Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nghiên cứu, đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại nặng as, hg, pb trong trầm tích và ngao vùng ven biển tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 84 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍCH LŨY MỘT SỐ
KIM LOẠI NẶNG As, Hg, Pb TRONG TRẦM TÍCH VÀ
NGAO VÙNG VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

CAO THỊ HẢO

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TÍCH LŨY MỘT SỐ
KIM LOẠI NẶNG As, Hg, Pb TRONG TRẦM TÍCH VÀ
NGAO VÙNG VEN BIỂN TỈNH THÁI BÌNH

CAO THỊ HẢO
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ LỊM
TS. MAI VĂN TIẾN

HÀ NỘI, NĂM 2017



MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. vii
MỞ

ĐẦU

.....................................................................................................................1
1.

do
chọn
đề
.....................................................................................................1

tài

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3.
Nội
dung
nghiên
...............................................................................................3

cứu


CHƯƠNG
1.
TỔNG
.......................................................................................4

QUAN

1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình..............................4
1.1.1.
Điều
kiện
tự
.............................................................................................4
1.1.2.
Điều
kiện
kinh
tế
..................................................................................7

nhiên

-



hội

1.1.3. Hiện trạng nuôi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thái Bình ...................................7

1.1.4. Hiện trạng một số kim loại nặng trong môi trường vùng ven biển tỉnh Thái
Bình .. 9
1.2. Hiện trạng và tình hình nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong trầm tích và
động vật hai mảnh vỏ ................................................................................................12
1.2.1. Trên thế giới ....................................................................................................12
1.2.2. Ở Việt Nam .....................................................................................................14
1.3. Nguồn gốc phát sinh và tác hại của kim loại nặng trong nước và trầm tích
......17
1.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng............................................................17
1.3.2. Tính chất và tác
................................................19

hại

của

i

một

số

kim

loại

nặng


1.4. Tổng quan về các phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng .................23

1.4.1. Phương pháp thu và bảo quản mẫu .................................................................23
1.4.2. Phương pháp xử lý mẫu ..................................................................................23
1.4.3. Các phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng ....................................26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....33
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................33

i


2.2. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................33
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35
2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu .......................................................35
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa.........................................................35
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ..........................................37
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................44
3.1. Hiện trạng một số kim loại nặng As, Hg, Pb trong trầm tích vùng ven biển tỉnh
Thái Bình ...................................................................................................................44
3.2. Mức độ tích lũy một số kim loại nặng As, Hg,Pb trong trầm tích và ngao vùng
ven biển tỉnh Thái Bình .............................................................................................48
3.2.1. Mức độ tích lũy một số kim loại nặng As, Hg, Pb trong trầm tích .................48
3.2.2. Mức độ tích lũy một số kim loại nặng As, Hg, Pb trong ngao .......................54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................59
I. KẾT LUẬN............................................................................................................59
II. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................60
PHỤ LỤC

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Cao Thị Hảo

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá
mức độ tích lũy một số kim loại nặng As, Hg, Pb trong trầm tích và ngao
vùng ven biển tỉnh Thái Bình”. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Dương Thị
Lịm và TS. Mai Văn Tiến đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và động viên giúp
tôi hoàn thành bài báo cáo luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Viện Địa lý – Viện Khoa học và Công
nghệ Việt Nam và Chính quyền địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể đi thực địa và cung cấp
những kiến thức quý báu cũng như chia sẻ tài liệu, dữ liệu liên quan tới
luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô khoa Môi trường, Trường
Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học cao học tại trường.
Cảm ơn các anh chị, bạn bè những người bạn đồng hành trong quãng
thời gian học cao học, những người đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên và là
nguồn động lực để tôi vươn lên.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi

những thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy – cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
HỌC VIÊN

Cao Thị Hảo

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Tiếng Việt

AAS (Atomic Absorption

5


Phổ hấp thụ nguyên tử

Spectroscopy)
AES (Atomic Emission
Spectroscopy)

Phổ phát xạ nguyên tử

BCR (The Commission of the
European Communities Bureau of

Reference)

Ủy ban tham chiếu cộng đồng
Châu Âu

F-AAS (Flame Atomic Absorption
Spectroscopy)

Phổ hấp thụ nguyên tử - ngọn
lửa đèn khí

GF-AAS (Graphite furnace Atomic
Absorption Spectroscopy)

Phổ hấp thụ nguyên tử - không
ngọn lửa

ICP -AES (Inductively coupled
plasma Atomic Emission
Spectroscopy)

Phổ phát xạ nguyên tử với
nguồn cảm ứng cao tần

ICP – MS (Inductively coupled
plasma mass spectrometry)

Phổ khối plasma cảm ứng

IQ (lntelligent Quotient)


Chỉ số thông minh

KLN

Kim loại nặng

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động nuôi ngao tỉnh Thái Bình giai đoạn 2008 - 2012. ........8
Bảng 1.2. Tải lượng chất ô nhiễm qua hai cửa sông Cấm - Bạch Đằng ...................10
và Ba Lạt (tấn)...........................................................................................................10
Bảng 1.3. Khả năng một số kim loại nặng As, Hg, Pb trong vùng cửa sông Cấm Bạch Đằng và Ba Lạt ................................................................................................11
Bảng 1.4. Nguồn thải một số kim loại của một số ngành công nghiệp phổ biến......18
Bảng 1.5. Tỷ lệ sử dụng thủy ngân trong một số ngành kỹ thuật .............................22
Bảng 2.1. Tọa độ vị trí điểm lấy mẫu........................................................................35
Bảng 2.2. Giá trị giới hạn của As, Pb, Hg trong trầm tích theo QCVN
43:2012/BTNMT.......................................................................................................41
Bảng 2.3. Giá trị giới hạn của As, Pb, Hg theo hướng dẫn chất lượng trầm tích của
Canada năm 2002 ......................................................................................................41
Bảng 2.4. Phân loại mức độ ô nhiễm dựa vào chỉ số Igeo[11]....................................42
Bảng 2.5. Phân loại các mức độ làm giàu kim loại theo EF [11]. ............................43
Bảng 3.1. Hàm lượng một số kim loại nặng As, Hg, Pb trong trầm tích tại một số
khu vực ven biển .......................................................................................................47
Bảng 3.2. Mức độ tích lũy As, Pb, Hg trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình.
.... 48
Bảng 3.3. Mức độ làm giàu kim loại As, Pb, Hg tại vùng ven biển tỉnh Thái Bình. 51
Bảng 3.4. Kết quả phân tích hàm lượng As, Hg, Pb có trong ngao vùng ven biển

tỉnh Thái Bình. ..........................................................................................................55
Bảng 3.5. Hệ số tích tụ sinh học trầm tích trong ngao vùng ven biển tỉnh Thái Bình
...56


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ..............................................................4
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm nghiên cứu .......................................................................34
Hình 2.2. Đường chuẩn xác định hàm lượng Asen...................................................39
Hình 2.3. Đường chuẩn xác định hàm lượng chì ......................................................40
Hình 2.4. Đường chuẩn xác định hàm lượng thủy ngân ...........................................40
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh hàm lượng As với một số quy chuẩn, tiêu chuẩn ...........45
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh hàm lượng Pb với một số quy chuẩn, tiêu chuẩn ...........45
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh hàm lượng Hg với một số quy chuẩn, tiêu chuẩn ...........46
Hình 3.4. Chỉ số Igeo của As trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình. ..........50
Hình 3.5. Chỉ số Igeo của Pb trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình............50
Hình 3.6. Chỉ số Igeo của Hg trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình. ..........51
Hình 3.7. Mức độ làm giàu As tại vùng ven biển tỉnh Thái Bình. ............................53
Hình 3.8. Mức độ làm giàu Pb tại vùng ven biển tỉnh Thái Bình. ............................53
Hình 3.9. Mức độ làm giàu Hg tại vùng ven biển tỉnh Thái Bình. ...........................54
Hình 3.10. Giá trị BSAF của các mẫu ngao lấy tại vùng ven biển tỉnh Thái Bình ...57

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ở nước ta do quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ công cộng như y tế, du lịch và thương mại… đã làm cho môi trường
bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong môi

trường trầm tích, nước của những nơi tiếp nhận các nguồn thải như ao, hồ,
sông, biển đã và đang là vấn đề môi trường được các nhà quản lý, nhà khoa
học và người dân hết sức quan tâm, chú ý.
Các vùng cửa sông, ven biển là nơi tích tụ các chất ô nhiễm có nguồn
gốc từ nội địa. Ở các vùng này, các chất ô nhiễm đặc biệt là các kim loại nặng
được các dòng sông, con lạch mang từ lục địa ra gặp nước biển có độ pH cao
tạo thành dạng keo kết hợp với các hạt lơ lửng lắng đọng xuống. Do vậy, trầm
tích vùng cửa sông, ven biển thường là nơi tập trung hàm lượng các kim loại
nặng cao hơn trầm tích sông và trầm tích biển sâu. Các KLN trong trầm tích
tuỳ thuộc vào các yếu tố vật lý, hoá học của môi trường nước mà có thể dịch
chuyển từ trầm tích vào nước và ngược lại. Do đó, để xem xét một cách đầy
đủ mức độ ô nhiễm KLN của một nguồn nước không thể chỉ dựa trên các kết
quả phân tích mẫu nước mà cần tập trung nghiên cứu cả trong các mẫu trầm
tích. Sự tích tụ kim loại nặng sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật thủy
sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người thông qua chuỗi thức ăn. Sự
tích tụ KLN trong sinh vật có thể đe dọa sức khỏe của nhiều loài sinh vật đặc
biệt cá, chim và con người. Do vậy, xác định hàm lượng KLN trong trầm tích
là rất cần thiết bởi tính độc, tính bền vững và sự tích lũy sinh học của chúng.
Các kim loại nặng như As, Hg, Pb là những nguyên tố có độc tính cao
nhất với môi trường thuỷ sinh. Các nguyên tố này có trong nguồn nước thải
của các khu đô thị, công nghiệp, khai thác mỏ và hoạt động sản xuất nông
nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để đổ vào nguồn nước qua hệ
thống kênh mương chuyển vào các con sông đổ ra biển. Khi các kim loại
nặng chuyển vào môi trường nước, một phần nhỏ hòa tan trong nước, phần
còn lại chúng được hấp phụ lên các hạt vật chất lơ lửng và lắng đọng lại trong
trầm tích. Tuy nhiên, khi điều kiện môi trường thay đổi, những trầm tích này
có thể chuyển từ dạng keo sang dạng hòa tan trong môi trường nước. Bởi
1



vậy hàm lượng kim loại nặng trong nước và trong trầm tích có sự trao đổi
qua lại với nhau. Do vậy, hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích là một
trong những thông tin cơ bản đánh giá mức độ gây hại đối với hệ sinh thái
thủy sinh.
Trong môi trường biển ven bờ, nhóm động vật nhuyễn thể sống đáy đã
được các nhà khoa học chọn làm đối tượng nghiên cứu do khả năng tích tụ
sinh học cao, đời sống ít di chuyển, ăn lọc bùn bã hữu cơ. Để nghiên cứu khả
năng tích tụ của sinh vật thì loài được chọn phải đáp ứng được các yêu cầu
sau: Có đời sống tĩnh; có khả năng tích tụ chất ô nhiễm; có đời sống đủ dài;
có kích thước phù hợp để cung cấp mô thịt đủ lớn phục vụ phân tích và thu
mẫu. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ có khả năng tích tụ chất ô nhiễm cao gấp nhiều
lần trong môi trường nước, ăn lọc, ít di chuyển nên chúng thường được chọn
làm các sinh vật chỉ thị, đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực độc học môi
trường.
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, với chiều dài bờ
biển là 52 km. Chính vì vậy mà tiềm năng thủy sản là một trong những thế
mạnh của tỉnh Thái Bình. Thái Bình có bốn con sông lớn chảy qua. Phía bắc
và đông bắc có sông Hoá, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của
sông Hồng), phía tây nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng, sông Trà lý (phân
lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua chính giữa từ tây sang đông. Các con sông
này đổ ra biển ở bốn của lớn tương ứng đó là Diêm Điền, Ba Lạt, Trà lý, Lân
tạo ra một vùng bãi triều rộng khoảng 25.000 ha rất thuận lợi cho phát triển
nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, trong đó có nuôi ngao. Tuy nhiên, Các con sông
này trước khi chảy về hạ lưu tỉnh Thái Bình, chảy qua rất nhiều các khu, cụm
công nghiệp và các khu đô thị cho nên nó mang theo một lượng chất thải lớn
của các nguồn thải này đổ vào biển. Theo nhận định của các nhà khoa học
trên thế giới cũng như trong nước thì vùng cửa sông ven biển luôn tiềm ẩn
những nguy cơ ô nhiễm môi trường, tác động đến sức khoẻ con người và các
hệ sinh thái ven biển. Do vậy, hướng tiếp cận của đề tài lựa chọn địa điểm
nghiên cứu là vùng ven biển tỉnh Thái Bình.

Với các lý do trên, trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp, tôi đã chọn
đề tài “Nghiên cứu, đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại nặng As,
Hg, Pb trong trầm tích và ngao vung ven biển tỉnh Thái Bình” góp phần
2


định hướng khai thác và phát triển nghề nuôi thủy sản vùng ven biển tỉnh Thái
Bình một cách bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng hàm lượng một số kim loại nặng As, Hg, Pb
trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình.
- Đánh giá mức độ tích lũy một số kim loại nặng As, Hg, Pb trong trầm
tích và ngao vùng ven biển tình Thái Bình.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
- Thu thập mẫu trầm tích, mẫu ngao trắng Bến Tre ở vùng ven biển tỉnh
Thái Bình và bảo quản vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.
- Phân tích xác định hàm lượng một số kim loại nặng như As, Hg, Pb
trong trầm tích và ngao ở vùng ven biển tỉnh Thái Bình, luận giải kết quả thu
được.
- Đánh giá hiện trạng hàm lượng một số kim loại nặng như As, Hg, Pb
trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình, luận giải kết quả thu được.
- Nghiên cứu mức độ tích lũy của các kim loại nặng thông qua việc tính
toán chỉ số tích lũy địa hóa (Igeo: Geo-accumulation Index), nhân tố làm giàu
trầm tích (EF:Sediment Enrichment Factor) và hệ số tích tụ sinh học trầm tích
(BSAF: Biota-sendiment accumulation factor).

3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở phía Nam châu thổ sông
Hồng, có ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển, vị trí toạ độ 20 017’ đến
20044’ vĩ độ Bắc và 106006’ đến 106039’ kinh độ Đông. Từ Tây sang Đông
dài 54 km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km.
Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ
Phía Tây giáp tỉnh Hà Nam
Phía Nam giáp tỉnh Nam Định
Phía Bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hải Phòng.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình
Nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh; hành lang Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam
Ninh và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ, có đường biển và hệ thống sông
ngòi thuận lợi cho giao lưu kinh tế, cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách
thành phố
4


cảng Hải Phòng 70 km là hai thị trường lớn để giao lưu, tiêu thụ hàng hoá,
trao đổi kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý kinh doanh.
Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn với tổng
bức xạ trên 100 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800
giờ/năm, nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 240C, lượng mưa trung bình
trong năm 1.500 - 1.900 mm, độ ẩm từ 80 -90%.
- Mùa hè: Bắt đầu từ giữa tháng 4 và kết thúc vào giữa tháng 10.
Mưa: Lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, mưa mùa hè có

cường độ rất lớn 200 - 300 mm/ngày. Mưa lớn thường xẩy ra trong ngày có
bão và dông, mưa mùa này không ổn định, có khi cả tháng không mưa, có khi
mưa suốt tuần nên trong mùa này có thể gặp cả úng lẫn hạn.
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên 260C, cao nhất là 39,20C. Trong mùa
hè thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu
gió Lào. Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 25 0C, những ngày khô nóng nhiệt
độ có thể lên tới 39,20C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo.
Gió: Thịnh hành là gió Đông Nam. Tốc độ gió trung bình từ 2 - 4
m/giây. Vào mùa này thường hay xuất hiện bão. Bão kèm theo gió mạnh và
mưa to có sức tàn phá ghê gớm. Bình quân mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, cá
biệt có năm có 6 cơn bão.
Độ ẩm không khí: Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu
(tới
90%). Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (có khi
dưới
30%).
- Mùa đông lạnh: Bắt đầu từ giữa tháng 10 và kết thúc vào giữa tháng 4.
Mưa: chiếm lượng nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm. Các
tháng 12 và 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi. Tháng 2 và tháng 3
là thời kỳ mưa phùn và ẩm ướt. Nhìn chung lượng mưa giữa các tháng trong
năm không đều.
Gió: Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông. Tuy gió không mạnh nhưng
hay gây ra lạnh đột ngột.
5


Độ ẩm không khí: Ngày khô hanh độ ẩm rất thấp, độ bốc hơi cao, thường
xuất hiện vào đầu mùa. Trong thời kỳ này hay gặp hạn nhưng có điều kiện
làm ải đất. Ngày thời tiết nồm thường xẩy ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển
sang hè, độ ẩm lớn trên 90%.

- Các mùa chuyển tiếp thể hiện sự thay đổi của 2 hệ thống gió mùa:
Đông Bắc (mùa đông) và Tây Nam (mùa hè). Do có các đặc tính khí tượng,
thời tiết không ổn định. Song hai mùa chuyển tiếp thời tiết có tính chất gần
như mùa hè. Như vậy đặc trưng là khí hậu gió mùa nhiệt đới nóng ẩm rất
thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên tính biến động mạnh mẽ với
điều kiện thời tiết như bão, dông, gió Tây Nam, gió bấc,... đòi hỏi phải có
biện pháp phòng tránh úng, bão, hạn, lụt.
Thủy văn
Có 4 con sông lớn chảy qua:
- Phía Bắc và Đông Bắc có sông Hoá chảy qua địa phận ranh giới tỉnh có
chiều dài 38 km.
- Phía Bắc và Tây Bắc có sông Luộc chảy qua địa phận ranh giới dài 53
km
- Phía Nam và Tây Nam có sông Hồng chảy qua dài 77 km.
- Giữa tỉnh có sông Trà Lý, phân nhánh của sông Hồng dài 67 km.
Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống sông ngòi chằng chịt. Đặc điểm chung là
các sông đều chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển với độ dốc
mặt nước nhỏ, thoát nước chậm. Do đó về mùa mưa lũ mực nước các sông lớn
gây úng và xói lở cục bộ vào đất canh tác ngoài đê; hệ thống đê sông dài
khoảng 285 km, ngăn lụt trong mùa mưa lũ và trên 70 km đê biển ngăn mặn.
Là tỉnh ven biển nên các con sông trên địa bàn đều chịu ảnh hưởng của
thuỷ triều, mỗi chu kỳ thuỷ triều từ 13 - 14 ngày, trung bình của triều cao là
1m về mùa mưa, thuỷ triều tác động tới xâm nhập mặn trên các sông lớn ảnh
hưởng đối với nước tưới cho nông nghiệp.
Nhìn chung hệ thống thuỷ văn thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất
nông nghiệp, kể cả vào mùa khô và bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê
thuộc các hệ thống sông. Với 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo sự lắng đọng phù
sa và bồi đắp phù sa ven biển là thế mạnh lấn biển. Mặt hạn chế là hàng năm
6



phải đầu tư sức người, sức của vào việc đắp đê, tu bổ đê sông, đê biển đồng
thời phải đầu tư cho việc thau chua, rửa mặn đất nông nghiệp ở ven biển do bị
ảnh hưởng của thuỷ triều.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo Cục thống kê tỉnh Thái Bình, năm 2015 toàn tỉnh có 1,7 triệu
người, tăng 0,18% so với năm 2011, bình quân tăng trưởng 0,01%/năm.
Trong đó, dân số nam chiếm 48,3%, nữ chiếm 51,7%, nông thôn chiếm
89,6%, thành thị chiếm 10,4%.
Dân số nam có xu hướng tăng nhanh hơn dân số nữ (bình quân năm
2010-2015 dân số nam tăng cao gấp 3,5 lần so với tốc độ tăng trưởng của dân
số nữ); Dân số tỉnh Thái Bình có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn ra thành
thị, điều này thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng dân số ở hai khu vực này, khu
vực nông thôn giảm 0,05%/năm, trong khi đó khu vực thành thị tăng
0,01%/năm (bình quân giai đoạn 2010-2015 dân số nông thôn giảm gấp 5 lần
so với tốc độ tăng trưởng của dân số thành thị). Điều này cho thấy kinh tế của
tỉnh đang phát triển mạnh và có sức hút rất lớn dân số từ nông thôn ra thành
thị, tuy nhiên điều này sẽ có tiềm ẩn rủi ro rất lớn về nguồn nhân lực phục vụ
phát triển của khu vực nông, lâm và thủy sản, đặc biệt là lao động trong lĩnh
vực khai thác thủy sản.
1.1.3. Hiện trạng nuôi thủy sản vung ven biển tỉnh Thái Bình
Phát triển nuôi ngao tại Thái Bình hiện được coi là một trong những
ngành kinh tế mũi nhọn. Với lợi thế là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có 5
cửa sông lớn đổ ra biển tạo nên vùng triều rộng lớn khoảng 25 nghìn ha; lưu
lượng nước từ các sông đổ về hạ lưu kéo theo lượng phù sa, trầm tích hữu cơ
với khồi lượng lớn, đã tạo điều kiện cho Thái Bình có một vùng triều thích
hợp để nuôi nhuyễn thể, trong đó có ngao.
Theo kết quả thống kê của Cục Thống kê Thái Bình, diện tích nuôi ngao
bãi triều của tỉnh đã tăng từ 850 ha năm 2005 lên 1.089 ha năm 2010, tăng
28%. Giai đoạn năm 2008 - 2010, diện tích nuôi ngao không tăng do hoạt

động nuôi ngao chưa được quy hoạch thể, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển
nuôi ngao chưa được các cấp quan tâm kịp thời. Năm 2011, diện tích nuôi
ngao đã đạt 1.300 ha, tăng 19% so với năm 2010; trong đó: huyện Tiền Hải
7


đạt 1.120 ha (tăng 21%), Thái Thụy đạt 180 ha (tăng 6,5%); năm 2012 diện
tích đạt 2.385 ha, tăng mạnh 83% so với năm trước; trong đó: huyện Tiền Hải
đạt 1.910 ha (tăng 70%), Thái Thụy đạt 475 ha (tăng 1,63%). Đây là kết quả
của việc quy hoạch mở rộng diện tích vùng nuôi của các xã thuộc 2 huyện ven
biển Thái Thụy, Tiền Hải. Năng suất nuôi ngao bình quân từ 11,16 tấn/ha
năm 2005 tăng lên 27,66 tấn/ha năm 2010 (tăng 1,37 lần). Giai đoạn 2008 2011, năng suất nuôi ngao đều tăng khá, từ 17,96 tấn/ha năm 2008 lên 21,68
tấn /ha năm 2009 và đạt đến 33,15 tấn/ha năm 2011, tốc độ tăng bình quân
giai đoạn này đạt 22,7%. Riêng năm 2012, năng suất nuôi ngao đạt 24,94
tấn/ha, giảm 25% so với năm trước. Thực tế, nhiều hộ nuôi có năng suất đạt
từ 40 - 50 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt 100 tấn/ha do mật độ nuôi cao, nhưng lại
gặp rủi ro lớn trong sản xuất, khi điều kiện thời tiết khí hậu bất lợi dẫn đến
ngao chết hàng loạt. Sản lượng ngao thương phẩm giai đoạn 2008 - 2012 tăng
dần với mức tăng bình quân hàng năm đạt 35,7%; cụ thể so với năm trước:
năm 2008 đạt 19,5 nghìn tấn (tăng 51%), năm 2009 đạt 23,6 nghìn tấn (tăng
21%, đến năm 2012 đạt 59,5 nghìn tấn tăng 38%) [1].
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động nuôi ngao tỉnh Thái Bình giai đoạn 2008 2012.
NN N N N
C Đă ă ă ă ă
h V mm m m m
D
1 1 1 1 2
iệ
0 0 0 3 3
S N1 2 3 4 5

ả g 9, 3, 0, 3, 9,
N T1 2 2 3 2
ă
ấ7, 1, 7, 3, 4,
ải
N1 1 1 1 1
q
g 1 1 2 3 4
u Thực hiện quy hoạch chung, từ năm 2011 đến nay diện tích đầm nước lợ
được nông, ngư dân cải tạo chuyển sang ươm ngao giống tăng dần, năm 2011
đạt 115 ha, năm 2012 đạt 222 ha, tăng 93 ha (tăng 93%). Số cơ sở ươm, sản
xuất giống ngao trong tỉnh ngày càng tăng. Nếu như năm 2011 chỉ có 4 cơ sở
lớn với số lượng giống sản xuất đạt 81,5 triệu con thì đến năm 2012 đã có 13
cơ sở sản xuất với số lượng sản xuất đạt 1,2 tỷ con [1].

8


Giá trị sản xuất ngao giai đoạn 2008 - 2012 cũng tăng mạnh qua các
năm. Năm 2008 giá trị sản xuất đạt 97,7 tỷ đồng tăng 50,8% so với năm 2007;
năm 2009 tăng 20,7%; năm 2010 tăng 25,5%; năm 2011 tăng 45,4% và năm
2012 tăng 38% so với năm trước. Cơ cấu giá trị sản xuất ngao trong tổng giá
trị sản xuất hoạt động nuôi trồng thủy sản luôn ở mức khá, tăng dần từ 19,5%
năm 2008 đến 32,4% năm 2011, năm 2012 cơ cấu giảm, đạt 27,3% do giá
ngao thương phẩm từ giữa năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011. Không chỉ
đem lại giá trị kinh tế khá mà hàng năm hoạt động nuôi ngao tỉnh Thái Bình
đã giải quyết việc làm trực tiếp cho trên 1,4 nghìn lao động và hàng nghìn lao
động thời vụ [1].
1.1.4. Hiện trạng một số kim loại nặng trong môi trường vung ven biển
tỉnh Thái Bình

Nguồn gây ô nhiễm môi trường biển tỉnh Thái Bình
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 2015 [2] xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường biển Thái Bình chủ yếu
bắt nguồn từ đất liền và các hoạt động trên biển, bao gồm:
Nguồn thải sinh hoạt: Với dân số của tỉnh gần 2 triệu người tập trung
trên diện tích nhỏ, mật độ dân số cao đã tạo ra nguồn thải sinh hoạt rất lớn.
Cùng với đó, nhiều bãi rác ven sông, ven biển chưa được thiết kế phù hợp,
chưa có hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác cũng là nguonf bổ sung đáng kể
các chất ô nhiễm cho vùng ven bờ biển tỉnh Thái Bình.
Nguồn thải nông nghiệp: Là địa phương có cơ cấu nông nghiệp cao với
giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng
bình quân hằng năm đạt trên 5%. Do vậy, nguồn thải nông nghiệp ra vùng
biển ven bờ của Thái Bình gồm các loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật,
lượng chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt, hiện nay
Thái Bình có diện tích nuôi trồng thủy hải sản mặn lợ đạt 6.992 ha (trong đó
nuôi ngao 3.000 ha) nên có một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng phát
thải từ hoạt động nuôi thủy sản ven biển.
Nguồn thải công nghiệp: Những năm gần đây, Thái Bình đẩy mạnh phát
triển công nghiệp với các khu công nghiệp tập trung Sông Trà, Cầu Nghìn,
Tiền Hải, Gia Lễ, Nguyễn Đức Cảnh, Phúc Khánh, trong đó giá trị sản xuất
9


công nghiệp trên địa bàn khu vực ven biển tăng trưởng bình quân 13,9
%/năm. Bên cạnh đó, Thái Bình cũng là nơi tập trung nhiều làng nghề truyền
thống (chạm bạc, thêu, dệt, chiếu cõi, thảm len, mây tre đan, gỗ mỹ nghệ...).
Do đó phát sinh nguồn thải công nghiệp, các chất thải nguy hại, trong đó có
các kim loại nặng.
Nguồn thải do sông: Thái Bình có 4 con sông lớn chảy qua (sông Hóa,
sông Luộc, sông Hồng, sông Trà Lý) cùng với hệ thống sông ngòi chằng chịt
đổ ra biển qua 5 cửa sông lớn (cửa Thái Bình, Diêm Điền, Trà Lý và Ba Lạt).

Do đó, nguồn gây ô nhiễm do sông mang ra vùng ven bờ biển tỉnh Thái Bình
là rất lớn.
Các hoạt động trên biển: Thái Bình có hai huyện ven biển là Thái Thụy
và Tiền Hải, lực lượng ngư dân khai thác hải sản tương đối đông với trên
1.200 tàu thuyền. Ngoài ra, Thái Bình cũng có các cảng, bến Diêm Điền, Cửa
Lân nên có hàng trăm tàu vận tải biển. Những hoạt động đánh bắt hải sản và
vận tải biển cũng ít nhiều gây ô nhiễm cho vùng biển Thái Bình.
Chất lượng trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình
Trong nghiên cứu về khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong vùng cửa
sông Cấm - Bạch Đằng và Ba Lạt của tác giả Cao Thị Thu Trang và Nguyễn
Mạnh Thắng [3] đã đưa ra kết quả tải lượng một số kim loại nặng As, Hg, Pb
qua cửa Cấm - Bạch Đằng, Ba lạt và khả năng tích tụ các kim loại nặng này ở
hai cửa sông cụ thể ở hai bảng dưới đây:
Bảng 1.2. Tải lượng chất ô nhiễm qua hai cửa sông Cấm - Bạch Đằng
và Ba Lạt (tấn)
T
Cử
C
h M Ma C M M C ử
ô ùa ù ả ùa ù ả
A 6 4 6 3 6 4
sH 16 0, 67 61 2, 31

gP 5, , 5, 31 5, 33
b 6
7 0 4 5
(Số liệu tính toán, Cao Thị Thu Trang, Khả năng tích tụ các chất ô nhiễm
trong vùng cửa sông Cấm - Bạch Đằng và Ba Lạt)

10



Bảng 1.2 cho thấy, mỗi năm nguồn lục địa đưa ra qua cửa sông Cấm Bạch Đằng khoảng 66 tấn Asen; 7 tấn thủy ngân; 570 tấn chì và khoảng 88 99% lượng kim loại nặng này được đưa ra qua cửa sông trong mùa mưa lũ do
tổng lượng nước trong mùa mưa lớn. Đối với khu vực cửa Ba Lạt, mỗi năm
có khoảng 43,4 tấn asen; 13,8 tấn thủy ngân; 356,8 tấn chì đi qua cửa sông
này.
Bảng 1.3. Khả năng một số kim loại nặng As, Hg, Pb trong vung cửa sông
Cấm - Bạch Đằng và Ba Lạt

T
h
ô
n
g
A
sH

Cửa
T LCấm
T Tả ư í ổ
i u c n
l g h g
ư i l t

ũ í
n ữ
y c
g
t 3, 4,h
6 0,

6,
7, 71, 83, 54,

C
T L T Tử
ả ư í ổ
i u c n
l g h g
ư i l t

ũ í
n ữ
y c
g
4 0,t 4, 4,h
3,
1 10, 12, 32,

gP 15 40, 11 51 3,
3 20, 52 72
b 7 (Số
3 liệu
4, 4,tính
5 toán,
0 3,Cao
3, Thị Thu Trang, Khả năng tích tụ các chất ô nhiễm
trong vùng cửa sông Cấm - Bạch Đằng và Ba Lạt)
Kết quả tại bảng 1.3 cho thấy các kim loại nặng tích tụ rất mạnh ở khu
vực cửa sông, khoảng 3,8% asen, 3,1% thủy ngân, 14,5% chì được tích lũy
trong khu vực cửa Cấm - Bạch Đằng trong khi con số này tại cửa Ba Lạt

tương ứng là 4,3%, 2,76% và 23,77% .
Nghiên cứu của tác giả Cao Thị Thu Trang đã đánh giá được khả năng
tích tụ các kim loại nặng As, Hg, Pb trong trầm tích vùng cửa sông Ba Lạt
thuộc tỉnh Thái Bình và để đánh giá toàn diện hơn, tác giả thực hiện đề tài
nghiên cứu đánh giá khả năng tích lũy các kim loại nặng As, Hg, Pb trong
trầm tích dọc ven bờ biển tỉnh Thái Bình.

11


1.2. Hiện trạng và tình hình nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong
trầm tích và động vật hai mảnh vỏ
1.2.1. Trên thế giới
Hiện trạng ô nhiễm
Sự cố nhiễm độc cadmium xảy ra ở tỉnh Toyama (Nhật Bản) vào những
nẵm 1940 do hoạt động khai khoáng làm ô nhiễm cadimi trên sông Jinzu và
các phụ lưu đã làm cho hàng trăm người dân sống trong khu vực bị mắc bệnh
do nhiễm độc cadmi có tên gọi là bệnh “itai - itai”. Hầu hết nạn nhân đều bị
tổn thương thận và loãng xương và nhiều người dã chết. Vụ nhiễm độc ở
Toyama được xem là vụ nhiễm độc cadimi nghiêm trọng nhất từ trước đến
nay. Năm 1953 ở Nhật Bản, một nhà máy sản xuất hóa chất đã thải metyl thủy
ngân ra vịnh Minamata, thông qua con đường thực phẩm đã gây ra các triệu
chứng bệnh thần kinh và biết đến như là bệnh “Minamata”. Ở dạng muối vô
cơ, thủy ngân đã gây nên các rối loạn thần kinh cho công nhân làm mũ nón
trong ngành công nghiệp làm mũ của Hà Lan.
Ở một số vùng trên thế giới, như ở Đài Loan, Nam Mỹ, Banglades,
...nồng độ của asen trong nước ngầm khá cao. Cư dân sinh sống và sử dụng
nước ngầm ở các vùng có nồng độ asen cao thường bị mắc bệnh như bệnh
sừng hóa, tăng sắc tố da... Phơi nhiễm ở mức nồng độ cao hơn có thể dẫn dến
các hậu quả nghiêm trọng như bị hoại từ đầu ngón tay, ngón chan, ung thư...

Tại Thiên Tân (Trung Quốc), một lượng lớn chì và KLN độc hại khác từ
mỏ và quá trinh khai thác chế biến đã phát tán vào môi trường cao gấp 24 lần
tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho khoảng
140.000 người. Ở Sukinda (Ấn Độ), 60% nước uống bị nhiễm crom (VI) ở
mức cao gấp hai lần so với tiêu chuẩn quốc tế. Theo ước tính của một nhóm y
tế Ấn Độ, 84,75% số người chết ở khu mỏ này đều liên quan đến các bệnh do
crom gây ra. Vapi - một thành phố khác của Ấn Độ, theo điều tra cho thấy
hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm của thành phố cao hơn 96 lần so với
tiêu chuẩn an toàn của tổ chức y tế thế giới (WHO), các KLN bị phát tán vào
không khí và nhiễm vào các sản phẩm của địa phương, số người có nguy cơ
bị ảnh hưởng lên đến 71 nghìn người. Ở La Oroya, một thành phố mỏ của
Peru, 99% số trẻ em có hàm lượng chì nhiễm vào máu vượt quá mức cho
phép, do các cơ sở nấu kim loại hoạt động từ những năm 1992.
12


Tình hình nghiên cứu
Đứng trước hiện trạng tốc độ đô thị hoá và công nghiệp hoá nhanh ở các
nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Ô nhiễm môi trường
biển do các kim loại nặng đang là vấn đề được các nhà khoa học, các nhà
quản lý hết sức quan tâm, bởi ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế, sức khoẻ
cộng đồng cũng như những hệ luỵ lâu dài đến các hệ sinh thái thuỷ sinh. Ô
nhiễm môi trường bởi kim loại nặng trong trầm tích bề mặt, động vật đáy
được các nhà khoa học trên thế giới tại rất nhiều các quốc gia như Trung
Quốc, Pakistan, A-rập, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Tuy-ni-di, Indonesia,
Malaysia, Pháp, Pakistan, Morocco, Thổ nhĩ kỳ, Iran, Phần Lan, Hà Lan,
Croatia, Canada…nghiên cứu đánh giá và công bố trong nhiều báo cáo khoa
học.
Các nghiên cứu đã đưa ra nguồn gốc phát sinh của các kim loại nặng do
hai nguồn cơ bản, đó là nguồn gốc từ quá trình khoáng hoá các loại đá trong

tự nhiên và nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động của con người
[13,14,15,16]. Các hoạt động của con người như: nước thải từ các khu công
nghiệp hoá dầu, in ấn, luyện kim, công nghiệp điện tử, nước thải đô thị, các
chế phẩm phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp đổ vào hệ thống
thoát nước chung như kênh, mương, sông và cuối cùng đổ ra biển. Vùng mà
bị ảnh hưởng lớn nhất đó là các vùng cửa sông ven biển, đây cũng là vùng
được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến sự tích luỹ của các kim loại
nặng [16, 21].
As, Hg và Pb là những kim loại nặng có độc tính cao do các hoạt động
của con người thải ra được chuyển vào môi trường nước, tích luỹ trong trầm
tích và được tích luỹ trong các sinh vật thông qua chuỗi thức ăn. Kết quả là
ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người do việc sử dụng thực phẩm được chế
biến từ các sinh vật sinh sống ở các vùng ven biển, phá huỷ hệ sinh thái thuỷ
sinh. Trong nghiên cứu của tác giả [20] đã cảnh báo về mức độ ô nhiễm
nghiêm trọng của As, Pb trong trầm tích bề mặt vùng ven biển phía nam
Trung Quốc, đặc biệt là vị trí gần các khu công nghiệp, khu đô thị như Hồng
Kong, Pearl River Estuary.
Các công bố cho thấy, các nhà khoa học trên thế giới đã rất quan tâm đến
ô nhiễm, tích lũy của các kim loại nặng trong trầm tích cũng như các tác động
13


của chúng đến các hệ sinh thái thủy sinh, cảnh báo mối nguy hiểm ảnh hưởng
đến sức khoẻ con người. Do vậy, việc nghiên đánh giá hàm lượng các kim
loại nặng trong trầm tích là rất cần thiết được tiến hành, đặc biệt ở các nước
có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh
như Việt Nam.
1.2.2. Ở Việt Nam
Hiện trạng ô nhiễm
Ở nước ta, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của công

nghiệp và đô thị đã làm gia tăng KLN vào môi trường nước. Theo kết quả
quan trắc và phân tích môi trường, ở các vùng ven biển gần các thị trấn và
trung tâm công nghiệp hàm lượng các KLN như Cu, Pb, Cd, Co lớn hơn
nhiều so với mức tự nhiên chúng có trong môi trường.
Theo tuyển tập các báo cáo khoa học hội nghị môi trường toàn quốc
2005 của tác giả Nguyễn Kiêm Sơn và Đặng Ngọc Thanh về hiện trạng kim
loại nặng ở môi trường biển Việt Nam [4], qua thống kê số liệu cho thấy khi
KLN ở vùng Đà Nẵng tăng đột ngột vào năm 1993 là khởi đầu cho quá trình ô
nhiễm biển ở vùng biển phía nam mà dấu hiệu rõ nhất vào năm 1994 xảy ra
khi dịch bệnh tôm thông qua chuỗi thức ăn và hấp thụ của vi khuẩn - tảo độc
đến tôm. Cụ thể: Asen có nồng độ từ vết cho đến 1,08 mg/l, giá trị trung bình
toàn vùng biển là 0,003963 mg/l, nhưng giá trị trung bình của các nồng độ lớn
nhất trong các lần khảo sát là 0,0233 mg/l đã vượt quá nồng độ cho phép để
nuôi trồng thủy sản, nhưng chưa vượt ngưỡng cho phép đối với bãi tắm, tuy
nhiên ở một vài nơi cửa sông Nam Trung Bộ đã vượt ngưỡng cho phép đối
với bãi tắm. Giá trị nồng độ trung bình nhiều năm của asen là 0,003963 (trung
bình nhỏ nhất là 0,00021 mg/l và trung bình lớn nhất là 0,0233 mg/l, giá trị
cực đại là 0,0225 mg/l); chì có nồng độ vết đến 0,1371 mg/l (1,3 mg/l ở Đà
Nẵng là rất cao), trung bình 0,002745 mg/l. Đại bộ phận nồng độ chì vẫn ở
dưới mức cho phép, trừ một vài nơi ở cửa sông vùng Đà Nẵng hay Nam
Trung Bộ; thủy ngân có nồng độ vết đến 0,01mg/l, trung bình 0,000269 mg/l.
Đại bộ phận nồng độ thủy ngân chưa vượt quá giới hạn cho phép, trừ giá trị
cực đại ở Nam Trung Bộ.
14


×