Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lý, hoá của đất trong rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại bãi bồi cửa sông Ba Lạt (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.52 KB, 79 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÝ, HOÁ CỦA ĐẤT TRONG
RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG VÀ RỪNG NGẬP MẶN TỰ
NHIÊN TẠI BÃI BỒI CỬA SÔNG BA LẠT
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

VÕ VĂN THÀNH

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÝ, HOÁ CỦA ĐẤT TRONG
RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG VÀ RỪNG NGẬP MẶN TỰ
NHIÊN TẠI BÃI BỒI CỬA SÔNG BA LẠT

VÕ VĂN THÀNH
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 8840301
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. MAI SỸ TUẤN

HÀ NỘI, NĂM 2019



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Mai Văn Tiến

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Nguyễn Hùng Minh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Ngày 21 tháng 01 năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực

hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn, không sao chép các
công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng
được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác.

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Võ Văn Thành


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lý, hoá

của đất trong rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại bãi bồi cửa
sông Ba Lạt”. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Mai Sỹ Tuấn, PGS.TS. Nguyễn
Thị Hồng Hạnh, TS. Phạm Hồng Tính và TS. Bùi Thị Thư đã hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình và động viên giúp tôi hoàn thành bài báo cáo luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Tùng – Cán bộ thuộc

Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội cùng với chính quyền địa phương xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình,
xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định và ban quản lý vườn Quốc gia
Xuân Thuỷ đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể đi thực địa và cung cấp những
kiến thức quý báu cũng như chia sẻ tài liệu, dữ liệu liên quan tới luận văn.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Môi trường, Trường Đại
học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức quý giá trong suốt thời gian học cao học tại trường.
Cảm ơn các anh chị, bạn bè cùng tất cả các em - Những người bạn đồng hành
trong quãng thời gian học cao học, những người đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động
viên và là nguồn động lực để tôi vươn lên.
Trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hướng
thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven
biển Bắc Bộ”, mã số TNMT.2018.05.06 đã hỗ trợ kinh phí thực địa, điều tra và
phân tích mẫu.


Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy – cô để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2019

HỌC VIÊN

Võ Văn Thành


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH................................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................4

1.1. Tổng quan về rừng ngập mặn...............................................................................4

1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................................4
1.1.2. Sự phân bố và diện tích của rừng ngập mặn .....................................................4
1.2. Đặc điểm về hình thái và sinh thái ở một số kiểu rừng ngập mặn.......................7

1.3. Một số nghiên cứu về cấu trúc rừng ngập mặn..................................................10
1.3.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới.........................................................10
1.3.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................11
1.4. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm lý, hoá đến sự sinh trưởng và
phát triển rừng ngập mặn ..........................................................................................12
1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới.........................................................12
1.4.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................16
1.4.3. Tại khu vực cửa sông Ba Lạt ..........................................................................19
1.5. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu .....................................................................20
1.5.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................20
1.5.2. Đặc điểm địa hình, địa mao.............................................................................20
1.5.3. Đặc điểm thổ nhưỡng......................................................................................21
1.5.4. Đặc điểm khí hậu, thủy - hải văn ....................................................................21


iv

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..26

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................26

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................26
2.2. Thời gian nghiên cứu .........................................................................................27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................27
2.3.1. Phương pháp tổng hợp và kế thừa...................................................................27

2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm.........................................................................27
2.3.3. Phương pháp đo đạc, đánh giá một số đặc điểm cấu trúc của cây ngập mặn .29
2.3.4. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu lý hóa của đất ................30
2.3.5. Phương pháp phân tích, thống kê và xử lý số liệu ..........................................31

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................33
3.1. Đặc điểm cấu trúc của các kiểu rừng ngập mặn khu vực cửa sông Ba Lạt .......33
3.1.1. Đặc điểm về chiều cao ....................................................................................33
3.1.2. Đặc điểm về đường kính thân .........................................................................34
3.1.3. Đặc điểm về mật độ cây rừng .........................................................................35
3.2. Đặc điểm lý, hoá theo độ sâu tầng đất tại các kiểu rừng ngập mặn khu vực cửa

sông Ba Lạt ...............................................................................................................37
3.2.1. Đặc điểm lý học ..............................................................................................37
3.2.2. Đặc điểm hóa học............................................................................................45
3.3. Đánh giá và so sánh các đặc điểm lý, hoá của đất trong các kiểu rừng ngập mặn

tại bãi bồi cửa sông Ba Lạt........................................................................................52
3.3.1. Đặc điểm lý học của đất ở các kiểu rừng ngập mặn .......................................52
3.3.2. Đặc điểm hoá học của đất ở các kiểu rừng ngập mặn.....................................56
3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn khu vực cửa sông Ba

Lạt..............................................................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................62
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
PHỤ LỤC .................................................................Error! Bookmark not defined.


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

ĐNN

Đất ngập nước

HST

Hệ sinh thái

HST RNM

Hệ sinh thái rừng ngập mặn

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

OTC

Ô tiêu chuẩn


RNM

Rừng ngập mặn

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TPCG

Thành phần cơ giới

TTVNM

Thảm thực vật ngập mặn

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG


Vườn quốc gia


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần loài cây rừng ngập mặn theo ngưỡng độ mặn Goa ................. 13
Bảng 2.1. Tọa độ địa lý của các ô tiêu chuẩn tại khu vực khảo sát..........................28
Bảng 3.1: Đặc điểm về chiều cao của cây ở các kiểu rừng.......................................33
Bảng 3.2: Đặc điểm về đường kính thân cây ở các kiểu rừng ..................................34
Bảng 3.3: Đặc điểm về mật độ cây ở các kiểu rừng .................................................36
Bảng 3.4: Đặc điểm về độ mặn của đất ở các kiểu rừng...........................................38
Bảng 3.5: Đặc điểm về Eh của đất ở các kiểu rừng ..................................................39
Bảng 3.6: Đặc điểm về pH của đất ở các kiểu rừng..................................................41
Bảng 3.7: Kết quả phân tích thành phần cơ giới của đất ở các kiểu rừng.................43
Bảng 3.8: Đặc điểm về hàm lượng mùn của đất ở các kiểu rừng ............................46
Bảng 3.9: Đặc điểm về hàm lượng nito của đất ở các kiểu rừng ..............................48
Bảng 3.10: Đặc điểm về hàm lượng photpho của đất ở các kiểu rừng ....................50
Bảng 3.11: Đặc điểm về hàm lượng kali của đất ở các kiểu rừng ............................51
Bảng 3.12: Một số đặc điểm lý học của đất ở các kiểu rừng ....................................52
Bảng 3.13: Thành phần cơ giới của đất ở các kiểu rừng...........................................55
Bảng 3.14: Một số đặc điểm hoá học của đất ở các kiểu rừng .................................56
Bảng 3.15: Kỹ thuật trồng khuyến nghị đối với một số loài cây RNM khu vực cửa
sông Ba Lạt ..............................................................................................................60


vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ các nội dung liên kết của luận văn ..................................................32
Hình 1.2: Sơ đồ vị trí địa lý khu vực nghiên cứu......................................................20
Hình 2.1: Vị trí khu vực nghiên cứu .........................................................................26
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm..............................................................................28
Hình 3.1: Đặc điểm về chiều cao của cây ở các kiểu rừng………………………...33
Hình 3.2: Đặc điểm về đường kính thân cây ở các kiểu rừng ...................................35
Hình 3.3: Đặc điểm về mật độ cây ở các kiểu rừng ..................................................37
Hình 3.4: Đặc điểm về độ mặn của đất ở các kiểu rừng ...........................................38
Hình 3.5: Đặc điểm về Eh của đất ở các kiểu rừng ...................................................40
Hình 3.6: Đặc điểm về pH của đất ở các kiểu rừng ..................................................42
Hình 3.7: Tỉ lệ thành phần cơ giới của đất ở các kiểu rừng ......................................45
Hình 3.8: Đặc điểm về hàm lượng mùn của đất ở các kiểu rừng ..............................47
Hình 3.9: Đặc điểm về hàm lượng nito của đất ở các kiểu rừng ..............................49
Hình 3.10: Đặc điểm về hàm lượng photpho của đất ở các kiểu rừng ......................50
Hình 3.11: Đặc điểm về hàm lượng kali của đất ở các kiểu rừng .............................52
Hình 3.12: Độ mặn trung bình của đất ở các kiểu rừng ............................................53
Hình 3.13: Eh của đất trung bình của đất ở các kiểu rừng ........................................54
Hình 3.14: pH trung bình của đất ở các kiểu rừng ....................................................54
Hình 3.15: Tỉ lệ cấp hạt của đất ở các kiểu rừng ......................................................56
Hình 3.16: Hàm lượng mùn của đất ở các kiểu rừng ................................................57
Hình 3.17: Hàm lượng nito của đất ở các kiểu rừng.................................................58
Hình 3.18: Hàm lượng photpho của đất ở các kiểu rừng ..........................................58
Hình 3.19: Hàm lượng kali của đất ở các kiểu rừng .................................................59


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái chuyển tiếp giữa môi trường biển và
môi trường nước ngọt, RNM có vai trò to lớn về kinh tế - xã hội, môi trường và sinh

thái. Hệ sinh thái RNM cho năng suất sinh học cao, là nơi cung cấp nguồn vật liệu
hữu cơ cho hệ động vật, đảm bảo duy trì ổn đinh sự đa dạng sinh học của vùng biển
và ven biển, góp phần đảm bảo thực hiện đầy đủ các dịch vụ hệ sinh thái vốn có của
chúng. Có hệ sinh thái đa dạng đã giữ được ổn định cho các chuỗi và lưới thức ăn,
đảm bảo tuần hoàn chu trình vật chất: Chu trình cacbon, nito, photph o, chu trình
nước...Đây là một trong các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất trong các hệ
sinh thái, nên việc quản lý, bảo tồn và duy trì khả năng lưu giữ cacbon trong cây,
trong đất và nước cần được nghiên cứu và làm rõ [12].
Rừng ngập mặn tại các địa điểm khác nhau thuộc ven biển Việt Nam hay các
vùng khác nhau trên thế giới có sự đa dạng rất lớn về cấu trúc và chức năng, đây là
kết quả của các yếu tố tổng hợp bao gồm địa hình vùng đất, thể nền, vĩ độ và chế độ
thủy triều, thủy văn, khí hậu. Do sự đa dạng về mật độ, chiều cao và đường kính
thân nên sinh khối thực vật trên mặt đất có sự biến động rất lớn, từ khoảng 8 Mg/ha
ở các vùng RNM thấp lùn tới trên 500 Mg/ha ở các vùng RNM gần cửa sông tại
vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (Kauffman và cộng sự, 2011 [ 54]). Tương tự, sự
biến động của sinh khối thực vật, các yếu tố lý hóa khác trong đất RNM cũng có các
giá trị hoàn toàn khác nhau phụ thuộc vào thành phần loài, hình thái và cấu trúc
rừng. Các nghiên cứu đã cho thấy, RNM tích lũy cacbon và các chất dinh dưỡng
nhiều nhất trong lớp đất có độ sâu từ bề mặt tới khoảng 3 m dưới mặt đất, đặc biệt
trữ lượng cacbon trong đất chiếm từ 49 - 98% trong tổng trữ lượng cacbon của các

hệ sinh thái (HST) này (Donato và cộng sự, 2011 [45]).
Ngoài việc tập trung nghiên cứu trữ lượng cacbon trong hệ sinh thái RNM
(bao gồm cacbon trong sinh khối và cacbon trong đất), một số nghiên cứu trong
nước và quốc tế đã có những nghiên cứu bước đầu về đặc điểm lý hóa của đất

RNM. Vì diện tích RNM phân bố ở nhiều vùng khác nhau với các yếu tố môi


2

trường rất đa dạng nên giá trị cacbon tích lũy cũng như các đặc điểm lý hóa của đất
RNM biến đổi vô cùng đa dạng. Ở phía Bắc Việt Nam, từ đầu những năm 2000 một
số nghiên cứu về cacbon tích lũy trong sinh khối và đất đã được tiến hành ở các
vùng RNM mới trồng bởi Ha và cộng sự (2004) [48], Cuc và cộng sự (2009) [44],
Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009) [8], Hien và cộng sự (2018) [50]. Tuy nhiên, nghiên
cứu về đặc điểm lý hóa học của đất RNM ven biển miền Bắc Việt Nam còn hạn chế,
trong đó có RNM khu vực cửa Ba Lạt.
Xuất phát từ nhận thức trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm lý, hoá của đất trong rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại
bãi bồi cửa sông Ba Lạt”.

Nghiên cứu này tập trung đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của
các kiểu rừng ngập mặn trong các điều kiện môi trường (thể nền) khác nhau. Kết
quả nghiên cứu cung cấp thông tin, nguồn tư liệu, là cơ sở cho các nhà hoạch định
và quản lý rừng trong việc lựa chọn cây, kiểu rừng như thế nào cho thực sự phù hợp
và hiệu quả.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định và đánh giá được mối quan hệ giữa thực vật ngập mặn với đặc điểm
lý, hóa học của đất trong rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn tự nhiên tại bãi
bồi cửa sông Ba Lạt.
Đề xuất được một số giải pháp về quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại bãi bồi
khu vực cửa sông Ba Lạt.
3. Nội dung nghiên cứu


Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng ngập mặn trồng và rừng ngập
mặn tự nhiên tại khu vực bãi bồi cửa sông Ba Lạt: Mật độ cây rừng, đường kính
thân cây và chiều cao cây.
Nghiên cứu đặc điểm lý, hóa của đất ở rừng ngập mặn trồng và rừng ngập mặn
tự nhiên tại khu vực bãi bồi cửa sông Ba Lạt: pH, Eh, độ mặn, thành phần cơ giới
của đất; hàm lượng mùn, nito, photpho, kali trong đất.


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full














×