Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.28 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Ở mỗi quốc gia, bên cạnh sự tồn tại của bộ máy Nhà nước còn có sự xuất
hiện ngày càng đông đảo các tổ chức xã hội. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của
các tổ chức xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội của đất nước. Chính vì đóng góp vai trò quan trọng như thế, đất nước ta đã
sớm ghi nhận sự tồn tại của các tổ chức xã hội trong nhiều văn bản pháp lí khác
nhau. Trong số các tổ chức xã hội, có nhiều tổ chức được thành lập theo sáng
kiến của Nhà nước. Đặc điểm nổi bật của các tổ chức này là tính tự nguyện, tự
quản trong tổ chức và hoạt động. Do đó, nhóm chúng em đã tiếp cận và chọn đề
tài: “Phân tích tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các
tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước”.

Nội dung
I.Khái quát chung về tổ chức xã hội thành lập theo sáng kiên nhà nước
1.Tổ chức xã hội nghề nghiệp:
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp là loại tổ chức thành lập theo sáng kiến của
của Nhà nước, hình thành theo quy định của Nhà nước. Có nghĩa là trên một số
lĩnh vực Nhà nước thấy cần phải có một tổ chức hỗ trợ mình trong quá trình giải
quyết một số công việc của xã hội nên thành lập lên loại hình này, chính vì vậy
để tham gia tổ chức cần đáp ứng đầy đủ những quy định của Nhà nước và tất
nhiên tổ chức này sẽ được đặt dưới sự giám sát quản lí của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Tuy vậy vẫn thể hiện được đây là một tổ chức xã hội như hoạt
động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính
quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.(1)
Cơ sở pháp lí:
- Điều 2, Điều 53 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001);
- Các Điều 3, 26, 39, 40, 41, 61, 62 Luật ban hành VBQPPL( năm 1999 sửa
1 NXB CAND, Giáo trình Luật Hành chính tr 247

1



đổi bổ sung 2002);
- Điều 8 luật Tổ chức Quốc hội năm 2001;
- Điều 13 Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Điều 37 Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc
hội;
- Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định về tổ
chức, hoạt động và quản lý hội.
- Nghị định số 161/2005/NĐ–CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành VBQPPL và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL.
Pháp luật quy định về việc thành lập, tổ chức hoạt động của các tổ chức xã
hội nghề nghiệp ở Việt Nam.
Trên cơ sở Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/05/1957 ban hành Luật quy
định về quyền lập hội, Bộ luật Dân sự năm 1995 (đã được thay thế bởi) Bộ luật
Dân sự năm 2005), Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày
30/7/2003 quy định về tổ chức và hoạt động và quản lý hội. Các văn bản này quy
định về tư cách pháp nhân của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; việc
thành lập, tổ chức hoạt động của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
quyền và nghĩa vụ của hội và hội viên; tổ chức phối hợp hoạt động giữa các hội
viên vì lợi ích chung của hội; cung cấp các thông tin cần thiết cho hội viên; tư
vấn phản biện các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của hội theo đề nghị của tổ
chức, cá nhân; tham gia ý kiến vào các VBQPPL có liên quan đến nội dung hoạt
động của hội. kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn
đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hoạt động…
Do thời lượng bài viết có hạn nên nhóm em chỉ xin đề cập đến hai tổ chức xã
hội- nghề nghiệp tiêu biểu như trung tâm trọng tài, đoàn luật sư .
2..Các tổ chức tự quản
Các tổ chức tự quản được thành lập được thành lập theo sáng kiên nhà
nước, hoạt động theo qui định của nhà nước với mục đích là thực hiện nhiệm vụ

2


tự quản ở một phạm vi nhất định đối với các công việc mà Nhà nước không trực
tiêp quản lý.
* Các tổ chức tự quản thường thấy phổ biến nhiều nhất như tổ tự quản trật tự an
ninh, tổ tự quản ở làng xã, các tổ dân phố; hay như các lớp học, xí nghiệp tự
quản… Ví dụ như với tổ dân phố những đặc điểm trên được thể hiện từ Điều 1
đến Điều 5 Quy chế tổ chức hoạt động tổ dân phố…
II. Tính tự nguyện tự, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã
hội thành lập theo sáng kiến nhà nước
1. Tính tự nguyện, tự quản
Theo từ điển tiếng Việt thì “ Tự nguyện “ nghĩa là tự mình muốn làm, tự
mình muốn như thế, không ai bắt buộc. Yếu tố tự nguyện trong các tổ chức được
thành lập theo sáng kiến của Nhà nước được thể hiện rõ nét trong việc người dân
được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một
tổ chức xã hội nào đó. Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham
gia hay không được tham gia vào tổ chức nhất định. Điều 69, Hiến pháp 1992,
sửa đổi, bổ sung năm 2001 có quy định: “ Công dân có quyền tự do ngôn luận,
tự do báo chí;… có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp
luật”. Như vậy, quyền tự do hội họp, lập hội là một quyền Hiến định, đã được
quy định trong Hiến pháp hiện hành của nước ta. Tuy nhiên, cũng cần hiểu rằng,
tự do ở đây là tự do trong khuôn khổ của pháp luật, không được vi phạm pháp
luật. Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp, khai trừ các thành viên của tổ
chức hoàn toàn do tổ chức xã hội và những thành viên của tổ chức đó quyết định
chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực của nhà nước
để chi phối hoạt động đó. Điều 3, Khoản 1 Nghị định của Chính phủ quy định về
tổ chức và quản lí hội 2010 có quy định một trong những nguyên tắc tổ chức của
hội là nguyên tắc tự nguyện. Cũng trong Điều 16 của Nghị định này cũng quy
định: “Công dân, tổ chức Việt Nam tán thành điều lệ hội, tự nguyện gia nhập

3


hội, có đủ tiêu chuẩn hội viên theo quy định của điều lệ hội có thể trở thành hội
viên chính thức của hội” (Khoản 1).
Tự quản là “tự mình trông coi, quản lý với nhau công việc của mình,
không cần có ai điều khiển”, Nói rộng ra, tự quản là chế độ tổ chức và hoạt động
của một xí nghiệp, một đơn vị kinh doanh, hay của một cộng đồng xã hội do tập
thể những người lao động của nó quản lý, tự quyết định lấy công việc của mình,
như là tự đặt kế hoạch hành động, tự giám sát, tự đánh giá kết quả công việc,
hành vi xử sự của mình mà không cần có sự điều hành, chỉ huy của người quản
lý hoặc của bất cứ người nào khác. Tự quản là một phương thức quản lý mở rộng
dân chủ trên những mức độ khác nhau. Ở một cộng đồng lãnh thổ, chế độ tự
quản thể hiện ở chỗ chính quyền địa phương tự quyết định công việc của địa
phương trong khuôn khổ pháp luật quy định(1).
2. Trong tổ chức
a. Tổ chức xã hội- nghề nghiệp
* Trung tâm trọng tài
Các trung tâm trọng tài được hình thành dựa trên nguyên tắc tự nguyện.
Đó là sự thỏa thuận giữa các thành viên. Khoản 1 điều 24 Luật trọng tài thương
mại 2011 quy định “Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng
lập nên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là trọng tài viên…”. Theo đó, để
thành lập trung tâm trọng tài, cần có sự thỏa thuận thành lập của ít nhất 5 thành
viên có đủ điều kiện, được hội luật Việt Nam giới thiệu và bộ trưởng bộ tư pháp
xem xét, quyết định cấp giấy phép thành lập trung tâm trọng tài. (2) Quy định đó
của pháp luật nhằm tạo ra một khung pháp lý mang tính chuẩn mực, đảm bảo
cho các trung tâm trọng tài thực hiện tốt công việc của mình, việc thành lập hoàn
toàn do sự thỏa thuận của cá nhân chứ không có sự can thiệp của nhà nước. Tính
tự nguyện ở đây thể hiện ở cả hai phía: Phía cá nhân và tổ chức (tổ chức ở đây
1 />2 NXB CAND, Giáo trình Luật Hành chính tr 249


4


chính là trung tâm trọng tài). Cá nhân tự nguyện tham gia vào tổ chức và tổ chức
tự nguyện kết nạp cá nhân – người muốn tham gia tổ chức. Đó là những biểu
hiện của tính tự nguyện trong tổ chức của trung tâm trọng tài. Khoản 4, Điều 27
Luật trọng tài thương mại 2011 cũng chỉ rõ: “Cơ cấu, bộ máy của Trung tâm
trọng tài do điều lệ của Trung tâm quy định”.
* Đoàn luật sư
Khoản 2, Điều 60, Luật luật sư quy định: “ Tại mỗi tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương khi có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên thì
được thành lập Đoàn luật sư ”. Như vậy, khi có sự thỏa thuận thành lập của ba
người có chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên là có thể thành lập Đoàn luật sư.
Tính tự nguyện cũng thể hiện rõ nét trong việc các luật sư có quyền tự do lựa
chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào đoàn luật sư. Khoản 1,
Điều 20, Luật Luật sư có nêu: “Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gia nhập
một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư”. Khi tham gia vào
Đoàn Luật sư tức là luật sư đó tự nguyện chấp hành các điều lệ của Đoàn. Điều
lệ của Đoàn Luật sư được quy định tại điều 63, Luật Luật sư 2007. Ngoài ra, tính
tự quản trong tổ chức của Đoàn Luật sư còn được thể hiện ở việc kết nạp hay
khai trừ các thành viên của đoàn luật sư hoàn toàn do đoàn luật sư và những
người muốn tham gia quyết định, và cũng không có sự can thiệp của Nhà nước.
b. Tổ chức tự quản
Các tổ chức tự quản thường được thành lập theo chế độ bầu cử dân chủ,
không có cơ cấu chặt chẽ, không tạo thành hệ thống, giữa các tổ chức cùng loại
không có mối quan hệ về tổ chức, đặt dưới sự quản lý của cơ quan hữu quan (1).
Chẳng hạn như các các thành viên trong thành phần tổ dân phố thì do người dân
trong tổ bầu ra còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường chỉ là người ra quyết
định công nhận. Đồng thời về tổ dân phố chỉ là một tổ chức tự quản dựa trên cơ

1 NXB CAND, Giáo trình Luật Hành chính tr 253

5


sở từng địa bàn dân cư và số hộ theo quy định, không có các cấp cao hơn trực
tiếp quản lý mà việc này được giao cho ủy ban nhân dân cấp xã cũng như cơ
quan Đảng ủy cùng cấp. Bên cạnh đó, tổ chức của tổ dân phố cũng khá đơn giản
mỗi tổ chỉ gồm một tổ trưởng, có thể có một tổ phó giúp việc với nhiệm kỳ chỉ là
hai năm rưỡi và các tổ viên (hộ gia đình), không có bộ máy giúp việc cho tổ
trưởng do họ chỉ quản lý từ 50 đến 100 hộ gia đình.
2. Trong hoạt động
a.Tổ chức xã hội, nghề nghiệp
Tính chất tự nguyện, tự quản được biểu hiện rất rõ trong hoạt động của trung
tâm trọng tài cũng như đoàn luật sư. Các tổ chức này đều có nhân danh chính
mình khi tham gia các quan hệ xã hội, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
tài khoản riêng. Như vậy, kinh phí hoạt động là từ thành viên đóng góp và từ các
khoản thu hợp pháp khác chứ không phải từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó,
các tổ chức này hoạt động tự quản thông qua điều lệ riêng của tổ chức. Điều lệ
của tổ chức do các thành viên trong tổ chức xây dựng thông qua đại hội đại biểu
hoặc đại hội toàn thể các thành viên. Điều lệ này không được trái với pháp luật
và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Việc nhà nước phê chuẩn
điều lệ hoạt động của các tổ chức xã hội chỉ là sự kiểm tra, đánh giá nhằm đảm
bảo tính hợp hiến, hợp pháp, qua đó công nhận và cho phép các tổ chức này tồn
tại và hoạt động theo điều lệ đã được thông qua. Điều lệ không là văn bản pháp
luật, không mang tính pháp lí, mà chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nội bộ
tổ chức đó. Điều lệ thường mang tính đặc thù riêng của tổ chức đó dựa trên cơ
sở, mục đích hình thành, tính chất, chức năng của tổ chức và chỉ áp dụng đối với
các thành viên của tổ chức đó. Do đó, hoạt động các tổ chức nhân danh chính tổ
chức mình để thực hiện hoạt động, chỉ trừ trường hợp đặc biệt do pháp luật quy

định, tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước. Đồng thời, các tổ chức
này cũng hoàn toàn có thể thôi hoạt động theo điều lệ của trung tâm, như vậy,
6


việc hoạt động hay không hoạt đông của trung tâm là theo tinh thần tự nguyện
(ngoại trừ bị thu giấy phép hoạt động).
b. Các tổ chức tự quản.
Các tổ chức này được thành lập nhằm mục đích nhiệm vụ tự quản trong
một phạm vi nhất định đối với các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản
lý. Chẳng hạn như hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn,
cơ quan nhà nước (nhà trường), đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước (chẳng
hạn đơn vị sự nghiệp công lập ví dụ như trường Đại học luật trực thuộc bộ tư
pháp), họ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát trong nội bộ nhà trường như có
quyền giám việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường; việc thực hiện các
chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên theo quy định của
pháp luật, việc tiếp dân(1)... Có thể phân biệt hoạt động của ban thanh tra nhân
dân với thanh tra nhà nước như sau:
-Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua BTTND đối
với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc
thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường. Nhiệm vụ, quyền hạn của BTTND chỉ
là giám sát và khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xử lý.
-Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối
với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục nhất định còn nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan Thanh tra nhà nước là tiến hành thanh tra (xem xét, đánh giá và
xử lý) việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá
nhân thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, giúp nhà nước
quản lý bảo đảm được mục đích đã định trước.

1 />
7


Rõ ràng, việc phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước với các thanh
tra nhân dân là vô cùng cần thiết bởi việc quản lí nội bộ đối với các cơ quan, tổ
chức là vô cùng khó khăn. Vì vậy những hoạt đông của các ban thanh tra nhân
dân góp phần đảm bảo chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước
được thực hiện, phòng chống, phát hiện các vi phạm pháp luật, hạn chế tình
trạng tham nhũng.
KẾT LUẬN
Tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức
xã hội được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước là đặc điểm nổi bật, quan
trọng nhất của các tổ chức này. Chính nhờ đặc điểm đó mà các tổ chức này ngày
càng phát huy được vai trò của mình trong lĩnh vực hoạt động, góp phần cùng
với Nhà nước quản lí xã hội, quản lí con người. Các tổ chức này cần được hoàn
thiện hơn nữa, bởi đó là những tổ chức sâu sát với các lĩnh vực khác nhau trong
cuộc sống của người dân nói chung. Một trong những hướng nhằm hoàn thiện
các tổ chức này, đó chính là phát huy tính tự nguyện, tự quản trong tổ chức và
hoạt động của các tổ chức đó.

DANH MỤC THAM KHẢO
(1) NXB CAND, Giáo trình hành chính Việt Nam
(2) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, sửa đổi, bổ
sung năm 2001
(3) Nghị định Số: 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và
quản lí hội.
(4) Luật trọng tài thương mại 2011
8



(5) Luật luật sư 2007, sửa đổi, bổ sung năm 2012 ( Luật sửa đổi có hiệu lực
từ ngày 01/07/2013).
(6) />co_id=10004&cn_id= 20h10’ ngày 10/5/2013
(7) />s=6069d0b80c46bfb1916a4d19c7b1d13c#ixzz2SfPCsyd3
(8) />
9



×