Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

QUẢN TRỊ XUẤT KHẨU 2004 - 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.35 KB, 11 trang )

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước nhất là từ sau khi đổi mới kinh
tế xã hội, Chính phủ Việt Nam đã rất coi trọng các hoạt động kinh tế đối
ngoại. Đến nay các chính sách ngoại thương, “mũi nhọn” của sự đổi mới,
luôn được coi là những chính sách nằm trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội với phương châm “phát huy lợi thế tương đối, đáp ứng tốt nhu cầu
của sản xuất và đời sống, hướng mạnh về xuất khẩu, thay thế những mặt
hàng nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả”.
Bản thân nền kinh tế nước ta còn nhiều mặt yếu, chúng ta thường phải
nhập khẩu nhiều mặt hàng từ nước ngoài, chính vì thế đẩy mạnh xuất
khẩu cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
Cùng đánh giá trị giá xuất khẩu của nước ta giai đoạn 2004-2014 để thấy
được những mặt được và chưa được từ đó rút ra bài học để xuất khẩu
mạnh và bền vững hơn.


II.

NỘI DUNG
1. Đánh giá chung

Xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu
thông hàng hóa của một quá trình tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích liên
kết sản xuất và tiêu dùng giữa nước này với nước khác. Hoạt động đó
không chỉ diễn ra riêng biệt mà còn có sự tham gia của toàn bộ hệ thống
kinh tế với sự điều hành của nhà nước.
Nhờ có sự đổi mới cơ chế, chính sách quản lý và phát triển xuất nhập khẩu
trong những năm qua kinh tế ngoại thương ở nước ta đã phát triển không


ngừng và đạt được những thành công đáng kể, tốc độ phát triển khá cao
và đều, nhìn chung phù hớp với xu hướng phát triển chung của thế giới,
đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang phát triển.
Các doanh nghiệp còn non nớt trong kinh nghiệm thương trường, thậm chí
còn bỡ ngỡ với thị trường một số nước. Không biết nắm bắt cơ hội, kém
hiểu biết luật lệ, thiếu thông tin, chưa biết tiếp cận thị trường một cách tối
ưu, làm ăn tùy tiện, manh mún.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn chưa hợp lý, Việt Nam xuất khẩu
hàng nông, thủy sản chủ yếu ở dạng thô chưa qua sơ chế và một số hàng
công nghiệp nhẹ, gia công.
Hình thức xuất khẩu hàng hóa còn giản đơn, chúng ta xuất khẩu chủ yếu
dưới hình thức trực tiếp và qua trung gian chứ chưa gắn liền với các hình
thức hợp tác kinh tế khác, đặc biệt là đầu tư, lien doanh, hỗ trợ phát triển
chính thức.
Xuất khẩu tuy mạnh nhưng chúng ta vẫn có mức nhập siêu ngày càng tăng
những mặt hàng mà Việt Nam có sẵn nguyên liệu và nếu không có giải
pháp thì nhập siêu sẽ còn tiếp tục tăng trong năm tới.
2. Thực trạng
Trong những năm qua,xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng đã
có những bước chuyển đáng kể góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bảng dưới đây là trị giá xuất khẩu phân theo khu vực kinh tế và phân theo
nhóm hàng chia theo cách tính và nhóm hàng và năm:


Dựa vào bảng trên ta có thể thấy, giá trị xuất khẩu phân theo khu vực kinh
tế năm 2004 khoảng 26485 triệu đô la Mỹ nhưng đến năm 2014 đã tăng
lên 150217,1 triệu đô la Mỹ tăng gần 6 lần.
Trong đó, giá trị xuất khẩu theo khu vực kinh tế trong nước là 11997,3
triệu đô đến năm 2014 là 56261,6 triệu đô; khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài năm 2004 đạt 14487,7 triệu đô đến năm 2014 đạt 93955,5 triệu đô.
Giá trị xuất khẩu phân theo nhóm hàng: hàng công nghiệp nặng và khoáng
sản tăng từ 9641,9 triệu đô lên 66546,2 triệu đô; hàng công nghiệp nhẹ và
tiểu thủ công nghiệp từ 10870,8 triệu đô lên 57983,8 triệu đô; hàng nông
sản tăng từ 3383,6 triệu đô lên 17861,8 triệu đô…
Nhìn chung, trong giai đoạn 2004-2014 trị giá hàng hóa xuất khẩu đều tăng
dần. Năm 2009 do một số tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
nên giá trị hàng hóa xuất khẩu so với năm 2008 giảm từ 62685,1 triệu đô
xuống 57096,3 triệu đô.


Nguyên nhân của việc xuất khẩu tăng:
- Nhờ chiến lược phát triển XNK và hội nhập quốc tế đúng đắn, kịp thời, sự
chỉ đạo năng động của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của cộng đồng
doanh nghiệp, của các cấp, các ngành và của toàn dân.
- Bộ Công thương đã có những biện pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt lĩnh
vực hoạt động XNK nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.
- Nhờ những điều kiện thuận lợi của tình hình kinh tế trong nước và thế
giới. Kinh tế thế giới sau kỳ suy giảm giai đoạn 1996 – 2001 đã bước vào
thời kỳ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2002 – 2008 (tăng trưởng bình
quân 9,7% / năm tính theo giá thực tế). Kinh tế Việt Nam sau kỳ suy giảm
giai đoạn 1996 – 2000 (tăng trưởng bình quân 6,9% / năm so với giai đoạn
1991 – 1995 là 8,2% / năm).
- Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, đầu tư tăng cao cùng các điều kiện
thuận lợi của môi trường kinh doanh quốc tế, nhất là khi gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) và các FTA, hàng rào bảo hộ tại các nước
nhập khẩu hàng Việt Nam giảm mạnh đã có tác động tích cực đến mở
rộng xuất khẩu.

Bảng trên chỉ xét riêng về xuất khẩu, nhưng nếu xét chung xuất nhập khẩu

thì Việt Nam trong giai đoạn 2004-2014 lại nhập siêu nhiều hơn.


Nguyên nhân:
- Nền kinh tế Việt Nam nhập siêu kinh niên, tăng mạnh từ 1,2 tỷ USD
vào năm 2000 lên 18 ỷ vào năm 2008. Đặc biệt nhập siêu của Việt
Nam tăng mạnh từ khi gia nhập vào WTO(2007). Hầu hết các nước
trong quá trình công nghiệp hóa sẽ nhập khẩu lớn. Việt Nam là nước
đang phát triển và đang trong quá trình công nghiệp hóa nên cũng
không ngoại lệ. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến cho Việt Nam
luôn trong tình trạng nhập siêu.
- Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô( nông, lâm, thủy, sản,
dầu thô…) và các sản phẩm công nghiệp nhưng dưới dạng gia công
trong khi nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ với giá cao. Ngoài ra
ngành công nghiệp hôc trợ chưa phát triển nên phải nhập khẩu
nguyên phụ liệu cho các ngành sản xuất như dệt may, da dày, điện
thoại di động…
Nhận thấy từ năm 2010 đến 2014, cán cân thương mại Việt Nam đã có
những cải thiện rõ rệt theo chiều hướng dương. Năm 2010 cán cân
thương mại Việt Nam là -12,6 tỷ USD và đến năm 2012 là 0.97 tỷ USD. Từ
năm 2012-2014, cán cân thương mại tiếp tục dương và năm 2014 đã xuất
siêu 2 tỷ USD. Để có được kết quả đó phải kể đến năm 2011 Việt Nam bắt
đầu thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô khi lạm


phát tăng cao, các chỉ số kinh tế bất ổn. Các chính sách này đã đạt được
kết quả tốt.
3. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Xây dựng, củng cố các yếu tố nền tảng cho phát triển XNK nhanh
vàbền vững

- Tiếp tục quá trình tự do hoá kinh tế, thương mại theo lộ trình cam kết
quốc tế, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng theo
quy tắc lợi thế so sánh; huy động và dùng một cách có hiệu quả mọi
nguồn lực cho phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất. Tiếp tục hoàn
thiện cấu trúc kinh tế thị trường, xây dựng đồng bộ các loại thị trường
để nhanh chóng có một nền kinh tế thị trường đầy đủ theo cam kết
với Tổ chức thương mại thế giới. Xây dựng thị trường điện, nước có
tính cạnh tranh; hình thành thị trường nhân tài và tạo bước đột phá
trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Nâng cao hiệu
quả dùng nguồn lực và vai trò chủ đạo của Nhà nước trong việc điều
tiết nền kinh tế, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thúc đẩy
các thành phần kinh tế cùng phát triển. Mở rộng quan hệ đối tác
chiến lược, đối tác kinh tế toàn diện với các nước, thân thiện với các
nhà đầu tư nước ngoài, tạo dựng được vị thế chiến lược của quốc
gia trên trường quốc tế. Cần nỗ lực và quyết liệt cơ cấu lại và đổi mới
mô hình tăng trưởng xuất, nhập khẩu theo hướng hạn chế khai thác
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Nâng nhanh tỷ trọng
nhóm hàng công nghệ cao trong cấu trúc XNK.
- Chủ động và quyết tâm cao để chuyển đổi mô hình tăng trưởng xuất
khẩu đang chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, dùng lao động rẻ,
các ngành dùng nhiều vốn, giá trị gia tăng thấp, gây ô nhiễm môi
trường và tiêu hao nhiều năng lượng ... sang mô hình tăng trưởng
mới.
- Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm
tỷ trọng của nhóm sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng của


nhóm sản phẩm chế biến chế tạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp áp dụng công nghệ cao để
tăng nguồn hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, có sức

cạnh tranh và giá trị gia tăng cao. Phát triển nhập khẩu phải hướng
mạnh vào tăng cường phần cốt lõi của CNH, HĐH. Cần tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu để tăng tỷ trọng
của nhóm máy móc, thiết bị và công nghệ trong tổng kim ngạch nhập
khẩu, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH. Phải quyết liệt trong
việc kiểm soát và hạn chế tối đa việc nhập khẩu công nghệ thấp,
công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, có hệ số tiêu hao nguyên
nhiên liệu và tiêu hao năng lượng cao cho một đơn vị sản phẩm.
Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, gắn với bảo vệ
môi trường.
- Tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,
sân bay, bến cảng và quy hoạch đô thị. Đảm bảo độ mở hợp lý của
nền kinh tế, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến xuất khẩu; tăng cường đàm phán ký kết các Hiệp
định thương mại tự do song phương, các Hiệp định về khuyến khích
và bảo hộ đầu tư. Hình thành hợp lý tỷ lệ của FDI so với GDP, của
kim ngạch XNK so với GDP, tỷ lệ dư nợ nước ngoài so với GDP để
đảm bảo độ mở hợp lý cho tăng trưởng nhanh và mức an toàn cần
thiết cho nền kinh tế. Chủ động điều chỉnh chiến lược thị trường gắn
với lộ trình hội nhập các FTA; coi trọng phát triển thị trường trong
nước gắn với thị trường ngoài nước, đa dạng hoá phương thức xuất
khẩu qua biên giới và xuất khẩu tại chỗ.
- Giảm dần tỷ trọng của các thị trường công nghệ thấp và trung bình ở
khu vực châu Á, tăng dần tỷ trọng của các thị trường có công nghệ
cao như EU, Bắc Mĩ, Nhật Bản, Liên Bang Nga. Hướng mạnh vào
các thị trường tiềm năng lớn, các nền kinh tế mới nổi để đón bắt cơ
hội thị trường dài hạn cho phát triển xuất khẩu.


- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia các FTA có chọn lọc,

theo lộ trình phù hợp với trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế. Việc tham gia ký kết các FTA mới cần phù hợp định
hướng điều chỉnh thị trường trong thời kỳ chiến lược. Chủ động ứng
phó có hiệu quả với những tác động bất lợi của các FTA đã ký kết
đến tình hình nhập khẩu và nền kinh tế xã hội để giữ vững an ninh
kinh tế, an toàn sức khoẻ cho cộng đồng.
Cấu trúc lại nền kinh tế để đảm bảo độ an toàn cần thiết trong điều
kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng tăng
trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu.
- Chuyển dịch nền kinh tế theo hướng hình thành một cơ cấu kinh tế
hợp lý, hiệu quả và đảm bảo độ an toàn cần thiết nhưng tham gia
ngày càng sâu rộng vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Tiếp tục củng cố
các ngành chủ chốt để đảm bảo độ an toàn cần thiết cho nền kinh tế,
trước hết là đảm bảo an ninh lương thực, an toàn năng lượng và an
toàn tài chính quốc gia.
- Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển những ngành
sản phẩm có tiềm năng phát triển quy mô lớn, có hiệu quả kinh tế
cao, tạo ra sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao... đủ khả năng
thoả mãn nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho đất nước và có dự
trữ một phần để dự trữ và xuất khẩu, củng cố các vùng sản xuất
lương thực để đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả
trước mắt và lâu dài.
- Cơ cấu lại ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển mạnh các ngành áp
dụng công nghệ cao, các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu
có lợi thế cạnh tranh, có giá trị gia tăng cao và có khả năng tham gia
mạng lưới sản xuất và các chuỗi giá trị toàn cầu. Thúc đẩy phát triển
nhanh công nghiệp hỗ trợ, coi trọng phát triển công nghiệp phục vụ
nông nghiệp, nông thôn và các ngành sản phẩm từ công nghệ mới,
công nghệ cao. Tạo bước đột phá trong nâng cấp trình độ kỹ thuật và
công nghệ sản xuất công nghiệp để chuyển nhanh động năng chính



của tăng trưởng công nghiệp từ lao động và vốn sang tăng năng suất
lao động, từ phát triển công nghiệp dựa vào các yếu tố sản xuất là
chính sang dựa vào hiệu quả và sáng tạo là chính.
- Cơ cấu lại các ngành dịch vụ theo hướng phát triển mạnh các dịch
vụ tài chính, tiền tệ, gắn với cấu trúc lại hệ thống NH, hệ thống tài
chính - tiền tệ để làm nòng cốt cho xây dựng nền tài chính lành
mạnh, an toàn có nguồn dự trữ ngoại hối mạnh, giảm thiểu sự phụ
thuộc vào nước ngoài về tài chính.
- Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ mà Việt Nam có tiềm
năng, lợi thế phát triển định hướng xuất khẩu như: Hàng hải, Hàng
không, Viễn thông, Du lịch, Y tế, Xuất khẩu lao động ... để giảm dần
thâm hụt và hướng tới có thặng dư cán cân dịch vụ. Chuyển dịch
mạnh mẽ cơ cấu hàng hoá XNK theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của
nhóm hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, tăng nhanh tỷ trọng
nhóm máy móc thiết bị và công nghệ nhập khẩu trong cơ cấu hàng
hoá nhập khẩu. Tăng tỷ trọng công nghệ cao và trung – cao trong
cấu trúc XNK hàng hoá. Trên cơ sở đó, giảm nhanh thâm hụt và
hướng tới thặng dư cán cân thương mại, làm nòng cốt để xác lập
cán cân vãng lai một cách khoa học, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Tiếp tục xây dựng, củng cố các trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc
gia.
- Tập trung các nỗ lực của cả nước tăng nhanh năng suất lao động để
tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao mức sống của người
dân. Để tăng nhanh năng suất lao động, cần thực hiện các nhiệm vụ
chiến lược sau:
+ Nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, gắn khoa học
công nghệ với đào tạo và với sản xuất kinh doanh, tạo lập tiềm
lực khoa học công nghệ đủ mạnh để sáng tạo và làm chủ các

công nghệ cần thiết cho phát triển nền kinh tế.


+ Xây dựng đồng bộ chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi
ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ. Củng cố và phát triển các
ngộ nhân tài khoa học và công nghệ. Củng cố phát triển các yếu tố nâng
cao hiệu quả của nền kinh tế như giáo dục và đào tạo bậc trung học phổ
thông, bậc đại học và cao đẳng, đào tạo nghề, nâng cao hiệu quả của thị
trường hàng hoá, sức lao động, thị trường tài chính để tăng hiệu suất, vận
dụng các yếu tố nguồn lực, tăng cường mức độ sẵn sàng về công nghệ
cho nền kinh tế.
-

Khuyến khích xu hướng xã hội và tôn vinh những nỗ lực của các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân vượt lên trước trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh dựa vào yếu tố sáng tạo và hiện đại.
- Phát huy tối đa vai trò của Chính phủ trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia. Nâng cao hiệu năng của Chính phủ trong giải
quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Có các biện pháp quyết liệt để giảm thiểu các tổn thương cho nền
kinh tế khi có chấn động đột ngột từ bên ngoài.
+ Việc xây dựng chính sách và việc ban hành các quyết định quản lý
điều hành cần quy tụ được đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, các
chuyên gia kinh tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học.
III. KẾT LUẬN
Mới đây, Việt Nam đã tham gia kí kết hiệp định TPP ( hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương) đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các
nhà quản lý nói riêng và nền kinh tế nói chung. Theo nhận định của các
chuyên gia, với TPP, xuất khẩu vào năm 2025 tăng them 68 tỷ USD. Đáng
chú ý là việc các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada giảm

thuế nhập khẩu về 0% sẽ giúp tạo ra “cú hích” lớn đối với hoạt động xuất
khẩu của nước ta. Các ngành xuất khẩu quan trọng như dệt may, giày dép,
thủy sản... nhiều khả năng sẽ có bước phát triển vượt bậc về kim ngạch
xuất khẩu sang các thị trường này.


Bộ trưởng bộ công thương cho biết : “Theo tính toán, phải đến năm 2020
chúng ta mới cân bằng được cán cân thương mại và năm 2015 vẫn nhập
siêu khoảng 10,2% so với kim ngạch xuất khẩu. Vì thế, Chính phủ trình
Quốc hội phương án nhập siêu 5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu vào
năm 2015” .Để đạt được mục tiêu và định hướng chiến lược thúc đẩy xuất
khẩu và hạn chế nhập siêu thời kỳ tới 2020, lĩnh vực XNK cần phải phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Phát triển xuất khẩu sao cho cân đối
giữa chiều rộng và chiều sâu, hài hoà lợi ích giữa các ngành hướng về
xuất khẩu và các ngành thay thế nhập khẩu. Xuất nhập khẩu cần thiết phải
được cơ cấu lại một cách thật khoa học để nâng cao chất lượng, hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.



×