SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÂN TÍCH CÁC MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ
QUA BÀI "THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ"
ĐỊA LÍ LỚP 7
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngà
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Đồng
SKKN thuộc môn: Địa Lí
MỤC LỤC
THANH HOÁ NĂM 2018
Nội dung
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Về phía học sinh.
2.3.2. Về phía giáo viên
2.3.3.Cách thức thực hiện cụ thể
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
MỤC LỤC
Trang
2
2
2
2
3
3
3
4
5
5
5
6
14
15
1. MỞ ĐẦU.
1.1.Lí do chọn đề tài nghiên cứu.
Địa lí học là một ngành khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực
nghiệm, nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra
trên bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các
yếu tố địa lí, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác nó
còn góp phần vào việc phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên
thiên nhiên - môi trường một cách hợp lí nhằm góp phần vào việc xây dựng, phát
triển kinh tế-xã hội nước nhà.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy- học cũng như thực hiện hiệu quả của
phong trào thi đua tiếp tục “đổi mới phương pháp dạy học,dạy học theo chuẩn kiến
thức kĩ năng và đổi mới kiểm tra đánh giá” thì cần phát huy tính tích cực chủ động
1
sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện kĩ năng sống, kĩ năng làm việc
nhóm, rèn luyện sức khỏe, thực hiện nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng gắn
với rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống nhân văn. Trong đó rèn luyện các kĩ
năng địa lí như quan sát, phân tích các mối liên hệ địa lí, nhận xét, đánh giá, so
sánh, tổng hợp các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh địa lí... học sinh sẽ tự mình phát hiện
tri thức và khắc sâu nội dung bài học hiện tại cũng như các bài học khác. Ngoài ra,
còn có tác dụng giúp giáo viên tổ chức tiết học đạt hiệu quả cao.
Trong chương trình bộ môn địa lí lớp 7 chứa nhiều nội dung cơ bản, đại cương
yêu cầu học sinh phải tư duy, đồng thời phải nổ lực rèn luyện các kĩ năng địa lí.
Một trong những kĩ năng cơ bản cần có được trong chương trình địa lí lớp 7 là kĩ
năng phân tích các mối liên hệ địa lí. Việc phát hiện các mối liên hệ địa lí sẽ giúp
các em thích thú hơn, tư duy linh hoạt, nhạy bén hơn và từ đó giúp các em giải
thích được các hiện tượng địa lí khác nhau.
Một nội dung cơ bản trong chương trình địa lí lớp 7 là tìm hiểu các châu lục.
Trong từng châu lục học sinh sẽ tìm hiểu các khu vực từ điều kiện tự nhiên đến dân
cư, xã hội và kinh tế. Hiểu được đặc điểm tự nhiên sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về
đặc điểm kinh tế xã hội và trong điều kiện tự nhiên nếu học sinh hiểu được đặc
điểm vị trí sẽ thấy được ảnh hưởng tới khí hậu, sông ngòi, cảnh quan...Vì vậy tôi đã
chọn Bài 42, tiết 45: "Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ" là bài học mà kĩ năng phân
tích các mối liên hệ địa lí cần được đặc biệt quan tâm.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao HS lại “sợ” học địa lí nói chung và các bài địa lí
tự nhiên các Châu Lục.
- Hướng dẫn cho HS một số kĩ năng cần thết để HS phân tích được các mối liên
hệ địa lí.
- Tạo hứng thú cho HS khi tham gia học Địa Lí để từ đó nâng cao chất lượng
môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Là HS lớp 7 của trường THCS Hoằng Đồng.
Đề tài sẽ nghiên cứu, tổng kết lại vấn đề: Sau tác động kết quả học tập của HS có
được nâng cao không?
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu những tài liệu liên quan
đến những vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát điều tra: Phân tích hệ thống hóa tài liệu thu thập được.
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và
hiệu quả của việc dạy học.
- Phương pháp thu thập số liệu, sử lý thông tin:
Điều tra kết quả học tập của HS từ đó thấy được mức độ và hiệu quả đạt được
của HS khi thực hiện đề tài. Qua đó rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn trong quá
trình xây dựng đề tài.
2. NỘI DUNG.
2
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Sự vật hiện tượng trên bề mặt trái đất rất đa dạng, phức tạp, luôn biến đổi
không ngừng theo một qui luật khách quan, song lại có mối quan hệ rất mật thiết
với nhau. Với học sinh lớp 7, các em mới chỉ hiểu được các sự vật hiện tượng một
cách rất sơ lược trong chương trình Địa lí lớp 6, nhưng tại sao lại xảy ra hiện tượng
đó, các sự vật hiện tượng trên trái đất có mối quan hệ với nhau như thế nào thì hầu
như học sinh còn mơ hồ. Vậy nếu chúng ta chỉ dạy cho học sinh nắm kiến thức
không thôi mà không rèn luyện cho học sinh kỹ năng, đặc biệt là “kỹ năng phân
tích các mối liên hệ địa lí” như thế nào cho hiệu quả thì các em sẽ không hiểu
được bản chất sự vật, hiện tượng địa lí, từ đó việc giải thích các hiện tượng địa lí
liên quan sẽ sơ sài, có khi lại không có cơ sở khoa học nữa.
Đây là một kỹ năng hết sức quan trọng, vì bản chất của khoa học địa lí là gắn
với không gian, với bản đồ và gắn với mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Kỹ
năng này không chỉ dựa vào sự hiểu biết về địa đồ học mà còn phải dựa vào kiến
thức địa lí, càng nắm vững, hiểu sâu, càng tích lũy được nhiều kiến thức địa lí thì
kỹ năng càng thành thạo. Vì thế việc rèn luyện kỹ năng phân tích các mối liên hệ
địa lí cho học sinh là rất cần thiết và nếu học sinh tiếp thu tốt kĩ năng này sẽ làm
cho các tiết dạy địa lí về sau hay khi các em học lên lớp 8, 9 nhẹ nhàng hơn dù cho
lượng kiến thức mà học sinh cần phải đạt được ngày càng lớn. Qua đó giáo viên
thực hiện tốt vai trò là người “hướng dẫn” trong hoạt động dạy của mình, phát huy
được vai trò “trung tâm” trong hoạt động học của học sinh.
Tôi hi vọng đây sẽ là tư liệu tham khảo cho nhiều giáo viên đã, đang và sẽ trưc
tiếp giảng dạy như tôi.
Tôi nghĩ: kinh nghiệm của tôi sẽ không đủ lớn, sẽ không hoàn thiện. Nếu như
không có sự đóng góp chân thành từ phía quý bậc đi trước và quý đồng nghiệp. Vì
vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thực để sáng kiến của tôi
được hoàn thiện hơn.
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Môn Địa lý 7 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản, cần
thiết về các môi trường địa lý và các hoạt động của con người ở trên Trái Đất
cũng như các châu lục; Góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học,
giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh bước đầu vận dụng kiến
thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù
hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới.
Bài 42, tiết 45: "Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ" là bài học rèn luyện cho học
sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ địa lí, cụ thể là mối liên hệ giữa địa hình với
khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác, từ đó có được sự phân tích, so sánh để thấy rõ
sự phân hóa của địa hình và khí hậu, thấy được sự phân hoá của khí hậu dẫn đến
cảnh quan cũng thay đổi theo.
3
Như vậy để hiểu bản chất đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mĩ thì việc
rèn luyện kĩ năng này là rất cần thiết. Tuy vậy, việc thực hiện tiết dạy này trên lớp
cũng có không ít khó khăn:
Về phía giáo viên.
Trong nhiều năm đổi mới sách giáo khoa và phương pháp dạy học trong bộ
môn địa lí cho thấy kết quả học sinh đã rèn được nhiều kĩ năng như khả năng
làm việc độc lập, có tư duy, sáng tạo trong việc học tập bộ môn địa lí. Tuy nhiên
trong quá trình dạy học việc rèn luyện kĩ năng cơ bản cho học sinh thường bị bỏ
qua do giáo viên nghĩ rằng nó đơn giản và học sinh nào cũng tự biết được. Có
những giáo viên còn hời hợt hoặc không chú ý đến việc rèn luyện các kĩ năng
cho học sinh mà chỉ quan tâm đến việc trình bày các kiến thức cho các em.
Về phía học sinh
Học sinh lớp 7 mặc dù đã học qua chương trình lớp 6 nhưng kĩ năng kỹ năng
phân tích các mối liên hệ địa lí thông qua tranh ảnh, biểu đồ, lược đồ...còn nhiều
khó khăn.
Việc rèn luyện kĩ năng này chỉ dừng ở một số học sinh khá giỏi, một số học
sinh trung bình và yếu còn ở tình trạng bị " Bỏ rơi".
Kĩ năng kỹ năng phân tích các mối liên hệ địa lí của học sinh lớp 7 trường
THCS Hoằng Đồng còn yếu. Việc nắm các mối quan hệ nhân quả trong mối quan
hệ giữa các thành tố tự nhiên , giữa tự nhiên với phát triển kinh tế còn chưa sâu.
Học sinh chưa xây dựng được những quy luật địa lí chưa nắm và hiểu hết các mối
quan hệ giữa các thành tố tự nhiên.
Đa số học sinh xem bộ môn Địa lí trong nhà trường phổ thông là môn phụ
nên chưa chú trọng việc học và tìm hiểu bài ở nhà.
Từ thực trạng trên, để khắc sâu các kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét, tìm ra
mối liên hệ địa lí trên biểu đồ, tranh ảnh, giúp các giờ học trở nên sinh động, sôi
nổi, nhẹ nhàng tôi đã mạnh dạn giới thiệu một số kinh nghiệm của bản thân qua
đề tài này.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Về phía học sinh
Hệ thống kiến thức các bài đã học.
- Ôn tập các kiến thức, kĩ năng đã được học ở bài Thiên nhiên châu Phi từ đó
có sự so sánh giữa các môi trường ở châu Phi với Trung và Nam Mĩ.
- Ôn lại đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và kích thước Trung và
Nam Mĩ để thấy được Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ.
Nghiên cứu trước Bài 42, tiết 45: "Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ"
4
- Đọc bài Bài 42, tiết 45: "Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ". Tìm hiểu các
thông tin về thiên nhiên Trung và nam Mĩ.
- Quan sát và phân tích lược đồ 41.1 SGK trang 126, Hình 42.1 SGK trang
128, hình 46.1 và 46.2 SGK trang 139.
- Sưu tầm những cảnh quan tự nhiên đẹp mà em thích.
2.3.2. Về phía giáo viên.
- Chuẩn bị các yêu cầu của bài Bài 42, tiết 45: "Thiên nhiên Trung và Nam
Mĩ": Ngoài việc nghiên cứu tài liệu học tập, đưa ra chuẩn xác kiến thức… Yêu
cầu giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập thảo luận nhóm, kết quả chuẩn xác kết
quả thảo luận nhóm…
- Quan trọng nhất qua các bước giáo viên rèn luyện cho học sinh kĩ năng
phân tích các mối liên hệ địa lí giữa địa hình, khí hậu và thực vật ở khu vực.
- Chuẩn bị bản đồ tư duy củng cố bài học, giúp học sinh hệ thống hóa kiến
thức một cách sinh động, trực quan, nhẹ nhàng. Giúp các em thấy được các mối
liên hệ địa lí giữa địa hình, khí hậu và cảnh quan và góp phần giáo dục môi
trường.
- Giáo viên tìm hiểu các đối tượng học sinh để có sự chia nhóm học sinh cho
phù hợp, làm sao để trong mỗi nhóm gồm nhiều trình độ khác nhau để các em có
được sự hỗ trợ cần thiết, giúp nhau cùng tiến bộ, cùng phát hiện kiến thức và rèn
luyện được kĩ năng.
- Giáo viên hiểu được trình độ, đặc điểm tâm sinh lí của từng học sinh trong
lớp để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Có được sự gợi ý, gần gũi cần
thiết để mỗi học sinh đều phát huy được tính tích cực, chủ động của mình, để
tránh tình trạng một số em bị "bỏ rơi".
2.3.3.Cách thức thực hiện cụ thể:
Tiết 45:
Bài 42:
THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ
( tiếp theo)
I-MỤC TIÊU. HS cần nắm
1. Kiến thức: Giáo viên giúp học sinh nắm được:
- Khí hậu: có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất, trong đó khí hậu xích đạo
và cận xích đạo chiếm diện tích lớn. Nguyên nhân.
- Cảnh quan tự nhiên: đa dạng, phong phú, phân hóa từ Bắc xuống Nam, từ
thấp lên cao. Nguyên nhân.
2. Kĩ năng:
5
- Rèn luyện kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu và các
yếu tố tự nhiên khác.
- Kĩ năng phân tích, so sánh để thấy rõ sự phân hóa của địa hình và khí hậu.
Từ sự phân hoá của khí hậu dẫn đến cảnh quan cũng thay đổi theo.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CẦN THIẾT
- Giáo viên: Giáo án, SGK, lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ, lược đồ các
môi trường tự nhiên, máy chiếu.
- Học sinh: Dụng cụ học tập, sách, vở, bảng nhóm, xem trước bài mới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức :
-
2. Kiểm tra bài cũ: GV đưa lên màn hình slive 1, lược đồ tự nhiên Trung và
Nam Mĩ.
H: Em hãy xác định vị trí và giới hạn của khu vực Trung và Nam Mĩ trên lược
đồ tự nhiên?
- Vị trí kéo dài: + Từ khoảng 300B - 600N
+ Diện tích 20,5 triệu km2 kể cả đất liền và hải đảo.
- Giới hạn: Gồm:
Eo đất Trung Mĩ
Quần đảo Ăng-ti
Lục địa Nam Mĩ
- Cấu trúc địa hình:
Phía tây là dãy núi An-đét.
Ở giữa là đồng bằng Amadôn và đồng bằng Pampa.
Phía đông là sơn nguyên Guyan và sơn nguyên Braxin.
3. Bài mới.
Chúng ta thấy với vị trí kéo dài trên nhiều vĩ độ, địa hình phân hóa từ tây
sang đông đã ảnh hưởng trực tiếp tới khí hậu và sự phân hóa các môi trường tự
nhiên ở Trung và Nam Mĩ. Vậy khu vực Trung và Nam Mĩ có đặc điểm gì về khí
hậu, cảnh quan ở đây phân hóa ra sao. Cô và các em cùng tìm hiểu qua tiết 45, bài
42.
TIẾT 45- BÀI 42 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
6
GV đưa lên màn hình slive 2: Hình 42.1 Lược đồ 2. Sự phân hóa tự nhiên:
khí hậu Trung và Nam Mĩ.
a) Khí hậu:
- HS: Quan sát
H: Em hãy quan sát hình 42.1 và cho biết Trung và
Nam Mĩ có các đới, kiểu khí hậu nào?
Khí hậu xích đạo.
- Có gần đủ các kiểu khí
hậu trên trái đất; Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới (nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm) xích đạo, cận xích đạo
chiếm diện tích lớn.
Khí hậu cận nhiệt đới (cận nhiệt địa trung hải;
- Phân hóa theo chiều Bắc –
cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương),
Nam, đông – tây, thấp –
Khí hậu ôn đới (ôn đới hải dương, ôn đới lục cao.
địa).
Khí hậu cận xích đạo.
Kiểu khí hậu núi cao.
GV đưa lên màn hình slive 3: hình 42.1.
H: Dọc theo kinh tuyến 60 0T từ Bắc xuống Nam
khu vực Trung và Nam Mĩ có các đới khí hậu nào?
H: Dọc theo chí tuyến nam từ đông sang tây khu
vực có các kiểu khí hậu nào?
- Nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, núi cao.
H: Nhận xét về sự phân hóa khí hậu ở khu vực
Trung và Nam Mĩ?
H: Ngoài ra ở môi trường vùng núi, khí hậu có sự
thay đổi như thế nào?
- Thấp cao.
GV: đưa slive 4 lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ
H: Em hãy cho biết nguyên nhân nào làm cho khí - Nguyên nhân:
hậu ở khu vực Trung và Nam Mĩ có sự phân hóa + Vị trí kéo dài
như vậy?
+ Lãnh thổ rộng lớn.
H: Nêu sự khác nhau giữa vùng khí hậu của lục địa + Địa hình.
Nam Mĩ với khí hậu vùng eo đất Trung Mĩ và quần
+ Ảnh hưởng của dòng
đảo Ăng – ti ? Giải thích nguyên nhân.
biển.
Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti có ít
đới khí hậu và khí hậu không phân hóa phức tạp,
do địa hình đơn giản, lãnh thổ hẹp, trải dài trên ít
vĩ độ.
7
Còn ở lục địa Nam Mĩ có nhiều đới, kiểu khí
hậu và khí hậu phân hóa phức tạp vì lãnh
thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, kích thước rộng,
địa hình có nhiều dạng.
- GV: Chốt kiến thức phần khí hậu.
- GV: Chuyển sang phần b
b)Các đặc điểm khác của
Các em biết rằng khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường tự nhiên.
các cảnh quan tự nhiên. Khí hậu thay đổi thì cảnh
quan cũng thay đổi theo. Cụ thể cảnh quan tự nhiên
ở Trung và Nam Mĩ phân hóa ra sao.Chúng ta cùng
tìm hiểu phần b.
GV: đưa slive 5 lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên
Trung và Nam Mĩ
- HS: Quan sát
H: Em hãy xác định các cảnh quan tự nhiên của
khu vực Trung và Nam Mĩ và từ đó rút ra nhận
xét?
- Rừng xích đạo, rừng nhiệt đới ẩm, rừng thưa xa - Phong phú, đa dạng, phân
van, thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc, hóa từ bắc xuống nam và từ
vùng núi.
thấp lên cao.
GV: Chúng ta thấy khí hậu phân hóa dẫn đến
cảnh quan tự nhiên cũng phân hóa theo. Các em
quan sát thấy ở khu vực xích đạo với khí hậu xích
đạo, cận xích đạo là rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm.
Ở khoảng vĩ độ 350 N là khí hậu cận nhiệt đới, và
tương ứng là cảnh quan thảo nguyên...
Để tìm hiểu về đặc điểm, sự phân bố 6 cảnh quan
chính của khu vực các em sẽ tiến hành thảo luận
nhóm.
Rừng xích đạo.
Rừng rậm nhiệt đới
Rừng thưa và xa-van
Thảo nguyên
Hoang mạc và bán
hoang mạc.
Núi cao
Thảo luận nhóm: Chia làm 6 nhóm. Phân công các
nhóm trưởng, thư kí.
Thời gian: 3 phút
Nội dung: Dựa vào lược đồ các đới cảnh quan tự
nhiên Trung và Nam Mĩ, kênh chữ phần 2 (ý b) và
hiểu biết của bản thân em hãy hoàn thành sự phân
bố, đặc điểm các cảnh quan tự nhiên của khu vực
Trung và Nam Mĩ.
8
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về rừng xích đạo, rừng rậm
nhiệt đới.
Nhóm 3,4: Tìm hiểu về rừng thưa, xavan và thảo
nguyên,
Nhóm 5,6: Tìm hiểu về Hoang mạc, bán hoang
mạc và vùng núi cao.
Giáo viên phát phiếu học tập (Đã chuẩn bị trước
trên giấy) cho các nhóm.
GV đưa lên màn hình slive 6,7 lược đồ khí hậu,
cảnh quan tự nhiên Trung và Nam Mĩ và sơ đồ dãy
núi An -đét qua hình 46.1 và 46.2 SGK trang 139
hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức.
Lưu ý:
-Việc chia nhóm để trong mỗi nhóm
gồm các em có trình độ khác nhau để các em có sự
hỗ trợ khi cần thiết.
- Giáo viên hướng dấn HS để thấy được
các mối liên hệ giữa địa hình, khí hậu và cảnh
quan.
- Trong quá trình thảo luận: Giáo viên sẽ
theo dõi và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. Cần đặc
biệt giúp đỡ các đối tượng học sinh trung bình, yếu
để các em phát hiện được các mối liên hệ địa lí.
Tránh tình trạng để một số em trong nhóm không
làm việc hoặc có em bị "bỏ rơi". Giáo viên cần chú
ý đến hành vi của học sinh để có hướng giải quyết
kịp thời.
9
Lîc®åc¸c®íic¶nhquantù
10
nhiªnTrungvµMÜ
m
m
6500
6500
6000
6000
5000
1300
1000 5000
4000
4000
3000
3000
2000
2000
1000
0
0
Sơ đồ sườn tây An-đet
Sơ đồ sườn đông An-đet
GV: Đưa lên máy chiếu slive 8 yêu cầu trong phiếu
hoạt động nhóm.
Cảnh quan Phân bố
tự nhiên.
Rừng
đạo.
Đặc điểm
xích ……………….. ……………….
……………….
……………….
……………….
……………….
Rừng rậm ……………….
nhiệt đới
……………….
……………….
Rừng thưa ……………….
và xa-van
……………….
……………….
Thảo
nguyên
……………….
……………….
Hoang mạc ……………….
và
bán
……………….
……………….
……………….
11
hoang mạc
Núi cao
……………….
……………….
……………….
……………….
……………….
……………….
HS: thảo luận theo nhóm.
GV: Quan sát, tổ chức, hướng dẫn HS thảo luận.
HS thảo luận xong:
Giáo viên yêu cầu các nhóm theo dõi và
nhận xét. Sau đó giáo viên khẳng định đúng, sai
hay sửa lỗi lần lượt cho các nhóm. So sánh giữa các
nhóm làm việc và cho điểm.
Trong quá trình nhận xét từng nhóm giáo
viên đưa các hình ảnh về các môi trường tự nhiên
và sự phân bố trên màn hình để khắc sâu cho học
sinh.
GV: Lần lượt đưa các slive 9->18 các kết quả
chuẩn xác cho các nhóm và hình ảnh minh hoạ.
Cảnh
Phân bố
quan tự
nhiên.
Đặc điểm
Rừng
xích
đạo.
Đồng
bằng Nóng, ẩm, mưa
Amadôn.
nhiều. Rừng rậm,
xanh quanh năm;
động thực vật đa
dạng, phong phú
Rừng
rậm
nhiệt
đới
Phía đông eo Mưa nhiều, rừng rậm
đất Trung Mĩ phát triển.
và quần đảo
Ăng-ti
Rừng
Phía tây eo đất Nóng, chế độ mưa và
thưa và Trung
Mĩ, ẩm theo mùa, mùa
xa-van
quần đảo Ăng- khô kéo dài.
ti, Đồng bằng
Ô-ri-nô-cô.
Thảo
nguyên
Đồng
Pam-pa
bằng Lượng mưa trung
bình từ 1000 –
1200mm, phân bố
theo mùa.
12
Hoang
mạc và
bán
hoang
mạc
Duyên hải tây Lượng mưa
An-đet,
Cao năm thấp.
nguyên Pa-tagô-ni.
hàng
Núi cao
Miền núi An- Thiên nhiên thay đổi
đet
theo chiều từ bắc
xuống nam và từ
thấp lên cao.
- Nguyên nhân: chủ yếu do
sự phân hóa của khí hậu.
GV đưa lên màn hình slive 19 lược đồ các đới
cảnh quan tự nhiên Trung và Nam Mĩ.
H: Tại sao cảnh quan có sự phân hóa như vậy?
GV đưa lên màn hình slive 20
H: Dựa vào lược đồ giải thích vì sao dải đất duyên
hải phía tây An-đét lại có hoang mạc?
- Ven biển có dòng biển lạnh Pêru, khi gió từ biển
thổi vào mang theo hơi nước gặp dòng biển lạnh bị
ngưng tụ thành sương mù, khi vào đất liền gây mưa
rất ít nên dẫn đến việc hình thành hoang mạc.
4.Củng cố
- GV: Củng cố bài trên bản đồ tư duy ở slive 21.
13
Bài tập:
Câu 1: GV cho lược đồ trống về các đới khí hậu. Cho học sinh lên gắn trên
lược đồ các đới khí hậu tương ứng.
Câu 2: Giáo viên đưa lên màn hình (5 slive) các tranh ảnh về các cảnh quan tự
nhiên, yêu cầu học sinh đoán đúng cảnh quan.
5.Hướng dẫn học sinh về nhà
•
Lµm bµi tËp 1,2,3 SGK trang 130
• Làm bài tập trong tập bản đồ.
• Nghiên cứu bài 43. Tìm hiểu phần dân cư và đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng tiết học thực nghiệm cải tiến cho thấy áp dụng tiết dạy này
có nhiều tác dụng tích cực. Qua tiết học đa số học sinh đã được ôn lại kiến thức đã
học về các kiểu môi trường địa lí đới nóng ,cũng như các kĩ năng nhận biết các
đặc điểm tự nhiên môi trường đới nóng tăng lên rất nhiều so với trước khi chưa
thực nghiêm và kết quả đạt được như sau:
+ Học sinh đã hào hứng hơn khi chính mình khai thác, phát hiện ra tri thức.
Các em sôi nổi khi tham gia hoàn chỉnh bản đồ tư duy, không khí vui tươi, nhẹ
nhàng và thân thiện, làm cho học sinh cảm nhận được: “Mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”.
14
+ Các em rèn luyện được các kĩ năng cần thiết đặc biệt là kĩ năng phân tích
các mối liên hệ địa lí. Qua đó giúp các em học tốt, nắm vững được bản chất của
các hiện tượng tự nhiên ở châu lục, đồng thời sẽ bổ trợ cho các em khi học các lớp
học, cấp học cao hơn.
+ Cụ thể, trong năm học 2017-2018 tỉ lệ học sinh thực hiện kĩ năng thành
thục tăng từ 55,5% tăng lên 85,5%, tăng 30% . Tỉ lệ biết ít kĩ năng giảm từ
44,5% xuống còn 14,5%, giảm 30% .Tỉ lệ học sinh hoàn toàn không có kĩ năng
nào chiếm tỉ lệ 0%. Từ đó dẫn đến chất lượng giảng dạy đại trà năm học 20172018 đã cao hơn các năm trước.
Giáo viên hướng dẫn HS rèn luyện kĩ năng phân tích các mổi liên hệ địa lí
nói chung là đã từng bước góp phần đổi mới phương pháp dạy học địa lí theo
hướng tích cực. Qua đó hướng học sinh học tập chủ động, tích cực học tập môn
địa lí góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn địa lí ở trường phổ
thông.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Kết luận:
Qua việc nghiên cứu và tiến hành dạy đồng thời tôi có lấy ý kiến học sinh.
Thấy được: Học sinh tự tin hơn, có kĩ năng tốt hơn trong việc phân tích các mối
liên hệ địa lí. Các em biết cách tự học ở nhà nên số lượng bài tập làm được cũng
nhiều hơn. Kết quả khả quan hơn, giúp học sinh yêu địa lí hơn, không còn sợ địa lí
nữa. Các em không còn thấy đây là môn học khô khan, trìu tượng nữa.
- Kiến nghị:
Những kinh nghiệm tôi viết trong cuốn sánh này đã được vận dụng vào giảng
dạy tại trường THCS Hoằng Đồng, kết quả đạt được như tôi đã trình bày ở trên.
Tuy nhiên, vì thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
được sự góp ý của đồng nghiệp. Tôi xin cảm ơn!Hy vọng rằng Sáng kiến kinh
nghiệm của bản thân sẽ là tài liệu bổ ích để đồng nghiệp tham khảo. Tuy nhiên
trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và
những ý kiến chủ quan. Kính mong quý bậc đi trước và quý đồng nghiệp góp ý
kiến để đề tài ngày càng hoàn chỉnh hơn.
XÁC NHẬN CỦA
Hoằng Đồng , ngày 18 tháng 4 năm 2018
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
NGUYỄN THỊ NGÀ
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn địa lí THCS, NXB
Giáo dục năm 2009.
2. A-G.IXATSENKO , Địa Lí học ngày nay, NXB Giáo Dục,1985
3. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo –Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa Lí
Ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐ Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ngày 5
tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo,NXB Giáo Dục,2006
4. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo -Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục
THCS môn Địa Lí ,NXB Giáo Dục,2007
5. Chiến lược phát triển Giáo Dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo quyết
định số 201/2001/QĐTTg của Thủ tướng chính phủ )
6. Lê Công Triêm,Nguyễn Đức Vũ-Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học ,NXB Giáo Dục,2006 .
7.Nguyễn Châu Giang-Sách giáo Thiết kế bài giảng Địa Lí 7 THCS/tập 1,tập
2, NXB Giáo Dục,2003
8. Nguyễn Dược(Tổng chủ biên)-Sách giáo khoa Địa Lí 7,NXB Giáo
Dục,2003 9. Nguyễn Đức Vũ,Phạm Thị Sen-đổi mới phương pháp dạy học địa lí
THCS,NXB Giáo Dục,2005
10.Phan Huy Xu(Chủ biên)-Sách giáo viên Địa Lí 7,NXB Giáo Dục,2003
11.Trần Kiều(Chủ biên)-Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn
Địa Lí,Viện khoa học Giáo Dục,1999
12.Trần Kiều(Chủ biên)-Bước đầu đổi mới kiểm tra kết quả học tập các môn
học của học sinh lớp 7,NXB Giáo Dục.
16
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ KHOA HỌC CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
...............................................................................................................................
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐ KHOA HỌC CẤP TỈNH
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…....
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………..................................
17