Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.55 KB, 2 trang )
Tìm về chùa cổ Linh Phong
Chùa Linh Phong, còn gọi là chùa Ông Núi, được xây dựng từ đời nhà Lê (cách nay khoảng gần 300 năm)
thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Ngôi chùa cổ này mới được phục dựng lại để du khách
bốn phương tới thăm.
Chùa Linh Phong xây dựng năm 2004
Cách thành Bình Ðịnh (thành Hoàng Ðế thời Tây Sơn) hơn 30 km, về phía đông bắc nổi lên một cụm núi
cao, đứng riêng lẻ một mình, gọi núi Bà. Lưng chừng núi có ngôi chùa Linh Phong, dân địa phương thường
gọi là chùa Ông Núi. Chùa được xây dựng từ năm Quý Sửu (1733), nhưng sau một thời gian dài đã trở
thành phế tích.
Gần đây, ngôi chùa được dựng lại bề thế, thu hút dân địa phương và đông đảo du khách thăm cảnh cũ, nhớ
lại sự tích chùa xưa.
Vào năm thứ 23 đời vua Lê, niên hiệu Chính Hòa (1702) nhà sư Mộc Y Sơn Ông (Ông Núi) tu tại nơi này.
Ông kết vỏ cây làm áo, sống trong hang đá. Nơi sườn núi phía bắc vẫn còn di tích một hang đá rộng lớn ăn
sâu vào lòng núi mà ngày nay người ta gọi là hang Tổ. Ðó là nơi Ông Núi tu trì ngày trước.
Chùa Linh Phong năm 1964
Theo khảo tự phổ của chùa Linh Phong cùng bài vị các đời trụ trì thờ tại chùa ghi tên ông là Lê Bản, tức
thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì. Ông ở núi này được vài năm rồi chọn lưng chừng núi, chỗ có con suối sâu và
dài cất một am, đặt tên là Dũng Tuyền Tự.
Tương truyền, ban ngày Ông Núi ở trong rừng đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang
xuống chân núi, để ở ngã ba rồi trở lên. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về
dùng. Hôm sau ông hoặc đồng tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết. Mỗi khi trong vùng có
dịch bệnh thì tự nhiên nhà sư đem thuốc xuống cứu chữa. Chữa xong rồi đi ngay, không nhận bất cứ một sự
trả công nào.
Vào năm Quý Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú khen ông là bậc chân tu, xây lại chùa. Từ chùa tranh
thành chùa ngói bắt đầu từ đây. Chúa ban tên chùa là "Linh Phong Thiền Tự", một câu liễn, và ban cho Sơn
Ông hiệu: "Tịnh giác, thiện trì Ðại lão thiền sư".
Vào năm Tân Dậu (1741), chúa Nguyễn triệu Sơn Ông về kinh để hỏi giáo lý đạo Phật. Khi giã từ, chúa ban
cho Sơn Ông một bộ áo cà sa vòng ngọc, móc vàng. Trong các cuộc giao tranh giữa quân Nguyễn và quân
Tây Sơn, chùa bị đổ nát, Sơn Ông viên tịch. Tăng chúng các chùa họp lại lo việc mai táng ông, bửu tháp
xây bên hữu chùa vào năm 1785.
Năm 1888, Ðào Tấn - một nhà văn hóa lớn của nước ta, đã đến cư trú tại chùa Linh Phong một thời gian.