Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu đặc điểm lý, hoá của đất trong rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại bãi bồi cửa sông Ba Lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 79 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÝ, HOÁ CỦA ĐẤT TRONG
RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG VÀ RỪNG NGẬP MẶN TỰ
NHIÊN TẠI BÃI BỒI CỬA SÔNG BA LẠT

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

VÕ VĂN THÀNH

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÝ, HOÁ CỦA ĐẤT TRONG
RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG VÀ RỪNG NGẬP MẶN TỰ
NHIÊN TẠI BÃI BỒI CỬA SÔNG BA LẠT

VÕ VĂN THÀNH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8840301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. MAI SỸ TUẤN

HÀ NỘI, NĂM 2019




CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Mai Văn Tiến

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Hùng Minh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 21 tháng 01 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn, không sao chép các
công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng
được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Võ Văn Thành



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lý, hoá
của đất trong rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại bãi bồi cửa
sông Ba Lạt”. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn, PGS.TS. Nguyễn
Thị Hồng Hạnh, TS. Phạm Hồng Tính và TS. Bùi Thị Thư đã hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình và động viên giúp tôi hoàn thành bài báo cáo luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Tùng – Cán bộ thuộc
Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội cùng với chính quyền địa phương xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình,
xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định và ban quản lý vườn Quốc gia
Xuân Thuỷ đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể đi thực địa và cung cấp những
kiến thức quý báu cũng như chia sẻ tài liệu, dữ liệu liên quan tới luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Môi trường, Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức quý giá trong suốt thời gian học cao học tại trường.
Cảm ơn các anh chị, bạn bè cùng tất cả các em - Những người bạn đồng hành
trong quãng thời gian học cao học, những người đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động
viên và là nguồn động lực để tôi vươn lên.
Trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hướng
thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven
biển Bắc Bộ”, mã số TNMT.2018.05.06 đã hỗ trợ kinh phí thực địa, điều tra và
phân tích mẫu.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy – cô để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2019
HỌC VIÊN

Võ Văn Thành


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................4
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn...............................................................................4
1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................4
1.1.2. Sự phân bố và diện tích của rừng ngập mặn .....................................................4
1.2. Đặc điểm về hình thái và sinh thái ở một số kiểu rừng ngập mặn .......................7
1.3. Một số nghiên cứu về cấu trúc rừng ngập mặn ..................................................10
1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .........................................................10
1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................11
1.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm lý, hoá đến sự sinh trưởng và
phát triển rừng ngập mặn ..........................................................................................12
1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .........................................................12

1.4.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................16
1.4.3. Tại khu vực cửa sông Ba Lạt ..........................................................................19
1.5. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu .....................................................................20
1.5.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................20
1.5.2. Đặc điểm địa hình, địa mao.............................................................................20
1.5.3. Đặc điểm thổ nhưỡng ......................................................................................21
1.5.4. Đặc điểm khí hậu, thủy - hải văn ....................................................................21


iv

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..26

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................26
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................26
2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
2.3.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa...................................................................27
2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................................27
2.3.3. Phương pháp đo đạc, đánh giá một số đặc điểm cấu trúc của cây ngập mặn .29
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu lý hóa của đất ................30
2.3.5. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu ..........................................31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................33
3.1. Đặc điểm cấu trúc của các kiểu rừng ngập mặn khu vực cửa sông Ba Lạt .......33
3.1.1. Đặc điểm về chiều cao ....................................................................................33
3.1.2. Đặc điểm về đường kính thân .........................................................................34
3.1.3. Đặc điểm về mật độ cây rừng .........................................................................35
3.2. Đặc điểm lý, hoá theo độ sâu tầng đất tại các kiểu rừng ngập mặn khu vực cửa
sông Ba Lạt ...............................................................................................................37

3.2.1. Đặc điểm lý học ..............................................................................................37
3.2.2. Đặc điểm hóa học ............................................................................................45
3.3. Đánh giá và so sánh các đặc điểm lý, hoá của đất trong các kiểu rừng ngập mặn
tại bãi bồi cửa sông Ba Lạt ........................................................................................52
3.3.1. Đặc điểm lý học của đất ở các kiểu rừng ngập mặn .......................................52
3.3.2. Đặc điểm hoá học của đất ở các kiểu rừng ngập mặn .....................................56
3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn khu vực cửa sông Ba
Lạt..............................................................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

ĐNN

Đất ngập nước

HST

Hệ sinh thái


HST RNM

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

OTC

Ô tiêu chuẩn

RNM

Rừng ngập mặn

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT


Tài nguyên và Môi trường

TPCG

Thành phần cơ giới

TTVNM

Thảm thực vật ngập mặn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần loài cây rừng ngập mặn theo ngưỡng độ mặn Goa ................. 13
Bảng 2.1. Tọa độ địa lý của các ô tiêu chuẩn tại khu vực khảo sát..........................28
Bảng 3.1: Đặc điểm về chiều cao của cây ở các kiểu rừng .......................................33
Bảng 3.2: Đặc điểm về đường kính thân cây ở các kiểu rừng ..................................34
Bảng 3.3: Đặc điểm về mật độ cây ở các kiểu rừng .................................................36
Bảng 3.4: Đặc điểm về độ mặn của đất ở các kiểu rừng ...........................................38
Bảng 3.5: Đặc điểm về Eh của đất ở các kiểu rừng ..................................................39
Bảng 3.6: Đặc điểm về pH của đất ở các kiểu rừng ..................................................41

Bảng 3.7: Kết quả phân tích thành phần cơ giới của đất ở các kiểu rừng.................43
Bảng 3.8: Đặc điểm về hàm lượng mùn của đất ở các kiểu rừng ............................46
Bảng 3.9: Đặc điểm về hàm lượng nito của đất ở các kiểu rừng ..............................48
Bảng 3.10: Đặc điểm về hàm lượng photpho của đất ở các kiểu rừng ....................50
Bảng 3.11: Đặc điểm về hàm lượng kali của đất ở các kiểu rừng ............................51
Bảng 3.12: Một số đặc điểm lý học của đất ở các kiểu rừng ....................................52
Bảng 3.13: Thành phần cơ giới của đất ở các kiểu rừng...........................................55
Bảng 3.14: Một số đặc điểm hoá học của đất ở các kiểu rừng .................................56
Bảng 3.15: Kỹ thuật trồng khuyến nghị đối với một số loài cây RNM khu vực cửa
sông Ba Lạt ..............................................................................................................60


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ các nội dung liên kết của luận văn ..................................................32
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí địa lý khu vực nghiên cứu ......................................................20
Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu .........................................................................26
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................28
Hình 3.1: Đặc điểm về chiều cao của cây ở các kiểu rừng………………………...33
Hình 3.2: Đặc điểm về đường kính thân cây ở các kiểu rừng ...................................35
Hình 3.3: Đặc điểm về mật độ cây ở các kiểu rừng ..................................................37
Hình 3.4: Đặc điểm về độ mặn của đất ở các kiểu rừng ...........................................38
Hình 3.5: Đặc điểm về Eh của đất ở các kiểu rừng...................................................40
Hình 3.6: Đặc điểm về pH của đất ở các kiểu rừng ..................................................42
Hình 3.7: Tỉ lệ thành phần cơ giới của đất ở các kiểu rừng ......................................45
Hình 3.8: Đặc điểm về hàm lượng mùn của đất ở các kiểu rừng ..............................47
Hình 3.9: Đặc điểm về hàm lượng nito của đất ở các kiểu rừng ..............................49
Hình 3.10: Đặc điểm về hàm lượng photpho của đất ở các kiểu rừng......................50
Hình 3.11: Đặc điểm về hàm lượng kali của đất ở các kiểu rừng .............................52

Hình 3.12: Độ mặn trung bình của đất ở các kiểu rừng ............................................53
Hình 3.13: Eh của đất trung bình của đất ở các kiểu rừng ........................................54
Hình 3.14: pH trung bình của đất ở các kiểu rừng ....................................................54
Hình 3.15: Tỉ lệ cấp hạt của đất ở các kiểu rừng ......................................................56
Hình 3.16: Hàm lượng mùn của đất ở các kiểu rừng ................................................57
Hình 3.17: Hàm lượng nito của đất ở các kiểu rừng .................................................58
Hình 3.18: Hàm lượng photpho của đất ở các kiểu rừng ..........................................58
Hình 3.19: Hàm lượng kali của đất ở các kiểu rừng .................................................59


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và
môi trường nước ngọt, RNM có vai trò to lớn về kinh tế - xã hội, môi trường và sinh
thái. Hệ sinh thái RNM cho năng suất sinh học cao, là nơi cung cấp nguồn vật liệu
hữu cơ cho hệ động vật, đảm bảo duy trì ổn đinh sự đa dạng sinh học của vùng biển
và ven biển, góp phần đảm bảo thực hiện đầy đủ các dịch vụ hệ sinh thái vốn có của
chúng. Có hệ sinh thái đa dạng đã giữ được ổn định cho các chuỗi và lưới thức ăn,
đảm bảo tuần hoàn chu trình vật chất: Chu trình cacbon, nito, photpho, chu trình
nước...Đây là một trong các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ
sinh thái, nên việc quản lý, bảo tồn và duy trì khả năng lưu giữ cacbon trong cây,
trong đất và nước cần được nghiên cứu và làm rõ [12].
Rừng ngập mặn tại các địa điểm khác nhau thuộc ven biển Việt Nam hay các
vùng khác nhau trên thế giới có sự đa dạng rất lớn về cấu trúc và chức năng, đây là
kết quả của các yếu tố tổng hợp bao gồm địa hình vùng đất, thể nền, vĩ độ và chế độ
thủy triều, thủy văn, khí hậu. Do sự đa dạng về mật độ, chiều cao và đường kính
thân nên sinh khối thực vật trên mặt đất có sự biến động rất lớn, từ khoảng 8 Mg/ha
ở các vùng RNM thấp lùn tới trên 500 Mg/ha ở các vùng RNM gần cửa sông tại

vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (Kauffman và cộng sự, 2011 [54]). Tương tự, sự
biến động của sinh khối thực vật, các yếu tố lý hóa khác trong đất RNM cũng có các
giá trị hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào thành phần loài, hình thái và cấu trúc
rừng. Các nghiên cứu đã cho thấy, RNM tích lũy cacbon và các chất dinh dưỡng
nhiều nhất trong lớp đất có độ sâu từ bề mặt tới khoảng 3 m dưới mặt đất, đặc biệt
trữ lượng cacbon trong đất chiếm từ 49 - 98% trong tổng trữ lượng cacbon của các
hệ sinh thái (HST) này (Donato và cộng sự, 2011 [45]).
Ngoài việc tập trung nghiên cứu trữ lượng cacbon trong hệ sinh thái RNM
(bao gồm cacbon trong sinh khối và cacbon trong đất), một số nghiên cứu trong
nước và quốc tế đã có những nghiên cứu bước đầu về đặc điểm lý hóa của đất
RNM. Vì diện tích RNM phân bố ở nhiều vùng khác nhau với các yếu tố môi


2

trường rất đa dạng nên giá trị cacbon tích lũy cũng như các đặc điểm lý hóa của đất
RNM biến đổi vô cùng đa dạng. Ở phía Bắc Việt Nam, từ đầu những năm 2000 một
số nghiên cứu về cacbon tích lũy trong sinh khối và đất đã được tiến hành ở các
vùng RNM mới trồng bởi Ha và cộng sự (2004) [48], Cuc và cộng sự (2009) [44],
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) [8], Hien và cộng sự (2018) [50]. Tuy nhiên, nghiên
cứu về đặc điểm lý hóa học của đất RNM ven biển miền Bắc Việt Nam còn hạn chế,
trong đó có RNM khu vực cửa Ba Lạt.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm lý, hoá của đất trong rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại
bãi bồi cửa sông Ba Lạt”.
Nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của
các kiểu rừng ngập mặn trong các điều kiện môi trường (thể nền) khác nhau. Kết
quả nghiên cứu cung cấp thông tin, nguồn tư liệu, là cơ sở cho các nhà hoạch định
và quản lý rừng trong việc lựa chọn cây, kiểu rừng như thế nào cho thực sự phù hợp
và hiệu quả.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định và đánh giá được mối quan hệ giữa thực vật ngập mặn với đặc điểm
lý, hóa học của đất trong rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại bãi
bồi cửa sông Ba Lạt.
Đề xuất được một số giải pháp về quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại bãi bồi
khu vực cửa sông Ba Lạt.
3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng ngập mặn trồng và rừng ngập
mặn tự nhiên tại khu vực bãi bồi cửa sông Ba Lạt: Mật độ cây rừng, đường kính
thân cây và chiều cao cây.
Nghiên cứu đặc điểm lý, hóa của đất ở rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn
tự nhiên tại khu vực bãi bồi cửa sông Ba Lạt: pH, Eh, độ mặn, thành phần cơ giới
của đất; hàm lượng mùn, nito, photpho, kali trong đất.


3

Xác định mối quan hệ giữa thực vật ngập mặn ở rừng ngập mặn trồng và rừng
ngập mặn tự nhiên với các đặc điểm lý, hóa của đất tại bãi bồi của sông Ba lạt.
Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại khu vực bãi bồi
cửa sông Ba Lạt.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn
1.1.1. Khái niệm
Rừng ngập mặn là những quần xã thực vật hình thành ở vùng ven biển và
cửa sông những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Trên

thế giới có nhiều tên gọi khác nhau về rừng ngập mặn như “rừng ven biển”, “rừng ở
vùng thủy triều” và “rừng ngập mặn” (FAO, 1994) [47]. Ở Việt Nam, hầu hết các
nhà khoa học đều thống nhất tên gọi chung là “Rừng ngập mặn” (Ngô Đình Quế,
Võ Đại Hải, 2012) [24].
Theo Phan Nguyên Hồng (1997) [13], các cây ngập mặn sống ở vùng chuyển
tiếp giữa môi trường biển và đất liền, tác động của các yếu tố sinh thái ảnh hưởng
đến phân bố của chúng, cây ngập mặn là những cây gỗ và cây bụi thường xanh,
thuộc nhiều họ không hề có quan hệ thân thuộc với nhau nhưng có những đòi hỏi
như nhau về sinh cảnh. RNM là kiểu thảm thực vật đặc trưng cho vùng ven biển
nhiệt đới và á nhiệt đới. Theo Thái Văn Trừng (1999) [37], giới hạn kiểu phụ thổ
nhưỡng RNM vào đất mặn bùn lầy, bị ngập nước biển hàng ngày hoặc từng thời kỳ,
trong đó có chứa chủ yếu muối NaCl và các loại muối khác với tỷ lệ ít hơn.
1.1.2. Sự phân bố và diện tích của rừng ngập mặn


Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới RNM phân bố chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt

đới hai bán cầu, trong khoảng 32º Bắc và 38º Nam, dọc bờ biển Châu Phi, Châu Đại
Dương, Châu Á và Châu Mỹ.
Năm 2010 các nhà khoa học cho biết sau khi phân tích dữ liệu từ Hệ thống
vệ tinh chụp ảnh Trái đất (Landsat) của NASA, họ ước tính RNM còn tồn tại chiếm
12,3% diện tích bề mặt Trái đất (tương đương khoảng 137.760 km²) và phân bố trên
123 nước trên thế giới. Các rừng ngặp mặn phân bố trong phạm vi rộng ở các vùng
biển ấm. Vị trí xa nhất của RNM ở Bắc bán cầu là vịnh Agaba thuộc Hồng Hải
(300B) và Nam Nhật Bản (320B); ở Nam bán cầu là Nam Autralia (380N), đảo


5


Chatham và phía Tây New Zeyland (440N) (Blasco F., 1984; Molony B. và
Sheaves M., 1995) [40].
Trong đó có khoảng 42% RNM trên thế giới được tìm thấy tại châu Á, theo
sau là châu Phi với 21%, 15% thuộc Bắc và Trung Mỹ, 12% tại châu Đại Dương và
cuối cùng là Nam Mỹ với 11%. Diện tích RNM lớn nhất là tại Indonesia chiếm tới
21%, Brasil chiếm khoảng 9% và Úc chiếm 7% tổng diện tích RNM trên thế giới.
Con số trên sẽ tiếp tục giảm trong tương lai, RNM toàn cầu đang biến mất nhanh
chóng do biến đổi khí hậu làm mực nước biển dâng cao, phá rừng để phát triển kinh
tế ven biển, làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo mới đây của
Liên Hợp Quốc năm 2010, sự biến mất của các khu RNM nhanh hơn gấp 4 lần so
với các khu rừng trên cạn.
Theo Đài Quan sát Trái đất (EO) của NASA, Indonesia có 17.000 hòn đảo
nhỏ và chiếm gần ¼ diện tích RNM trên thế giới. Tuy nhiên, các khu rừng này đã bị
giảm một nửa trong ba thập kỷ qua - cụ thể giảm từ 4,2 triệu ha năm 1982 xuống
còn 2 triệu trong năm 2000. Trong phần rừng còn lại, có gần 70% là “trong tình
trạng nguy kịch và bị thiệt hại nặng” [36].


Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Theo Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008-

2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển ông thôn (đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Công văn số 405/TTg-KTN ngày 16/3/2009), vùng ven biển nước ta
có thể chia làm 5 vùng. Tổng diện tích quy hoạch cho mục đích phát triển rừng
ngập mặn là 323.712 ha [36].
Trong đó có 209.741 ha đã có rừng (152.131 ha là rừng trồng và 57.610 ha là
rừng tự nhiên), phân bố tại các vùng như sau:
Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ (QN&ĐBBB), gồm 5
tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình): 88.340 ha.
Trong đó, diện tích có rừng 37.651 ha. Phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh.



6

Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế): 7.238 ha. Trong đó, diện tích có
rừng 1.885 ha. Phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa.
Vùng ven biển Nam Trung Bộ (NTB): gồm 6 tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa): 743 ha. Trong đó, diện tích có
rừng không đáng kể.
Vùng ven biển Đông Nam Bộ (ĐNB): gồm 5 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh): 61.110 ha. Trong đó,
diện tích có rừng là 41.666 ha. Phân bố chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): gồm 8 tỉnh (Long An,
Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau):
166.282 ha. Trong đó diện tích có rừng 128.537 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cà
Mau và Kiên Giang.
Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn thám, Phan
Nguyên Hồng, 1991 [12] đã chia RNM Việt Nam thành 4 khu vực và 12 tiểu khu:
- Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn.
- Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch
Trường.
- Khu vực III: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu.
- Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải - Hà Tiên.
Khác với các hệ sinh thái rừng ở đồi núi, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển
là một hệ sinh hở. Trong quá trình di chuyển lên xuống hàng ngày của nước triều
vùng ven biển, đặc biệt ở những nơi có biên độ triều lớn 3 m – 4,5 m đã mang ra
khỏi rừng ngập mặn từ 20% - 40% tổng sản phẩm chất hữu cơ của rừng trả lại cho
đất hàng năm qua cành rơi lá rụng.
 Tại khu vực cửa sông Ba Lạt

Cửa Ba Lạt là nơi tập trung các loài cây ngập mặn chủ yếu phân bố ở khu vực
ven biển đồng bằng Bắc Bộ, với các loài ngập mặn chủ yếu như trang (Kandelia


7

ovovata), sú (Aegiceras corniculatum), đước vòi (Rhizophora stylosa), mắm biển
(Avicennia marina), bần chua (Sonneratia caseolaris), ô rô (Acanthus ilicifolius).
Chỉ tính riêng khu vực vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, rừng ngập mặn chiếm diện
tích khoảng 2.670 ha, được phân bố ở khu vực Cồn Lu, Cồn Ngạn và Bãi Trong.
Rừng phát triển từ các cây rừng ngập mặn trên đất phù sa, thường xuyên bị ngập lụt
trong thủy triều.
Vào những năm cuối thập kỉ 80, đầu 90 phong trào làm đầm nuôi tôm phát
triển đã phá rừng ngập mặn làm đầm. Từ năm 1997, được hội chữ thập đỏ Đan
Mạch tài trợ trồng rừng ngập mặn, hiện nay khu vực có khoảng 1.600 ha rừng trồng
mới. Thành phần loài chủ yếu là trang, đước, bần chua (Phan Nguyên Hồng, 1999)
[13].
1.2. Đặc điểm về hình thái và sinh thái ở một số kiểu rừng ngập mặn
1.2.1. Rừng thuần loài Bần chua (Sonneratia caseolaris)
Cây bần chua (Sonneratia caseolaris) thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), bộ
Sim (Myrtales). Đây là một trong 3 loài cây ngập mặn thuộc chi bần (Sonneratia),
phân bố ở vùng nước lợ cửa sông ven biển Việt Nam.
 Đặc điểm hình thái
Bần chua (Sonneratia caseolaris) là cây thân gỗ có chiều cao từ 5 – 15m (có
khi có cây cao tới 20m). Cây phân nhiều cành, tán rộng, rễ hô hấp hình chông phát
triển, lan rộng quanh gốc theo hình phóng xạ, không có trụ mầm, tán rộng, thân cây
trơn.
Rễ gốc to, khoẻ, mọc sâu trong đất bùn. Từ rễ mọc ra nhiều rễ thở thành từng
khóm quanh gốc, rễ thở có chiều dài từ 50 đến 90cm, đường kính khoảng 7cm. Vỏ
cây màu xám, bong từng mảng.

Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc trái xoan
ngược hay trái xoan thuôn, dài từ 5 - 13cm, rộng từ 3 - 5cm. Lá non hình ngọn giáo,
cuống màu đỏ nhạt. Cuống và một phần gân chính màu đỏ, gân giữa nổi cả ở hai
mặt, cuống dài 0,5 – 1,5cm.


8

Hoa to dài 17,5 – 25mm, rộng 1,2mm, nhị dính vào ống dài, phần trên có
màu trắng, phần dưới màu hồng đỏ, có nhị hình sợi dài 35 – 45mm khi non cuộn lại
phía trong, khi nở các nhị bung ra làm cho hoa có kích thước lớn. Quả hơi dẹp
đường kính 3 – 5cm, trong mỗi quả có từ 500 – 2500 hạt (Nguyễn Hoàng Trí, 1999)
[35].
Quả: quả mọng, đường kính 3 – 5cm, cao 1,5 – 2cm, gốc có thuỳ đài xoè ra.
Hạt nhiều, dẹt.
Cây bần phù hợp với điều kiện sống trên nền bùn mềm, thiếu ôxy, chịu tác
động của thủy triều, gió biển…đã có hình thức thích nghi độc đáo là phát triển hệ rễ
hô hấp dày đặc mọc ra từ các rễ bên nằm ngang ở gần mặt đất và đâm thẳng lên
không khí.
 Đặc tính sinh thái
Loài bần (Sonneratia caseolaris) là loài cây ưa sáng và mọc được ở nơi có
nước mặn hay nước lợ. Đây là loài cây tiên phong điển hình để phát triển RNM ven
biển và các bãi bồi ven sông. Sự phong phú của quần tụ này tùy thuộc theo mức
nước lợ và chế độ thủy triều. Trên thế giới, bần mọc hoang và được trồng nhiều ở
Châu Phi, Mianma, Thái lan, Việt Nam, Campuchia, Philippin, Indonesia, ….. Ở
Việt Nam, cây bần mọc hoang và được trồng ở rừng ngập mặn ven biển từ Bắc vào
Nam nơi có nhiều bùn và bãi bồi. Ở Miền Bắc cây bần mọc thành rừng gần như
thuần loài ven bờ biển và vùng cửa sông như ở Hải phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh. Ở
Miền Nam cây bần là thành phần chính yếu của các rừng ngập mặn tự nhiên ven
biển và chúng mọc dày đặc ven sông rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long.

 Giá trị sử dụng
Cây bần chua là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây dựng, phục
vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân thông qua các sản phẩm từ rừng
như gỗ, củi, phấn hoa, mật ong, thực phẩm, làm thuốc… Cây bần chua còn là nơi cư
trú, sinh sản của các loài chim nước, chim di cư và nhiều loài động vật quý hiếm
khác. Ngoài ra, cây bần chua còn cung cấp thức ăn cho nhiều loài thuỷ sản có giá trị
kinh tế cao từ các sản phẩm của quá trình phân huỷ lượng rơi (cành, lá, hoa, quả)


9

rụng của cây. Đặc biệt, cây bần chua còn là những loài cây ngập mặn có giá trị lớn
về mặt sinh thái như bảo vệ môi trường, bảo vệ đê biển, chống sạt lở, cố định đất
lấn biển trước sự tàn phá của bão, gió mùa, các đợt thuỷ triều dâng và có khả năng
cố định một lượng lớn CO2 từ quá trình quang hợp.
1.2.2. Rừng thuần loài trang (Kandelia obovata)
Loài trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Young) thuộc họ Đước
(Rhizophoracease), bộ Sim (Myrtales). Đây là loài cây trồng chính ở rừng ngập
mặn miền Bắc Việt Nam.
 Đặc điểm hình thái
Cây trang là loại cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 4 đến 10m, không có rễ
khí sinh nhưng có gốc cây rộng, hình thành bạnh gốc, phía dưới có nhiều rễ xốp có
tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng.
Lá cây mọc đối, hình thuôn dài, đầu lá thường bầu, hơi cong vào trong, kích
thước khoảng từ 7 - 12 cm x 3 - 5,5 cm; cuống lá dài 1-1,5 cm. Cụm hoa hình tán,
thường cuống dài từ 2 - 4 cm, lá đài màu lục. Hoa 5 cánh màu trắng mỏng, xẻ thùy
nhỏ, đầu nhụy có 2 thùy.
Hoa có đĩa mật và thụ phấn nhờ côn trùng. Quả trang có lá đài tồn tại. Hạt nảy
mầm trong quả khi còn ở trên cây mẹ và phát triển thành trụ mầm.
Trụ mầm của cây dài 15 – 35 cm, dạng trụ không đều, phía cuối phình to sau đó

thon dần và nhỏ, trơn nhẵn, giữa quả và trụ mầm có một đoạn thắt gọi là “vòng
nhẫn” màu lục nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng khi trụ mầm già.
Khi trụ mầm chín tách khỏi quả rụng xuống đất, cắm vào bùn và phát triển
thành cây con mới (Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [35]. Mùa ra hoa, kết quả của cây
trang phụ thuộc vào vĩ độ. Ở miền bắc nước ta, trụ mầm già vào khoảng cuối tháng
3 đến đầu tháng 5.
 Đặc tính sinh thái
Loài trang (Kandelia obovata) là loài có khả năng chịu lạnh, được trồng tương
đối phổ biến trong hệ thống rừng ngập mặn. Sự phân bố của loài trang ở các nơi
trên thế giới là khác nhau. Phân bố chủ yếu ở Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Trung


10

Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh và miền Bắc Việt Nam. Theo thống kê của
Viện điều tra và quy hoạch rừng, tính đến năm 1999 tổng diện tích rừng ngập mặn
được trồng của Việt Nam là 96,876 ha, trong đó tổng diện tích rừng trang là 16,876
ha, trồng phổ biến tại miền Bắc đặc biệt là Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ. Cây có
khả năng mọc trên nền cát và xốp (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, 2009 [8]).
 Giá trị sử dụng
Là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho ngành xây dựng, cho đời sống sinh hoạt
hàng ngày của người dân thông qua các sản phẩm từ rừng như: gỗ, củi, phấn hoa,
mật ong…. Là nơi cư trú của nhiều loài động vật như chim nước, chim di cư và
nhiều loài động vật khác. Tạo điều kiện cho một lượng lớn tôm, cua, cá và các loài
thủy sản khác từ biển vào tìm nơi cư trú, tạo nên nguồn lợi thủy sản phong phú.
Cung cấp thức ăn cho nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế từ các sản phẩm của quá
trình phân hủy lượng rơi (Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1997) [12]. Bên cạnh đó,
hệ sinh thái rừng ngập mặn còn là địa điểm du lịch hấp dẫn, đem lại nguồn thu nhập
cho người dân sống xung quanh khu vực.
Rừng cây trang còn đem lại giá trị dịch vụ to lớn cho đời sống của người dân từ

những vườn ươm. Là lá chắn phòng hộ vùng ven biển, bảo vệ đê biển, chống sạt lở
cố định đất lấn chiếm dưới sự tàn phá của bão, thủy triều và lá phổi xanh hấp thụ
khí CO2 góp phần điều tiết nhiệt độ, khí hậu, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
1.3. Một số nghiên cứu về cấu trúc rừng ngập mặn
1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Mendoza and Alura, (2001) [58] đã nghiên cứu về cấu trúc rừng ngập mặn
phía Tây đảo Samar, Philippine. Các tác giả đã sử dụng ô mẫu 10m x 10m để xác
định mật độ cây, chiều cao dưới tán, tiết diện ngang, mật độ cây con và tìm hiểu
mối liên hệ đối với đất ở khu vực ven biển. Phương pháp này giúp bảo vệ đường bờ
biển, chống xói mòn ven biển, đặc biệt là khu bờ biển tiếp xúc trực tiếp với Thái
Bình Dương.
Mutsert và cộng sự, (2004) [58] đã nghiên cứu về cấu trúc rừng và sự tái sinh
cây ngập mặn ở Everglade, Florida. Các tác giả đã sử dụng 2 ô mẫu kích thước 20m


11

x 20m và 100 – 150 tuyến (transect) từ năm 1995 – 2003 để nghiên cứu về sự đa
dạng cấu trúc rừng (chiều cao cây, đường kính ngang ngực và mật độ). Các tác giả
phát hiện rằng cấu trúc khu rừng này được chiếm ưu thế bởi đước và cóc trắng ở
Shark River và đước ở Taylor Slough.
Bằng cách sử dụng một dãy các ô mẫu và tuyến cố định, Lovelock và cộng
sự, (2005) [55] đã phát hiện rằng các khu rừng tại Bocas del Toro được chiếm ưu
thế bởi đước với rất ít cá thể mắm và bần. Sự đa dạng loài ở đây thấp, nhưng vẫn có
sự phong phú về cấu trúc rừng theo các điều kiện thổ nhưỡng (độ mặn, N, P, S).
Kasawani và cộng sự, (2007) [51] đã nghiên cứu về cấu trúc rừng, chỉ số đa
dạng và sinh khối tại khu rừng ngập mặn Tok Bali, Kelanta, Mã Lai. Các tác giả đã
tìm hiểu về cấu trúc của sự phân bố rừng ngập mặn ở đây cho chương trình quản lí
và phục hồi. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2006 để xác
định thành phần loài, chỉ số đa dạng và sinh khối bề mặt trong 15,8 ha rừng ngập

mặn hỗn giao. Các tác giả đã công bố rằng loài bần trắng chiếm ưu thế với hơn 73
cá thể trong mỗi tuyến (31 cây lớn, 42 cây con và cây từ hạt). Trong đó, hầu hết cây
hiện diện trong các tuyến khảo sát có chiều cao từ 10 - 14 m.
Macintosh và cộng sự, (2002) [56] đã nghiên cứu phục hồi rừng ngập mặn và
đa dạng sinh học vùng cửa biển ở Ranong, Thái Lan bằng phương pháp thu thập số
liệu trên thực địa với ô tiêu chuẩn là 100 m2 và xử lý số liệu bằng phần mềm
PRIMER để xác định các chỉ số đa dạng sinh học. Tác giả đã nghiên cứu đa dạng
sinh học theo phương pháp này và đã phân tích, đánh giá, so sánh đa dạng sinh học
dựa trên các chỉ số, giúp đánh giá cấu trúc sinh học cây ngập mặn theo yếu tố môi
trường và lập địa.
1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Nguyễn Hoàng Trí, (1999) [34] đã nghiên cứu tổng quát về rừng ngập mặn.
Trong đó, tác giả cho rằng các hệ sinh thái rừng ngập mặn mang đặc điểm đa dạng
sinh học về mặt thành phần thực vật, cấu trúc rừng và tỷ lệ tăng trưởng. Đặc biệt,
tác giả đã đề cập đến các nhân tố sinh thái chi phối đến sự hình thành và phát triển
của rừng ngập mặn, đồng thời phân tích các tính chất thích nghi, đa dạng của rừng


12

ngập mặn. Các vấn đề bảo tồn, quản lý hệ sinh thái này và sử dụng nó một cách bền
vững.
Trần Triết và cộng sự, (2007) [36] đã nghiên cứu các kiểu thảm thực vật
rừng trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh. Các tác giả đã phân
tích, so sánh sự khác biệt và tương đồng giữa các kiểu rừng cũng như giữa hai trạng
thái rừng tự nhiên và trồng lại. Các kết quả này có thể ứng dụng trong các nghiên
cứu khác về cấu trúc thảm thực vật.
Trương Thị Nga và Hà Chí Tâm, (2009) [21] đã đánh giá ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường đến thực vật ngập mặn tại rừng ngập mặn tự nhiên tại Cà Mau
cho thấy các loài cây ưu thế thích nghi bởi một nhóm yếu tố môi trường. Rừng ngập

mặn tại cửa sông Cù Lao Dung có đa dạng sinh học cao và ưu thế là rừng ngập
nước lợ với loài bần chua (Nguyễn Hà Quốc Tín, 2007) [27]
Hứa Mỹ Ngọc, (2011) [22] đã nghiên cứu cấu trúc cây thân gỗ rừng ngập
mặn tại Cồn Trong cửa sông Ông Trang. Tác giả đã bố trí 5 tuyến điều tra đại diện
cho 5 khu vực phân bố của các loài cây ngập mặn tại Cồn Trong.
Tác giả đã nghiên cứu cấu trúc sinh thái và cấu trúc theo không gian
Về cấu trúc sinh thái: tác giả đã xác định tổ thành loài thực vật tại cồn Ông
Trang có 4 loài chính, gồm đước đôi, mấm trắng, vẹt tách và bần trắng. Mối quan
hệ giữa các quần xả trong khu vực nghiên cứu ở mức tương đồng 80% có 3 quần xã
cần được bảo tồn.
Về cấu trúc ngang (phân bố số cây theo đường kính). Quy luật phân bố số
cây theo cấp đường kính ngang ngực khác nhau ở từng tuyến. Ở hầu hết các tuyến
đường biểu diễn quy luật phân bố theo cấp kính có đỉnh lệch trái, đường biểu diễn
có xu hướng giảm về số lượng theo cấp tăng lên của đường kính ngang ngực.
1.4. Một số nghiên cứu về ảnh hƣởng của đặc điểm lý, hoá đến sự sinh trƣởng
và phát triển rừng ngập mặn
1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới


Độ mặn


13

Theo Bộ lâm nghiệp của chính phủ Goa (2007) [27], cấu trúc và sự sắp sếp
của các loài cây rừng ngập mặn ở cửa sông thay đổi theo ngưỡng độ mặn từ vùng
cửa sông đến thượng nguồn, trong đó loài mắm trắng là loài có biên độ chịu mặn
rộng từ 7 - 35‰, loài đước đôi thích nghi tương tự từ 6 - 37‰, trong khi đó loài bần
trắng lại thích hợp ở vùng đất mặn hơn từ 10 - 37‰.
Bảng 1.1: Thành phần loài cây rừng ngập mặn theo ngƣỡng độ mặn Goa

TT

Loài

Ngƣỡng độ mặn (‰)

1

Rhizophora mucronata

6 – 37

2

Rhizophora apiculata Bl.

6 – 37

3

Bruguiera gymnorriza

6 – 33

4

Bruguiera cylindica

11 – 35


5

Ceriops tagal

10 – 37

6

Kadelia candel

6 – 26

7

Avicennia officinalis

6 – 30

8

Avicennia marina

6 – 40

9

Avcicennia alba

7 – 35


10

Sonneratia alba

10 – 37

11

Sonneratia caseolaris

5 – 22

12

Aegiceras corniculatum

11 – 35

13

Acanthus illicipolius

11 – 39

14

Excoecaria agallocha

9 – 35


15

Derris heterophylla

5 – 30

16

Aerostichurm aureum

0 – 20
(Bộ Lâm nghiệp Goa, 2007) [27]

Trong các nhân tố sinh thái thì độ mặn là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến tăng trưởng, tỷ lệ sống, phân bố các loài. De Hann (1931) (Trích dẫn từ
Aksornkoae, 1993) [39] cho rằng rừng ngập mặn tồn tại, phát triển ở nơi có độ mặn
từ 10 - 30‰ và các tác giả đã chia thực vật ngập mặn thành hai nhóm, nhóm phát


14

triển ở độ mặn từ 10 - 30‰ và nhóm phát triển ở độ mặn từ 0 - 10‰. Yếu tố giới
hạn sự phân bố của rừng ngập mặn là sự thiếu vắng muối trong đất và nước. Mỗi
loại cây ngập mặn chịu đựng một độ mặn nhất định. Khi độ mặn trong đất tăng và
tầng bùn giảm thì cây còi cọc, cành ngắn, lá nhỏ và dày hơn (Rao A.N., 1986) [60].
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cây ngập mặn có thể tồn tại được trong nước ngọt
một thời gian nào đó, nhưng sinh trưởng của cây giảm dần, sau vài tháng nếu không
được cung cấp một lượng muối thích hợp thì cây sinh trưởng rất kém, lá cây có
nhiều chấm đen và vàng do sắc tố bị phân hủy, lá sớm rụng. Hầu hết các cây ngập
mặn đều sinh trưởng tốt ở môi trường nước có độ mặn từ 25 - 50% độ mặn nước

biển. Khi độ mặn càng cao thì sinh trưởng của cây càng kém, sinh khối của rễ, thân
và lá đều thấp dần, lá sớm rụng (Saenger và cộng sự, 1983) (Trích dẫn từ Nguyễn
Hoàng Trí, 1999) [34],.Khi nghiên cứu sự sinh trưởng của loài Trang (Kandelia
candel (L.Druce) liên quan đến độ mặn của môi trường, P. Lin và X.M.Wei (1980)
(Trích dẫn từ Rao A.N., 1986) [60] đã nhận thấy chúng phát triển tốt ở nơi có nồng
độ muối từ 7,5 đến 21,2‰.
Nhiều tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và phân bố
cây ngập mặn (Gledhill, 1963; Giglioli và King,1966; Clark và Hannonn, 1967;
Aksornkoae S. và cộng sự, 1985) (Trích dẫn Aksornkoae, 1993) [39]). Aksornkoae
S. (1993) nghiên cứu đất ngập mặn ở Thái Lan, còn Karim A. (1983, 1988) [52]
nghiên cứu đất ngập mặn ở Sundarbans – Banglades có độ mặn của đất từ 3,3 17,3‰ và ông chia đất ra làm 3 loại: Loại có độ mặn thấp dưới 5‰, loại có độ mặn
trung bình từ 5-10‰ và loại có độ mặn cao trên 15‰. Choudhury J.K., (1994) [43]
nghiên cứu tính chất lý hóa của đất rừng ngập mặn ở Sundarbans – Ấn Độ cho thấy
đất ở tầng 0 - 15cm có tỷ lệ cát từ 15,25 - 49,25%, độ pH: 7 - 8, N: 0,02 - 0,09%, P:
0,1 - 0,2%, CaO: 0 - 6%, C: 0,5 - 1,0%.


pH và Eh của đất
pH đất là một trong những yếu tố môi trường quan trọng. Theo English và

cộng sự, (1997) [46], nồng độ axit của đất có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa các
dưỡng chất và các loài cây thích hợp. Hầu hết đất rừng ngập mặn có giá pH trung


15

tính từ 6 – 7, nhưng cũng có nhiều nơi giá trị pH thấp hơn. Williams and Gray,
(1974) [63] cho rằng pH đất có ảnh hưởng đến hoạt động của các vi sinh vật trong
đất. Các vi sinh vật phân hủy vật chất hữu cơ phát triển tốt ở môi trường đất có giá
trị pH gần trung tính và kém phát triển ở môi trường đất có tính axit.

Do đó, ở những nơi có giá trị pH đất gần trung tính sẽ thuận lợi cho quá trình
phân hủy vật chất xảy ra và lượng đạm được cung cấp cho môi trường nhiều hơn.
Trong các sinh vật phân hủy, vi sinh vật sống ở các màng nước trong đất dễ bị ảnh
hưởng nhất đối với sự thay đổi giá trị pH, mặc dù phần lớn có sự thích nghi, được
cho là chịu đựng sự thay đổi pH. Trong nghiên cứu của Williams and Gray, (1974)
[63], kết quả cho thấy rằng ở các giá trị pH thấp (thấp hơn 5,0), nhiều sinh vật phân
hủy trở nên không hoạt động hoặc giảm hoạt động.
Theo Boto, (1984) [41] khi đất bị ngập, tỷ lệ khuếch tán oxy bị suy giảm
nghiêm trọng, nó phụ thuộc vào độ sâu của sự ngập và thời gian đất bị ngập, oxy
cung cấp cho đất bị ngưng hầu như hoàn toàn. Dưới những điều kiện này, vi sinh
vật trong đất bị biến đổi nhanh chóng. Bình thường đất thoáng khí, vi sinh vật ưa
khí chiếm ưu thế, những loài này đòi hỏi oxy để hô hấp, khi thiếu oxy vi sinh vật bị
giảm số lượng và những kiểu vi sinh vật khác không phụ thuộc oxy trở nên ưu thế.
Clough và cộng sự, (1983) [43], cho rằng, thế oxy hóa khử suy giảm từ hiếu khí
(+700 mV) đến yếm khí hoàn toàn (-300 mV) phạm vi trị số này phụ thuộc vào hóa
học đất. Khi trị số giảm, oxy bị giảm trước tiên, đến những mức thấp nhất, CO2 bị
biến đổi thành CH4, tương tự những ion hoạt động như những chất nhận điện tử
quyết định tiến trình trung gian: NO3- thành N2, Mn4+ thành Mn2+, Fe3+ thành Fe2+,
SO42- thành S2-.
 Hàm lượng chất hữu cơ và thành phần cơ giới đất
Đất rừng ngập mặn là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, thiếu O2, giàu H2S,
rừng ngập mặn thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo chất dinh dưỡng.
Karim A. và cộng sự, [52] cho biết sự phát triển của thực vật ngập mặn liên quan
đến số lượng phù sa lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở nơi có lớp đất phù sa
dày.


×