Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CHUYÊN ĐỀ THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG CHO VẬT NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.18 KB, 15 trang )

Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

CHUYÊN ĐỀ
THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG CHO VẬT NUÔI

I.

MỞ ĐẦU:
1. Cơ sở lí luận:
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo

định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết
giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập
huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực
tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành
được thiết kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những
nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau
(nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa
theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải hình thành kiến thức;
cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học
trong 45 phút không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến
thức được đưa vào nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết
nhằm "truyền tải" hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành
kiến thức", ít thực hành, vận dụng kiến thức.
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy công nghệ là môn học có ứng dụng
ngoài thực tế rất nhiều, tuy nhiên nó vẫn chưa được chú trọng, các giáo viên đa số là
truyền tải một chiều, học sinh rất lơ là, không chú ý, học lý thuyết suông; dẫn đến sự
nhàm chán, không yêu thích môn Công nghệ


2. Cơ sở thực tiễn:
Môn Công nghệ 10 là một môn học gắn liền với thực tiễn đời sống. Nhưng hiện
nay với suy nghĩ là môn phụ nên Học sinh chểnh mảng, không quan tâm, đa số người dạy
cũng không đầu tư nhiều. Bởi vậy khi giảng dạy, giáo viên nên hướng cho học sinh ý
thức tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, học thông qua nhiều nguồn khác nhau, đổi mới
phương pháp trong giảng dạy, sử dụng các phương tiện dạy học mới để phát huy được
tính tích cực, tự giác học tập của học sinh.
3. Tính ứng dụng của chuyên đề:
Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng, Tôi thiết nghĩ chuyên đề đổi
mới phương pháp dạy học “Thức ăn và dinh dưỡng” sẽ góp phần giúp học sinh có ý thức
tìm tòi kiến thức, thích khám phá, yêu thích môn Công nghệ hơn vì các em được vận

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 1


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

dung kiến thức đã học vào những công việc thực tế trong đời sống (hiểu về thức ăn trong
chăn nuôi, cách chế biến một số loại thức ăn tại gia đình và địa phương…), các em được
rèn luyện thêm nhiều kỹ năng (tự học, thuyết trình, phản biện, làm việc tập thể…) tạo nên
thế hệ học sinh năng động, làm việc khoa học; các em được hóa thân vào những công
việc trong xã hội góp phần phát hiện năng lực cá nhân và định hướng nghề nghiệp trong
tương lai (chuyên gia về nông nghiệp hiện đại).
4. Đối tượng, phạm vi, phương pháp thực hiện:
o Đối tượng: Học sinh khối 10
o Phạm vi thực hiện: Giới thiệu về thức ăn và dinh dưỡng cho vật nuôi

o Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, vấn đáp, thuyết
trình, tư duy, tự học…
5. Kế hoạch thực hiện:
Chuyên đề được thực hiện trong 03 tiết chia theo nội dung:

o Tiết 1: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
o Tiết 2,3: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
o Tiết 4: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 2


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học
II.

Trường THPT Trần Hưng Đạo

NỘI DUNG:
1) Tiết 1: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
a. Mục tiêu bài học:
o Kiến thức: Biết được nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi, tiêu chuẩn ăn, khẩu
phần ăn, nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn
o Kỹ năng: phát triển kỹ năng khái quát hóa ( từ ví dụ tiêu chuẩn ăn, khẩu
phần ăn khái quát hóa thành khái niệm )
o Thái độ: Có ý thức nuôi dưỡng vật nuôi đúng nhu cầu giúp vật nuôi sinh
b.
c.
d.

e.
f.

g.

trưởng phát dục tốt ở gia đình và địa phương.
Phương pháp/kỹ thuật dạy học: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận.
Hình thức tổ chức các hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, nhóm.
Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu
Sản phẩm: Học sinh biết xác định nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi.
Định hướng hình thành năng lực:
o Năng lực thuyết trình, năng lực phản biện.
o Năng lực tự học, tìm tòi kiến thức.
o Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
Nội dung:
o Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi gồm: Nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất
Đặt vấn đề: Để vật nuôi sinh trưởng, phát dục tốt cho nhiều sản phẩm người
chăn nuôi cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho vật nuôi. Vậy thế nào
là nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi?
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ hình 28.1 SGK, trao đổi nhóm và trả lời
câu hỏi:
1. Phân biệt nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất của vật nuôi? Cho ví dụ?
2. Nhu cầu dinh dưỡng của các vật nuôi có giống nhau hay không?
3. Muốn vật nuôi sinh trưởng tốt tạo ra nhiều sản phẩm cần đáp ứng những
nhu cầu gì về dinh dưỡng?
- GV chỉ định 1 -2 HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết
luận.
o Tiêu chuẩn ăn, khẩu phần ăn:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK , trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi
1. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? Tiêu chuẩn ăn thường được xác định

bằng các chỉ số nào?
2. Làm thế nào để xây dựng được tiêu chuẩn ăn cho từng loại vật nuôi?
3. Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì? Khi phối hợp khẩu phần ăn cần đảm
bảo những nguyên tắc nào?
4. Theo em để đảm bảo cung cấp đầy đủ tiêu chuẩn ăn cho vật nuôi có nhất
thiết phải sử dụng một số loại thức ăn nhất định hay không? Cho ví dụ.
5. Em hiểu thế nào về mối liên quan giữa nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn
và khẩu phần ăn của vật nuôi?
- GV chỉ định 1-2 đại diện nhóm trả lời, nhận xét. GV rút ra kết luận.

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 3


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

2) Tiết 2,3: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi:
a. Mục tiêu bài học:
o Kiến thức:
- Biết được các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.
- Nắm được đặc điểm của các loại thức ăn chăn nuôi.
- Vai trò, các loại và Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
o Kỹ năng:
- Nhận dạng được các loại thức ăn chăn nuôi
- Biết cách làm tăng nguồn thức ăn cho vật nuôi
o Thái độ: Hứng thú, thích tìm tòi và vận dụng vào đời sống thực tiễn
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học: thực hành trải nghiệm, vấn đáp, thảo luận.

c. Hình thức tổ chức các hoạt động: hoạt động cặp đôi, nhóm.
d. Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu, hình ảnh thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi
e. Sản phẩm: Học sinh nhận biết được các loại thức ăn chăn nuôi và đặc điểm, cách
sử dụng. Quy trình sản xuất thức ăn hốn hợp cho vật nuôi
f. Định hướng hình thành năng lực:
o Năng lực tự học.
o Năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
o Năng lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi, thảo luận.
g. Nội dung:
o Đặc điểm một số loại thức ăn cho vật nuôi
- Em hãy quan sát hình 29.1 sgk trang 84 cho ví dụ về mỗi loại thức ăn thường
được sử dụng ở địa phương em? Loại thức ăn đó dùng cho loại vật nuôi nào?
Hs trả lời. Gv nhận xét, đánh giá và sử dụng hình 29.1 để chuẩn hóa kiến thức
Tìm hiểu đặc điểm một số loại thức ăn cho vật nuôi
- Gv yêu cầu Hs nghiên cứu sgk và hoàn thành phiếu học tập:
Nội dung phiếu học tập:
Loại thức ăn
Đặc điểm
Thức ăn tinh
Thức ăn xanh
Thức ăn thô
Thức ăn hỗn hợp
- Yêu cầu một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung
- Gv nhận xét và chuẩn hóa kiến thức
Gợi ý trả lời phiếu học tập
Loại thức ăn
Thức ăn tinh

Đặc điểm

Hàm

lượng

Đối tượng

sử Lưu ý khi sử dụng

dụng chủ yếu
dinh Lợn và gia cầm

dưỡng cao, đặc biệt

Đối tượng sử dụng chủ yếu

Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát,
tránh ẩm mốc mối mọt chuột

là năng lượng và Pr
gián...
Thức ăn xanh Chứa nhiều Vitamin, Chủ yếu là động - Sử dụng ngay sau khi thu hoạch

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 4

L


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

nhiều nước

Trường THPT Trần Hưng Đạo

vật ăn cỏ

vì dễ héo
- Không để quá già để tránh mất
dinh dưỡng
- Cỏ có thể phơi khô hoặc ủ xanh

Thức ăn thô

đế dự trữ
Vật liệu cồng kềnh, Là thức ăn dự - Phải phơi khô bảo quản khô ráo
tỉ lệ xơ cao, nghèo trữ cho trâu bò - Có thể làm mềm bằng cách kiềm
dinh dưỡng

vào mùa đông hóa hoặc ủ ure
hoặc nghiền nhỏ
cho Lợn và Gia

cầm
Thức ăn hỗn Cân đối giữa các Thường là vật - Dùng đúng loại thức ăn cho từng
hợp

thành

phần


dưỡng

dinh nuôi nuôi công đối tượng
nghiệp

o Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
HS sgk mục II trang 85 và trả lời các câu hỏi:
- Vì sao nói thức ăn hỗn hợp đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi lấy sản phẩm hàng
hóa để xuất khẩu?
- Phân biệt thức ăn hỗn hợp đậm đặc và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh?
Gv cho Hs xem video quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho 1 vật nuôi cụ thể
sau đó yêu cầu hs xây dựng quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp.
Hs trình bày. Gv nhận xét và chuẩn hóa kiến thức dựa trên sơ đồ hình 29.4 Sgk
Gv đặt câu hỏi:
- Hãy liên hệ thực tế và cho biết thức ăn hỗn hợp thường có dạng gì?
- Tại sao thức ăn hỗn hợp còn gọi là thức ăn công nghiệp?
3) Tiết 4: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
a. Mục tiêu bài học:
o Kiến thức:
 Xác định được cơ sở phối trộn thức ăn hỗn hợp có tỉ lệ về thành
phần dinh dưỡng xác định từ những thức ăn cụ thể và biết tỉ lệ dinh
dưỡng của từng loại.
 Thực hiện được thao tác phối trộn thức ăn hỗn hợp từ những công
thức đã tính toán ( cơ sở).

o Kỹ năng: Tính tỉ lệ chính xác, cân đong, phối trộn đúng đều đủ.

o

Thái độ: Tạo cho học sinh niềm yêu thích, hứng thú khi vận dụng vào thực

tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương.

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 5


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học
b.
c.
d.
e.

Trường THPT Trần Hưng Đạo

Phương pháp/kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, tự học.
Hình thức tổ chức các hoạt động: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
Phương tiện dạy học: máy tính, máy chiếu
Sản phẩm: Học sinh biết phối trộn thức ăn cho vật nuôi đảm bảo nguyên tắc khoa

học và kinh tế.
f. Định hướng hình thành năng lực:
o Năng lực tự học, tự nghiên cứu
o Năng lực hợp tác, thảo luận nhóm
o Năng lực phân tích, đánh giá và lựa chọn sản phẩm.
o Năng lực thuyết trình, phản biện.
g. Nội dung:
+ Giao nhiệm vụ thực hành:
- Giáo viên nêu rõ mục tiêu, nội dung và quy trình thực hành.
- Tổ chức hình thức hoạt động: chia nhóm đảm bảo mỗi nhóm một máy tính.

Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập trang 87 SGK, xác định nhiệm vụ.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập mẫu như SGK theo phương pháp đại
số
Bước 1: Tính thành phần của từng loại nguyên liệu
Bước 2: Tính giá thành của hỗn hợp thức ăn vừa phối trộn
Học sinh theo dõi, ghi nhớ để tự vận dụng khi làm bài tập
Học sinh tự làm bài tập
Giáo viên có thể ra thêm bài tập tương tự để học sinh làm tho trình tự các bước
như trên.

III.

ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ:
1. Ưu điểm:
- Chuyên đề thiết thực, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.
- Học sinh không còn học lý thuyết suông trong sách, các em được thực hành

-

trong môi trường thực tế, hứng thú và yêu thích môn Công nghệ hơn.
Học sinh có thể vận dụng kiến thức được học vào thực tiễn đời sống để vật
nuôi sinh trưởng và phát dục tốt cho năng suất cao nhất, tận dụng được thức

IV.

ăn sẵn có tại địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế
- Giúp học sinh phát hiện năng lực cá nhân và định hướng nghề nghiệp.
- Học sinh năng động, làm việc và học tập khoa học hơn.
2. Hạn chế:
- Quá trình đô thị hóa nên Học sinh ít hứng thú với công việc chăn nuôi.

- Việc quản lý và hướng dẫn học sinh ở tiết thực hành còn gặp khó khăn.
- Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế.
KẾT LUẬN:

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 6


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

Sau một thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy chuyên đề vô cùng thiết thực, giúp
học sinh yêu thích môn Công nghệ hơn, tạo nên thế hệ học sinh năng động, làm việc và
học tập khoa học hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học môn Công nghệ ở trường phổ thông;
bước đầu xây dựng nội dung chủ đề môn học phù hợp với đổi mới chương trình phổ
thông môn Công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đó là mục tiêu đổi mới
phương pháp mà bộ môn Công nghệ đang hướng đến.
Việc xây dựng chuyên đề không tránh khỏi còn có nhiều thiếu sót, rất mong quí
Thầy Cô góp ý để tôi hoàn thiện thêm chuyên đề, từ đó có thể ứng dụng rộng rãi cho mọi
đối tượng học sinh THPT.
Người viết chuyên đề

Trịnh Thị Thu Hằng

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 7



Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

Bài dạy minh họa
Tiết 8 - SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI (tiết 1)
A. Mục tiêu bài học:
1. Mục tiêu kiến thức, kỹ năng và thái độ
- Trình bày được các loại thức ăn trong chăn nuôi và đặc điểm của mỗi loại
- Giải thích được vai trò của mỗi loại thức ăn và quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp
cho vật nuôi.
- Nhận dạng được từng loại thức ăn trong chăn nuôi và biện pháp phối hợp các loại
thức ăn cho vật nuôi
- Có ý thức chế biến cho thức ăn để vật nuôi sử dụng có hiệu quả cao.
2. Các năng lực hình thành và phát triển cho Học sinh:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác được hình thành thông qua việc thực hiện các
nhiệm vụ cá nhân và nhiệm vụ nhóm. Ngoài ra còn hình thành được năng lực ngôn
ngữ, năng lực giao tiếp, ứng xử và năng lực tự quản lí bản thân thông qua các hoạt
động báo cáo, nhận xét, đánh giá, tiếp nhận phản hồi...
- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức để xử lí tình huống
- Năng lực tính toán: Thông qua hoạt động thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật
nuôi.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, mở
rộng kiến thức và vận dụng thực tế.
- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để chế biến và sản xuất thức ăn
chăn nuôi đạt hiệu quả cao
B. Chuẩn bị của giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của GV:
- Kế hoạch bài học

- Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của HS
Nghiên cứu trước nội dung bài 29
Tìm hiểu các loại thức ăn sử dụng cho vật nuôi, vai trò, đặc điểm của mỗi loại thức
ăn được sử dụng.
C. Tiến trình lên lớp:

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 8


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học
Hoạt động

Trường THPT Trần Hưng Đạo

Nội dung

Thời

gian

dự kiến
1. Khởi động

- Những loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi

2. Hình thành - Đặc điểm của các loại thức ăn chăn nuôi


5 phút
25 phút

kiến thức
3. Luyện tập

- Vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi liên 10 phút
quan đến thực tiễn trong chăn nuôi

4. Mở rộng

- Tìm hiểu về chế biến thức ăn chăn nuôi bằng phương 5 phút
pháp ủ xanh.

D. Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục đích:
- Kể tên và nêu được đặc điểm của các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi
- Trình bày được một số cách sản xuất thức ăn cho vật nuôi ở gia đình và địa phương
2. Nội dung:
- Tìm hiểu các loại thức ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi
- Tìm hiểu quy trình chế biến và sản xuất thức ăn cho vật nuôi ở địa phương.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV định hướng HS tìm hiểu tài liệu và trả lời các câu hỏi sau:
- Muốn vật nuôi sinh trưởng tốt và tạo ra nhiều sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu gì về dinh
dưỡng
- Kể tên các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi ở địa phương? Để phát triển chăn
nuôi cần áp dụng những biện pháp gì trong khâu sản xuất thức ăn?
* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nghiên cứu tài liệu, SGK và qua tìm hiểu thực tế ở địa phương, HS làm việc cá nhân
để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Trao đổi nhóm kết quả thực hiện nhiệm vụ, đề xuất và thống nhất ý kiến
* Báo cáo, trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 9


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

- GV gọi HS đại diện nhóm lên trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và chỉ ra những kiến thức cần tiếp tục tìm hiểu để hiểu rõ hơn vấn đề cần
tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG 2: TIẾP NHẬN KIẾN THỨC MỚI VỀ SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI
1. Mục đích:
Nắm được đặc điểm, nguồn gốc, cách sử dụng, bảo quản và yếu tố ảnh hưởng tới chất
lượng các loại thức ăn thường dùng cho vật nuôi
2. Nội dung:
Đặc điểm của các loại thức ăn thường dùng cho vật nuôi.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: HS nghiên cứu tài liệu, SGK để trả lời các câu hỏi sau:
- Nêu đặc điểm, nguồn gốc, cách sử dụng và bảo quản thức ăn tinh? chất lượng thức ăn
tinh phụ thuộc bởi những yếu tố nào?
- Nêu đặc điểm, nguồn gốc, cách sử dụng và bảo quản thức ăn xanh? chất lượng thức ăn

xanh phụ thuộc bởi những yếu tố nào?
- Nêu đặc điểm, nguồn gốc, cách sử dụng và bảo quản thức ăn thô? chất lượng thức ăn
thô phụ thuộc bởi những yếu tố nào?
- Nêu đặc điểm, nguồn gốc, cách sử dụng và bảo quản thức ăn hỗn hợp? chất lượng thức
ăn hỗn hợp phụ thuộc bởi những yếu tố nào?
Nhiệm vụ 2: HS tìm hiểu vận dụng kiến thức để hoàn thiện báo cáo
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã tìm hiểu và viết vào vở để
hoàn thiện 2 nhiệm vụ được giao
- Làm việc nhóm: từng Hs trong nhóm trình bày, trao đổi và thống nhất kết quả thực hiện
2 nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Đại diện HS trong nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến.
Gợi ý trả lời phiếu học tập
Loại thức

Nguồn gốc

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Đặc điểm

Cách sử dụng

Bảo quản

Yếu tố ảnh

Trang 10



Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

ăn

hưởng chất
lượng thức

Thức ăn

Các loại hạt

Hàm lượng

Cho ăn trực tiếp

Bảo quản nơi

ăn
Khí hậu,

tinh

ngũ cốc,

dinh dưỡng


hoặc nấu chín,

khô ráo thoáng

thời tiết,

rang nghiền…

mát, tránh ẩm

thời vụ, kỹ

năng lượng

mốc, mối mọt

thuật thu

và Pr

chuột gián...

hoạch, bảo

Nơi râm mát

quản…
Giống cây,

khô dầu, bột cao.

cá…

Giàu

Thức ăn

Rau, cỏ

Chứa nhiều

- Sử dụng ngay

xanh

tươi, bèo,…

Vitamin,

sau khi thu hoạch

điều kiện

thức ăn ủ

khoáng và

vì dễ héo

đất đai, chế


xanh

nhiều nước

- Không để quá

độ chăm

già để tránh mất

sóc, thời kỳ

dinh dưỡng

thu hoạch

- Cỏ có thể phơi
khô hoặc ủ xanh
Thức ăn

Rơm rạ, cỏ

Giàu chất

đế dự trữ
Sử dụng trực tiếp

thô

khô


xơ, nghèo

hoặc qua chế biến khô.Bảo quản

dinh dưỡng

làm tăng dinh

khô ráo, thoáng

dưỡng

mát

- Phải phơi, sấy Giống cây,
môi trường

Thức ăn

Thực vật,

Giàu dinh

- Sử dụng trực

- Bảo quản

- Môi


hỗn hợp

động vật,

dưỡng. Cân

tiếp

trong điều kiện

trường, sinh

khoáng

đối giữa các

- Dùng đúng loại

thường, khô

vật gây hại

thành phần

thức ăn cho từng

ráo, thoáng mát

dinh dưỡng đối tượng
- HS đối chiếu kết quả thực hiện nhiệm vụ với nhận xét góp ý của GV và của các bạn để

đánh giá và đánh giá đồng đẳng.
- HS ghi kết quả đánh giá vào vở.
4. Sản phẩm học tập:
- Kết quả trả lời các câu hỏi trong nhiệm vụ 1 được ghi vào vở, có ý kiến bổ sung sau
thảo luận nhóm và làm việc cả lớp.
- Báo cáo hoạt động 1 được bổ sung và hoàn thiện.

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 11


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục đích:
- Giúp HS trình bày được đặc điểm, vai trò của các loại thức ăn trong việc nâng cao năng
suất chăn nuôi.
- Vận dụng kiến thức đã học vào quá trình chăn nuôi gia súc gia cầm ở gia đình và địa
phương.
2. Nội dung:
- Vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi thực tiễn trong chăn nuôi.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao:
- Nhóm 1: Thức ăn chăn nuôi là gì? Để tăng nguồn thức ăn cho vật nuôi ta cần làm gì?
- Nhóm 2: Thức ăn ủ xanh có tác dụng gì?
- Nhóm 3: Tại sao rơm rạ khi chế biến bằng phương pháp kiềm hóa hoặc ủ với ure lại

giúp tăng tỉ lệ tiêu hóa ở vật nuôi?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Làm việc cá nhân: HS tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức mới tiếp nhận để giải quyết
các câu hỏi được giao. Ghi vào vở kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Làm việc nhóm: từng Hs trong nhóm trình bày, trao đổi và thống nhất kết quả hoàn
thành câu hỏi thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- HS đối chiếu kết quả của cá nhân với đáp án chung để tự đánh giá và đánh giá đồng
đẳng.
- Ghi kết quả đánh giá vào vở.
4. Sản phẩm học tập:
Đáp án:
Câu 1: Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật và khoáng
vật. Cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi, phù hợp đặc điểm sinh lí và cấu tạo với cơ
quan tiêu hóa của vật nuôi để chúng có thể hấp thu và phát triển trong thời gian dài

- Để tăng nguồn thức ăn cho vật nuôi cần tăng nguồn thức ăn nhân tạo (thức ăn do
con người tạo ra)
Câu 2: Thức ăn ủ xanh có tác dụng:
Tăng nguồn thức ăn dự trữ

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 12


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo


Vật nuôi dễ tiêu hóa
Tăng giá trị dinh dưỡng thức ăn
Câu 3: Rơm, rạ kiềm hóa hoặc ủ với ure tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật, nấm
có lợi trong hệ tiêu hóa của vật nuôi phát triển  tăng khả năng tiêu hóa.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã học để chế biến thức ăn tận dụng sản phẩm sẵn
có hợp lý với từng đối tượng vật nuôi trong chăn nuôi ở gia đình và địa phương.
2. Nội dung:
Vận dụng : Tìm hiểu và Thực hành: Ủ xanh thức ăn cho vật nuôi.
3. Kỹ thuật tổ chức hoạt động:
GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu và thực hành cách ủ thức ăn xanh cho vật nuôi theo
gợi ý hướng dẫn sau:
Ủ chua thân, vỏ bắp thu trái non.
a. Nguyên liệu: Vỏ bắp non, thân cây bắp non sau khi kết thúc thu hoạch trái,
nguyên liệu bổ sung là mật đường 5%, muối 1% so với trọng lượng thân, vỏ bắp cần ủ
hoặc dùng cám 2%, muối 1% so với trọng lượng thân, vỏ bắp cần ủ.
b. Cách làm hố ủ: Số lượng bắp ủ tính trên số lượng trâu, bò và số lượng vỏ bắp
thu hoạch. Một con bò có thể ăn 15-20kg vỏ bắp ủ/ngày. Hầm ủ có thể tích 1m 3 ủ được
600-800 kg vỏ, thân bắp non. Có hai loại hố ủ: hố hình khối và hố hình giếng. Hố hình
giếng: Giống như cái giếng bên trong xây gạch dày. Đối với hố đào không xây gạch, có
thể lót bên trong bằng một túi nylon, chừa phần dư bên dưới để lót đáy hố, chừa phần dư
bên trên để có thể cột chặt khi ủ xong hố.
c. Cho vỏ, thân bắp vào hố ủ:
· Cân vỏ bắp: Đối với hố có đường kính 1,2 m x đáy 1,2 m x cao 1,2m cho vào hố
mỗi lớp:50kg vỏ bắp + 1kg cám + 0,5 kg muối (cám 2% + muối 1%). Hoặc 50kg vỏ bắp
+ 2,5kg mật đường + nước + 0,5 kg muối (mật đường 5% + muối 1%)
· Dậm bằng chân kỹ lưỡng, nhất là vách hố ủ. Cứ thực hiện cho đến khi đầy hố.
· Khi đã ủ đầy hố, cột chặt miệng túi nylon.
· Đặt một tấm vĩ, bên trên xếp những tảng đá hoặc những vật nặng.
· Mái che.

d. Cách lấy vỏ bắp ủ cho bò ăn
· Có thể lấy cho bò ăn sau khi ủ 3 tuần.
· Bốc bỏ phần bắp ủ bị nhiễm mốc hoặc vỏ bắp ủ bị nhũng.

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 13


Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học

Trường THPT Trần Hưng Đạo

· Khi đã mở hố ủ nên cho bò ăn liên tục, không nên ngưng.
· Tuỳ cấu trúc của hố mà lấy vỏ bắp ủ cho bò ăn:
o

Nếu hố dài nên lấy từng phần và xắn theo chiều sâu của hố.

o

Nếu hố hình giếng, lấy lớp trên rồi nén lại cho chặt, đậy kỹ như cũ.

e. Đánh giá chất lượng vỏ bắp ủ bằng cảm quan:
· Mùi thơm axit dễ chịu.
· Màu vàng xanh của dưa cải muối, không mềm nhũng.
· Vị không đắng và không chua gắt.
· Không có nấm mốc.
4. Sản phẩm học tập:
Ghi chép kết quả thực hiện vận dụng

HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng
1.Mục đích:
Mở rộng kiến thức về sản xuất thức ăn cho vật nuôi
2.Nội dung và kỹ thuật thực hiện:
HS tự sử dụng công cụ tìm kiếm để mở rộng kiến thức về dinh dưỡng và thức ăn
vât nuôi của các đối tượng vật nuôi khác nhau.
Một số từ khóa gợi ý: “Dinh dưỡng vật nuôi”, “thức ăn cho bò, thức ăn cho lợn,
thức ăn cho gà...., các cách làm tăng thức ăn cho vật nuôi…
3.Sản phẩm học tập:
Ghi chép và lưu lại hình ảnh thu thập được về các cách sản xuất thức ăn cho vật
nuôi.

GV: Trịnh Thị Thu Hằng

Trang 14



×