Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến chất lượng môi trường thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 86 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG
MÔI TRƢỜNG THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGUYỄN HOÀNG NAM

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐẾN CHẤT LƢỢNG
MÔI TRƢỜNG THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

CHUYÊN NGÀNH

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

MÃ SỐ


: 8440301

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1: PGS.TS. HOÀNG ANH HUY
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 2: TS. NGUYỄN TIẾN THÀNH

HÀ NỘI, NĂM 2019


i

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hƣớng dẫn 1: PGS.TS Hoàng Anh Huy
Cán bộ hƣớng dẫn 2: TS. Nguyễn Tiến Thành
Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Phạm Thị Việt Anh
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Lê Ngọc Thuấn

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày19 tháng 01 năm 2019


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Hoàng Nam
MSHV: 1798020014
Tôi xin cam đoan bài luận văn này là thành quả thực hiện của bản thân tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài vừa qua.

Những kết quả thực nghiệm đƣợc trình bày trong luận văn này là trung thực do
tôi và các cộng sức thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS. Hoàng Anh Huy và
TS. Nguyễn Tiến Thành - Giảng viên trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng.
Các kết quả nêu trong luận văn chƣa đuợc công bố trong bất kỳ công trình nào
của các nhóm nghiên cứu khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung đã trình bày trong bản báo cáo
này.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Hoàng Nam


iii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này một cách hoàn chỉnh, lời đầu tiên với lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hoàng Anh Huy và
TS. Nguyễn Tiến Thành.- Giảng viên Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng đã
tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo khoa Môi trƣờng cùng các
thầy cô khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội đã
hết lòng ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, nguời thân và bạn
bè luôn mong muốn tôi hoàn thành tốt bài luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn dù đã rất cố gắng nhƣng không thể tránh
khỏi những thiết sót, vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý Hội
đồng, quý thầy cô và các bạn để luận văn của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội ngày 28 tháng 11 năm 2018
Học viên

Nguyễn Hoàng Nam


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

Tên kí hiệu

BOD (Biochemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy sinh học

BVMT

Bảo vệ môi trƣờng

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại


DO (Dissolve oxygen)

Oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trƣờng

HLMT

Hầm lò mỏ than

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTXL

Hệ thống xử lý

MPN (Most Probable Number)

Số vi khuẩn có thể lớn nhất

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TSS (Total Suspended Solid)


Tổng chất rắn lơ lửng

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên

TN&MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

TKV

Tập đoàn công nghiệp than –
Khoáng sản Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

WEC (World Energy Council)


Hội đồng năng lƣợng toàn cầu


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................x
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu. ..............................................................................................2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................4
1.1. Một số ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than đến chất lƣợng môi trƣờng......4
1.2. Tình hình nghiên cứu hoạt động khai thác và ảnh hƣởng của khai thác, chế biến
than đến môi trƣờng ..................................................................................................11
1.2.1. Tình hình khai thác than và ảnh hƣởng của hoạt động khai thác, chế biến than
đến môi trƣờng trên thế giới......................................................................................11
1.2.2. Tình hình khai thác và ảnh hƣởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến
môi trƣờng tại Việt Nam ...........................................................................................13
1.3. Tình hình khai thác than trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh .....20
1.3.1. Tình hình khai thác than tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ..................20
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng
Ninh ...........................................................................................................................23
1.4.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................23
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................27
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG,PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......30

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................30
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................30
2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................30
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................30
2.3.1. Khung logic nghiên cứu của đề tài ..................................................................30
2.3.2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học .....................................................................34


vi

2.3.3. Phƣơng pháp tính toán thải lƣợng ô nhiễm .....................................................35
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................36
2.3.5. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ................................................37
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHÊN CỨU ..................................................................38
3.1. Hiện trạng khai thác than tại mỏ than Mạo Khê ................................................38
3.1.1. Đánh giá nguồn thải và sức ép tới môi trƣờng của khu vực khai thác than tại
mỏ than Mạo Khê ......................................................................................................42
3.2. Hiện trạng khu vực khai thác than tại mỏ than Mạo Khê ..................................47
3.2.1. Đánh giá chất lƣợng môi trƣờng đất ...............................................................47
3.2.2. Đánh giá về chất lƣợng môi trƣờng nƣớc qua kết quả phân tích ....................49
3.2.3. Hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng không khí..................................................59
3.3. Đánh giá tác động của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng và sức khỏe
ngƣời dân trên địa bàn thị xã .....................................................................................62
3.3.1. Tác động của hoạt động sản xuất than tới sức khỏe ngƣời dân ......................62
3.3.2. Đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng và sức khỏe
dân cƣ qua ý kiến của ngƣời dân trên địa bàn thị xã .................................................63
3.4. Đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn mỏ than Mạo Khê .....69
3.4.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí .............69
3.4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí môi trƣờng tại mỏ ....... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................70

1. Kết luận .................................................................................................................70
2. Kiến nghị ...............................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................72


vii

THÔNG TIN LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN HOÀNG NAM
Lớp: CH3AMT1

Khóa: 3

Cán bộ hƣớng dẫn 1: PGS. TS Hoàng Anh Huy
Cán bộ hƣớng dẫn 2: TS. Nguyễn Tiến Thành
Tên đề tài: “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến
chất lượng môi trường thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.”
Tóm tắt luận văn:
1. Đặt vấn đề
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều
loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc
không có đƣợc nhƣ: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… 90% trữ lƣợng
than của cả nƣớc thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc điểm hình thành vùng
công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than
có phạm vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm
Phả. Tuy nhiên, hoạt động khai thác than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác
động xấu đến nhiều lĩnh vực.
Đông Triều với đặc thù là thị xã có trữ lƣợng tài nguyên than lớn. Ngoài ra,
trên địa bàn thị xã hiện có 04 đơn vị hoạt động khai thác than, ranh giới quản lý tài
nguyên nằm trải trên địa bàn 8 xã, phƣờng. Trong đó, mỏ Than Mạo Khê – TKV có

trữ lƣợng khai thác than lớn nhất và nằm sát với khu dân cƣ Phƣờng Mạo Khê.
Đánh giá hiện trạng mức độ ô nhiễm của nƣớc thải mỏ than và nghiên cứu, phân
tích, đánh giá hiện trạng môi trƣờng, làm rõ các tác động của hoạt động khoáng sản
tới môi trƣờng là yêu cầu cấp thiết.
2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Môi trƣờng đất, nƣớc, không khí khu vực khai thác than tại mỏ than Mạo
Khê – TKV.
- Cán bộ và ngƣời dân sinh sống xung quanh khu vực khai thác.
- Trung tâm y tế mỏ than Mạo Khê


viii

3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và hoạt
động sản xuất của mỏ than.
- Quan trắc và phân tích chất lƣợng môi trƣờng xung quanh ( không khí, nƣớc,
đất) của mỏ than Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Điều tra, đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than mỏ than Mạo Khê
đến môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng;
- Điều tra, đánh giá công tác quản lý môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất
đến chất lƣợng môi trƣờng và nâng cao công tác quản lý môi trƣờng tại thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.
4. Kết quả đạt đƣợc
1. Đề tài đã xác định đƣợc hiện trạng khia thác tại khu vực mỏ than Mạo Khê,
xác định đƣợc các nguồn thải gây ô nhiễm, tính đƣợc tải lƣợng phát thải.
2. Đã xác định đƣợc hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng Đất, nƣớc, không khí
Tại đợt lấy mẫu quan trắc năm đã tiến hành lấy mẫu Đất, nƣớc, không khí và
tiến hành phân tích đƣa ra đƣợc kết quả.

.

3. Đã đánh giá đƣợc các tác động của hoạt động khai thác than đến môi trƣờng

và sức khỏe ngƣời dân qua điều tra khảo sát tại các trung tâm ý tế, qua ý kiến về sức
khỏe của ngƣời dân
4. Đề xuất đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tỏng công tác quản lý
môi trƣờng khu vực klhai thác than cũng nhƣ hiệu quả trong khai thác vẫn đảm bảo
về môi trƣờng.


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tiến độ và sản lƣợng khai thác theo từng năm của Dự án .......................21
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu đất phân tích chất lƣợng môi trƣờng .................................32
Bảng 2.2: Vị trí lấy mẫu nƣớc phân tích chất lƣợng môi trƣờng ..............................32
Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu không khí phân tích chất lƣợng môi trƣờng ......................34
Bảng 2.4.Thải lƣợng ô nhiễm trung bình do 1 ngƣời thải ra trong 1 ngày theo
phƣơng pháp Aveirala ...............................................................................................36
Bảng 3.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng trong hoạt động khai thác than .......42
Bảng 3.2: Ƣớc tính tải lƣợng các chất ô nhiễm chính trong nƣớc thải sinh hoạt .....44
Bảng 3.3: Hệ số phát thải từ các hoạt động của dự án ..............................................46
Bảng 3.4: Chất lƣợng môi trƣờng đất năm 2017, 2018 ............................................47
Bảng 3.5: Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc mặt năm 2017, 2018 ..................................49
Bảng 3.6. Hàm lƣợng các chất trong nƣớc thải sinh hoạt .........................................52
Bảng 3.7. Chất lƣợng nƣớc thải hầm lò năm 2017, 201 ...........................................53
Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu nƣớc thải sau xử lý mỏ than Mạo Khê ................56
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nƣớc ngầm ...................................................................58
Bảng 3.10. Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng không khí năm 2017, 2018 ...59

Bảng 3.11. Chất lƣợng môi trƣờng không khí xung quanh khu vực mỏ than Mạo
Khê ............................................................................................................................61
Bảng 3.12. Cơ cấu bệnh tất của công nhân và ngƣời dân quanh khu vực mỏ than
Mạo Khê ....................................................................................................................63
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả phỏng vấn ngƣời dân về ảnh hƣởng của hoạt động
khai thác than trên địa bàn thị xã ..............................................................................64
Bảng 3.14. Ý kiến của ngƣời dân về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng tại địa
phƣơng.......................................................................................................................66
Bảng 3.15. Tình trạng sức khỏe của ngƣời dân trên địa bàn thị xã ..........................68


x

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khung logic và các bƣớc nghiên cứu của đề tài đƣợc mô tả ....................31
Hình 3.1. Sơ đồ phƣơng pháp khai thác than ............................................................40
Hình 3.2. Quy trình công nghệ khai thác hầm lò kèm theo dòng thải ......................41
Hình 3.3. Hàm Lƣợng Cu trong đất ..........................................................................47
Hình 3.4. Hàm lƣợng TSS trong nƣớc ......................................................................51
Hình 3.5. Hàm lƣợng COD trong nƣớc.....................................................................51
Hình 3.6. Hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc...................................................................52
Hình 3.7. Hàm lƣợng BOD5 trong nƣớc ...................................................................55
Hình 3.8. Hàm lƣợng COD trong nƣớc.....................................................................55
Hình 3.9. Hàm lƣợng TSS trong nƣớc ......................................................................55
Hình 3.10. Hàm lƣợng Bụi trong không khí .............................................................60
Hình 3.11. Hàm lƣợng NOx trong không khí ...........................................................60
Hình 3.12. Tiếng ồn khu vực mỏ than ......................................................................60
Hình 3.13. ảnh hƣởng hoạt động khai thác than đến môi trƣờng đất........................65
Hình 3.14. ảnh hƣởng hoạt động khai thác than đến môi trƣờng đất........................65
Hình 3.15. ảnh hƣởng hoạt động khai thác than đến môi trƣờng không khí ............65

Hình 3.16. Nguyên nhân ô nhiễm môi trƣờng đất ....................................................67
Hình 3.17. Nguyên nhân ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt ..........................................67
Hình 3.18. Nguyên nhân ô nhiễm môi trƣờng nƣớc .................................................67
Hình 3.19. Ảnh hƣởng hoạt động khai thác than đến sức khỏe của ngƣời dân ........67
Hình 3.20. Tình Trạng sức khỏe của ngƣời dân........................................................68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua nhờ đƣờng lối đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc
đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng và mạnh
mẽ. Song song với việc phát triển kinh tế thì kéo theo hệ lụy của nó là các vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng diễn ra phức tạp. Nguy cơ ô nhiễm ở tình trạng báo động, trong đó
chủ yếu ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống ngày càng xung đột
mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng.
Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng nhƣ trong đời sống sinh hoạt con ngƣời
đều phải sử dụng các nguồn năng lƣợng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về
khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lƣợng mới, song chúng chƣa thể
thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào nhƣ than đá.
Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có ảnh hƣởng rất lớn đến
môi trƣờng đặc biệt là khai thác và chế biến than. Nếu nhƣ quá trình đốt cháy than tạo
ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái và có những
sự cố môi trƣờng diễn ra ngày càng phức tạp đặt con ngƣời trƣớc sự trả thù ghê gớm
của thiên nhiên đã ảnh hƣởng trở lại tới phát triển kinh tế của con ngƣời.
Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp
CNH- HĐH đất nƣớc, xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể không quan tâm
đến cảnh quan môi trƣờng đã và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên
nhƣ mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiểm nguồn nƣớc bao gồm

nƣớc mặt, nƣớc ngầm và cả ô nhiểm biển ảnh hƣởng tới tài nguyên sinh vật và sức
khoẻ cộng đồng. Vì vậy, việc ngăn chặn ô nhiễm môi trƣờng là một bài toán vô
cùng phức tạp và khó khăn đòi hỏi các cấp, các ngành cùng tham gia thì mới hy
vọng giảm thiểu ô nhiễm.
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều
loại đặc thù, trữ lƣợng lớn, chất lƣợng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nƣớc
không có đƣợc nhƣ: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… 90% trữ lƣợng
than của cả nƣớc thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc điểm hình thành vùng


2

công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than
có phạm vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm
Phả. Tuy nhiên, hoạt động khai thác than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác
động xấu đến nhiều lĩnh vực.
Đông Triều với đặc thù là thị xã có trữ lƣợng tài nguyên than lớn. Ngoài ra,
trên địa bàn thị xã hiện có 04 đơn vị hoạt động khai thác than, ranh giới quản lý tài
nguyên nằm trải trên địa bàn 8 xã, phƣờng. Trong đó, mỏ Than Mạo Khê – TKV có
trữ lƣợng khai thác than lớn nhất và nằm sát với khu dân cƣ Phƣờng Mạo Khê.
Đánh giá hiện trạng mức độ ô nhiễm của nƣớc thải mỏ than và nghiên cứu, phân
tích, đánh giá hiện trạng môi trƣờng, làm rõ các tác động của hoạt động khoáng sản
tới môi trƣờng là yêu cầu cấp thiết, nhằm đề xuất các giải pháp xử lý, góp phần làm
hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trƣờng “Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng hoạt
động khai thác than đến chất lượng môi trường tại thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động khai thác than tại thị xã Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
- Đánh giá hiện trạng chất lƣợng môi trƣờng và xác định các áp lực đối với

môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất than Mạo Khê đến chất lƣợng môi
trƣờng và sức khỏe ngƣời dân;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện chất lƣợng
môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu.
- Thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và hoạt động
sản xuất của mỏ than.
- Quan trắc và phân tích chất lƣợng môi trƣờng xung quanh ( không khí, nƣớc,
đất) của mỏ than Mạo Khê, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
- Điều tra, đánh giá ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than mỏ than Mạo Khê


3

đến môi trƣờng, sức khỏe cộng đồng;
- Điều tra, đánh giá công tác quản lý môi trƣờng tại khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất
đến chất lƣợng môi trƣờng và nâng cao công tác quản lý môi trƣờng tại thị xã Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh.


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than đến chất lƣợng môi
trƣờng.
a. Ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế
Tăng thu ngân sách cho địa phƣơng, góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc. Các
doanh nghiệp tham gia khai thác đá trên địa bàn huyện phải đóng thuế cho địa

phƣơng hàng năm, do đó thu ngân sách của địa phƣơng tăng lên qua các năm. Công
nghiệp khai thác đá ở nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn tăng trƣởng mới cả về quy
mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi
mới đất nƣớc.
Hoạt động khai thác và chế biến than đã góp phần làm tăng giá trị công
nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác và góp phần
tích cực vào việc khai thác tiềm năng lợi thế, giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các
địa phƣơng.
Phát huy tiềm năng về khoáng sản sẵn có của địa phƣơng, thay đổi cơ cấu kinh
tế. Giải quyết nhu cầu vật liệu xây dựng trong khu vực, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày
càng cao của các công trình xây dựng. Thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng và các
ngành công nghiệp khác trong khu vực.
Góp phần thúc đẩy phát triển một số ngành dịch vụ tại địa phƣơng nhƣ: sửa
chữa máy móc, phƣơng tiện vận tải, và các dịch vụ vận tải….
b. Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng
Đi kèm với những lợi ích đó thì có rất nhiều hệ lụy nhƣ: đƣờng sá, cầu cống
xuống cấp bị xuống cấp trầm trọng, hƣ hỏng nặng nề vì luôn có các xe quá tải lƣu
thông trên đƣờng. Bên cạnh đó, cũng giúp cải thiện nâng cấp hệ thống điện tại địa
phƣơng. Mỗi ngày có hàng chục lƣợt xe tải lớn loại siêu trọng chở đất đá qua lại
khiến kết cấu đƣờng bị phá vỡ, ô nhiễm môi trƣờng và tiếng ồn.
c. Ảnh hưởng đến thu nhập
Góp phần nâng cao đời sống cả về mặt vật chất và tinh thần, thúc đẩy phát triển


5

kinh tế nông thôn và cải thiện kinh tế hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Giải quyết việc
làm cho lao động tại chỗ giúp cải thiện đƣợc đời sống cũng nhƣ thu nhập của gia đình.
Đây là cơ hội tốt mà chính quyền địa phƣơng cần phải tận dụng.

Góp phần tăng thêm thu nhập bình quân và ổn định kinh tế của các hộ dân.
Khai thác đá tạo ra thu nhập ổn định cho một bộ phận ngƣời dân ở nông thôn và công
nhân trong mỏ, giúp ngƣời dân cải thiện cuộc sống và sinh hoạt trong gia đình. Góp
phần giảm đói nghèo, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân địa phƣơng. Bên cạnh đó,
một số hộ còn có thêm thu nhập từ các dịch vụ khác khi có các mỏ đá hoạt động nhƣ:
mở cửa hàng tạp hóa, mở dịch vụ vận tải, cơ khí, gò hàn...
d. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Những tác động rõ nét nhất tới môi trƣờng do khai thác khoáng sản ở Việt
Nam đó là làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực; chiếm dụng nhiều diện
tích trồng trọt và cây xanh để mở khai trƣờng và đổ đất đá thải.
Một phần lớn diện tích đất bị thu hẹp do cơ sở sản xuất và khai thác đá mọc
lên nhiều. Bụi từ việc khai thác đá đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự sinh trƣởng,
phát triển của cây trồng và vật nuôi. Năng suất vì vậy cũng bị giảm đi rất nhiều.
những khu vực cạnh mỏ than, đá hầu nhƣ các loại cây trồng không thể tiếp tục sinh
trƣởng và phát triển đƣợc.
Làm tổn hại đến cây trồng và giảm quỹ đất nông nghiệp, phá vỡ môi trƣờng tự
nhiên, suy giảm hệ động thực vật. Do lƣợng bụi thải từ hoạt động khai thác than, đá
làm cây trồng không phát triển đƣợc hoặc là phát triển rất chậm, không thể sinh
trƣởng tự nhiên đƣợc dẫn đến giảm năng suất thậm chí có những nơi không thể tiếp
tục sản xuất đất nông nghiệp đƣợc ở những khu vực gần mỏ đá.
2.3.3.2. Ảnh hưởng đến xã hội
a. Ảnh hưởng đến việc làm
Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, hoạt động khai thác khoáng
sản góp phần tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời dân, giải quyết tình trạng việc làm của
một số lao động thất nghiệp không có việc làm tại địa phƣơng. Tình trạng ngƣời ở
độ tuổi lao động chỉ ở trình độ phổ thông tại địa phƣơng đang dƣ thừa rất nhiều và


6


chƣa có việc làm. Chủ yếu là đi làm thuê, làm công nhân ở các thành phố. Một số
trở về địa phƣơng cũng nhƣ đang sinh sống tại địa phƣơng vẫn chƣa có việc làm. Từ
khi có các mỏ đá thanh niên ở các vùng nông thôn đƣợc giải quyết việc làm tại chỗ
mà không phải đi làm thuê ở các thành phố nữa. Giải quyết việc làm lúc nông nhàn
cho ngƣời dân địa phƣơng. Giải quyết việc làm cho một lực lớn lao động tại chỗ
cũng nhƣ trong vùng, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của ngƣời dân. Tuy nhiên,
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ngành công nghiệp khai thác khoáng sản chƣa làm
đƣợc nhƣ lý thuyết đề ra, thậm chí còn ngƣợc lại. Các mỏ khoáng sản nằm ở vùng
sâu, vùng xa nơi ngƣời dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông – lâm nghiệp. Hoạt
động khai khoáng sử dụng chủ yếu tài nguyên đất, rừng, nƣớc mà cuộc sống ngƣời
dân lao động lại trực tiếp phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên đó. Mặt khác, công
nghiêp khai thác khoáng sản không có tính ổn định và bền vững, khi hoạt động này
chấm dứt thì công nhân sẽ mất việc làm [17].
b. Ảnh hưởng đến tệ nạn xã hội
Cũng theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đời sống dân cƣ, an
ninh trật tự của khu vực khai thác khoáng sản bị biến động. Bởi, các mỏ khai
khoáng thƣờng thu hút nguồn lao động từ nhiều địa phƣơng khác đến, việc nhập cƣ
với số lƣợng lớn lao động dẫn đến nhiều hệ lụy. Giá cả thị trƣờng tăng, đời sống
văn hóa, truyền thống địa phƣơng bị tác động, tình hình xã hội phức tạp. Những tác
động rõ nét nhất tới do khai thác đá nói riêng và khai thác khoáng sản nói chung ở
Việt Nam đó là thay đổi môi trƣờng văn hóa, xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực.
Theo Ngân hàng Thế giới, tác động quan trọng của việc khai thác khoáng sản
quy mô lớn lên cộng đồng địa phƣơng là sự thay đổi nhanh kết cấu của xã hội về
mặt kinh tế – xã hội. Các hình thức đói nghèo mới đƣợc thiết lập với sự kết hợp
giữa “cƣ dân gốc” vốn không đƣợc chia sẻ trong cơ hội việc làm và những “ngƣời
mới đến” đang thất vọng trƣớc cơ hội tìm kiếm một công việc. Chính từ đó mà các
tệ nạn xã hội đƣợc nảy sinh. Các tệ nạn xã hội dần đƣợc hình thành và phát triển,
đặc biệt tại khu vực khai thác mỏ. Vì ở đây có rất nhiều ngƣời từ nhiều nơi khác
nhau đến làm việc: bao gồm công nhân địa phƣơng và công nhân từ các nơi khác do



7

chủ doanh nghiệp đƣa về. Một số tình trạng trộm cắp, tổ chức đánh bài đang ngày
càng gia tăng.
2.3.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường
a. Ảnh hưởng đến không khí
Theo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, vấn đề môi trƣờng ở địa
phƣơng đã xuất hiện tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nƣớc và
rác thải, ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp ở những khu vực xung quanh mỏ than,
đá. Trong quá trình khai thác chế biến và vận chuyển đá sinh ra rất nhiều bụi gây ảnh
hƣởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng nhƣ sản xuất của ngƣời dân. Những ngày trời
nắng, bụi bay mù mịt, nhất là khi có xe ô tô tải chạy qua, trong khi trời mƣa thì đƣờng
lênh láng nƣớc, là mối nguy hiểm thƣờng trực cho ngƣời dân [17].
b. Ảnh hưởng đến tiếng ồn
Theo Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng, máy xay đá, bột đá, xe cộ đi lại hoạt động
cả ngày lẫn đêm gây ồn ào và khó chịu cho ngƣời dân sống xung quanh khu vực
khai thác than, đá. Bên cạnh đó, tiếng ồn còn gây ảnh hƣởng đến sinh hoạt hàng
ngày của một bộ phận ngƣời dân sống ngay cạnh các mỏ đá. Nhiều đơn vị khai thác
than, đá còn khai thác cả ban đêm, gây ảnh hƣởng đến giờ nghỉ ngơi của ngƣời dân
và giờ học tập của con cái các hộ dân cạnh đó. Ô nhiễm do độ ồn cũng đã ở mức
nghiêm trọng, nhất là ở bán kính 200m cách điểm nổ mìn và trong thời gian nổ mìn.
Ô nhiễm ồn cũng xảy ra ở các khu vực ven đƣờng vận chuyển đá vôi. Ô nhiễm do
độ rung xảy ra trong bán kính khoáng 300m cách điểm nổ mìn. Tuy nhiên, tác động
do rung chƣa ảnh hƣởng rõ rệt đến các công trình lịch sử, tôn giáo, công trình quốc
phòng [11].
Mặc dù các doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn hay nhỏ, đầu tƣ công
nghệ tiên tiến đến đâu cũng chỉ hạn chế đƣợc một phần nhỏ các chấn động về rung
và ồn ào. Mặt khác, các doanh nghiệp vì chạy theo lợi nhuận nên chƣa quan tâm
đến đời sống của ngƣời dân nên vẫn có tình trạng khai thác than, đá cả ngày lẫn

đêm ở các địa phƣơng.


8

c. Ảnh hưởng đến nguồn nước
Theo Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng, khai thác than, đá cần một lƣợng lớn nƣớc để
giảm bụi trong quá trình khai thác cũng nhƣ khắc phục bụi khi vận chuyển.
Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nƣớc mặt và nƣớc ngấm cần
thiết cho nông nghiệp và sinh hoạt của ngƣời dân vùng lân cận. Bên cạnh đó, việc
cung cấp nƣớc ngầm có thể bị ảnh hƣởng do các thiết bị khai thác đá thải ra rất
nhiều dầu mỡ. Những tác động này bao gồm rút nƣớc có thể sử dụng đƣợc từ những
túi nƣớc ngầm nông; hạ thấp mực nƣớc ngầm của những vùng lân cận và thay đổi
hƣớng chảy trong túi nƣớc ngầm, ô nhiễm túi nƣớc ngầm có thể sử dụng đƣợc nằm
dƣới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nƣớc chất lƣợng kém của nƣớc mỏ, tăng hoạt
động lọc và ngƣng đọng của những đống đất từ khai mỏ. Ở đầu có than hoặc chất
thải từ khai thác than, tăng hoạt động lọc có thể tăng chảy tràn của nƣớc chất lƣợng
kém và xói mòn của những đống phế thải, nạp nƣớc chất lƣợng kém vào nƣớc ngầm
nông hoặc đứa nƣớc chất lƣợng kém vào những suối của vùng lân cận dẫn đến ô
nhiễm cả nƣớc mặt lẫn nƣớc ngầm của những vùng này. Hóa chất còn lại sau khi nổ
mìn thƣờng là độc hại và tăng lƣợng muối của nƣớc mỏ và thậm chí là ô nhiễm
nƣớc.
Những ảnh hƣởng của khai thác đá đến môi trƣờng nhƣ xói mòn, tạo các hố
sụt lún, suy giảm đa dạng sinh học, và ô nhiễm đất, nƣớc ngầm và nƣớc mặt bởi các
hóa chất sử dụng trong các quá trình khai thác mỏ.
Các máy chế biến đá nhƣng hiền sàng, khoan đá tạo ra một lƣợng lớn chất
thải. Các chất thải này có thể có độc tính. Các chất thải này thƣờng xuyên đƣợc thải
ra môi trƣờng, ra đồng ruộng, ra nguồn nƣớc, sông, suối và có thể nhiễm vào nguồn
nƣớc sử dụng hàng ngày của ngƣời dân.
d. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Theo Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng, khai thác than, đá gây ra những tổn thất
trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực vật hoang dã. Tác động này trƣớc hết là do
nhiễu loạn, di chuyển và tái phân bố trên bể mặt đất. Một số tác động có tính chất
ngắn hạn và chỉ giới hạn ở nơi khai mỏ, một số lại có tính chất lâu dài và ảnh hƣởng


9

đến các vùng xung quanh. Tác động trực tiếp nhất đến sinh vật hoang dã là phá hủy
hay di chuyển loài trong khu vực khai thác và đổ phế liệu. Những loài vật di động
nhƣ thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời khỏi nơi khai mỏ. Những loài
di chuyển hạn chế nhƣ động vật không xƣơng sống, nhiều loài bò sát, gặm nhấm
đào hang và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp. Nếu những hố, ao, suối bị san
lấp hoặc thoát nƣớc thì cá, những động vật thủy sinh và ếch nhái cũng bị hủy diệt.
Thức ăn của vật ăn thịt cũng bị hạn chế do những động vật ở cạn và ở nƣớc đều bị
hủy hoại [11].
Những quần thể động vật bị di dời hoặc hủy hoại sẽ bị thay thế bởi những
quần thể từ những vùng phân bổ lân cận. Nhƣng những loài quý hiếm có thể bị
tuyệt chủng. Nhiều loài hoang dã phụ thuộc chặt chẽ vào những thực vật sinh
trƣởng trong điều kiện thoát nƣớc tự nhiên. Những thực vật này cung cấp nguồn
thức ăn cần thiết, nơi làm tổ và trốn tránh kẻ thù. Hoạt động hủy hoại thực vật gần
hồ, hồ chứa, đầm lầy và đất ngập nƣớc khác đã làm giảm số lƣợng và chất lƣợng
sinh cảnh cần thiết cho chim nƣớc và nhiều loài ở cạn khác. Phƣơng pháp san lấp
bằng cách ủi chất thải vào một vùng đất trũng tạo nên những thung lũng dốc hẹp là
nơi sinh sống quan trọng của nhƣng loài động thực vật quý hiếm. Nếu đất đƣợc tiếp
tục đổ vào những nơi này sẽ làm mát sinh cảnh quan trọng và làm tuyệt diệt một số
loài. Tác động lâu dài và sâu rộng đến động, thực vật hoang dã là mất hoặc giảm
chất lƣợng sinh cảnh.
Yêu cầu về sinh cảnh của nhiều loài sinh vật không cho phép chúng điều chỉnh
những thay đổi do nhiễu loạn đất gây ra. Những thay đổi này làm giảm khoảng

không gian. Chỉ một số loài ít chống chịu đƣợc nhiễu loạn. Chẳng hạn ở nơi mà
sinh cảnh cần thiết bị hạn chế nhƣ hồ ao hoặc nơi sinh sản quan trọng thì loài có thể
bị hủy diệt. Những động vật lớn và những động vật khác có thể bị "cƣỡng chế" đến
những vùng lân cận mà những vùng này cũng đã đạt mức chịu đựng tối đa. Sự quá
tải này thƣờng dẫn đến xuống cấp của sinh cảnh còn lại và do đó giảm sức chịu
đựng và giảm sức sinh sản, tăng cạnh tranh nội loài và gian loài và giảm số lƣợng
chủng quần so với số lƣợng ban đầu khi mới bị di dời. Bóc lớp đất đá nằm phía trên


10

quặng nếu không hợp lý sẽ chôn vùi và mất đất mặt, đá mẹ lộ ra tạo ra một vùng đất
kiệt vô dụng rộng lớn. Những hố khai mỏ và đất đá phế thải sẽ không tạo đƣợc thức
ăn và nơi trú ẩn cho đa số các loài động vật. Nếu không đƣợc hồi phục thì những
vùng này phải trải qua thời kỳ phong hóa một số năm hoặc một vài thập kỷ để cho
thực vật tái lập và trở thành những sinh cảnh phù hợp. Nếu hồi phục thì tác động đối
với một số loài không quá nghiêm trọng. Con ngƣời không thể hồi phục ngay đƣợc
những quần xã tự nhiên. Tuy nhiên, có thể hỗ trợ qua cải tạo đất và những nỗ lực
hồi phục theo yêu cầu của những động vật hoang dã. Hồi phục không theo yêu cầu
của những động vật hoang dã hoặc quản lý không phù hợp một số cách sử dụng đất
sẽ cản trở tái lập của nhiều chủng quần động vật gốc. Khai mỏ lộ thiên và những
thiết bị vận chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất của mỏ mà không hoặc rất ít kết
hợp việc thiết lập những mục tiêu sử dụng đất sau khai mỏ nên việc cải tạo đất bị
nhiễu loạn trong quá trình khai mỏ thƣờng không đƣợc nhƣ ban đầu. Việc sử dụng
đất hiện hành nhƣ chăn nuôi gia súc, trồng cấy, sản xuất gỗ... đều phải hủy bỏ tại
khu vực khai mỏ.
Khai thác than, đá sẽ hủy hoại những yếu tố thẩm mỹ của cảnh quan. Thay đổi
dạng của đất thƣờng tạo ra những hình ảnh không quen mắt và gián đoạn. Những
mẫu hình tuyến mới đƣợc tạo ra khi than đƣợc khai thác và những đống chất thải
xuất hiện. Những màu sắc và kết cấu khác lạ khi thảm thực vật bị phá bỏ và chất

thải đƣợc chuyển đến đó. Bụi, rung động, nổ mìn, mùi khí đốt... ảnh hƣởng đến tầm
nhìn, âm thanh và mùi vị [13].
Làm ô nhiễm nguồn nƣớc và đất đai quanh mỏ. Sau quá trình khai thác mỏ
thƣờng để lại các dạng địa hình có tiềm năng gây sạt lở cao, làm ô nhiễm môi
trƣờng, gây nguy hiểm cho con ngƣời, vật nuôi, động vật hoang dã trong khu vực
sau khai thác.
Môi trƣờng bị hủy hoại gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sinh kế của ngƣời
nghèo, trong đó nguồn nƣớc và tài nguyên đất thƣờng bị suy thoái mạnh nhất.
Nhiều loài động vật sống ở núi đá nhƣ chim, sóc… cũng bị mất đi môi trƣờng sống
và di cƣ sang vùng khác.


11

e. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Theo Bộ Tài Nguyên Môi Trƣờng, nguồn nƣớc, môi trƣờng sống bị ô nhiễm
do bụi từ các hoạt động khai thác than, đá nhƣng ghiền, sàng, khoan đá gây ra và
một phần do công đoạn vận chuyển đá đã gây ra bụi ở các hộ dân ven đƣờng giao
thông.
Trong một số trƣờng hợp, khai thác gỗ rừng bổ sung trong khu vực xung
quanh mỏ để tăng khả năng chứa các loại đất và đá thải ra từ quá trình khai thác. Sự
nhiễm do rò rỉ các chất hóa học cũng tác động đến sức khỏe của cƣ dân địa phƣơng
nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ. Các máy chế biến đá nhƣ nghiền sàng,
khoan đá tạo ra một lƣợng lớn chất thải. Các chất thải này có thể có độc tính. Các
chất thải này thƣờng xuyên đƣợc thải ra môi trƣờng, ra đồng ruộng, ra nguồn nƣớc,
sông, suối và có thể nhiễm vào nguồn nƣớc sử dụng hàng ngày của ngƣời dân ảnh
hƣởng rất lớn đến sức khỏe cũng nhƣ môi trƣờng sống của họ. Các tác động tiêu
cực liên quan đến hệ sinh thái biển là không lƣờng trƣớc đƣợc.
Ảnh hƣởng đến sức khỏe của những ngƣới sống gần khu vực khai thác than,
đá. Bệnh tật ngày càng nhiều, nhất là những bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da, bệnh

tiêu hóa. Do không khí và nguồn nƣớc bị ô nhiễm nên bệnh tật của ngƣời dân ngày
càng tăng nhanh.
1.2. Tình hình nghiên cứu hoạt động khai thác và ảnh hƣởng của khai thác, chế
biến than đến môi trƣờng
1.2.1. Tình hình khai thác than và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến
than đến môi trường trên thế giới
1.2.1.1. Công nghệ khai thác than
* Công nghệ khai thác mỏ lộ thiên
Khai thác mỏ lộ thiên là tổng hợp các hoạt động khai thác mỏ tiến hành một
hình thức khai thác mỏ tiến hành trên mặt đất nhằm mục đích thu hồi khoáng sản từ
lòng đất (lòng đất đƣợc hiểu là cả trên mặt đất và dƣới mặt đất) [9].
Khai thác mỏ lộ thiên bắt đầu từ giữa thế kỷ XVI và diễn ra trên khắp thế giới,
mặc dù phần lớn việc khai thác mỏ lộ thiên đƣợc tiến hành ở Bắc Mỹ. Nó trở nên


12

phổ biến trong suốt thế kỷ 20 và hiện nay là một phƣơng pháp khai thác mỏ chủ yếu
đối với các vỉa than ví dụ nhƣ ở Appalachia và trung tây châu Mỹ. Đây là phƣơng
pháp chủ yếu trong khai thác than. Tuy nhiên địa hình khu vực khai thác thay đổi
nhiều, khối lƣợng đất đá thải lớn, không đƣợc hoàn nguyên làm thay đổi môi trƣờng
sinh thái khu vực.
Các giải pháp kỹ thuật và công nghệ theo hƣớng hiện đại hoá tại các mỏ than
lộ thiên nhƣ phá vỡ đất đá bằng phƣơng pháp khoan nổ mìn, áp dụng phƣơng pháp
cày xới, công nghệ khoan nổ mìn tầng cao, công nghệ khoan nổ mìn trong điều kiện
địa chất thuỷ văn phức tạp, công nghệ nổ mìn nhằm giảm chấn động đảm bảo an
toàn cho các công trình công nghiệp và dân sinh gần mỏ. Nhƣ vậy, công nghệ khai
thác đƣợc áp dụng từ các mỏ lộ thiên hay là hệ thống khai thác cơ giới hoá toàn bộ,
sử dụng bãi thải trong và bãi thải ngoài.
Thiết bị công nghệ chủ yếu đƣợc sử dụng tại các mỏ lộ thiên hiện nay là các

loại khoan xoay cầu có đƣờng kính mũi khoan 100 - 250 mm; máy xúc với dung
tích gầu xúc 4 - 5 m3 và 8 -12 m3; vận tải than từ mỏ đến nhà máy tuyển than và
cảng tiêu thụ bằng ôtô, hoặc liên hợp ôtô - băng tải. Trong một số năm gần đây ở
các mỏ xuống sâu dƣới mức thông thuỷ tự nhiên đã đƣợc sử dụng máy xúc thuỷ lực
gầu ngƣợc có dung tích gầu xúc đến 4m3 để đào sâu đáy mỏ[8],[9].
Hƣớng phát triển mở rộng mỏ lộ thiên để kéo dài tuổi thọ của mỏ là áp dụng
công nghệ bóc đất đá theo lớp dốc dừng; khai thác chọn lọc để tiết kiệm tài nguyên
và nâng cao chất lƣợng than. Về thiết bị sẽ đổi mới theo sử dụng máy khoan đƣờng
kính 200-300 mm, máy xúc có dung tích gầu đến 25 m3 và ôtô tự đổ trọng tải đến
100 tấn.
* Công nghệ khai thác than hầm lò
Khai thác hầm lò là công nghệ theo đó không có việc bóc lớp phủ mà ngƣời ta
đào các hầm bên dƣới mặt đất để lấy quặng.
Quy trình công nghệ khai thác là một tập hợp của nhiều khâu công tác, cần
phải thực hiện theo một trình tự thời gian và không gian nhất định để lấy đƣợc
khoáng sản có ích. Quy trình công nghệ khai thác than hầm lò có thể đƣợc hiểu theo


13

nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, đó sẽ là tập hợp các quá trình mở
vỉa và chuẩn bị ruộng than, quá trình khấu than trong các gƣơng khai thác, quá trình
vận tải than lên mặt đất và hàng loạt các vấn đề khác nhƣ sàng tuyển than, thông gió
mỏ, thoát nƣớc, cung cấp vật liệu, máy móc thiết bị và năng lƣợng, các quá trình
công nghệ trên mặt bằng công nghiệp,... Theo nghĩa hẹp thì đó chỉ là tập hợp các
công việc chuẩn bị và khai thác, cần đƣợc thực hiện trong một khu khai thác.
Quy trình công nghệ khai thác than ở lò chợ đƣợc chia thành các công tác chính
và các công tác phụ. Các công tác chính là các khâu tách than khỏi khối nguyên ban
đầu, phá vỡ than đến cỡ hạt cần thiết, xúc bốc và vận tải than, chống giữ lò chợ và
điều khiển áp lực mỏ. Các công tác phụ bao gồm việc di chuyển thiết bị vận tải theo

tiến độ của gƣơng lò chợ, cung cấp vật liệu, máy móc, thiết bị, năng lƣợng vào lò
chợ, thông gió, chống bụi, thoát nƣớc, chiếu sáng, thông tin liên lạc... Nhƣ vậy, với
các dạng công nghệ khai thác than khác nhau, sẽ có các tập hợp các công tác chính và
phụ khác nhau, tức là các quy trình công nghệ khai thác than khác nhau.
Công nghệ khai thác than hầm lò có thể đƣợc chia thành 4 dạng chính. Đó là
công nghệ thủ công, công nghệ bán cơ khí hoá, công nghệ cơ khí hoá toàn bộ và
công nghệ tự động hoá. Trong dạng công nghệ thủ công, hầu hết các khâu công tác
chính đều phải thực hiện bằng sức ngƣời; còn ở công nghệ bán cơ khí hoá thì máy
móc đã làm thay con ngƣời ở một số công tác chính và khi ứng dụng công nghệ tự
động hoá, thì có thể loại trừ sự có mặt thƣờng xuyên của con ngƣời trong lò chợ.
1.2.2. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than
đến môi trường tại Việt Nam
a. Tình hình khai thác than tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, do mức tiêu thụ than trong nƣớc và xuất khẩu ngày
càng lớn nên sản lƣợng khai thác than hàng năm tăng rõ rệt. Chỉ riêng khối doanh
nghiệp thuộc TKV, sản lƣợng khai thác đã đẩy mạnh ở mức cao. Năm 2002, TKV
khai thác đƣợc 14,8 triệu tấn than. Năm 2003, TKV đã khai thác đƣợc 20 triệu tấn
than nguyên khai, tiêu thụ 18,2 triệu tấn, hoàn thành trƣớc hơn 2 năm chỉ tiêu sản
lƣợng than của năm 2005 trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 mà Đại hội Đảng toàn


×