Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TÀI LIỆU VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.61 KB, 27 trang )

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1Tổng quan về NSNN:
1.1.1 Những vấn đề chung về quản lý NSNN:
1.1.1.1 Khái niệm NSNN:
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ những khoản thu – chi của nhà nước
trong dự toán đã được CQNN có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong
một năm nhằm đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của NN (Luật
NSNN ban hành ngày 16/12/2002).
1.1.1.2. Đặc điểm NSNN:
- NSNN là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất điều chỉnh các hoạt động TC của
NN.
o Việc tạo lập và sử dụng NSNN gắn với quyền lực KT, CT của NN và việc
thực hiện các chức năng của NN.
o Hoạt động thu – chi NSNN được thực hiện trên cơ sở những luật lệ nhất
định do NN quy định mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ th ể khác
phải tuân theo.
- NSNN là công cụ quản lý hữu hiệu của NN
o

Hoạt động thu - chi NSNN thể hiện ở các mặt hoạt động KT – XH của
NN, là việc xử lý các mối quan hệ trong xã hội khi NN tham gia phân ph ối
các nguồn TC quốc gia; phân phối thu nhập của các DN, của dân cư, phân
phối GDP, GNP và phân phối cho các mục tiêu KT – XH, AN – QP của quốc
gia.

- NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác. Nét khác biệt của
NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung của NN, được chia thành nhiều quỹ nhỏ
có tác dụng riêng, sau đó chi dùng cho những mục đích đã định.
1.1.1.3. Vai trò của NSNN:
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT, XH, AN, QP và
đối ngoại của đất nước gắn liền với vai trò của NN theo từng giai đoạn nhất


định.
1


- Huy động các nguồn TC của NSNN để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NN: NN
muốn tồn tại và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình đòi hỏi phải
có nguồn TC thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu đã xác định, do đó đây là vai trò
truyền thống của NSNN.
- Công cụ quản lí điều tiết vĩ mô nền KT: Vai trò này xuất phát từ yêu cầu
khắc phục những khuyết tật vốn có của nền KTTT, định hướng phát triển
sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống XH.
1.1.1.4. Những nguyên tắc cơ bản về quản lý NSNN:
- Đầy đủ, trọn vẹn
Mọi khoản thu – chi của bộ máy NN đều phải được ghi lại một cách đầy đủ
và thực hiện quyết toán NS rành mạch nhằm đảm bảo tính chính xác và
minh bạch cho hoạt động quản lý TC và thực hiện chức năng, nhi ệm vụ của
NN.
- Thống nhất:
Tất cả các khoản thu – chi NSNN đều phải thực hiện theo các chính sách,
chế độ của NN.Tính thống nhất trong quản lý NSNN thể hiện ở sự đồng bộ
và nhất quán trong các chính sách thu – chi NSNN tại tất cả các đ ịa ph ương,
các cơ quan, đơn vị NN, các văn bản pháp lý quy định về hệ thống mục lục
NSNN, hệ thống mẫu biểu, sổ sách…
- Cân đối:
Khi lập dự toán và thực hiện các hoạt động NSNN phải đảm bảo cân đối
giữa khả năng động viên và nhu cầu chi tiêu, số thu NSNN phải đáp ứng đủ
số chi NSNN và tích lũy để ĐTPT. Hoạt động thu – chi NSNN ph ải đảm bảo
cân đối và hài hòa giữa lợi ích, nhu cầu của NN với lợi ích, nhu cầu của các
chủ thể khác trong từng giai đoạn khác nhau, gắn với các mục tiêu KT – XH.
- Công khai

 Nhằm thể hiện tính dân chủ trong quá trình động viên, phân phối và sử
dụng nguồn lực TC, các chính sách, chế độ, kế hoạch, quy trình thực hiện
và báo cáo về NSNN phải được công bố công khai để người dân quan tâm
đều được biết.
2


 Giúp các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân kiểm tra, ki ểm soát
hoạt động NSNN.


Nhằm đảm bảo tính minh bạch cho các hoạt động của bộ máy NN, xác
định mục tiêu đúng đắn cho quá trình chấp hành NS tại các c ơ quan
QLNN.

1.1.2 Hệ thống NSNN và phân cấp NSNN:
1.1.2.1 Hệ thống NSNN:
1.1.2.1.1 Khái niệm hệ thống NSNN và căn cứ tổ chức hệ thống NSNN:
Hệ thống NSNN là tổng thể NS các cấp gắn bó hữu cơ với nhau trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ thu – chi của NS mỗi cấp và được tổ chức theo
một cơ cấu nhất định.
Hệ thống chính quyền NN nhiều cấp có nhiệm vụ toàn diện, có khả năng
nhất định về nguồn thu là tiền đề để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp.
1.1.2.1.2 Nguyên tắc tổ chức và quản lý hệ thống NSNN:
- Đảm bảo tính tập trung thống nhất
Các khoản thu – chi NSNN phải được quản lý thống nhất. Các chính sách, cơ
chế thu – chi và phương thức quản lý NSNN phải được thực hiện th ống nhất
nhằm tránh tình trạng phân tán quyền lực ở các cấp, đảm bảo tính công
bằng giữa các cấp và tăng cường khả năng ki ểm tra, kiểm soát ở các khâu TC
trong hoạt động NSNN.

-

Đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Xuất phát từ yêu cầu nâng cao trách nhiệm của các cấp trong quá trình đi ều
hành hoạt động KT – XH: phân chia quyền hạn, trách nhiệm cụ thể cho từng
cấp NS đi kèm với sự phân quyền sẽ giảm được sự can thiệp trực tiếp vào
hoạt động cấp dưới đồng thời phát huy tối đa tính năng động, sáng tạo của
các cấp chính quyền địa phương.
-

Đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch

Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động của b ộ máy NN,
với tư cách là người đóng góp nguồn TC nuôi dưỡng bộ máy NN, người dân
có quyền được quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống KT – XH.
3


Do đó, các báo cáo về tình hình thu – chi NSNN phải được công khai, minh
bạch, làm cơ sở đo lường hiệu quả hoạt động của bộ máy NN.
-

Đảm bảo tính cân đối

Cân đối trong tổ chức hệ thống NSNN thể hiện mối tương quan giữa nguồn
TC và nhiệm vụ được phân chia giữa các cấp NS. Khi tiến hành các hoạt
động NSNN phải đảm bảo hình thành một thể thống nhất nhưng vẫn đảm
bảo số thu của NS mỗi cấp có khả năng thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của cấp
chính quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CT được giao.

1.1.2.1.3 Tổ chức hệ thống NSNN:
 Cơ cấu tổ chức hệ thống NS: Hệ thống NSNN Việt Nam được tổ chức
theo nguyên tắc mở, căn cứ vào hệ thống chính quyền các cấp có HĐND
và UBND. Theo quy định hiện nay, NSNN gồm NSTƯ và NSĐP. NSĐP bao
gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UNND.

Hệ thống NSNN

NSTƯ

NSĐP
NS tỉnh, thành phố trực
thuộc TƯ
NS quận, huyện, thị xã,

Sơ đồ 1: Hệ thống NSNN

thành phố thuộc tỉnh
NS xã, phường, thị trấn

1.1.2.2 Phân cấp NSNN:
1.1.2.2.1 Khái niệm, nguyên tắc phân cấp NSNN:
 Khái niệm phân cấp NSNN:

4


Phân cấp NSNN là việc giải quyết các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền NN,
TƯ với các cấp chính quyền ĐP trong việc xử lý các vấn đề của hoạt động NSNN.
Những quan hệ đó là:

 Quan hệ về mặt quyền lực trong việc ban hành chế độ, chính sách:
Quá trình phân cấp xác định cụ thể quyền hạn ban hành chính sách, chế độ, các
định mức, tiêu chuẩn thu – chi, quản lý NSNN, quy định phạm vi, mức độ, quyền
hạn và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quá trình tổ chức và điều hành
NSNN.
 Quan hệ về vật chất:
Xác định cơ cấu nguồn thu, nhiệm vụ chi của NS mỗi cấp trong quá trình phục vụ
các cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý.
 Quan hệ về chu trình NS:
Đây là việc xác định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền trong việc
lập, chấp hành và báo cáo quyết toán ngân sách NSNN.
 Nguyên tắc phân cấp NSNN:
- Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống NSNN: hạn chế sự phân tán quyền lực
trong bộ máy CT quốc gia.
- Thực hiện đồng bộ với phân cấp quản lý KT – XH và tổ chức bộ máy hành
chính:
Khi giao nhiệm vụ về quản lý hành chính và phân cấp quản lý KT – XH đồng thời
phải xác định quyền động viên đủ thỏa mãn nhu cầu chi tiêu, hài hòa lợi ích giữa
các cấp chính quyền về mặt vật chất. Đây là điều kiện để đảm bảo tính độc lập
tương đối của NS mỗi cấp.
- Đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTƯ và tính độc lập tương đối của NSĐP:
NSTƯ được quyền chi phối tất cả các hoạt động NSNN nhằm thực hiện có hiệu
quả các chiến lược phát triển KT – XH trong phạm vi cả nước. NSĐP được

5


khuyến khích tăng cường khả năng khai thác nguồn thu gắn với điều kiện KT –
XH địa phương, chủ động phát huy vai trò của NSĐP.
- Đảm bảo công bằng

NSTƯ có trách nhiệm đảm bảo cân đối giữa NS các địa phương, các vùng lãnh
thổ trong phạm vi cả nước để hạn chế sự chênh lệch về KT, VH, XH giữa các
vùng, tạo điều kiện cho những vùng có tiềm lực KT thấp phát triển, rút ngắn
khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, giữa trung tâm CT, KT, XH và vùng sâu,
vùng xa, miền núi, hải đảo.
1.1.2.2.2 Nội dung phân cấp:
 Phân định nhiệm vụ thu:
Các khoản thu được xác định cho NS các cấp gồm:
- Các khoản thu 100%: gắn liền với nhiệm vụ quản lý KT – XH của từng cấp, gắn
với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NS các cấp: các khoản
thu lớn, chủ lực của nền kinh tế, gắn với các hoạt động sản xuất kinh doanh trên
phạm vi rộng. Tỷ lệ % phân chia giữa NSTƯ và NSĐP do Quốc hội phê chuẩn, tỷ
lệ % phân chia giữa các cấp NSĐP do HĐND cấp tỉnh quyết định.
- Thu bổ sung từ NS cấp trên (trừ NSTƯ): khoản hỗ trợ NS cấp dưới thực hiện
cân đối NS và hoàn thành các mục tiêu KT – XH trọng điểm của địa phương, đảm
bảo hài hòa lợi ích và công bằng giữa các địa phương, các vùng trong cả nước.
 Phân định nhiệm vụ chi:
Nội dung chi của NS các cấp bao gồm:

6


- Chi TX: các khoản chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp KT – XH, đảm bảo an
sinh và phúc lợi xã hội của từng cấp. Các khoản chi này được phân định theo
chức năng, nhiệm vụ của các CQHC và ĐVSN.
- Chi ĐTPT: các khoản chi ĐT xây dựng công trình CSHT, hỗ trợ phát triển KT,
hỗ trợ DNNN thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh của từng cấp trên
cơ sở phân cấp quản lý KT – XH.
- Chi bổ sung cho NS cấp dưới (trừ NS cấp xã): khoản chi hỗ trợ NS cấp dưới

thực hiện cân đối NS cấp dưới thực hiện cân đối NS và hoàn thành các mục tiêu
KT – XH trọng điểm của địa phương.
- Chi trả nợ gốc tiền vay của NSTƯ và NS cấp tỉnh
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của NSTƯ và NS cấp tỉnh
- Các khoản chi khác theo quy định.
1.1.3 Chu trình quản lý NSNN:
Chu trình NS là quá trình hoạt động của một ngân sách từ khi mới bắt đầu
hình thành cho tới khi kết thúc để chuyển sang NS mới, gồm 3 giai đoạn:
 Hình thành NSNN: bắt đầu trước năm NS
 Chấp hành NSNN: kéo dài trong một năm được gọi là năm NS (năm TC ).
 Quyết toán NSNN: kết thúc sau năm NS.
1.1.3.1 Hình thành NSNN
1.1.3.1.1 Tổ chức lập dự toán NSNN:
 Khái niệm, ý nghĩa của lập dự toán NSNN:
 Khái niệm:
Lập dự toán NSNN là việc lập những kế hoạch về thu – chi NSNN trong một
thời gian cụ thể theo năm NS, là sự phản ánh nhu cầu động viên và phân
phối, sử dụng nguồn vốn NSNN, nhằm đáp ứng một các tích cực các DA phát
triển KT – XH và nhu cầu chi tiêu của bộ máy NN.
7


- Ý nghĩa:
+ Là khâu mở đầu có tính chất quyết định đến hiệu quả trong quá trình
điều hành, quản lý NSNN.
+ Là cơ sở để thẩm tra tính đúng đắn, hiện thực và cân đối của kế hoạch KT
– XH
+ Là công cụ để kiểm tra các bộ phận kế hoạch tài chính khác.
+ Là một trong những công cụ điều chỉnh quá trình KT – XH
 Yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán NSNN:

- Yêu cầu xây dựng dự toán
+ Dự toán NSNN phải phản ánh đầy đủ nhiệm vụ KT – XH và chính sách tài
chính
+ Dự toán NSNN phải tuân thủ Luật NSNN
- Căn cứ xây dựng dự toán
+ Nhiệm vụ phát triển KT – XH và bảo đảm QP, AN, nhiệm vụ cụ thể của các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TƯ và ĐP.
+ Chính sách TCNN trong từng giai đoạn: chính sách, chế độ thu NS; định
mức phân bổ NS, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS. Phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi NSNN (đối với dự toán năm đầu thời kỳ ổn định NS); tỷ lệ
phần trăm(%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của NS cấp
trên cho NS cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán tiếp theo của th ời
kỳ ổn định).
+ Văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý TC: Chỉ thị của Thủ tướng
Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT – XH và dự toán NS năm
sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ KH và ĐT về xây dựng kế hoạch phát tri ển
KT –XH..v.v ..
+ Tình hình thực hiện NS các năm trước
- Phương pháp lập dự toán: Nước ta hiện nay sử dụng kết hợp cả hai
phương pháp
+ Phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên: các đơn vị dự toán cơ s ở
lập dự toán và gửi lên đơn vị dự toán cấp trên để tổng hợp theo ngành, theo
8


cấp. Phương pháp này phát huy khả năng sáng tạo, năng động của cấp cơ s ở
nhưng mất thời gian chỉ phù hợp với tình hình NSNN nhiều biến động.
+ Phương pháp phân bổ, giao dự toán từ trên xuống: cơ quan quản lý TƯ căn
cứ vào kế hoạch KT – XH xây dựng dự toán sau đó phân bổ theo ngành, theo
địa phương. Phương pháp này nhanh, gọn nhưng không tạo tính chủ động

cho các đơn vị dự toán, đòi hỏi phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát lại do
không đảm bảo chính xác tuyệt đối.

- Trình tự xây dựng dự toán
+ Thông báo lập dự toán
Trước ngày 31/5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế
hoạch phát triển KT – XH và dự toán NSNN năm sau.
Trước ngày 10/6, BTC ban hành Thông tư hướng dẫn lập dự toán NSNN
+ Lập dự toán: Các đơn vị dự toán căn cứ vào tình hình thực tế, các văn bản
hướng dẫn tiến hành lập dự toán NSNN và gửi lên cho đơn vị dự toán cấp
trên để tổng hợp.
1.1.3.1.2 Phân bổ và giao dự toán NSNN
Sau khi dự toán đã được QH quyết định, BTC có trách nhiệm xây dựng
phương án phân bổ dự toán nộp Chính phủ. Căn cứ vào phương án phân bổ
dự toán đã được chấp thuận, BTC tiến hành phân bổ và giao nhiệm vụ thu –
chi NSNN cho các Bộ, ngành, địa phương.
1.1.3.2 Chấp hành NSNN:
1.1.3.2.1 Ý nghĩa, mục tiêu của việc chấp hành NSNN
- Ý nghĩa của chấp hành NSNN: hết sức quan trọng trong quá trình quản lý
tài chính nói chung và NSNN nói riêng.
+ Chấp hành NSNN đúng đắn và hiệu quả, trung thực là ti ền đề quan tr ọng
trong việc bảo đảm điều kiện để thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch phát
triển KT – XH.
+ Chấp hành NSNN biến dự toán thành hiện thực bằng việc lập dự toán thu
– chi NS hàng quý (hàng tháng) và tổ chức thực hiện.

9


+ Chấp hành dự toán là cơ sở để xác định khả năng hoàn thành nhiệm vụ

thu – chi của NS các cấp, khả năng hoàn thành nhiệm vụ CT được giao của
các đơn vị dự toán thông qua quá trình huy động nguồn TC đ ể th ỏa mãn đầy
đủ các nhu cầu chi tiêu của đơn vị.
- Mục tiêu của chấp hành NSNN:
+ Thực hiện có kết quả các chỉ tiêu thu – chi đã ghi trong dự toán NSNN
nhằm hoàn thành các nhiệm vụ
+ Kiểm tra việc chấp hành chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức KT,
TCNN.
1.1.3.2.2 Nội dung chấp hành NSNN:
Lập dự toán ngân sách quý
Cơ quan lập dự toán thu NS quý trên cơ sở nhiệm vụ thu được giao và nguồn
thu dự kiến phát sinh gửi CQTC đồng cấp trước ngày 20 tháng cuối quý
trước.
Các đơn vị sử dụng NS lập dự toán chi quý trên cơ sở dự toán chi cả năm
được duyệt và nhiệm vụ trong quý chi tiết theo MLNN gửi cơ quan quản lý
cấp trên để tổng hợp, lập dự toán NS quý chia theo tháng gửi CQTC đồng
cấp trước 20 ngày tháng cuối quý trước.
Tổ chức chấp hành dự toán thu NSNN
- Chủ thể tham gia: cơ quan thu (thuế, hải quan, CQTC và các cơ quan khác
được BTC ủy nhiệm thu), KBNN, các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN.
- Phương thức thu nộp: trực tiếp vào KBNN trừ trường hợp ủy nhiệm thu.
- Thưởng thu vươt dự toán: tỷ lệ thưởng được xác định hàng năm cho từng
tỉnh và được Thủ tướng Chính phủ công bố từ đầu năm không vượt quá
30% số tăng thu.
Tổ chức chấp hành dự toán chi NSNN
- Chủ thể tham gia: CQTC, KBNN, đơn vị dự toán và các đối tượng thụ hưởng
- Tổ chức cấp phát, thanh toán, chi trả: căn cứ vào dự toán chi NSNN và yêu
cầu thực hiện nhiệm vụ chi, CQTC cấp phát kinh phí theo nguyên tắc trực

10



tiếp đến các đơn vị sử dụng NS, thanh toán trực tiếp từ KBNN cho người
hưởng lương, người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, người nhận thầu.
- Điều chỉnh dự toán NSNN: nếu có biến động lớn về số thu hay nhi ệm vụ
chi, CQTC phối hợp đơn vị dự toán điều chỉnh lại dự toán NSNN nhằm đảm
bảo TC để thực hiện nhiệm vụ trong năm.
- Ứng trước dự toán NS năm sau: các trường hợp được xem xét ứng trước dự
toán SN năm sau:
+ Chi đầu tư XDCB các chương trình, DA quan trọng quốc gia và các DA nhóm
A đủ điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật; các DA đầu tư quan
trọng, cấp bách để thực hiện nhiệm vụ QP, AN, khắc phục hậu quả thiên tai,
thảm họa, dịch bệnh.
+ Chi thường xuyên cho các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách được xác định
thuộc dự toán NS năm sau, nhưng phải thực hiện ngay trong năm.
Số dư ứng trước dự toán NS năm sau của từng cấp NS tối đa không vượt quá
20% dự toán chi NS theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ năm hiện hành đã giao.
- Xử lý thiếu hụt tạm thời NSNN: do tính chất các khoản thu – chi và t ốc đ ộ
thu – chi mà có thể xảy ra tình trạng lượng tiền thu về trong một th ời đi ểm
không đủ để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu gọi là thiếu hụt NSNN tạm th ời.
Các biện pháp xử lý:
+ NSTƯ: vay quỹ DTTC TƯ theo qui định của Bộ trưởng BTC
+ NS cấp tỉnh: vay quỹ DTTC tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
+ NS huyện, xã: vay quỹ DTTC tỉnh do UBND tỉnh quyết định.Riêng NS xã
thiếu hụt nếu vay của quỹ DTTC tỉnh ngoài ý kiến của UBND xã còn phải có
ý kiến của Chủ tịch UBND huyện. NS các cấp khi vay quỹ DTTC phải hoàn tr ả
ngay trong năm.
1.1.3.3 Quyết toán NSNN:
1.1.3.3.1 Ý nghĩa và mục tiêu của việc quyết toán NSNN
Mục đích của quyết toán NSNN là tổng kết đánh giá lại toàn bộ quá trình thu

– chi NS trong một năm NS.

11


Quyết toán NS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhìn nhận lại quá trình
chấp hành NS qua một năm, rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ
sung cho công tác lập NS cũng như chấp hành NS những chu trình ti ếp theo.
1.1.3.3.2 Nội dung quyết toán NSNN
 Các chủ thể thực hiện báo cáo quyết toán: các đơn vị dự toán, các cơ
quan thu, KBNN, các CQTC
 Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán
- Số liệu phải chính xác, trung thực, đầy đủ
-Không được quyết toán chi > thu
- Phải kèm theo báo cáo phân tích quyết toán, bảng cân đối tài khoản kế
toán và có xác nhận của CQNN
 Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm
- Các đơn vị lập báo cáo quyết toán NS cấp mình, đối chiếu số liệu với KBNN
- Tổng hợp NS toàn huyện, báo cáo UBND huyện, Sở TC xem xét
- Sở TC thẩm tra quyết toán, UBND huyện điều chỉnh số liệu quyết toán
- UBND huyện lập báo cáo quyết toán hoàn chỉnh trình HĐND phê duyệt gửi
Sở TC, UBND thành phố trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê
chuẩn và đồng thời gửi cơ quan Kiểm toán NN.
 Xử lý kết dư NS: Kết dư NS là số chênh lệch dương giữa tổng s ố thu và
tổng số chi NS các cấp trong năm NS và chỉ được xác định khi tiến hành
quyết toán NS.
Các biện pháp xử lý kết dư NS:
- Kết dư NSTƯ, NS tỉnh: trừ đi các khoản đã tạm ứng, phần còn lại 50% đưa
vào quỹ DTTC, 50% đưa vào thu NS năm sau.
- Kết dư NS huyện, NS xã: chuyển toàn bộ vào thu NS năm sau.

1.2 Quản lý chi NSNN
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi NSNN
1.2.1.1 Khái niệm chi NSNN

12


Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng NSNN nhằm trang trải chi phí
cho bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng KT – XH mà nhà nước đảm
nhận theo những nguyên tắc nhất định để hoàn thành các chức năng, nhiệm
vụ và thực hiện các chính sách phát triển KT – XH theo đường lối và chủ
trương của Đảng và nhà nước.
1.2.1.2 Đặc điểm chi NSNN
- Chi NSNN luôn gắn với bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ CT, KT – XH
mà nhà nước đảm đương trước mỗi quốc gia.
- Chi NSNN mang tính pháp lý cao, làm cho NSNN trở thành công cụ có hiệu
lực trong quá trình điều hành và quản lý KT – XH của nhà nước
- Tính hiệu quả của các khoản chi NSNN xem xét theo tầm vĩ mô thông qua
việc xem xét toàn diện các mục tiêu KT – XH của các khoản chi NSNN
- Các khoản chi NSNN mang tính chất không hoàn trả trực tiếp
- Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị
khác như: tiền lương, giá cả, lãi suất, ti giá hối đoái…
1.2.1.3 Nội dung chi NSNN và các nhân tố ảnh hưởng
 Nội dung chi NSNN
- Chi thường xuyên: gồm các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường
xuyên của nhà nước, không trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng
trong tương lai. Chi thường xuyên gồm:
+ Chi sự nghiệp GD, ĐT
+ Chi sự nghiệp y tế
+ Chi dân số kế hoạch hóa gia đình

+ Chi sự nghiệp KH, CNMT
+ Chi sự nghiệp VH, thông tin
+ Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình
+ Chi sự nghiệp TDTT
+ Chi lương hưu, đảm bảo XH
+ Chi sự nghiệp KT
13


+ Chi quản lý hành chính
+ Trợ giá theo chính sách của Nhà nước
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định
- Chi đầu tư phát triển: tạo ra cơ sở sản xuất vật chất và làm tăng thêm tổng
thu nhập quốc nội góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Chi đầu tư
phát triển gồm:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KT – XH không có khả
năng thu hồi vốn
+ Đầu tư và hỗ trợ cho các DN, các tổ chức KT, các tổ chức TCNN, góp v ốn cổ
phần, liên doanh.v.v…
+ Chi bổ sung DTQG
+ Chi các Chương trình mục tiêu quốc gia, DA nhà nước
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác
- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản vay
- Chi viện trợ của NSTƯ cho Chính phủ và tổ chức ngoài nước
- Chi cho vay của NSTƯ
- Chi bổ sung Quỹ DTTC
- Chi bổ sung NS cấp trên cho NS cấp dưới
- Chi chuyển nguồn NS
 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN
- Chế độ xã hội quyết định các chính sách KT – XH và nhiệm vụ của b ộ máy

nhà nước
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Khả năng tích lũy của nền kinh tế
- Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và những nhiêm vụ KT – XH nhà nước
đảm nhận trong từng giai đoạn
1.2.2 Tổ chức quản lý chi NSNN
1.2.2.1 Các nguyên tắc quản lý chi NSNN
- Cấp phát và sử dụng nguồn vốn NSNN phải có trong dự toán được duyệt
- Cấp phát và sử dụng nguồn vốn NSNN phải theo mục tiêu đã định
14


- Cấp phát và sử dụng nguồn vốn NSNN phải đảm bảo cân đối giữa khả
năng thu và nhu cầu chi trong quản lý và điều hành NSNN
- Cấp phát và sử dụng nguồn vốn NSNN phải đảm bảo tính tiết kiệm và
hiệu quả
1.2.2.2 Các công cụ quản lý chi NSNN
- Định mức chi tiêu: là những chế độ, tiêu chuẩn làm căn cứ đ ể thực hi ện chi
tiêu và kiểm soát chi tiêu NS; là cơ sở để thực hành ti ết ki ệm, nâng cao tinh
thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của các cơ quan đơn vị trong công
tác quản lý tài chính
- Tiêu chuẩn TC: là những quy định làm căn cứ để xét duyệt, cấp phát, thanh
toán các khoản chi từ NSNN
- Giới hạn TC: là việc xác định mức giới hạn cho việc thực hiện các khoản chi
khác nhau
- Chi tiêu TC: là các chỉ số đo lường cụ thể các số liệu chi NSNN trên c ơ s ở so
sánh với mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn thu hay tổng thu nhập quốc nội.
1.2.3 Quản lý các khoản chi NSNN
1.2.3.1 Quản lý các khoản chi NSNN cho đầu tư phát triển
Chi NSNN cho đầu tư phát triển là quá trình nhà nước sử dụng một phần

vốn tiền tệ để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT – XH, phát triển sản xuất
nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền KT.
 Quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN: là quá trình sử dụng một phần vốn
tiền tệ để tái sản xuất giản đơn và mở rộng TSCĐ từng bước hoàn thi ện
cơ sở vật chất kỹ thuật
 Quản lý cấp phát vốn lưu động cho các DNNN
 Quản lý chi NSNN cho quỹ hỗ trợ phát triển: là khoản chi để hình thành
một phần vốn điều lệ của quỹ và bổ sung vốn hàng năm cho quỹ để thực
hiện đầu tư phát triển
 Quản lý chi NSNN cho dự trữ quốc gia: là khoản chi để mua hàng hóa dự
trữ, đầu tư XDCB và tổ chức hoạt động thường xuyên cho các CQNN thực
hiện công tác dự trữ
15


1.2.3.2 Quản lý các khoản chi NSNN cho hoạt động sự nghiệp
- Lập dự toán: căn cứ vào dự toán của các đơn vị sự nghiệp đã được duyệt
theo quy định
-Tổ chức thực hiện dự toán: CQTC, KBNN thực hiện cấp phát, thanh toán
theo quy trình cấp phát hạn mức kinh phí
1.2.3.3 Quản lý các khoản chi NSNN cho QLHC, AN, QP và chi khác
 Quản lý chi NSNN cho QLHC
 Lập dự toán: căn cứ vào dự toán NS năm đã được duyệt theo quy định
 Tổ chức thực hiện dự toán: tiến hành cấp phát kinh phí cho các đơn vị
theo quy định
 Quản lý chi NSNN cho quản lý QP, AN
 Lập dự toán: căn cứ vào dự toán năm của các đơn vị thuộc lĩnh vực AN,
QP
 Tổ chức thực hiện dự toán: tiến hành cấp phát kinh phí cho các đơn vị
trực thuộc, KBNN tổ chức thanh toán theo quy định

 Quản lý chi NSNN cho chi khác
 Lập dự toán: căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT – XH trong kỳ kế hoạch
 Tổ chức thực hiện dự toán:
+ Tổ chức quản lý chi NSNN để bổ sung quỹ DTTC: CQTC xác định số chi
NSNN trích lập quỹ căn cứ vào dự toán NSNN hàng năm
+ Chi trả nợ trong nước: BTC lập kế hoạch tạo nguồn chi trả nợ trên cơ sở
tổng hợp số liệu từ các loại trái phiếu
+ Chi trả nợ gốc từ vay nước ngoài: BTC và NH PTVN có trách nhiệm tổng
hợp và lập kế hoạch tiến độ chi trả nợ nước ngoài.

16


CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2
2.1 Tổng quan về đơn vị thực tập:
2.1.1 Giới thiệu chung về Quận 2:
2.1.1.1 Quá trình thành lập và phát triển:
 Quá trình thành lập
Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05
xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ
Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ.

17


Quận 2 chia thành 11 phường gồm: An Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình An,
Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi và
Cát Lái.
 Vị trí địa lí, diện tích, dân số…
-


Thuận lợi:

Quận 2 nằm ở phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài
Gòn. Phía Bắc giáp quận Thủ Đức, Bình Thạnh, phía Nam giáp quận 7, huyện
Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, phía Đông giáp quận 4, quận 1, quận Bình Thạnh
=> Là đầu mối giao thông về đường bộ, đường sắt nội đô, đường thủy nối
liền các quận, huyện trong thành phố với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà
Rịa – Vũng Tàu.
Tổng diện tích tự nhiên của quận 2 là 5.017 ha => có tiềm năng về quỹ đất
xây dựng, điều kiện thuận lợi để hình thành một đô thị mới.
-

Khó khăn:

Địa hình quận 2 gồm gò và bưng, kênh rạch chiếm 24,7% tổng diện tích tự
nhiên. Đây là vùng bưng trũng, bị nhiễm phèn, mặn, thường ngập nước lúc
triều cường nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn vì định hướng
phát triển chưa rõ ràng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội yếu kém..
Mật độ dân số còn thưa thớt, môi trường còn hoang sơ.
2.1.1.2 Thành tựu và mục tiêu phát triển:
 Thành tựu đạt được (1997 – 2013):
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của 02 ngành DV – TM và công nghiệp
đạt 32%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (chỉ tiêu 20% - 30%), ngành công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên
20%.
+ Từ năm 1997 đến tháng 4/2013, UBND quận đã cấp 8.800 Giấy chứng
nhận đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn quận; hiện trên địa bàn quận có
3.400 doanh nghiệp đang hoạt động. Các DN ngành công nghi ệp ti ếp tục

đầu tư công nghệ theo hướng hiện đại, KT tập thể tiếp tục phát tri ển đa
18


dạng về quy mô, hình thức tổ chức và hoạt động, góp phần phát tri ển KT
trên địa bàn.
+ Thực hiện Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu KT góp phần chuy ển
dịch cơ cấu KT quận theo hướng DV, TM – Công nghiệp. Tổ chức cải tạo, sửa
chữa, nâng cấp hệ thống chợ và phát triển hệ thống cửa hàng bình ổn giá
trên địa bàn quận góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội( nay
đã có 11 cửa hàng bình ổn giá)
+ Thu NS năm sau cao hơn năm trước, đều vượt chỉ tiêu pháp l ệnh thành
phố giao, tốc độ tăng thu bình quân hàng năm đạt 36%. Các ngu ồn thu đi ều
tiết cho quận đạt cao, góp phần bổ sung thêm nguồn vốn chi ĐTPT.
-

Về ĐT XDCB và công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư:

+ Tổng mức ĐT XH tiếp tục tăng cao, bình quân hàng năm đ ạt 4.981,27 t ỷ
đồng. Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng XH đã và đang được tăng
cường đầu tư đã tác động tích cực đến việc phát triển KT - XH và c ải thi ện
dân sinh trên địa bàn quận.
+ Quận tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường các DA, công trình
trọng điểm theo chỉ đạo của thành phố và đã bàn giao mặt bằng để thành
phố khởi công, xây dựng đưa vào sử dụng tuyến đường Vành Đai Phía Đông
Cầu Phú Mỹ, Cầu Thủ Thiêm, hầm vượt Sông Sài Gòn, Đại Lộ Đông Tây...
+ Tổ chức thực hiện đúng các quy định về công tác bồi thường hỗ trợ, thu
hồi đất và bố trí tái định cư. Bố trí tái định cư các dự án đã hoàn thành và đang
triển khai trên địa bàn quận, đã bố trí 3.162 căn hộ chung cư và 1.178 nền đất
-


Về Quản lý đô thị và Tài nguyên Môi trường:

+ Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 trên địa bàn quận 2 được phê duyệt phủ
kín 80%diện tích, như khu đô thị mới Thủ Thiêm 657ha, khu dân cư phường
Bình Trưng Đông 179ha, dự án Saigon Sports City tại phường An Phú 64ha
….
+ Công tác cấp phép xây dựng và cấp số nhà được tri ển khai thực hiện đảm
bảo quy trình, quy định. Phối hợp công ty Cổ phần cấp nước Thủ Đức gắn
23.000 đồng hồ nước mới, có 06 phường được phủ kín mạng lưới cấp nước
19


và đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo chỉnh trang 265 tuyến đường trên
địa bàn quận, với tổng chiều dài là 87,3 km…
+ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và bảo vệ môi trường được
Quận quan tâm triển khai, thường xuyên phối hợp Sở ngành thành phố; thực
hiện tốt các chỉ tiêu chung của thành phố về môi trường
-

Về văn hóa xã hội

+ Thực hiện tốt chương trình giáo dục theo quy định, các ngành học đều
được củng cố và phát triển cao hơn, vượt chỉ tiêu về huy động trẻ trong độ
tuổi ra lớp.
+ Chất lượng dạy và học được nâng lên, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa
và nâng chuẩn tỷ lệ ngày càng cao; cơ sở vật chất phục vụ cho hệ thống giáo
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và dạy nghề được tập trung đầu tư;
đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đào tạo.
+ Các chương trình quốc gia về y tế được thực hiện khá tốt. Quận đã đầu tư

sửa chữa nâng cấp, xây mới 06/11 trạm y tế phường; đầu tư xây dựng khu
vật lý trị liệu tại bệnh viện, sửa chữa nâng cấp trung tâm Y tế dự phòng,
từng bước đầu tư mua sắm thêm trang bị thiết bị y tế kỹ thuật cao; đã phối
hợp sở ngành thực hiện chủ trương xã hội hóa, thỏa thuận vị trí xây dựng
bệnh viện, phòng khám trong các dự án… nhằm đáp ứng được nhu cầu
khám, chữa bệnh của nhân dân
+ Công tác quản lý NN ở lĩnh vực kinh doanh các loại hình văn hóa và dịch
vụ văn hóa địa bàn quận trong các năm được đảm bảo (tổ chức kiểm tra, xử
lý hơn 1.700 lượt cơ sở kinh doanh, tổng số tiền phạt hơn 3 tỷ đồng).
+ Công tác quản lý DSVH luôn được quan tâm thực hiện tốt (02 Di tích l ịch
sử văn hóa cấp thành phố là Đình An Phú và Căn cứ vùng bưng 6 xã thuộc
phường An Phú; 01 công trình truyền thống là Đền tưởng niệm anh hùng
liệt sĩ Bình Trưng tại phường Bình Trưng Tây)
+ Hoạt động thể dục - thể thao tiếp tục phát triển cả về phong trào và
thành tích thi đấu, đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra (23,5% dân số tập luyện

20


thể dục thể thao thường xuyên, 99,3% học sinh đạt tiêu chuẩn rèn luy ện
thân thể, 100% trường phổ thông tham gia Hội khỏe Phù Đổng…)
+Hàng năm giới thiệu và giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động, trợ cấp
học bổng cho 1.000 em học sinh nghèo, khó khăn. Mỗi năm có 18.000 lượt
trẻ em được chăm lo vào các dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Thi ếu nhi
1/6, Tết Trung thu. Có 07/11 phường đạt các chỉ tiêu phường phù hợp với
trẻ em.
+ Công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động về đường lối, chủ trương của
Đảng và chính sách, pháp luật của NN được tuyên truyền sâu rộng
-


Về công tác AN – QP

+ Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu của lực lượng võ trang,
phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan, nắm chắc diễn biến tình
hình, kịp thời báo cáo và chủ động phối hợp với công an thực hiện tốt quy
chế phối hợp và xử lý nhanh các tình huống xảy ra trên địa bàn, không đ ể lây
lan, kéo dài.
+ An ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, kịp thời nắm tình hình và
xử lý các trường hợp khiếu kiện đông người, có hành vi manh động, cũng
như các hoạt động chống phá của các đối tượng cực đoan, quá khích, lợi
dụng tôn giáo…
 Mục tiêu phát triển:
Ngày 07/12/1998, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số
6577/QĐ-UB-QLĐT phê duyệt quy hoạch chung quận 2 đến năm 2020 thì
chức năng và động lực phát triển chủ yếu là “Trung tâm Dịch v ụ - Th ương
mại – Công nghiệp – Văn hóa – Thể dục thể thao” với quy mô dân s ố ổn định
khoảng 600.000 dân.
Đảng bộ - Chính quyền – nhân dân quận 2 định hướng phát tri ển trong 5
năm tới (2010 – 2015) là:
-

Tiếp tục đẩy mạnh đô thị hóa quận 2, tạo ra cảnh quan của một đô th ị
trung tâm mới, hiện đại của thành phố.

21


-

Tập trung nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng

cao trình độ quản lý đô thị.

-

Phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, động
viên mọi nguồn lực, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách th ức,
nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã h ội,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

-

Giữ vững an ninh chính trị và trật tự ATXH

-

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng h ệ
thống chính trị đáp ứng yêu cầu phát tri ển trong giai đoạn mới.

2.1.2 Giới thiệu về UBND Quận 2:
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ:
- Chức năng:
UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính
NN ở ĐP, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan NN cấp trên.
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát tri ển KT - XH, củng cố
QP, AN và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý NN ở ĐP, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo,
quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính NN từ TƯ tới cơ sở.
- Nhiệm vụ và quyền hạn
UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các
văn bản của cơ quan NN cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân,

tăng cường pháp chế XHCN, ngăn ngừa và chống các bi ểu hiện quan liêu,
hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhi ệm và các bi ểu hi ện
tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền ĐP.
UBND Quận 2 là một cơ quan hành chính cấp quận (huyện) nên nhiệm vụ
và quyền hạn của UBND còn được quy định cụ thể, chi tiết ở Mục 2 – Nhiệm
vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện – Luật Tổ chức HĐND và UBND (2003).
2.1.2.2 Địa chỉ liên lạc:
168 Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2.

22


Khu hành chính - Tiếp công dân: 45 Nguyễn Thanh Sơn, phường Thạnh Mỹ
Lợi, quận 2.
Ðiện thoại: (08) 37.400.509
Fax: 37.470.225
2.1.2.3 Sơ đồ tổ chức hành chính UBND Quận 2:
Các cơ quan hành chính theo ngành tại ĐP bao gồm các cơ quan chuyên môn
của UBND và cơ quan đại diện của các bộ tại ĐP. Các cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban Nhân dân cấp quận (huyện) được tổ chức theo Nghị định
14/2008/NĐ-CP.

23


V ăn phòng U
BND
Văn
UBND
Q

uận
2
Quận
P
hòng N
ội vụ
Phòng
Nội

Thanh tra
Phòng T
ài chính - K
ế
Tài
Kế
hoạch
hoạch
Phòng T
ư pháp


Phòng Q
uản lý
Quản
lý đô
đô thị

U
B N D Quận
Q uận 2

UBND

Phòng Tài
T ài nguyên M
ôi
ng
Môi trườ
trường
Phòng
ăn hóa Phòng V
Văn
T
hông tin
Thông
iáo dục - Đ
ào
Phòng G
Giáo
Đào
tạo
Phòng K
inh tế
Kinh

P
hòng Y
Phòng
Y tế
ao động Phòng L
Lao

T
hương
binh
và X
ã
Thương

hội
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức hành chính UBND Quận 2
2.1.3 Giới thiệu về Phòng Tài chính – Kế hoạch:
2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ:
 Chức năng:
24


Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND
cấp huyện thực hiện chức năng quản lý NN về TC, tài sản, kế hoạch và ĐT;
đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về KT tập thể, KT tư
nhân theo quy định của pháp luật.
 Nhiệm vụ:
- Tham mưu cho UBND quận xây dựng dự toán NS của quận, phân bổ kinh
phí theo chỉ tiêu cho các đơn vị và đề xuất biện pháp thực hi ện chế độ, chính
sách TC – giá trên địa bàn theo dõi thu và quản lý, giám sát chi NS đối với các
cơ quan HCSN, UBND các phường theo đúng Luật Ngân sách, chủ trương,
chính sách của NN.
- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển KT, XH của quận, tham mưu UBND
quận trong công tác quản lý đầu tư trên địa bàn.
- Cùng các phòng, ban chuyên môn khác, phối hợp với Chi cục TCDN giúp
UBND quận trong việc đề xuất các phương án biện pháp tổ chức l ại sản

xuất kinh doanh có hiệu quả đối với các DNNN thuộc quận. Tổ chức bộ máy
TC – kế toán, kế hoạch – giá cả ở cơ sở phù hợp với tình hình.
- Tổ chức thông tin giá cả và báo cáo giá cả thị tr ường ph ục vụ công tác đ ền
bù và theo yêu cầu quản lý của UBND quận, quản lý giá các đối tượng tài sản
thuộc phạm vi quản lý của UBND quận.
2.1.3.2 Sơ đồ tổ chức hành chính Phòng Tài chính – Kế hoạch:

Trưởng phòng
Phó Trưởng phòng
(Tổ NS)

Phó Trưởng phòng
(Tổ Công sản)

Phó Trưởng Phòng
(Tổ Đầu tư)

Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức hành chính Phòng Tài chính – Kế hoạch
Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý chung. Các Phó Tr ưởng phòng kiêm
Tổ trưởng các tổ chịu trách nhiệm quản lý, phân công nhiệm vụ cho các
chuyên viên, nhân viên dưới quyền nhằm đảm bảo hoàn thành nhi ệm v ụ
cấp trên giao.
25


×