Đối với trường hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu (Điều 218 BLTTDS) đặt ra hai

vấn đề cần quan tâm: Thứ nhất, thế nào là “yêu cầu độc lập ban đầu”? Thứ hai, thế nào là “vượt
quá”?
- Thứ nhất, về “yêu cầu độc lập ban đầu”:
Mặc dù BLTTDS không quy định rõ thế nào là “yêu cầu ban đầu” nhưng Nghị quyết
02/2006 đã hướng dẫn “được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị
đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” (mục 6 chương III). Có thể
thấy, hướng dẫn này là chưa hợp lý và sẽ làm hạn chế quyền tự định đoạt của các đương sự. Bởi
theo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự, trong quá trình tố tụng, các đương sự có quyền
chấm dứt, thay đổi, bổ sung các yêu cầu của mình so với yêu cầu trong đơn khởi kiện, đơn phản
tố, đơn yêu cầu độc lập. Yêu cầu chấm dứt, thay đổi, bổ sung của đương sự được phản ánh trong
các biên bản lấy lời khai, hòa giải tại tòa án. Như vậy, căn cứ vào khoản 2 Điều 5 BLTTDS,
“trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu
của mình” có thể giải thích “yêu cầu ban đầu” là yêu cầu được đưa ra trước khi mở phiên tòa sơ
thẩm, điều đó sẽ đảm bảo cho các đương sự có đầy đủ thời gian chuẩn bị về chứng cứ, các lí lẽ để
phản bác lại yêu cầu mà bên kia mới bổ sung thêm, đảm bảo được quyền tranh tụng của các
đương sự.


Ví dụ: A gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đề nghị giải quyết việc li hôn với B, trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, A bổ sung thêm yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề con cái. Tại phiên
tòa sơ thẩm, A bổ sung yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản. Như vậy, yêu cầu ban đầu của A ở đây là
yêu cầu về ly hôn và con cái. Còn yêu cầu giải quyết vấn đề tài sản sẽ không được HĐXX sơ thẩm
chấp nhận.
- Thứ hai, thế nào là “vượt quá”
Thế nào là “vượt quá” phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban
đầu cũng là vấn đề BLTTDS quy định không minh bạch. Trong Nghị định số 02 thì vấn đề này
cũng không được giải thích cụ thể cụm từ “phạm vi” là phạm vi quan hệ pháp luật tranh chấp hay
phạm vi về giá trị yêu cầu nên chưa giải quyết được triệt để các vướng mắc liên quan đến điều
luật này. Từ đó có thể dẫn đến cách hiểu “không vượt quá” yêu cầu ban đầu là không được đưa ra
thêm yêu cầu mới, không được tăng giá trị yêu cầu.

Ví dụ: A lái xe gây tai nạn làm B bị thiệt hại về sức khỏe và bị hỏng xe máy. B đã khởi
kiện đến Tòa án yêu cầu A bồi thường 35 triệu đồng do bị thiệt hại về sức khỏe và tài sản. Tại
phiên tòa, B yêu cầu đòi thêm A 15 triệu đồng nữa và B đã xuất trình thêm chứng cứ để chứng
minh tổng giá trị thiệt hại mà A đã gây ra cho B là 50 triệu đồng. Với cách hiểu này, yêu cầu của B
đòi thêm A 15 triệu đồng là không được chấp nhận vì đã vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban
đầu. Tuy nhiên, với quan điểm của pháp luật tố tụng dân sự hiện nay về việc đương sự có quyền
cung cấp chứng cứ trong suốt quá trình tố tụng thì tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, B vẫn có quyền
xuất trình chứng cứ để đòi thêm A 15 triệu đồng.
Như vậy, từ thực tiễn xét xử có thể thấy quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng, nếu tại
phiên tòa sơ thẩm, đương sự đưa ra yêu cầu “vượt quá” quan hệ pháp luật dân sự thì sẽ không
được chấp nhận, còn nếu “vượt quá” về quy mô và mức độ của phạm vi yêu cầu ban đầu thì vẫn
sẽ được HĐXX chấp nhận.
* Hỏi về việc tự hòa giải của các đương sự:
- Điều 220 BLTTDS quy định tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không? Đây là điểm mới quan trọng của BLTTDS so
với các văn bản pháp luật trước kia về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự. Tuy nhiên, theo
quy định trên vẫn còn nhiều cách hiểu chưa thống nhất về thủ tục này. Có phải trong mọi trường
hợp chủ tọa phiên tòa đều hỏi các đương sự về việc có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ
án hay không? Trường hợp hòa giải do Tòa án tiến hành thì Tòa án không hòa giải đối với những
vụ án không được hòa giải và những vụ án không hòa giải được. Vậy, đối với những vụ án không
được hòa giải và những vụ án không hòa giải được, Chủ tọa phiên tòa có hỏi các đương sự về thỏa
thuận hay không? Do Điều 220 BLTTDS không quy định cụ thể nên dẫn đến những nhận thức
khác nhau về vấn đề này: Thứ nhất, đó là tất cả các vụ án dân sự đều bắt buộc phải áp dụng thủ
tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận; Thứ hai, phải trừ những vụ án không được hòa giải và
những vụ án không hòa giải được, còn lại Tòa án mới hỏi các đương sự về sự thỏa thuận. Quan
điểm cá nhân nghiêng về cách hiểu thứ hai.
- Liên quan đến Điều 220 BLTTDS, thực tiễn xét xử tại Tòa án cho thấy, trong giai đoạn
tranh luận đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì giải quyết thế
nào? Vấn đề này có nhiều quan điểm: Quan điểm 1: HĐXX ra bản án ghi nhận toàn bộ sự thỏa
thuận của các đương sự và cho họ biết quyền kháng cáo theo luật định đối với bản án đó; Quan

điểm 2: HĐXX phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự trong suốt quá trình giải quyết vụ
án và ra quyết định Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự; Quan điểm 3: Lập biên bản hòa
giải thành và sau 7 ngày thì ra quyết định công nhận như quy định tại Điều 187 BLTTDS. Ngoài
ra, có ý kiến cho rằng quy định tại Điều 220 không phù hợp với thực tiễn, vì nếu các đương sự
thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án theo quy định thì họ không được lợi gì (không được
miễn án phí); mặt khác chưa tiến hành thủ tục hỏi và tranh luận nên các đương sự chưa thể chắc


chắn quyền và nghĩa vụ của mình có được lợi gì hay không nên khó có thể xảy ra việc các đương
sự thỏa thuận với nhau3.

Tiến hành hỏi tại phiên tòa sơ thẩm
* Về quyền của đương sự trong thủ tục hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự sẽ có quyền
hỏi sau khi Hội thẩm nhân dân, người có quyền và lợi ích của đương sự hỏi. Đây là quy định phù
hợp với xu hướng mở rộng tranh tụng như hiện nay. Như quy định tại điểm o khoản 2 Điều 58
BLTTDS: “Đưa ra câu hỏi... với người khác; được đối chất với nhau hoặc người làm chứng”.
Như vậy, ta thấy quy định của pháp luật đã đảm bảo được quyền cho đương sự.
* Liên quan đến vấn đề kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm trong những trường hợp
nào? Theo quy định khoản 2 Điều 21 BLTTDS: “Viện kiểm sát..., tâm thần”. Từ quy định đó,
Viện kiểm sát không nhất thiết phải tham gia đối với tất cả những vụ việc dân sự mà chỉ cần tham
gia đối với những vụ án mà có đương sự là những người yếu thế và những vụ việc liên quan đến
tài sản của Nhà nước.Việc quy định này có mở rộng phạm vi Viện kiểm sát tham gia các vụ việc
dân sự rộng và đảm bảo bản án, quyết định ban hành đúng pháp luật, giảm thiểu những vụ việc cải
sửa, huỷ án như hiện nay.
4. Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
Tranh luận tại phiên tòa là hoạt động trung tâm của phiên tòa. BLTTDS đã dành hẳn một
mục với 4 điều luật, từ Điều 232 đến Điều 235 quy định về tranh luận tại phiên tòa. Điều đó thể
hiện xu hướng đổi mới hoạt động tư pháp ở nước ta là mở rộng quyền tranh luận của đương sự, đề
cao vai trò chủ động của đương sự trong tranh luận ở phiên tòa, bảo đảm cho đương sự bảo vệ tốt
hơn quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Liên quan đến việc tranh luận tại phiên tòa là

vấn đề đã được bàn luận lâu nay trong thực hiện pháp luật tố tụng dân sự là có nên đưa nguyên tắc
tố tụng tranh tụng vào quy trình xét xử hay không?. Nội dung cơ bản của nguyên tắc tranh tụng là
nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và quyền được tranh luận công khai tại phiên tòa. Nguyên tắc tranh
tụng sẽ có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức của Tòa án và những người tham gia tố tụng về địa
vị pháp lý của họ trong tố tụng. Còn Tòa án, trên cơ sở chứng cứ các bên cung cấp và chứng cứ
mà Tòa án thu thập được, sẽ đưa ra quyết định trong những bản án, quyết định của mình.
Tuy nhiên, hiện nay thì tố tụng tư pháp của nước ta đang được thực hiện theo nguyên tắc
xét hỏi kết hợp với tranh luận tại phiên tòa và điều này đã được quy định trong các luật tố tụng
hiện hành. Vì vậy, nguyên tắc Tòa án bảo đảm quyền tranh luận của các đương sự đã tạo điều kiện
cho các bên đương sự được chứng minh, tranh luận nhằm đảm bảo quyền dân chủ trong việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa” 4. Do đó, Điều 23a để bảo đảm quyền tranh
luận tố tụng dân sự đã quy định như sau: “Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, ... của đương
sự”. Có thể thấy, những quy định của pháp luật tố tụng dân sự ngày càng hướng tới việc đảm bảo
tối đa cho các bên đương sự được chứng minh, tranh luận nhằm đảm bảo quyền dân chủ trong
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa.

Phát biểu của các bên đương sự khi tranh luận
- Về trình tự tranh luận được quy định tại Điều 232 BLTTDS. Người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự là người có kiến thức pháp lý và có kinh nghiệm tranh luận tại phiên
tòa. Vì thế, quy định tại Điều 232 BLTTDS sẽ giúp cho quá trình xác định sự thật vụ án được
nhanh chóng và chính xác hơn.
- Điều 233 BLTTDS không hạn chế thời gian tranh luận nhưng chủ tọa phiên tòa chỉ có
quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án. Việc không hạn chế thời gian tranh luận là
đặc điểm mới của pháp luật tố tụng dân sự, thể hiện tinh thần mở rộng tranh tụng, tạo điều kiện
cho đương sự có khả năng sử dụng mọi phương pháp chứng minh theo luật định để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.

Phát biểu của Kiểm sát viên
3


Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành bộ luật tố tụng dân sự, số 09/BC-TANDTC, Hà Nội, ngày
09/8/2010, tr. 42
4
Báo cáo thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, Ủy ban tư pháp, số 4110/BC-UBTP12, Hà
Nội ngày 13/8/2010


Điều 234 BLTTDS năm 2004 quy định về việc phát biểu của Kiểm sát viên: “Trong
trường hợp ... giải quyết vụ án”. Việc thực hiện quy định tại Điều 234 trên thực tế đã nảy sinh
nhiều vấn đề. Vì vậy, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS đã sửa đổi, bổ sung Điều
234 như sau: “1. Sau khi... Hội đồng xét xử nghị án”. Có thể thấy, quy định này đã thể hiện được
đúng chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự, đồng thời bảo vệ được quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự phù hợp với từng giai đoạn tố tụng, và đã khắc phục
điểm còn hạn chế của BLTTDS năm 2004.
5. Nghị án và tuyên án
a) Nghị án
Nghị án được BLTTDS quy định tại Điều 236, Điều 237 với tinh thần đổi mới hoạt động
tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị là “việc
phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem
xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của… nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền,
lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời
hạn pháp luật quy định”. Theo Điều 236 BLTTDS, việc nghị án được tiến hành tại phòng riêng,
chỉ có các thành viên của HĐXX mới có quyền nghị án. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc
nghị án bí mật, nguyên tắc thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật,
tránh tình trạng thư kí Tòa án và Kiểm sát viên cũng có mặt trong phòng nghị án khi nghị án.

Trình tự nghị án
Khoản 2 Điều 236 quy định, khi nghị án “Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm
phán biểu quyết sau cùng”. Việc ưu tiên cho hội thẩm nhân dân biểu quyết trước là nhằm tạo điều
kiện cho hội thẩm nhân dân có được tiếng nói khách quan, vô tư về vụ án, tránh tình trạng ý kiến

của hội thẩm nhân dân bị phụ thuộc vào ý kiến của thẩm phán hoặc thẩm phán áp đặt ý kiến của
mình cho các hội thẩm nhân dân. Hơn nữa, quy định này còn có ý nghĩa phát huy vai trò và trách
nhiệm của hội thẩm nhân dân trong hoạt động tố tụng, buộc hội thẩm nhân dân phải đầu tư thời
gian nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. Điều đó sẽ giúp cho Hội thẩm nhân dân nắm
vững nội dung vụ án, tham gia một cách nghiêm túc và có hiệu quả vào việc xét xử.

Căn cứ và nội dung nghị án
Để đảm bảo nguyên tắc xét xử liên tục, phát huy trách nhiệm của các thành viên hội đồng
xét xử trong việc giải quyết vụ án, tránh việc tạm ngừng tuyên án kéo dài, khoản 5 Điều 236
BLTTDS đã quy định về thời gian nghị án tối đa không quá năm ngày làm việc, kể từ khi kết thúc
tranh luận tại phiên tòa. Điều 237 BLTTDS có quy định: nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa
được xem xét, việc hỏi chưa được đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì hội đồng xét xử quyết
định trở lại việc hỏi và tranh luận. Có thể thấy, lần đầu tiên pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam quy
định việc trở lại hỏi và tranh luận trong quá trình nghị án. Đây là quy định mới của BLTTDS, xuất
phát từ thực tiễn xét xử, trong trường hợp việc hỏi, tranh luận tại phiên tòa chưa xem xét đầy đủ,
toàn diện chứng cứ nhưng đến khi nghị án mới phát hiện ra. Nếu không được trở lại việc hỏi và
tranh luận thì HĐXX buộc phải ra bản án và bản án đó sẽ có nhiều khả năng bị kháng cáo, kháng
nghị vì xem xét, đánh giá chứng cứ không đầy đủ, toàn diện. Do đó quy định này nhằm mở rộng
hơn nữa khả năng tranh tụng tại phiên tòa, thể hiện tư duy mới, tính dân chủ cao, tính thận trọng
trong việc xét xử, bảo đảm cho bản án được tuyên một cách khách quan, công bằng và toàn diện 5.
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, quy định này dễ dẫn đến việc xét xử bị kéo dài, quyền và lợi
ích hợp pháp của các đương sự không được bảo vệ kịp thời, không phát huy được trách nhiệm của
các thành viên HĐXX trong việc giải quyết vụ án.
b) Tuyên án
Thủ tục tuyên án có những nội dung phù hợp với thực tiễn xét xử. Quy định của BLTTDS
đã bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các đương sự như họ sẽ được ngồi nghe tuyên án mà không phải
đứng dậy, trong trường hợp sức khỏe yếu, bệnh tật… Bên cạnh đó, ngoài chủ tọa phiên tòa, một
thành viên khác của HĐXX cũng có quyền đọc bản án. Quy định này nhằm giải quyết tình huống
5


Học viện tư pháp (2004), “Phiên tòa sơ thẩm – bước đột phá trong việc mở rộng quyền tranh tụng theo tinh thần cải cách
tư pháp”, Kỉ yếu hội thảo: BLTTDS – Những điểm mới và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, Hà Nội, tr. 86


bản án quá dài, đến ngày tuyên án sức khỏe của chủ tọa không tốt. Ngoài ra, BLTTDS còn quy
định trong trường hợp đương sự không biết tiếng Việt thì sau khi tuyên án, người phiên dịch phải
dịch lại cho họ nghe toàn bộ bản án sang ngôn ngữ mà họ biết. Quy định này đã bảo đảm quyền
bình đẳng của các đương sự, cũng như đảm bảo thực hiện nguyên tắc xét xử công khai.
III. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục tiến hành
phiên tòa sơ thẩm dân sự
1, Thực tiễn thực hiện
Có thể nói sự ra đời của BLTTDS đã trở thành công cụ pháp lý hết sức quan trọng giúp
cho công tác xét xử của Tòa án được cải thiện đáng kể, Tòa án có thể giải quyết tốt các tranh chấp
dân sự đang ngày càng gia tăng và có chiều hướng phức tạp. Tuy nhiên, các quy định của
BLTTDS cũng như thực tiễn áp dụng bộ luật này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của tiến
trình cải cách tư pháp, chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của xã hội. Thực tiễn áp dụng các
quy định về trình tự thủ tục xét xử tại phiên tòa sơ thẩm còn gặp phải nhiều vướng mắc như một
số vấn đề đã đưa ra ở trên. Ngoài ra, còn có thể kể ra một số sai sót trong hoạt động áp dụng pháp
luật như sau:
- Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự còn cho thấy có nhiều tranh chấp dân sự đơn giản, chứng
cứ rõ ràng, bị đơn thừa nhận yêu cầu nguyên đơn nhưng vì lí do nào đó không thực hiện nghĩa vụ
của mình. Nhưng BLTTDS đã không quy định thủ tục rút gọn để áp dụng cho loại tranh chấp này
mặc dù đã có chủ trương theo tinh thần Nghị quyết số 08.
- Về trình tự tiến hành phiên tòa, nhiều Tòa án còn chưa thực hiện đúng các trình tự, thủ tục được
quy định. Một số thủ tục bắt đầu phiên tòa còn bị bỏ qua, thực hiện không đúng hay làm tắt, làm
qua loa. Việc xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa còn chưa đảm bảo về mặt tố tụng,
nhiều tài liệu, chứng cứ có tính chất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết vụ án
chỉ là photo coppy không có chứng thực, không có ký xác nhận đã đối chiếu với bản chính của
thẩm phán được đưa ra xem xét tại phiên tòa. Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa chưa được đề cao
đúng mức, hạn chế sự chủ động, sáng tạo của đương sự trong việc chứng minh bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của mình… Chưa thực sự tôn trọng và đánh giá cao vai trò của luật sư, “chưa tạo
điều kiện thuận lợi để luật sư đọc hồ sơ vụ kiện, việc triệu tập phiên tòa quá gấp làm luật sư không
kịp bố trí thời gian để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước khi mở phiên tòa hoặc tại
phiên tòa”, thậm chí có trường hợp “HĐXX chưa tôn trọng, lắng nghe ý kiến của luật sư, cá biệt
còn tư tưởng coi thường vai trò của luật sư tại phiên tòa, làm phiên tòa thiếu dân chủ” 6.
- Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa đóng vai trò quan trọng, là cơ sở để tòa án đưa ra phán quyết
cuối cùng. Rất tiếc BLTTDS đã không quy định tranh tụng là một nguyên tắc của tố tụng dân sự.
Thực tiễn, các quy định về tranh luận tại phiên tòa còn chưa nhiều và chưa được hướng dẫn cụ
thể, do đó, chưa tạo được sự “đột phá” đưa phần tranh luận trở thành trung tâm của phiên tòa xét
xử.
- Theo khoản 4 Điều 211 BLTTDS, người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên
tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký tên
xác nhận. Đây là những quy định rất khó thực hiện trong thực tế. Hầu như tại các phiên tòa sơ
thẩm, thư ký phiên tòa không thể theo hết được các tình huống diễn ra tại phiên tòa và thường ghi
bút kí phiên tòa sau khi kết thúc việc xét xử. Nếu như các đương sự yêu cầu được xem biên bản
phiên tòa ngay tại chỗ thì HĐXX sẽ đưa ra nhiều lí do khác nhau để từ chối yêu cầu này.
2. Tình huống cụ thể
Trong phạm vi bài làm xin đưa ra một trường hợp cụ thể về thực tiễn áp dụng quy định
của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự, để qua đó thấy được
giữa quy định của pháp luật và việc áp dụng nó vào thực tiễn vẫn đang còn khoảng cách, bởi vì
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân thuộc về những người cầm cân nảy mực,
bảo vệ cho công lý.
Nội dung vụ việc:
6

Nguyễn Quang Lộc (2002), “Luật sư dưới góc nhìn của thẩm phán”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 2, tr. 27


Tháng 11/2009, tòa án nhân dân huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh) tiếp nhận đơn
kiện một vụ tranh chấp đất đai. Sau khi thụ lý, lãnh đạo tòa này đã phân công cho thẩm phán TNO

giải quyết. Trong quá trình tòa giải quyết vụ kiện, phía bị đơn đã yêu cầu thay đổi thẩm phán với
lý do thẩm phán không tạo điều kiện cho luật sư của phía bị đơn sao chụp tài liệu nhưng lãnh đạo
tòa bác yêu cầu. Tiếp đó, phía bị đơn đã làm đơn yêu cầu có đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên
tòa và được tòa chấp nhận. Tháng 11/2010, tòa án nhân dân huyện Củ Chi mở phiên sơ thẩm
nhưng phải hoãn vì kiểm sát viên được phân công tham gia phiên xử vắng mặt. Ngày 2/12, tòa mở
phiên sơ thẩm lần hai (cũng không có viện kiểm sát tham gia). Xét xử xong, thẩm phán O quyết
định chưa tuyên án ngay mà để nghị án kéo dài năm ngày vì vụ án phức tạp. Theo đúng lịch hẹn, 8
giờ sáng 8/12, hai bên đương sự đến tòa và phải ngồi chờ đến hơn 11 giờ, HĐXX mới nghị án
xong, hai hội thẩm đã nêu quan điểm là không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, còn thẩm phán
O thì theo hướng ngược lại. Tuy nhiên, lần này chủ tọa lại tuyên bố hoãn xử bằng miệng mà
không nêu ra lý do, cũng không ban hành quyết định hoãn bằng văn bản gửi cho các đương sự.
Quyết định hoãn xử bằng miệng của thẩm phán O đã làm hai hội thẩm nhân dân trong thành phần
HĐXX vụ án này bất ngờ. Theo hai hội thẩm, biên bản nghị án đã ghi rõ phán quyết của từng
thành viên HĐXX và các căn cứ chứng minh, không còn gì vướng mắc mà không tuyên án cả 7.
Vậy đối với trường hợp trên, vụ án phải hủy hay xử lại từ đầu?
Theo luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh), phải hiểu thời gian kéo dài
nghị án năm ngày nêu trên cũng là thời hạn bắt buộc phải tuyên án vì nguyên tắc chung là đã nghị
án xong là phải tuyên. Cho nên trong vụ án này, thẩm phán đã vi phạm nguyên tắc trên thì luật
không cho phép tuyên án nữa, cũng không thể quy lại phần hỏi hoặc tranh luận. Luật sư Đức cho
rằng tìm một cách giải quyết đúng luật trong trường hợp này là rất khó vì hiện luật chưa quy định
cụ thể và cũng rất ít xảy ra trong thực tế. Có thể áp dụng biện pháp hủy vụ kiện này để giải quyết
lại từ đầu dù biết rất phiền hà cho đương sự và vụ án bị kéo dài không cần thiết 8.
Nhận xét:
Từ vụ việc trên có thể thấy, trong quá trình giải quyết vụ việc trên đã sai về thủ tục tố tụng
dân sự ở nhiều điểm: Thứ nhất, lý do hoãn phiên tòa nêu trên hoàn toàn sai quy định và sai quy
trình thủ tục tố tụng cần thiết của một phiên tòa. Bởi trong biên bản nghị án các thành viên HĐXX
đã ký vào với đầy đủ ý kiến thể hiện ý chí tuyên án, không còn vướng mắc nào về chứng cứ cũng
như tố tụng. Bộ luật Tố tụng dân sự quy định qua nghị án, nếu xét thấy có nhiều tình tiết chưa rõ
thì HĐXX được phép trở lại phần hỏi và tranh luận, sau đó có thể tuyên bố hoãn xử. Tuy nhiên,
một khi đã ra biên bản nghị án với đầy đủ ý kiến của các thành viên HĐXX thì bắt buộc tòa phải

tuyên án chứ không thể hoãn xử vì bất cứ lý do gì; Thứ hai, nếu hoãn xử thì phải đưa ra lý do
hoãn, hẹn ngày mở lại phiên tòa, sau đó ra quyết định hoãn bằng văn bản gửi cho các đương sự
chứ không thể tuyên bố bằng miệng tại tòa; Thứ ba, Thẩm phán đã tự hoãn xử mà không thông
báo với các thành viên khác của hội đồng xét xử.
Qua trường hợp trên cũng đã cho thấy vai trò của kiểm sát viên trong phiên tòa dân sự là
đảm bảo cho việc thực hiện quá trình tố tụng đúng pháp luật, đảm bảo cho quyền lợi của các
đương sự. Khi không có sự tham gia của kiểm sát viên thì việc vi phạm pháp luật tố tụng rất dễ
xảy ra. Qua đó cũng thấy rằng, để khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn cuộc sống gần nhau
hơn, đòi hỏi ý thức tuân thủ pháp luật của mọi chủ thể, mà trước tiên là những người thay mặt nhà
nước để đứng ra đảm bảo cho công lý được thực thi.
IV. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ tục tiến hành
phiên tòa sơ thẩm dân sự
Trong thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về thủ tục tiến hành sơ thẩm dân sự
vẫn còn gặp phải những vướng mắc nhất định, đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện những quy định của
pháp luật về vấn đề này. Vì vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật
này như sau:
7

/> />8


Thứ nhất, cần bổ sung vào các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS nguyên tắc tranh tụng.
Phiên tòa xét xử là biểu hiện tập trung nhất của hoạt động tư pháp, để đưa ra một phán quyết công
bằng, khách quan và đúng pháp luật. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là vấn đề then
chốt, đảm bảo một nền tư pháp văn minh, tiến bộ, thể hiện đúng bản chất của việc giải quyết tranh
chấp dân sự xuất phát từ quyền tự định đoạt và trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự. Việc
quy định nguyên tắc tranh tụng vào các nguyên tắc cơ bản của BLTTDS một mặt khẳng định vị
trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của hoạt động tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời là tư tưởng
chỉ đạo, đòi hỏi hoạt động xét xử của tòa án phải luôn tuân thủ đầy đủ trình tự, thủ tục tranh luận
tại phiên tòa. Coi tranh tụng là hoạt động trung tâm của phiên tòa xét xử, kết quả của việc tranh

tụng là căn cứ để tòa án đưa ra phán quyết cuối cùng.
Thứ hai, cần bổ sung các quy định về thủ tục rút gọn. Trong điều kiện hiện nay, các
quan hệ dân sự, kinh tế, lao động đã được đặt trong một môi trường pháp lý tương đối hoàn thiện,
do vậy, trong nhiều trường hợp việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp cũng dễ dàng hơn.
Xét về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tòa án cũng không ngừng được bồi
dưỡng và nâng cao. Do vậy, đối với những loại việc có nội dung đơn giản, rõ ràng thì việc áp
dung một thủ tục đơn giản hơn thủ tục tố tụng thông thường cả về thành phần HĐXX, các bước về
thủ tục và rút ngắn thời hạn giải quyết vẫn có thể đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của đương sự,
đồng thời tiết kiệm được cho nhà nước về nguồn lực con người và chi phí.
Việc bổ sung những quy định trên đòi hỏi phải có lộ trình và thời điểm thích hợp, chẳng
hạn như bổ sung quy định thủ tục đơn giản trong xét xử thì phải đảm bảo được các yêu cầu như
đơn giản về trình tự tố tụng, thành phần xét xử vụ án (một Thẩm phán tiến hành xét xử mà không
phải là HĐXX gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân)… Đây là những vấn đề rất cơ bản
liên quan đến các nguyên tắc chế độ hai cấp xét xử của Tòa án, Tòa án xét xử tập thể và quyết
định theo đa số, liên quan trực tiếp đến bộ máy nhà nước. Vì vậy, việc bổ sung này cũng cần có
thời gian để chuẩn bị chu đáo
Thứ ba, cần quy định cụ thể thế nào là “yêu cầu ban đầu”?, thế nào là “vượt quá”
phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu? (Điều 218
BLTTDS) để có sự áp dụng thống nhất trong thực tiễn xét xử. Như đã phân tích ở trên, vấn đề đặt
ra đối với khoản 1 Điều 218 là cần làm rõ thế nào là phạm vi yêu cầu ban đầu và không vượt quá
phạm vi yêu cầu ban đầu của đương sự. Cần phải hiểu từ “yêu cầu” ở đây chính là quan hệ pháp
luật nội dung tranh chấp giữa các bên mà tòa án có nhiệm vụ xét xử, còn “yêu cầu ban đầu” là
quan hệ pháp luật tranh chấp được đưa ra trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
(thường là buổi hòa giải cuối cùng). Về việc không “vượt quá” phạm vi yêu cầu ban đầu là không
làm xuất hiện thêm quan hệ pháp luật tranh chấp mới, so với yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố,
yêu cầu độc lập ban đầu hay yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm dân sự không làm phát sinh thêm quan
hệ pháp luật mới.
Thứ tư, sửa đổi quy định về thành phần HĐXX. Để nâng cao chất lượng bản án, quyết
định sơ thẩm, cần thiết phải nâng cao chất lượng xét xử, đặc biệt là chất lượng nghị án. Cơ cấu
thành phần HĐXX hiện nay chỉ chú ý đến tính hình thức mà chưa chú ý đến chất lượng xét xử

với cơ cấu quyền hạn của HTND trong thành phần HĐXX sơ thẩm hiện nay sẽ dẫn đến nhiều khả
năng chất lượng xét xử và chất lượng nghị án không được đảm bảo. về lâu dài khi số lượng thẩm
phán đã đủ hệ thống xét xử đã được tổ chức hợp lí, khắc phục được tình trạng ở cấp tỉnh các
thành phố lớn thẩm phán phải làm việc với cường độ quá cao như hiện nay thì trong thành phần
HĐXX số lượng thẩm phán cần phải nhiều hơn HTND.
KẾT LUẬN:
Qua nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về thủ tục tiến hành
phiên tòa sơ thẩm dân sự ta thấy quy định của pháp luật quy định rất rõ ràng, cụ thể và trong quá
trình thực thi pháp luật đã đạt được những thành tựu đáng kể song cũng không thể tránh được
hạn chế. Vì vậy, pháp luật TTDS ngày càng cần hoàn thiện hơn để tạo cơ sỏ pháp lý vững chắc
cho quá trình thực thi pháp luật, và từ đó em xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy định của
pháp luật.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam. Nxb CAND.
2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về phiên tòa sơ thẩm theo tinh thần cải
cách tư pháp. Luận văn thạc sĩ luật học Nguyễn Hoàng Đạt.
3. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006 của Hội đồng Thẩm phán tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án
cấp sơ thẩm” của BLTTDS.
4. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011.
5. “phiên tòa sơ thẩm dân sự. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận án tiến sỹ luật học- Bùi
Thị Huyền. Hà Nội, 2008.



×