Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

nghiên cứu hàm lượng một số kim loại năng (as, cd, pb) trọng gạo trên địa bàn tỉnh tiền giang và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe người tiêu dùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 96 trang )

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự sống của con
người. Trong quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ con người đã tạo ra nhiều
sản phẩm, vật chất tốt đặc biệt những sản phẩm về thực phẩm được chế biến
từ nguyên liệu là gạo như các loại bánh và một số đồ uống Điều đó là cơ sở
tạo nên một cuộc sống no đủ về dinh dưỡng cho mọi người, cho từng lứa tuổi.
Tuy nhiên, hiện nay thực phẩm mà do chính con người tạo ra lại có nhiều
thực phẩm không tốt có chứa nhiều hàm lượng kim loại nặng (KLN) như: As,
Zn, Pb, Ni, Cu, Ni, Cd, do các nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt, công nghiệp,
nông nghiệp, khai khoáng, phát thải vào đất, nước và không khí theo dây
chuyền sẽ tích tụ lại và từ đó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiêu
dùng.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, dân số trên 80 triệu và 100% người Việt Nam sử dụng lúa
gạo làm lương thực chính và có đến 70% khẩu phần ăn được chế biến từ gạo.
Gạo là nguồn thu nhập và cuộc sống của hàng triệu nông dân trên toàn thế
giới. Họ dùng khoảng 150 triệu hecta hàng năm để trồng lúa, với sản lượng
khoảng 600 triệu tấn. Nước ta có hai vùng trồng lúa chính là Đồng Bằng Sông
Hồng ở phía bắc và Đồng Bằng Sông Cửu Long ở phía Nam. Hàng năm sản
lượng của cả nước đạt 33 - 34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8
triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại
là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.
Việt Nam có điều kiện thuận lợi về mặt địa hình, khí hậu và xuất phát từ
một nền nông nghiệp lâu đời. Điều đó giúp cho ngành lương thực Việt Nam
đạt nhiều thành công, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động cũng
như đóng góp vào kim nghạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa


nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Tuy nhiên,
gạo Việt Nam không có tên tuổi nổi tiếng như các loại gạo của các nước khác
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2

như Thái Lan, Ấn Độ Điều đó chứng tỏ một phần là do nước ta chưa xây
dựng được thương hiệu Việt, Phần còn lại có phải là do gạo mình chưa đạt
được chất lượng nghiêm ngặt của các nước trên thế giới không? ví dụ như
ngưỡng an toàn theo tiêu chuẩn về hàm lượng Pb trong gạo ăn của
FAO/WHO (< 0,1 mg/kg) hay Châu Âu (< 0,2 mg/kg) và Bộ Y tế Việt Nam
(<0,2 mg/kg), hàm lượng As trong gạo theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam
(<1mg/kg), còn theo tiêu chuẩn sạch của Nhật Bản hàm lượng As trong gạo
(<0,2 mg/kg). Việc tích lũy kim loại nặng (KLN) trong gạo là do trong đất,
trong nước tưới hoặc trong phân bón bị nhiễm kim loại nặng. Kết quả phân
tích hàm lượng KLN trong một số loại đất ở Việt Nam (Bảng 0.1) cho thấy ô
nhiễm đất được xem là tất cả những hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường
đất bởi các chất gây ô nhiễm, Ô nhiễm đất sẽ làm đảo lộn cân bằng hệ sinh
thái, suy giảm các chất dinh dưỡng và phá hủy cấu trúc của đất.
Bảng 0.1: Hàm lượng kim loại nặng ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở
Việt Nam
(Đơn vị: mg/kg)
Loại đất
Dạng
Co
Cr
Fe
Mn
Ni
Pb

Zn
Đất Feralit
phát triể
n trên
đá bazan
TS
59,5
257,6
125091
1192
227,1
9,0
81,0
DĐ 0,46 <0,36 <0,83 55,5 0,96 <0,51 <0,51
Đất phù sa
vùng ĐBSCL
TS
6,1
30,8
17924
239
18,6
29,1
36,2

0,52
<0,36
1,45
134,7
<0,57

<0,51
1,1
Đất phù sa
vùng ĐBSH
TS
13,6
43,2
42280
227
34,9
37,1
86,7

0,24
<0,36
<0,83
43,8
<0,57
0,29
0,6
Đất xám phát
triể
n trên
Granit miền
Trung
TS
1,2
9,9
5848
26,0

2,6
9,3
11,6
DĐ <0,1 <0,36 <2,83 0,42 0,62 <0,51 <0,51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3

Đất phèn
TS
1,9
25,9
8823
26,0
12,4
23,4
21,4

0,48
<0,36
19,8
14,5
1,14
<0,51
4,89
QCVN
03:2008

− − − − −
70 200

(Nguồn: Trần Công Tấu & Trần Công Khánh, 1998)
Ghi chú:
- TS: Tổng số
- DĐ: Di động
Hiện nay cũng đã có một số nghiên cứu về hàm lượng KLN trong đất và
trong gạo, những nghiên cứu này tập trung ở những vùng bị phơi nhiễm như:
làng nghề tái chế của xã Văn Môn - huyện Yên phong - tỉnh Bắc Ninh, nghiên
cứu sự tích lũy KLN trong đất nông nghiệp xung quanh khu công nghiệp
Đình Trám tỉnh Bắc Giang những nghiên cứu này đều cho thấy hàm lượng
KLN trong các hoạt động của con người khi thải vào môi trường đều tác động
lên môi trường đất và từ môi trường đất ảnh hưởng tới cây trồng, và cuối cùng
là dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Năm 2007 gạo Việt Nam đã bị
ngừng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản do chưa đáp ứng các tiêu chuẩn về
dư lượng hóa chất.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy việc
phát triển nghành công nghiệp là điều tất yếu, tuy nhiên cùng với sự phát triển
của các nghành công nghiệp mạnh mẽ chúng ta lại không đi cùng với việc bảo
vệ môi trường cho tốt cho nên hàm lượng các KLN tồn dư trong môi trường
sống nhiều và do đó làm cho thực phẩm do con người làm ra cũng bị nhiễm
các KLN. Con người khi sử dụng các sản phẩm bị nhiễm độc chắc chắn sẻ
ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, điều rất nguy hiểm là sự ảnh hưởng này lại
kéo dài nhiều năm mới thể hiện ra bên ngoài. Vì thế, chúng ta cần xác định
xem thực phẩm (gạo) có bị nhiểm các KLN không để từ đó chúng ta biết cách
sử dụng thực phẩm một cách an toàn và có hiệu quả hơn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4

Lượng gạo xuất khẩu hàng năm chủ yếu là gạo của các tỉnh thuộc Đồng
Bằng Sông Cửu Long (chiếm 90%) và ở ĐBSCL lúa được trồng nhiều nhất ở

các tỉnh An Giang, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang. Trong các tỉnh này
thì Long An và Tiền Giang là 2 tỉnh hiện đang có ngành công nghiệp hóa phát
triển mạnh mẽ, điều này dẫn tới các nguồn gây ô nhiễm nếu không được kiểm
soát chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của người dân đồng
thời ảnh hưởng tới thực phẩm được trồng ở đây.
Do thời gian và kinh phí cho
quá trình nghiên cứu hạn hẹp không thể nghiên cứu được cả 2 tỉnh, nên đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu hàm lượng KLN là As (có trong điều kiện tự nhiên)
và hàm lượng Pb, Cd (có trong điều kiện nhân tạo) và được nghiên cứu tại xã
Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang thuộc ĐBSCL.
Đề tài “Nghiên cứu hàm lượng một số KLN trong gạo trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang và ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe người tiêu dùng” nhằm
đánh giá hiện trạng ô nhiễm KLN (As, Sb,Cd) trong một số loại gạo chính
đang sử dụng trên thị trường cụ thể là tại xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh
Tiền Giang (các loại giống lúa này được trồng ở ĐBSCL) và những ảnh
hưởng có thể có đến sức khỏe người tiêu dùng. Đề tài được thực hiện với hy
vọng làm cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách và nhà quản lý ra các
quyết định phù hợp, đồng thời cũng làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề được thực hiện với hai mục tiêu cụ thể sau:
Xác định hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng (As, Cd, Pb) trong
gạo đang được tiêu dùng tại xã Bình Xuân, tỉnh Tiền Giang thuộc Đồng Bằng
Sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước.
Đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẫu gạo khảo sát đối với
người tiêu dùng tại xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
4. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Nội dung 1: Tổng hợp, biên hội các tài liệu liên quan
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


5

• Tài liệu “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm, kỳ đầu của tỉnh Tiền Giang”.
• Tài liệu “Phân tích tác động các chính sách và chiến lược nâng cấp
chuỗi ngành hàng lúa gạo” của tạp chí Khoa Học –trường Đại Học Cần
Thơ.
• Tài liệu “nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong đất nông nghiệp và
nước mặt xung quanh KCN Đình Tráng tỉnh Bắc Ninh ”.
• Các bài báo mạng, các trang web liên quan.
• Sách “ Đánh giá rủi ro sức khỏe mô i trường và hệ sinh thái”của tác giả
Lê thị Hồng Trân.
• The Toxicity Assessment of Heavy Metals and Their Species in Rice
của trường University of Cincinnati.
• Sách “phương pháp phân tích Phổ nguyên tử” của nhà xuất bản ĐH
Quốc Gia Hà Nội.
• Đồ án quy hoạch nông thôn mới xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh
Tiền Giang giai đoạn 2011 - 2020.
- Nội dung 2: Khảo sát hiện trạng sử dụng gạo tại xã Bình Xuân, thị xã
Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
• Điều tra tên và sản phẩm gạo trên thị trường xã.
• Lấy mẫu đại diện.
- Nội dung 3: Nghiên cứu hàm lượng As, Pb, Cd trong các loại gạo chính
tại xã Bình Xuân.
• Phân tích mẫu bằng cách phá mẫu rồi phân tích trên thiết bị Kỹ thuật
HG – AAS, ICP - MS.
• Ghi nhận, phân tích và xử lý kết quả.
- Nội dung 4: Đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẫu gạo khảo
sát đối với người tiêu dùng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


6

- Lấy kết quả từ phiếu khảo sát để tính toán sự ảnh hưởng của chúng
đến sức khỏe người tiêu dùng.
• So sánh Kết quả mẫu phân tích với tiêu chuẩn quy định về hàm lượng
KLN trong thực phẩm (gạo) để xem có mẫu nào bị thôi nhiễm về KLN
không?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Sơ đồ nghiên cứu
















Hình 0.1: Sơ đồ trình tự nghiên cứu
Giải thích sơ đồ: Để tiến hành nghiên cứu thì trước hết phải tìm hiểu về
vấn đề nghiên cứu bằng cách tìm và tổng hợp các tài liệu liên quan. Sau đó đi
điều tra tên và sản phẩm gạo trên thị trường (có mấy loại gạo, nguồn gốc xuât

xứ…). Tiếp đến tiến hành thu mua các loại gạo trên thị trường đưa về phòng
thí nghiệm tiến hành phân tích. Sau khi có kết quả phân tích thì so sánh với
tiêu chuẩn xem kết quả đó có vượt tiêu chuẩn cho phép không? Bên cạnh đó
Thu mua một số loại gạo trên
thị trường về làm mẫu phân


Điều tra tên và sản phẩm gạo
trên thị trường

Đưa các mẫu gạo đã chuẩn bị ở
trên về phòng thí nghiệm và
tiến hành phân tích.
Khảo sát hiện trạng sử dụng
gạo tại xã Bình Xuân thông
qua phiếu khảo sát.
Đánh giá rủi ro sức khỏe đối
với người tiêu dùng.
Nhận xét và đưa ra kết luận chung.
Tổng hợp các tài liệu
liên quan
So sánh kết quả phân tích với
Tiêu chuẩn cho phép.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

7

dùng phiếu khảo sát đễ khảo sát người tiêu dùng sử dụng gạo nào cho bữa ăn
hàng ngày, độ tuổi và cân nặng của người dân như thế nào. Khi có kết quả

khảo sát và kết quả phân tích thì tiến hành đánh giá rủi ro ảnh hưởng người
tiêu dùng, cuối cùng đưa ra nhận xét và kết luận chung cho quá trình nghiên
cứu.
5.2. Phương pháp cụ thể
• Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham
gia của người dân (PRA) để thu thập thông tin (về kinh tế hộ, liều lượng,
nguồn gốc và cách thức sử dụng thực phẩm, ). 20 hộ dân được phỏng vấn,
thu thập thông tin (các hộ dân này đều sử dụng gạo của Đồng Bằng Sông
Cửu Long).Trong 30 phiếu khảo sát thì có 8 phiếu sử dụng gạo 504; 5 phiếu
gạo Jacmine; 5 phiếu gạo Đài Loan; 6 phiếu gạo 64; 3 phiếu Nàng Thơm; 2
phiếu gạo Tài Nguyên Sữa; 3 phiếu gạo Hương Lài.
• Phương pháp thu thập và xử lý mẫu
Tổng số có 4 vị trí lấy mẫu được chọn ngẫu nhiên bao gồm 40 mẫu (10
loại gạo). Các mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm và được bảo quản trong
túi nylông (PE) trong điều kiện mát.
• Phân tích KLN trong gạo
Mẫu gạo được công phá bằng dung dịch HNO
3
đặc (65%) với tỷ lệ chiết
rút 2:15 (2 g gạo: 15 ml HNO
3
đặc); dung dịch sau khi công phá được định
mức, lọc qua giấy lọc băng xanh và sử dụng để xác định hàm lượng As trên
thiết bị HG – AAS, xác định hàm lượng Cd, Pb trên thiết bị ICP - MS.
• Phương pháp đánh giá rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe của các mẫu gạo
khảo sát đối với người tiêu dùng.
Nhằm đánh giá rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng
Cụ thể các phương pháp được trình bày ở chương 2.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


8

6. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cây lúa được trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Khảo sát một số loại gạo chính đang được người tiêu dùng tại xã Bình Xuân
đang sử dụng. Lúa trên địa bàn xã sau khi thu hoạch thì hầu hết bán cho các
tiểu thương rồi sau đó mua gạo trên thị trường về sử dụng (các loại gạo trên
thị trường chủ yếu được trồng ở các tỉnh ĐBSCL).
o Thơm Thái (giống xuất xứ ở Thái Lan nhưng đang được trồng ở ĐBSCL
trong đó có Tiền Giang).
Gạo thơm Thái xuất xứ tại Thái Lan, hạt gạo nhỏ màu trắng hơi đục.
Hạt gạo có mùi thơm nhẹ, cơm dẻo, mềm. Hiện được trồng nhiều tại
đồng bằng sông Cửu Long.
o Gạo Tài Nguyên Long An
Lúa Tài Nguyên là lúa mùa, được thu hoạch sau 6 tháng gieo trồng và
chỉ trồng được một vụ mỗi năm. Tài Nguyên được trồng nhiều ở đồng
bằng sông Cửu Long, nhất là Long An. Tài Nguyên có nhiều giống
ngon như Tài Nguyên Thạnh Trị (Sóc Trăng) nhưng ngon nhất là gạo
Tài Nguyên của vùng chuyên canh Chợ Đào (Cần Đước, Long An).
Hạt gạo Tài Nguyên có màu trắng đục. Khi nấu, cho cơm ráo, mềm,
xốp, ngọt cơm. Đặc biệt, cơm vẫn ngon khi để nguội. Gạo Tài Nguyên
Long An được xem là loại gạo ngon nhất của dòng gạo khô xốp, là loại
gạo khoái khẩu của những người thích cơm khô. Đặc biệt, cơm gạo Tài
Nguyên rất thích hợp làm nguyên liệu cho món cơm chiên.
o Thơm Đài Loan (giống xuất xứ ở Đài Loan nhưng được trồng ở ĐBSCL):
Lúa Thơm Đài Loan có xuất xứ từ Đài Loan, được trồng nhiều ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long. G
ạo Thơm Đài Loan hiện rất được ưa
chuộng tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Hạt gạo nhỏ, màu

trắng trong, cho cơm dẻo mềm, ngọt cơm, mùi thơm đặc trưng.
o Jasmine 85:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

9

Lúa Thơm Jasmine là giống lúa ngắn ngày được trồng chủ yếu ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long. Hạt gạo Thơm Jasmine có kích thước lớn,
dài, màu trắng trong, cho cơm dẻo, thơm nhẹ, cơm vẫn dẻo khi để
nguội
o Hương Lài:
- Gạo Hương Lài trong
Thơm Lài cũng là giống lúa mùa được trồng nhiều ở vùng Cần Đước,
Long An. Hạt gạo Hương Lài trong có màu trắng trong, dài hạt, cơm
dẻo, mềm, ngọt cơm. Hạt gạo to, có mùi hương hoa lài. Đặc biệt tỏa
mùi rất thơm khi nấu. Cơm vẫn thơm và dẻo khi nguội.
- Gạo Hương Lài sữa
Thơm Lài cũng là giống lúa mùa được trồng nhiều ở vùng Cần Đước,
Long An. Hạt gạo Hương Lài sữa có màu trắng trong, dài hạt, cơm
dẻo, mềm, ngọt cơm. Hạt gạo nhỏ, có mùi hương hoa lài. Đặc biệt tỏa
mùi rất thơm khi nấu. Gạo thơm lài rất thích hợp với người lớn tuổi,
thanh thiếu niên thích gạo dẻo. Cơm vẫn thơm và dẻo khi nguội.
o Nàng Thơm Chợ Đào:
Nàng Thơm là giống lúa mùa nổi tiếng của vùng Long An, mỗi vụ lúa
Nàng Thơm kéo dài 6 tháng và mỗi năm chỉ trồng được một vụ. Hạt
gạo Nàng Thơm này màu hơi ngà ngà và ngay khi chưa nấu ngửi cũng
đã có mùi thơm. Ở giữa hột gạo đã chà xát có ẩn một vết đục nhẹ. Ðể
trong bao nylon đến 4, 5 tháng sau gạo còn thơm. Nhưng có lẽ vì gạo
có một chất dầu nên không để lâu được vì đến khoảng 10 tháng là ăn
mất ngon. Ðiểm đặc biệt hơn nữa là khi nấu chín, hột gạo bóng mượt

như có ai trộn dầu vào, ăn vừa thơm vừa dẻo, cho cơm có mùi thơm
dịu, ngọt cơm và vẫn ngon ngay cả khi đã nguội.
o Gạo 504:
Lúa 504 được mệnh danh là giống lúa “xóa đói giảm nghèo”. Đây là
giống lúa ngắn ngày được trồng nhiều ở vùng Đồng bằng Sông Cửu
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

10

Long, có đặc tính kháng sâu bệnh tốt và cho năng suất cao. Hạt gạo to,
màu trắng đục, cho cơm khô, nở, rất thích hợp với các bếp ăn.
o Gạo 64:
Lúa 64 là giống lúa ngắn ngày được, trồng nhiều ở vùng Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Hạt gạo to, có màu trắng trong, hơi bạc bụng. Gạo 64
cho cơm dẻo, mềm, rất thích hợp với các bếp ăn.
o Nếp (được trồng ở nhiều tỉnh)
o Nàng nhen:
Gạo đặc sản Bảy Núi chính là loại gạo Nàng Nhen, loại gạo thứ 3 trong
cả nước được bảo hộ chỉ dẫn địa lý (gạo địa phương khác không được
lấy tên Bảy Núi) sau Tám Xoan (Hải Hậu, Nam Định) và Một Bụi Đỏ
(Hồng Dân, Bạc Liêu). Gạo Nàng Nhen là loại gạo đặc trưng của vùng
này, được trồng chủ yếu ở huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Địa hình núi
kết hợp với kỹ thuật canh tác của người Khơme, chủ yếu là nước mưa
(mỗi năm chỉ một vụ vào mùa mưa). Gạo Nàng Nhen hạt nhỏ, thon
dài, hạt bóng, màu trắng hơi hồng, cơm khô, vị ngọt dịu, thơm ngon.
7. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát một số hộ gia đình đang sử dụng gạo của ĐBSCL đang sống và
làm việc tại xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
8. Ý nghĩa của đề tài
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các dữ liệu có tính tham khảo cho

UBND xã Bình Xuân về tình trạng ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong gạo
(nếu có) từ đó xã có thể có giải pháp hợp lý để xử lý chất thải, vệ sinh môi
trường và cải tạo đất trồng…
- Nâng cao nhận thức cho những người trực tiếp có liên quan đến sản
xuất lúa của địa phương, cũng như tăng thêm vốn hiểu biết về phòng ngừa ô
nhiễm môi trường trong các hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của
nhân dân.
- Góp phần tích cực vào việc bảo vệ cộng đồng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

11

- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất cho xã Bình Xuân nói riêng và
cho tỉnh Tiền Giang nói chung, để thực hiện đúng chỉ thị và quy chế quản lý
và cải tạo đất nông nghiệp và áp dụng quy trình GAP trong việc trồng lúa để
hạt gạo đạt được yêu cầu về chất lượng phục vụ cho việc xuất khẩu vẫn dữ
được vị trí số 1 trên thế giới đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
- Cung cấp các dữ liệu cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

12

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Kim loại nặng và nguồn gốc phát sinh KLN trong thực phẩm
Thuật ngữ KLN nhằm nói tới bất cứ một nguyên tố nào có khối lượng
riêng lớn (d > 5 g/cm
3
) và thể hiện độc tính ở nồng độ thấp. Tuy nhiên, độ độc
của KLN còn phụ vào nồng độ của từng chất.
Kim loại nặng ban đầu một phần được sinh ra từ các quá trình hoạt động

địa hoá của khoáng vật mẹ và đi vào đất thông qua quá trình phong hoá hoá
học. Tuy nhiên, với quá trình phong hoá hoá học thì lượng kim loại đi vào đất
là không đáng kể mà chủ yếu kim loại đi vào đất là do các hoạt động sản xuất
của con người. Các hoạt động đó bao gồm:
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
+ Công nghiệp nhựa: Co, Cr, Cd, Hg
+ Công nghiệp dệt: Zn, Al, Ti, Sn
+ Công nghiệp sản xuất vi mạch: Cu, Ni, Cd, Zn, Sb
+ Bảo quản gỗ: Cu, Cr, As
+ Mỹ nghệ: Pb, Ni, Cr
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp
+ Sử dụng phân bón hoá học: As, Cd, Mn, U, V và Zn trong một số
phân phốt phát.
+ Sử dụng phân chuồng: As, Cu, As, Zn
+ Sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật: Cu, Mn và Zn trong thuốc trừ nấm,
As và Pb trong thuốc sử dụng đối với cây ăn quả.
+ Nước tưới: có thể thải ra Cd, Pb, Se
- Hoạt động khai khoáng quặng chứa kim loại
+ Đào, xới và cặn thải - nhiễm bẩn thông qua phong hoá, xói mòn do
gió thải ra As, Cd, Hg, Pb. Cặn thải khếch tán do sông - trầm tích trên
đất do lũ, nạo vét sông… thải ra As, Cd, Hg, Pb.
+ Vận chuyển trong quá trình tuyển quặng - vận chuyển theo gió lên
trên đất thải ra As, Cd, Hg, Pb. Khai khoáng - nhiễm bẩn do bụi thải
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

13

ra As, Cd, Hg, Pb, Sb, Se.
+ Công nghiệp sắt thép: Cu, Ni, Pb
- Do trầm tích từ không khí

+ Nguồn từ đô thị và khu công nghiệp, bao gồm chất thải, thiêu huỷ
cây trồng : Cd, Cu, Pb, Sn, Hg, V.
+ Công nghiệp luyện kim: As, Cd, Cr, Cu, Mn, Ni, Pb
+ Khói linh động: Mo, Pb cùng với Br, Cl và V
+ Đốt cháy xăng, dầu (bao gồm các trạm xăng): As, Pb, Sb, Se, U, V,
Zn và Cd
- Kim loại từ rác thải
+ Bùn cặn: Cd, Cr, Cu, Hg, Mn, Mo, Ni, Pb, V, Zn
+ Rửa trôi từ đất: As, Cd, Fe, Pb
+ Phế thải: Cd, Cr, Cu, Pb, Zn
+ Đốt rác, bụi than: Cu và Pb
Các dạng tồn tại đó của KLN đều đi sâu vào đất nông nghiệp làm ảnh
hưởng tới cây trồng.
1.2. Ảnh hưởng của KLN tới sức khỏe con người
Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và hình thành
nhiều thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khói từ
nhà máy, từ hoạt động giao thông làm ô nhiễm bầu khí quyển. Nước thải từ
các nhà máy, khu dân cư làm ô nhiễm nguồn nước. Phế thải từ các khu công
nghiệp, các làng nghề và việc sử dụng phân bón hoá học, bùn thải, thuốc bảo
vệ thực vật trong nông nghiệp làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn tài nguyên
đất. Tất cả những nguồn gây ô nhiễm này đều là nguyên nhân của sự tích tụ
quá mức hàm lượng KLN trong đất và nước.
Với sự tích tụ quá mức lượng KLN trong môi trường đất đã làm cho thảm
thực vật trên mặt đất bị mất đi, nhiều loài không thể sống được ở những vùng
đất chứa lượng KLN quá cao. Đất giảm lượng tích luỹ mùn và trở nên chặt
hơn, nghèo dinh dưỡng hơn. Những cây có thể mọc được ở những vùng đất
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

14


chứa lượng KLN cao thì ngay trong bản thân chúng cũng sẽ chứa lượng KLN
nhất định, và lượng KLN nhất định này cao hơn mức bình thường mà chúng
có được do chúng hút các chất dinh dưỡng trong đất. Các KLN tích luỹ trong
đất từ đó đi vào nông sản, thực phẩm và theo chuỗi thức ăn KLN trong đất sẽ
được tích tụ trong thực vật và vào cơ thể con người. Nếu cơ thể con người
tích tụ lượng KLN càng lớn sẽ gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng
tới sức khoẻ, và tính mạng của con người.
Tính độc của một số KLN tồn dư trong gạo và trong cơ thể con người:
(H
2
N
2
) - Kim loại nặng là những kim lợi có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm
3
.
Một số kim loại nặng có thể cần thiết cho sinh vật, chúng được xem là nguyên
tố vi lượng. Một số không cần thiết cho sứ ống, khi đi vào cơ thể sinh vật có
thể không gây độc hại gì. Kim loại nặng gây độc hại với môi trường và cơ thể
sinh vật khi hàm lượng của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
 Tính độc của Chì (Pb)
- Chì (Pb): là nguyên tố có độc tính cao đối với sức khoẻ con người. Chì
gây độc cho hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên, tác động lên hệ
enzim có nhóm hoạt động chứa hyđro. Người bị nhiễm độc chì sẽ bị rối loạn
bộ phận tạo huyết (tuỷ xương). Tuỳ theo mức độ nhiễm độc có thể bị đau
bụng, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, nhiễm độc nặng có thể
gây tử vong. Đặc tính nổi bật là sau khi xâm nhập vào cơ thể, chì ít bị đào thải
mà tích tụ theo thời gian rồi mới gây độc.
- Chì đi vào cơ thể con người qua nước uống, không khí và thức ăn bị
nhiễm chì.
- Chì tích tụ ở xương, kìm hãm quá trình chuyển hoá canxi bằng cách

kìm hãm sự chuyển hoá vitamin D.
- Tiêu chuẩn tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT nồng độ chì
trong thực phẩm: 0,025 mg/kg theo thể trọng từng người.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

15

 Tính độc của Thuỷ ngân (Hg)
- Thuỷ ngân (Hg): tính độc phụ thuộc vào dạng hoá học của nó. Thuỷ ngân
nguyên tố tương đối trơ, không độc. Nếu nuốt phải thuỷ ngân kim loại thì sau
đó sẽ được thải ra mà không gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng thuỷ ngân dễ
bay hơi ở nhiệt độ thường nên nếu hít phải sẽ rất độc. Thuỷ ngân có khả năng
phản ứng với axit amin chứa lưu huỳnh, các hemoglobin, abumin; có khả
năng liên kết màng tế bào, làm thay đổi hàm lượng kali, thay đổi cân bằng
axit bazơ của các mô, làm thiếu hụt năng lượng cung cấp cho tế bào thần
kinh. Trẻ em bị ngộ độc thuỷ ngân sẽ bị phân liệt, co giật không chủ động.
Trong nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, nó làm phân liệt nhiễm sắc thể
và ngăn cản quá trình phân chia tế bào.
- Thuỷ ngân đưa vào môi trường từ các chất thải, bụi khói của các nhà
máy luyện kim, sản xuất đèn huỳnh quang, nhiệt kế, thuốc bảo vệ thực vật,
bột giấy…
- Tiêu chuẩn tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT nồng độ thủy
ngân trong thực phẩm: ≤ 0,005 mg/kg theo thể trọng từng người.
 Tính độc của Crom (Cr)
Crom (Cr): tồn tại trong nước với 2 dạng Cr (III), Cr (VI). Cr (III) không
độc nhưng Cr (VI) độc đối với động thực vật. Với người Cr (VI) gây loét dạ
dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, ung thư phổi.
 Tính độc của Mangan (Mn)

Mangan (Mn): là nguyên tố vi lượng, nhu cầu mỗi ngày khoảng 30 - 50
mg/kg trọng lượng cơ thể. Nếu hàm lượng lớn gây độc cho cơ thể; gây độc
với nguyên sinh chất của tế bào, đặc biệt là tác động lên hệ thần kinh trung
ương, gây tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi, ngộ độc nặng gây tử
vong.
Mangan đi vào môi trường nước do quá trình rửa trôi, xói mòn, do các chất
thải công nghiệp luyện kim, acqui, phân hoá học.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

16

 Tính độc của kẽm (Zn)
Zn là d inh dưỡng thiết yếu và nó sẽ gây ra các chứng bệnh nếu thiếu hụt
cũng như dư thừa. Trong cơ thể con người, Zn thường tích tụ chủ yếu ở trong
gan, là bộ phận tích tụ chính của các nguyên tố vi lượng trong cơ thể, khoảng
2 g Zn được thận lọc mỗi ngày. Zn còn có khả năng gây ung thư đột biến, gây
ngộ độc thần kinh, sự nhạy cảm, sự sinh sản, gây độc đến hệ miễn nhiễm. Sự
thiếu hụt Zn trong cơ thể gây ra các triệu chứng như bệnh liệt dương, teo tinh
hoàn, mù màu, viêm da, bệnh về gan và một số triệu chứng khác.
 Tính độc của đồng (Cu)
Nguyên liệu dẫn đến ngộ độc Cu của con người có thể do uống nước qua
hệ thống dẫn nước bằng Cu, ăn thực phẩm có chứa lượng Cu cao như
chocolate, nho, nấm, tôm,…, bơi trong các hồ bơi có sử dụng thuốc diệt tảo
(Algaecides) có chứa Cu để làm vệ sinh hồ, uống bia hay rượu. Cu là một
chất độc đối với động vật: Đối với người 1 g/kg thể trọng đã gây tử vong, từ
60 – 100 mg/kg gây buồn nôn.
Cu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ do thiếu hụt cũng như dư thừa.
Cu thiết yếu cho việc sử dụng sắt (Fe), bệnh thiếu máu do thiếu hụt Fe ở trẻ
em đôi khi cũng được kết hợp với sự thiếu hụt Cu.

 Tính độc của Arsenic (As)
Arsen là kim loại có thể tồn tại ở dạng tổng hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Trong tự nhiên tồn tại trong các khoáng chất. Nồng độ thấp thì kích thích sinh
trưởng, nồng độ cao gây độc cho động thực vật.
- Nguồn tự nhiên gây ô nhiễm Arsen là núi lửa, bụi đại dương. Nguồn
nhân tạo gây ô nhiễm Arsen là quá trình nung chảy đồng, chì, kẽm, luyện
thép, đốt rừng, sử dụng thuốc trừ sâu…
- Arsen có thể gây ra 19 căn bệnh khác nhau. Các ảnh hưởng chính đối
với sức khoẻ con người: làm keo tụ protein do tạo phức với Arsen III và phá
huỷ quá trình photpho hoá; gây ung thư tiểu mô da, phổi, phế quản, xoang…
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

17

- Tiêu chuẩn tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT nồng độ
Arsenic trong thực phẩm: ≤ 0,015 mg/kg theo thể trọng từng người.
 Tính độc của Cadmium (Cd)
Cd trong môi trường thường không độc hại nhiều nhưng nguy hại chính
đối với sức khoẻ con người từ Cd là: sự tích tụ mãn tính của nó ở trong thận.
Ở đây, nó có thể gây ra rối loạn chức năng nếu tập trung ở trong thận lên trên
200 mg/kg trọng lượng tươi. Thức ăn là con đường chính mà Cd đi vào cơ
thể, nhưng việc hút thuốc lá cũng là nguồn ô nhiễm KLN, những người hút
thuốc lá có thể thấm vào cơ thể lượng Cd dư thừa từ 20 – 35 μgCd/ngày.
Cd đã được tìm thấy trong Protein mà thường ở trong các khối của cơ thể
và những Protein này có thể tìm thấy trong nấm, đậu nành, lúa mì, cải bắp và
trong một số loại thực vật khác. Cd là một KLN có hại, nó vào cơ thể qua
thực phẩm và nước uống, Cd dễ dàng chuyển từ đất lên rau xanh và bám chặt
ở đó. Cadimi xâm nhập vào cơ thể được tích tụ ở thận và xương; gây nhiễu
hoạt động của một số enzim, gây tăng huyết áp, ung thư phổi, thủng vách
ngăn mũi, làm rối loạn chức năng thận, phá huỷ tuỷ xương, gây ảnh hưởng

đến nội tiết, máu, tim mạch.
Tiêu chuẩn tối đa cho phép theo QCVN 8-2:2011/BYT nồng độ Cadmi
trong thực phẩm: 0,02 mg/kg theo thể trọng từng người.
Đây là một kim loại nặng nguy hiểm, nếu cơ thể hấp thụ Cd quá nhiều sẽ
gây nguy hại cho xương cốt và nội tạng.
Bảng 1.1. Sự phát thải toàn cầu của một số nguyên tố kim loại nặng
(Đơn vị: 10
8
g/năm)
Nguyên tố
Tự nhiên
Nhân tạo
Sb
9,8
380
As
28
780
Cd
2,9
55
Cr
580
940
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

18

Co
70

44
Cu
190
2,600
Pb
59
20,000
Mn
6,100
3,200
Hg
0,4
110
Mo
11
510
Ni
280
980
Se
4,1
140
Ag
0,6
50
Sn
52
430
V
650

2,100
Zn
360
8,400
(Nguồn: Galloway & Freedmas, 1982 [10])
Bảng 1.2. Hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp ở một số vùng của
Việt Nam
(Đơn vị: mg/kg)
Địa điểm
Đá mẹ và
mẫu chất
Cây trồng Cu Pb Zn Cd
Hải Phòng
Phù sa
Lúa
24
33
89
0,09
Hà Nội
Phù sa
Lúa – rau
22
24
159
0,09
Hà Giang
Phù sa
Lúa
24

21
57
0,05
Bắc Giang
Đá vôi
Cây ăn quả
16
19
32
0,07
Sơn La
Đá vôi
Cây ăn quả
58
27
144
0,04
Ninh Bình
Đá vôi
Mía
106
33
153
0,02
Nghệ An
Đá bazan
Cao su
47
24
159

0,02
Đắc Lắc
Đá bazan
Lúa
90
10
124
0,08
Gia Lai
Đá bazan
Cao su
83
11
105
-
Lâm Đồng
Đá bazan
Cà phê
49
11
80
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

19

QCVN 03:2008 50 70 200 2
(Nguồn: Hồ Thị Lam Trà & Kazuhico Egashira, 2001)
1.3. Ngành gạo Việt Nam
Gạo là sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông

nghiệp, thường bao gồm những khâu chính sau: làm đất, chọn thóc giống,
gieo hạt, ươm mạ, cấy, chăm bón (bón phân, đổ nước), gặt và xay xát.
Việt Nam được thiên nhiên ban tặng cho những vùng đồng bằng đất đai
màu mỡ, người nông dân có kinh nghiệm trong khai thác, chăm sóc và phát
triển các giống lúa nước, loại cây lương thực chính nuôi sống loài người.

Hình 1.1: Gạo Hương Lài và lúa gạo Thơm Đài Loan
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

20


Hình 1.2: Các sản phẩm và phế phẩm được sản xuất từ trồng lúa
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

21

Theo sử liệu mà các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, khảo cổ học đã tìm
thấy và chứng minh thì Việt Nam là một trong những nơi khởi thủy trồng cây
lúa nước ở Đông Nam Á, có niên đại cách nay từ 10.000 - 12.000 năm. Năm
1890, Việt Nam đã có tên trên bản đồ xuất khẩu gạo của thế giới, năm 1913
miền Hậu Giang đã xuất khẩu gạo ra thế giới. Cây lúa Việt Nam gắn liền với
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Nhờ lúa gạo, dân tộc
Việt Nam đã đấu tranh, bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Và lúa gạo đã góp phần
đưa Việt Nam vươn lên và từng bước hội nhập với thế giới. Trong 22 năm
qua, Việt Nam xuất khẩu trên 75 triệu tấn gạo, trị giá 23 tỷ USD.
Bảng 1.3: Giá trị dinh dưỡng của lúa gạo tính theo % chất khô so với một số
cây lấy hạt khác
Hàm lượng
loại hạt

Tinh
bột
Protein
Lipit
Xenluloza
Tro
Nước
Lúa
62,4
7,9
2,2
9,9
5,7
11,9
Lúa mì
63,8
16,8
2,0
2,0
1,8
13,6
Ngô
69,2
10,6
4,3
2,0
1,4
12,5
Caolương
71,7

12,7
3,2
1,5
1,6
9,9

59,0
11,3
3,8
8,9
3,6
13,0

Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá
trị nhiệt lượng của lúa là 3594 calo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylose và
amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ.
Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp.
Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong
khoảng 7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ.
Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ
còn 0,52%.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

22

Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1số vitamin nhất là vitamin nhóm B như
B1, B2, B6, PP lượng vitamin B1 là 0,45 mg /100 hạt ( trong đó ở phôi 47
%, vỏ cám 34,5 %, hạt gạo 3,8%).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là bộ chủ quản, quản lý việc sản
xuất lúa gạo của Việt Nam.

1.4. Ngành lúa gạo ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐBSCL là vùng có sản lượng lúa gạo hàng hóa lớn nhất Việt Nam. Cụ thể
năm 2009, sản lượng lúa hàng hóa (13,42 triệu tấn) qui gạo của vùng là 7,74
triệu tấn (sau khi đã trừ tiêu dùng, chăn nuôi, làm giống và tiêu dùng công
nghiệp của vùng này). Vì vậy, lượng gạo xuất khẩu hàng năm chủ yếu là từ
ĐBSCL (chiếm hơn 90%).
Bảng 1.4: Cân đối sản xuất và tiêu dùng lúa gạo giữa các vùng năm 2009
STT
SL lúa
(tr.
tấn)
SL gạo
quy đổi
(tr.tấn)
(1)
SL gạo
thất
thoát
(tr.tấn)
(2)
SL gạo
thực
(tr.tấn)
(3)
SL gạo
sử
dụng
(tr.tấn)
(4)
Cân

đối SL
gạo
thực và
sử
dụng
(tr.tấn)
Chỉ số
cân đối
Cả nước
ĐB sông Hồng
Bắc Bộ
Bắc Trung Bộ
Cao Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
39,08
6,94
3,05
6,25
0,99
1,33
20,52
25,79
4,58
2,01
4,13
0,65
0,88
13,54
4,66

0,83
0,36
0,75
0,12
0,16
2,47
21,13
3,75
1,65
3,38
0,54
0,72
11,07
13,54
2,99
0,01
2,86
0,74
1,97
3,33
7,59
0,76
1,01
0,52
-0,20
-1,25
7,74
1,56
1,25


1,18
0,72
0,37
3,33
Chú thích: (1) Gạo = 66%*lúa; (2) Thất thoát lúa trên đồng 9,8%+ Thất
thoát sau xay xát 9,83%
(3) = (1) – (2); (4) Giống & chăn nuôi 6.6% + tiêu dùng (dân số*135kg)
+ tiêu dùng công nghiệp 2%
Nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL đã và đang trồng 47 giống lúa khác nhau
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

23

và đang thử nghiệm 9 loại giống mới (Nguyễn Công Thành, 2010), trong đó
có một số giống có chất lượng cao nhưng cũng có nhiều loại giống có chất
lượng gạo trung bình và thấp, ví dụ như giống IR50404 trong sản xuất vụ Hè
Thu năm 2009 có chất lượng thấp, khó tiêu thụ ở nội địa và xuất khẩu. Việt
Nam tham gia vào thị trường gạo thế giới với khối lượng giao dịch lớn và tập
trung vào những mùa vụ cụ thể trong năm, điều này ít nhiều làm thay đổi
cung và tác động lớn đến giá gạo thị trường thế giới. Hơn nữa, ảnh hưởng của
thời tiết, khí hậu, kết quả vụ mùa cũng như chu kỳ nhập khẩu của một số quốc
gia như Indonesia, Phillipines sẽ làm biến động giá và lượng của thị trường
lúa gạo. Việc điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay chủ yếu qua
Chính phủ.
Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định định hướng điều
hành xuất khẩu gạo: “Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh có sản lượng lúa hàng hoá lớn và Hiệp hội lương
thực Việt Nam (VFA) điều hành việc xuất khẩu gạo hàng năm theo nguyên
tắc bảo đảm về an ninh lương thực; tiêu thụ hết lúa hàng hoá và bảo đảm giá

lúa có lợi cho nông dân, đồng thời phù hợp với mặt bằng giá cả hàng hoá
trong nước; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các giải pháp xử lý khi các
nguyên tắc này không được bảo đảm hài hoà”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chịu trách nhiệm về việc dự báo và tính toán khối lượng gạo hàng
hoá có thể xuất khẩu sau khi trừ đi các nhu cầu tiêu dùng cá nhân trong nước,
làm giống, chăn nuôi, tiêu dùng công nghiệp và dự trữ. Tỷ trọng xuất khẩu
gạo qua những hợp đồng Chính phủ (G2G) là khá lớn (năm 2007 chiếm
66,4% tổng lượng gạo xuất khẩu, năm 2008: 49,2% và chiếm 42,7% năm
2009) (VFA, 2009). Đặc biệt trong năm 2008, chính phủ Việt Nam đã ban
hành nhiều quyết định để điều tiết sự biến động giá trong nước và xuất khẩu
ngành hàng lúa gạo:
• Ngày 21/2/2008: Thủ tướng ký văn bản số 266/TTg-KTTH phê duyệt
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

24

xuất Phân tích SWOT chuỗi ngành hàng lúa gạo.
Bảng 1.5: Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân ngành hàng lúa gạo ở
ĐBSCL
Thuận lợi

Tác
nhân
Khó khăn
Vật tư đầu vào:
• Điều kiện giao thông thuận lợi
• Cửa hàng có uy tín, khách hàng
quen
• Có nguồn cung cấp ổn định
• Các công ty hỗ trợ kỹ thuật và gối

đầu.
Giống:
• Cầu lớn hơn cung
• Ít cơ sở sản xuất tập trung
(trungtâm giống của các tỉnh hay
trung tâm khuyến nông (57,1%);
Viện, trường đại học (42,9%) và
các công ty hay cơ sở kinh doanh
lúa giống khác.

Đầu
vào
Vật tư đầu vào:
• Bán chịu cho nông dân nhiều, chậm
và khó thu hồi vốn (78,57%)
• Thiếu vốn kinh doanh
• Kênh mương cạn, vận chuyển khó
khăn
• Cạnh tranh cao
Giống:
• Thiếu lò sấy, sân phơi, máy tách hạt.
• Lúa giống sản xuất ra không phù
hợp với điều kiện sản xuất tại địa
phương nên khó tiêu thụ.
• Đánh giá nhu cầu thị trường chưa
chính xác thị trường dẫn đến sản xuất
không đáp ứng được nhu cầu
• Số lượng và chất lượng giống không
ổn định
• Giá bán không ổn định, phụ thuộc

vào giá lúa hàng hóa trên thị trường
• Thiếu kho dự trữ lúa giống
• Chưa có thương hiệu
• Hiện tại chủ yếu sản xuất và bán
trực tiếp cho nông dân, chưa có công
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

25

ty bao tiêu sản phẩm.
• Tiêu thụ lúa dễ dàng qua thương
lái
• Có kinh nghiệm và kỹ thuật trồng
lúa
• Thuỷ lợi nội đồng thuận lợi
• Lựa chọn đầu vào dễ dàng
• Cơ giới hoá trong sản xuất
• Được vay vốn trong sản xuất lúa
• Quản lý sản xuất của nông hộ tốt
Nông
dân
• Đầu ra không ổn định
• Thương lái không mua đúng giá
sàn do Nhà nước qui định
• Dịch bệnh xuất hiện nhiều
• Chi phí đầu vào cao
• Thiếu vốn trong sản xuất
• Thiếu công nghệ trong sản xuất lúa
• Thiếu kho dự trữ lúa, thiếu sân phơi
lúa

• Bán thông qua “Cò lúa”
• Không kiểm soát được chất lượng
đầu vào
• Có uy tín, có mối quen
• Được công ty hỗ trợ vốn
• Biết được thông tin về giá cả thị
trường một cách thường xuyên
• Có sẵn nguồn vốn từ gia đình
• Giao thông thuận lợi
• Nhiều nguồn đầu vào đầu ra

• Giá cả biến động thất thường
• Cạnh tranh giữa các thương lái
• Thiếu kho chứa để dự trữ lúa
• Thiếu vốn trong mua bán lúa.
• Không đăng ký kinh doanh nên
không được hỗ trợ khi vay vốn trong
kinh doanh.
• Lợi nhuận thấp

×