Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất làng nghề cơ khí Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội tới chất lượng môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 95 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
LÀNG NGHỀ CƠ KHÍ PHÙNG XÁ, HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN QUỲNH HOA

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
LÀNG NGHỀ CƠ KHÍ PHÙNG XÁ, HUYỆN THẠCH THẤT,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TỚI CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN QUỲNH HOA
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 8440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN HÙNG MINH
2. PGS.TS. LÊ THỊ TRINH

HÀ NỘI, NĂM 2018



CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUN VÀ MƠI TRƯỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hướng dẫn chính: TS. Nguyễn Hùng Minh
PGS.TS. Lê Thị Trinh
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà
Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Phạm Thị Mai Thảo
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 04 tháng 10 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Hoa

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất
tới TS.Nguyễn Hùng Minh và PGS.TS Lê Thị Trinh là những người đã dành nhiều
thời gian, công sức, trực tiếp định hướng và tận tình giúp đỡ tơi trong q trình hồn
thành luận văn của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể các thầy cô giáo

Khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi nhất từ Ban giám đốc Trung tâm, các cán bộ Phịng Quan trắc và Phân
tích tài ngun mơi trường, phịng Thơng tin và Hợp tác quốc tế thuộc Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tôi xin
trân trọng cám ơn.
Tơi cũng xin trân trọng cám ơn chính quyền xã Phùng Xá, Ban quản lý điểm
công nghiệp Phùng Xá, Trạm y tế xã Phùng Xá và người dân địa phương đã nhiệt tình
hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên, tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Hoa

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ..................................................................... viii

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1. Một số tác động của hoạt động sản xuất cơ khí đến mơi trường .............................. 3
1.1.1. Một số đặc điểm về các làng nghề cơ khí ......................................................... 3
1.1.2. Một số loại nguồn thải cơ bản trong hoạt động sản xuất cơ khí ....................... 6
1.1.3. Tác động của hoạt động sản xuất cơ khí tới mơi trường và sức khỏe cộng
đồng ............................................................................................................................. 8
1.2. Tình hình nghiên cứu về tác động của ô nhiễm môi trường làng nghề trên thế giới
và tại Việt Nam ..............................................................................................................11
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới............................................................................11
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................12
1.3. Hệ thống cơ sở pháp lý về công tác bảo vệ môi trường làng nghề ........................ 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........18
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
2.2.1. Khung logic nghiên cứu của đề tài ..................................................................21
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................................22
2.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học .....................................................................23
2.2.4. Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường ............................................23
2.2.5. Phương pháp đánh giá rủi ro môi trường ........................................................ 29
2.2.6. Phương pháp tính tốn thải lượng ơ nhiễm ..................................................... 30
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 33
3.1. Hiện trạng sản xuất và các sức ép đối với môi trường làng nghề .......................... 33
iii


3.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu ngành nghề ..........................................33
3.1.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề ...................................................................33
3.1.3. Đánh giá nguồn thải của làng nghề .................................................................35

3.1.4. Đánh giá sức ép tới môi trường .......................................................................38
3.2. Hiện trạng môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội .............42
3.2.1. Đánh giá về chất lượng môi trường không khí................................................42
3.2.2. Đánh giá về chất lượng mơi trường nước........................................................ 46
3.2.3. Đánh giá về chất lượng môi trường đất ........................................................... 59
3.3. Tác động của hoạt động sản xuất tới môi trường và sức khỏe người dân ..............61
3.3.1. Rủi ro môi trường ............................................................................................ 61
3.3.2. Tác động của hoạt động sản xuất làng nghề cơ khí Phùng Xá tới sức khỏe
người dân ................................................................................................................... 69
3.4. Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề Phùng Xá .......................... 74
3.5. Đề xuất các giải pháp quản lý mơi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá, huyện
Thạch Thất, Hà Nội .......................................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 82

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT

: Bảo vệ môi trường

BYT

: Bộ Y tế

EPA


: Environmental Protection Agency – Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Sản phẩm của một số làng nghề cơ kim khí của Hà Nội ................................ 4
Bảng 1.2. Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại một số làng nghề ....................................8
Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu khí ...........................................................................24
Bảng 2.2. Vị trí các điểm lấy mẫu nước ........................................................................25

Bảng 2.3. Vị trí các điểm lấy mẫu đất ...........................................................................25
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu phân tích mẫu khí và phương pháp phân tích ........................... 26
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu phân tích mẫu nước mặt và phương pháp phân tích .................27
Bảng 2.6. Các chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải và phương pháp phân tích .................27
Bảng 2.7. Các chỉ tiêu phân tích mẫu nước dưới đất và phương pháp phân tích ..........28
Bảng 2.8. Các chỉ tiêu phân tích mẫu đất và phương pháp phân tích ........................... 29
Bảng 2.9.Thải lượng ô nhiễm trung bình do 1 người thải ra trong 1 ngày theo phương
pháp Aveirala .................................................................................................................31
Bảng 2.10. Hệ số phát thải do đốt than..........................................................................32
Bảng 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã Phùng Xá giai đoạn 2015-2017 ................... 33
Bảng 3.2. Một số sản phẩm chủ yếu của làng nghề cơ khí Phùng Xá .......................... 34
Bảng 3.3. Khối lượng nguyên nhiên liệu sử dụng trong sản xuất của làng nghề theo
tháng .............................................................................................................................. 34
Bảng 3.4.Tải lượng ô nhiễm do đốt than tại làng nghề .................................................39
Bảng 3.5. Tải lượng một số chất ô nhiễm trong NTSH của làng nghề năm 2017 ........40
Bảng 3.6. Kết quả phân tích khơng khí xung quanh làng nghề đợt 1 ........................... 42
Bảng 3.7. Kết quả phân tích khơng khí xung quanh làng nghề đợt 2 ........................... 43
Bảng 3.8.Kết quả phân tích nước mặt làng nghề đợt 1 .................................................46
Bảng 3.9. Kết quả phân tích nước mặt làng nghề đợt 2 ................................................46
Bảng 3.10. Kết quả phân tích nước dưới đất làng nghề đợt 1 .......................................51
Bảng 3.11. Kết quả phân tích nước dưới đất làng nghề đợt 2 .......................................51
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nước thải làng nghề đợt 1 ..............................................53
Bảng 3.13. Kết quả phân tích nước thải làng nghề đợt 2 ..............................................54
Bảng 3.14. Kết quả phân tích đất làng nghề đợt 1 ........................................................ 59
Bảng 3.15. Kết quả phân tích đất làng nghề đợt 2 ........................................................ 59
Bảng 3.16. Kết quả tính tốn rủi ro theo hệ số RQ đối với khơng khí làng nghề .........61
Bảng 3.17. Kết quả tính tốn rủi ro theo hệ số RQ đối với nước mặt làng nghề ..........63
vi



Bảng 3.18. Kết quả tính tốn rủi ro theo hệ số RQ đối với nước dưới đất.................... 65
Bảng 3.19. Kết quả tính tốn rủi ro theo hệ số RQ đối với đất làng nghề .................... 68
Bảng 3.20. Cơ cấu bệnh tật của người dân làng nghề giai đoạn 2015-2017 .................70
Bảng 3.21. Một số giải pháp về bảo vệ môi trường làng nghề và đánh giá hiệu quả ...74

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quy trình tái chế kim loại tại các làng nghề [5] ..............................................3
Hình 1.2. Tỷ lệ người mắc các bệnh phổ biến tại làng nghề Châu Khê, Bắc Ninh ......11
Hình 2.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu ...........................................................................18
Hình 2.2. Khung logic nghiên cứu của đề tài ................................................................ 22
Hình 3.1. Quy trình gia cơng kim loại tại làng nghề cơ khí Phùng Xá ......................... 35
Hình 3.2. Quy trình sản xuất đinh, dây thép tại làng nghề cơ khí Phùng Xá ................36
Hình 3.3. Quy trình sản xuất ke, chốt, bản lề tại làng nghề cơ khí Phùng Xá ..............37
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả phân tích chỉ tiêu COD, BOD5 trong nước mặt ..................48
Hình 3.5. Biểu đồ kết quả phân tích TSS, NH4+ trong nước mặt ..................................48
Hình 3.6.Biểu đồ kết quả phân tích hàm lượng PO43-, Coliform trong nước mặt .........49
Hình 3.7. Biểu đồ kết quả phân tích hàm lượng Fe, Zn trong nước mặt ....................... 50
Hình 3.8. Biểu đồ kết quả phân tích Cl-, Fe trong nước dưới đất..................................52
Hình 3.9. Biểu đồ kết quả phân tích pH, TSS trong nước thải ......................................55
Hình 3.10. Biểu đồ kết quả phân tích độ màu, COD trong nước thải ........................... 56
Hình 3.11. Biểu đồ kết quả phân tích NH4+, Tổng P trong nước thải............................ 57
Hình 3.12. Biểu đồ kết quả phân tích Zn, Fe trong nước thải .......................................57
Hình 3.13.Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố tới mơi trường ..................61
Hình 3.14. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với khơng khí đợt 1 của làng nghề ....................... 62
Hình 3.15. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với khơng khí đợt 2 của làng nghề ....................... 62
Hình 3.16. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với nước mặt đợt 1 của làng nghề ........................ 64
Hình 3.17. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với nước mặt đợt 2 của làng nghề ........................ 64

Hình 3.18. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với nước dưới đất đợt 1 của làng nghề .................66
Hình 3.19. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với nước dưới đất đợt 2 của làng nghề .................66
Hình 3.20. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với đất đợt 1 của làng nghề ...................................68
Hình 3.21. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với đất đợt 2 của làng nghề ...................................69
Hình 3.22.Tình hình sức khỏe người dân làng nghề thơng qua phiếu điều tra .............71
Hình 3.23. Khu vực sinh hoạt của cơng nhân bố trí ngay cạnh khu vực sản xuất ........72
Hình 3.24. Thực trạng trang bị và tần suất sử dụng bảo hộ của người lao động ..........72
Hình 3.25. Thực trạng sử dụng trang bị bảo hộ lao động của cơng nhân...................... 73
Hình 3.26. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong hoạt động sản xuất cơ khí tới sinh
hoạt của người dân.........................................................................................................73
viii


MỞ ĐẦU
Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hố phát triển với quy mô dân số đô thị ngày
càng cao, cùng với phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và làng
nghề được đẩy mạnh nhưng thiếu bền vững, chưa có quy hoạch bảo vệ mơi trường là
những mối đe doạ đối với môi trường hiện nay.
Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2014, số làng nghề và làng có nghề nước ta là
5.096, trong đó số làng nghề truyền thống được cơng nhận theo tiêu chí làng nghề hiện
nay của Chính phủ là 1.748. Các làng nghề trên cả nước thu hút khoảng 10 triệu lao
động, tạo cơng ăn việc làm và góp phần tăng trưởng kinh tế [1]. Tuy nhiên, song hành
cùng những lợi ích về kinh tế, hoạt động sản xuất tại các làng nghề cũng có nhiều tác
động tiêu cực đến môi trường, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động
và người dân sinh sống xung quanh.
Theo quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030, hiện nay Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề. Hoạt
động sản xuất làng nghề của Hà Nội với gần 1 triệu lao động tham gia sản xuất với
hơn 700.000 lao động thường xuyên, chiếm hơn 64% tổng số lao động trong độ tuổi
của làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp – tiểu thủ cơng

nghiệp trên tồn Thành phố. Năm 2015, giá trị sản xuất của khu vực làng nghề đạt trên
7.658 tỷ đồng, chiếm 8,4% giá trị sản xuất cơng nghiệp tồn thành phố [2]. Nhiều làng
nghề truyền thống được khôi phục trở lại và nhiều làng nghề mới ra đời, góp phần thay
đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, đa số các làng nghề chỉ tập trung vào việc sản xuất
kinh doanh, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống bảo vệ môi trường như xử lý, giảm
thiểu chất thải từ các q trình sản xuất rất ít được quan tâm. Do vậy, tình trạng ơ
nhiễm mơi trường ở các làng nghề xảy ra rất phổ biến. Số liệu quan trắc của Trung tâm
Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với 22 làng nghề trên địa bàn Thành phố
Hà Nội giai đoạn 2012-2015, kết luận kiểm tra về bảo vệ môi trường làng nghề trên
địa bàn thành phố Hà Nội của Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường
(509/KLKTr-TCMT ngày 04/9/2015) cho thấy môi trường không khí ở một số làng
nghề có nồng độ bụi vượt 1,4-6,7 lần giới hạn; các làng nghề cơ khí có nồng độ kim
loại nặng nhiều nơi vượt giới hạn cho phép về môi trường như As vượt 1,8 lần, Cr
vượt gần 12 lần [2].
Ngày 31 tháng 8 năm 2017 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số
6136/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên thành phố
Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu của đề án nhằm tăng
cường thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong quản lý và phát triển làng nghề trên
địa bàn thành phố Hà Nội; ngăn chặn việc phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi
trường mới; nâng cao nhận thức cộng đồng làng nghề gắn sản xuất với trách nhiệm về
1


môi trường; từng bước khắc phục, cải thiện tiến tới giải quyết triệt để tình trạng ơ
nhiễm mơi trường tại các làng nghề.
Làng nghề cơ khí Phùng Xá thuộc xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất thành phố Hà
Nội là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ
với sản phầm chính là sắt thép xây dựng, dây thép, đinh, bản lề... tạo ra giá trị kinh tế
cao cho địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động của làng nghề cũng gây ra tác động
không nhỏ tới môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân do việc tiếp xúc

với tiếng ồn, bụi kim loại. Làng nghề cơ khí Phùng Xá là một trong 80 làng nghề có
trong Phụ lục 1 của Quyết định 6136/QĐ-UBND ưu tiên tiến hành rà soát đánh giá,
phân loại làng nghề có nguy cơ gây ơ nhiễm để đề xuất danh sách làng nghề gây ô
nhiễm nghiêm trọng và danh mục các dự án xử lý ô nhiễm cho từng loại hình sản xuất
tại làng nghề giai đoạn 2017-2020.
Do vậy, việc xác định các áp lực đối với môi trường cũng như đánh giá tác động
của hoạt động sản xuất tới mơi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá là rất cần thiết, góp
phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Từ đó, học viên đã lựa chọn đề tài:
“Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất làng nghề cơ khí Phùng Xá, huyện
Thạch Thất, thành phố Hà Nội tới chất lượng môi trường” để tiến hành nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường và xác định các áp lực đối với môi
trường tại khu vực nghiên cứu;
- Đánh giá tác động của hoạt động sản xuất của làng nghề cơ khí Phùng Xá,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội tới môi trường tự nhiên và sức khỏe người dân;
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường tại khu vực và đề xuất giải
pháp quản lý phù hợp.
Nội dung nghiên cứu
- Thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội và hoạt động sản
xuất của làng nghề cơ khí Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội;
- Quan trắc và phân tích chất lượng mơi trường xung quanh (khơng khí, nước,
đất) làng nghề cơ khí Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội và đánh giá
nguồn tác động;
- Điều tra, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề cơ khí Phùng
Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội tới môi trường và sức khỏe cộng đồng;
- Điều tra, đánh giá công tác quản lý môi trường tại khu vực nghiên cứu;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất đến
môi trường và nâng cao công tác quản lý môi trường tại làng nghề cơ khí Phùng Xá,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số tác động của hoạt động sản xuất cơ khí đến môi trường
1.1.1. Một số đặc điểm về các làng nghề cơ khí
Các làng nghề cơ khí tồn tại song song cùng các làng nghề tái chế kim loại, góp
phần không nhỏ trong việc tiêu thụ sản phẩm từ các làng nghề tái chế kim loại. Các
làng nghề cơ khí sử dụng nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu và được xếp
vào loại hình làng nghề tái chế kim loại. Số lượng làng nghề tái chế kim loại chiếm tỷ
lệ lớn nhất trong nhóm các làng nghề tái chế chất thải và phế thải. Trong tổng số 90
làng nghề tái chế thì làng nghề tái chế kim loại chiếm 81 làng nghề. Có thể kể đến một
số làng nghề tái chế kim loại tiêu biểu như làng nghề cơ khí Tống Xá – Yên Xá – Nam
Định; làng nghề đúc nhôm Vân Chàng - Nam Định; làng nghề đúc đồng Ngũ Xá – Hà
Nội; làng đúc nhôm Mẫn Xá – Bắc Ninh…[4]
Công nghệ tái chế kim loại đã góp phần giải quyết một lượng khơng nhỏ thép
phế liệu như các đồ gia dụng bằng thép, các chi tiết máy móc đã cũ hỏng hay các vật
dụng phế liệu từ kim loại. Các phế liệu sắt thép này được phân thành các loại có kích
thước khác nhau, thép có kích thước lớn được đưa đi cắt hơi, thép có kích thước nhỏ
hơn được đưa qua lị nung, sau đó đưa vào máy cán, tùy theo loại sản phẩm cán mà
kích thước và hình dạng lỗ cán phù hợp.
Kim loại tái chế

Phân loại

Nấu

Gia công sơ bộ
(Tẩy rỉ, rửa)


Cắt

Đổ vào khn

Hàn, dập, cán, kéo

Thành phẩm

Sản phẩm

Hình 1.1. Quy trình tái chế kim loại tại các làng nghề [5]
3


Trong các làng nghề này tuy có thể khác nhau về quy trình sản xuất, quy trình
cơng nghệ nhưng đều có một số đặc điểm chung sau:
- Các làng nghề phần lớn có quy mơ vừa và nhỏ, nằm xen kẽ với khu dân cư,
hình thành chủ yếu trên cơ sở hộ gia đình, kinh nghiệm được truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
- Công nghệ sản xuất và thiết bị ở các làng nghề phần lớn lạc hậu, chắp vá. Máy
móc thiết bị sử dụng trong các làng nghề phần lớn là loại cũ, mua từ Trung Quốc hoặc
mua thanh lý từ các nhà máy của Việt Nam, một số là sản phẩm tự tạo. Các thiết bị
này có nguyên tắc làm việc đơn giản, được thiết kế tùy theo quy mô và điều kiện kinh
tế của từng hộ sản xuất nên vấn đề bảo vệ môi trường hầu như chưa được quan tâm.
Lò đốt tại các làng nghề tái chế kim loại chủ yếu là loại lò đốt thủ cơng lạc hậu,
tuy nhiên các lị này đã được nâng cấp cải tiến phù hợp với yêu cầu của sản phẩm hiện
nay. Đối với một số cơ sở sản xuất lớn, các công ty TNHH được doanh nghiệp tư nhân
xây dựng tại các làng nghề lâu năm như Đa Hội, Vân Chàng...đã có cải tiến lớn về
cơng nghệ, xây dựng và lắp đặt một số lò nung hiện đại cho phép nung được các sản
phẩm chất lượng cao, độ dày mỏng khác nhau...giảm được ô nhiễm nhiệt và khí thải ra

mơi trường [4].
- Trình độ người lao động ở các làng nghề chủ yếu là lao động thủ cơng. Kiến
thức tay nghề khơng tồn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, làm tăng phát
thải, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường.
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội các làng nghề cơ khí có lượng sản
phẩm lớn và duy trì được nghề là: làng nghề cơ khí Phùng Xá – xã Phùng Xá – huyện
Thạch Thất; làng nghề rèn thôn Đa Sỹ – phường Kiến Hưng – quận Hà Đông; làng
nghề cơ khí thơn Rùa Thượng, cơ khí thơn Gia Vĩnh, cơ khí thơn Rùa Hạ, kim khí
thơn Dụ Tiền, kim khí thơn Từ Am – xã Thanh Thùy – huyện Thanh Oai; làng nghề
kim khí thơn Liễu Nội – xã Khánh Hạ – huyện Thường Tín;...Sản phẩm của một số
làng nghề cơ khí của Hà Nội được thể hiện ở bảng 1.1
Bảng 1.1. Sản phẩm của một số làng nghề cơ kim khí của Hà Nội
TT

Làng nghề

Sản phẩm

1

Phùng Xá

Đinh, bản lề, dây thép, cửa sếp, thép xây dựng

2

Đa Sĩ

Dao, kéo các loại


3

Liễu Nội

Lò so, chân chống xe đạp, xe máy, khoá dây…

4

Rùa Hạ

Bản lề, cửa hoa, cửa sếp, phụ tùng xe đạp, đồ điện…

5

Rùa Thượng

Đinh, bản lề, đồ điện, chi tiết xe đạp, xe máy…
Nguồn:Nguyễn Trần Điện, 2016 [6]
4


Làng nghề rèn thơn Đa Sỹ quận Hà Đơng có nghề rèn truyền thống đã hình thành
và phát triển hàng trăm năm nay. Trước năm 1996, cả làng chỉ có hơn 300 lị rèn, sản
lượng trung bình hàng năm chỉ hơn 2 triệu sản phẩm/năm. Những sản phẩm này được
một số gia đình khá giả làm nhiệm vụ thu gom và tiêu thụ khắp cả nước. Đến năm
2017, làng có khoảng 900 hộ làm nghề rèn với số lượng lao động địa phương và lân
cận khoảng 5.000 người. Sản phẩm rèn tập trung vào hai mặt hàng chính là dao và
kéo, đa dạng về chủng loại, kiểu dáng, kích thước. Đa số các hộ gia đình đã đưa máy
móc vào sản xuất. Nhờ vậy, đời sống nhân dân đã được cải thiện, sản phẩm làm ra tạo
được uy tín với người tiêu dùng trên cả nước [5].

Làng nghề kim khí thôn Gia Vĩnh huyện Thanh Oai, từ những sản phẩm đơn giản
như đinh, bản lề…đến nay bằng sự cần cù sáng tạo của người dân, cộng với sự đầu tư
một số máy móc cho sản xuất nên sản phẩm làm ra đã rất đa dạng, thu hút hơn 70% số
lao động trong thơn. Bằng sự phấn đấu của mình, sản phẩm kim khí truyền thống của
làng nghề kim khí Gia Vĩnh đã được tiêu thụ rộng rãi trên khắp cả nước.
Làng nghề kim khí thơn Liễu Nội huyện Thường Tín, hiện nay sản phẩm chủ yếu
của làng nghề là lò so chân chống xe máy, xe đạp, lò so để làm xương ghế. Nhiều gia
đình đã bắt đầu sản xuất một số chi tiết phụ của xe máy, xe đạp, khố dây…Nghề cơ
khí ở đây chủ yếu vẫn làm thủ cơng, việc trang bị máy móc cịn rất ít [7].
Làng nghề cơ khí Phùng Xá huyện Thạch Thất là làng nghề cơ kim khí lớn của
tỉnh Hà Tây cũ. Nghề có từ lâu đời nhưng trước đây chỉ dừng ở việc sản xuất cày bừa,
cuốc, xẻng. Sau này đã phát triển sản xuất xe cải tiến, bản lề, cửa xếp, xiên hoa. Các
năm trở lại đây, làng nghề nấu thép, cán thép, làm ống nước và cịn có tới trên 20 bể
mạ, nghĩa là khép kín dây chuyền sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối. Trang thiết bị
máy móc, cơng nghệ ở đây đã được cơng nghiệp hố rất nhiều so với các làng nghề cơ
khí khác trên địa bàn thành phố.
Làng Rùa huyện Thanh Oai đã bỏ sản xuất sản phẩm nhỏ lẻ với lò rèn cổ truyền,
trang bị máy móc chuyển sang sản xuất phụ tùng xe đạp, xe máy, máy cơ khí nhỏ và
phụ tùng như ốc, vít bằng cơng nghệ mới, có thu nhập cao hơn. Làng Rùa đã có từ 40
đến 50 xưởng sản xuất cơ khí lớn với khoảng 30 lao động, xưởng nhỏ 10 lao động,
mỗi xưởng sản xuất lớn có 12 - 15 máy. Trong làng có 75% số hộ sản xuất phụ tùng xe
máy, 5% số hộ làm dịch vụ cho các xưởng [8].
Làng nghề cơ khí Rùa Thượng trước đây sản phẩm chủ yếu là đinh, bản lề, yên xe đạp.
Đến nay với quy mô sản xuất lớn hơn, làng nghề đã có nhiều thay đổi. Một số hộ đã
đầu tư máy công cụ, máy đột dập trăm tấn tạo dây chuyền sản xuất khép kín làm
phong phú thêm các mặt hàng. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, cịn có các
mặt hàng vật liệu xây dựng, vật liệu đồ điện, các chi tiết xe đạp, xe máy.
5



Làng nghề cơ khí thơn Rùa Hạ, với hơn 80% số hộ sản xuất, quy mô sản xuất thành
nhà xưởng, các dây chuyền sản xuất khép kín, làng nghề ngày càng phát triển. Sản
phẩm rất đa dạng gồm: bản lề, cửa hoa, cửa xếp, phụ tùng xe đạp, đồ điện gia
dụng…có chất lượng cao, thích ứng với thị trường trong nước [8].
1.1.2. Một số loại nguồn thải cơ bản trong hoạt động sản xuất cơ khí
a) Bụi và khí thải
Hoạt động sản xuất cơ khí phát sinh bụi, khí thải từ các hoạt động như: vận
chuyển nguyên vật liệu, gia cơng kim loại, nấu, cán...
Q trình vận chuyển ngun vật liệu tới các làng nghề phát sinh bụi từ khói thải
của xe chuyên chở. Ngoài ra một phần bụi bám trên bề mặt kim loại do chứa các tạp
chất đất đá… cũng phát tán vào mơi trường khơng khí. Hàm lượng cao của bụi trong
khơng khí có tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người và hệ sinh thái
trong khu vực. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta, bụi trong khơng khí rất dễ
trở thành tác nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp mãn tính cũng như các bệnh về da
và đường tiêu hố. Bên cạnh đó lượng bụi lắng trong khơng khí có thể cản trở quá
trình quang hợp của thực vật dẫn tới sự giảm sút năng suất của hệ sinh thái nói chung
và cây trồng nói riêng [5].
Q trình gia cơng sơ bộ kim loại phát sinh một lượng lớn bụi chứa kim loại
nặng và bụi của vật liệu độc hại.
Trong quá trình nấu, người ta thường dùng than, củi. Việc đốt than phát sinh một
lượng lớn bụi, khói và các khí ơ nhiễm như CO2, SO2, NOx và chất hữu cơ bay hơi.
Hoạt động cơ khí nói riêng và tái chế kim loại nói chung sử dụng một lượng lớn than,
chính vì thế mà thải lượng ơ nhiễm của nó cũng là lớn nhất. Khí thải phát sinh từ q
trình nấu chảy ngun liệu. Do trong ngun liệu có dính nhiều tạp chất cũng như các
lớp sơn, mạ bị cháy và thải vào khơng khí lượng khói bụi, khí thải lị đốt.
Q trình nhúng rửa, mạ sản phẩm với hỗn hợp hóa chất độc hại đựng trong các
bể, thùng chứa, không được đậy nắp khiến cho không gian phân xưởng ơ nhiễm bởi
mùi ngột ngại. Ngồi ra, hơi axít, hơi kiềm, hơi kim loại, hơi hoá chất từ các quá trình
hàn chập, q trình mạ, lị nấu kim loại và hoạt động của các xưởng rút sắt dây là các
nguồn phát thải các khí gây ơ nhiễm này. Hơi kim loại như chì, đồng, kẽm…trong

khơng khí có thể gây những tác hại mang tính lâu dài đối với cơ thể những người tiếp
xúc lâu ngày. Ở nồng độ thấp chúng có thể gây ra các tác động lên hệ thần kinh, gây ra
chứng rối loạn như mất ngủ, căng thẳng thần kinh và lâu dài có thể dẫn tới các bệnh về
suy giảm trí nhớ. Ở nồng độ cao các tác động này xảy ra dữ dội hơn. Bệnh nhân có thể
bị các chứng co giật, hơn mê và có thể dẫn tới tử vong [5],[7].
6


b) Nước thải
Trong quá trình sản xuất tại các làng nghề cơ khí, lượng nước thải phát sinh tuy
khơng lớn, nhưng lại chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng (Zn, Fe, Cr, Ni...), dầu
mỡ công nghiệp.
Nguồn nước thải chủ yếu là do q trình cán, mạ kẽm. Ngồi ra cịn một lượng
nước thải do q trình rửa ngun vật liệu đầu vào và quá trình làm mát [4].
Lượng nước thải xuất phát từ khâu cán kim loại có thành phần ơ nhiễm chính
trong nước thải loại này là dầu mỡ và chất rắn lơ lửng, ngồi ra cịn một lượng nhỏ các
kim loại nặng như Zn, Fe, Pb… Nước thải có chứa dầu mỡ có thể được thấm xuống
nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm các đới chứa nước. Khi được xả vào nguồn tiếp
nhận một phần nhỏ dầu sẽ hồ tan trong nước. Phần lớn cịn lại sẽ loang trên mặt nước
và tạo thành lớp màng ngăn cản sự khuếch tán ôxy vào nước làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sự phát triển của các sinh vật nước.
Lượng nước thải sản xuất xuất phát từ khâu mạ thường lượng nhỏ nhưng lại có
độ ơ nhiễm rất cao. Trong thành phần của nước thải cơng nghệ mạ có chứa các kim
loại nặng (Zn, Pb, Ni, Cr), Xianua…ngồi ra cịn có độ pH thấp do đó có thể gây ơ
nhiễm tức thời nguồn tiếp nhận [5]. Các chất độc hại trong nước thải mạ như Cr6+,
Zn2+ dễ gây ung thư, loét da, các chứng bệnh về đường hô hấp cũng như các chứng
bệnh về thần kinh khác. Đối với các hệ sinh thái ở các thuỷ vực tiếp nhận các ion kim
loại nặng này sẽ gây ức chế sự phát triển của các động, thực vật thuỷ sinh, làm giảm
khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận. Bên cạnh đó độ pH thấp của nước thải cũng
là nhân tố góp phần làm tăng sự suy thối của mơi trường ở các lưu vực tiếp nhận cũng

như sự gia tăng sự ăn mịn đối với các cơng trình xây dựng.
Nước sử dụng để làm mát các thiết bị máy móc, vệ sinh thiết bị, mặt bằng nhà
xưởng. Nước sẽ cuốn theo các tạp chất bẩn cịn trong máy móc như các hóa chất, muối
axit, muối kim loại, xianua, các kim loại nặng như thủy ngân, kẽm, sắt, crom, niken…
dầu mỡ công nghiệp, chất rắn lơ lửng trực tiếp chảy ra cống thải rồi ra nguồn tiếp nhận
mà không qua hệ thống xử lý nào.
c) Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của làng nghề bao gồm chất thải rắn
sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất.
Chất thải rắn sinh hoạt của làng nghề phần lớn đều là chất thải hữu cơ dễ phân
hủy với tỷ lệ các thành phần dễ phân hủy chiếm tới 65% trong chất thải sinh hoạt.
Hoạt động sản xuất của làng nghề cơ khí thải ra một lượng lớn chất thải rắn
không nguy hại chủ yếu là xỉ từ than cháy [9]. Bên cạnh đó q trình phân loại cũng
thải loại một lượng đáng kể rỉ sắt và vụn kim loại. Chất thải rắn nguy hại bao gồm: bao
7


bì đựng hóa chất, thùng đựng sơn, giẻ lau dầu mỡ, quần áo dính dầu mỡ trong q
trình tiếp xúc với máy móc...Việc thải chất thải rắn là tro, xỉ và vụn quặng kim loại
không theo quy hoạch sẽ gây nên tình trạng gây mất vệ sinh trong khu dân cư, làm
tăng hàm lượng kim loại nặng, giảm độ xốp cũng như sự màu mỡ của đất trồng. Ngồi
ra cịn dẫn tới tình trạng ơ nhiễm đối với các nguồn nước mặt cũng như nước dưới đất.
1.1.3. Tác động của hoạt động sản xuất cơ khí tới mơi trường và sức khỏe cộng
đồng
Quy mô sản xuất tại các làng nghề cơ khí chủ yếu là quy mơ nhỏ, khó phát triển
vì mặt bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh hoạt. Phần lớn các hoạt động
kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề nói riêng được tổ chức
bởi các hộ gia đình, chiếm 70% tổng số cơ sở sản xuất. Hơn nữa, các làng nghề hiện
nay nhìn chung đều gặp khó khăn về mặt bằng cho sản xuất. Đa số các hộ sản xuất
kinh doanh ngay trên diện tích đất nhà ở, mặt bằng sản xuất chật hẹp. Ở những làng

nghề phát triển như Mẫn Xá, Đa Hội (Bắc Ninh); Vân Chàng (Nam Định); Vũ Hội,
Nguyên Xá (Thái Bình) gần 100% số hộ ngành nghề sử dụng nhà ở, sân, vườn làm nơi
sản xuất hoặc chứa vật tư, nguyên nhiên liệu, sản phẩm, thậm chí cả chất thải [4].
a) Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Mơi trường khơng khí tại khu vực làng nghề bị ơ nhiễm nặng do bụi và khí thải,
tiếng ồn, nhiệt độ cao từ các lò đúc, cán thép, máy cắt cóc, dập đinh, xưởng mạ và hoạt
động giao thông vận tải.
Ở các làng nghề tái chế kim loại (Đa Hội, Vân Chàng, Xuân Tiến) tiêu thụ lượng
than cao hơn so với các làng nghề tái chế giấy (Dương Ổ), đồng thời phát sinh một
lượng lớn bụi và các khí thải độc hại. Lượng than tiêu thụ ở làng nghề sắt thép Đa Hội
là 270.000 tấn/năm cao gấp 35,5 lần so với lượng than tiêu thụ ở làng nghề tái chế giấy
Dương Ổ; hàm lượng bụi, CO, SO2, NO2, THC ở làng nghề Đa Hội cũng cao và gấp
trên 30 lần so với làng nghề Dương Ổ [4].
Bảng 1.2. Thải lượng ô nhiễm do đốt than tại một số làng nghề
Đơn vị: tấn/năm
Làng nghề

Lượng
than

Bụi

CO

SO

NO

THC


Đa Hội-Bắc Ninh

270.000

2.457

81

2.894,4

2.359,8

14,88

Vân Chàng-Nam Định

42.280

384,75

12,68

453,2

369,5

2,33

Xuân Tiến-Nam Định


250.000

2,28

0,075

2,68

2,19

0,014

7.606

69,21

2,28

81,54

66,48

0,42

Dương Ổ-Bắc Ninh

Nguồn:Đặng Kim Chi, 2005 [4]
8



Ngồi ra, tại các làng nghề cơ khí cịn có một số loại hình ơ nhiễm khác như ơ
nhiễm nhiệt và ô nhiễm tiếng ồn. Nhiệt phát sinh chủ yếu từ các lò nung, cán kim loại
và từ hoạt động của các thiết bị, máy móc nơi sản xuất. Tiếng ồn phát sinh từ các máy
cắt kim loại, hoạt động của các thiết bị máy móc, máy nghiền than, sàn lò đúc, tiếng ồn
phát ra từ việc đập, nghiền những tảng xỉ nhôm, tiếng búa, tiếng máy dập hàn kim loại.
Do hạn chế về vốn và kỹ thuật, ở nhiều làng nghề cơ khí hiện nay chưa được
quan tâm xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, khói bụi độc hại. Ở một số làng nghề
cơ khí đã có sự báo động xuống cấp và tình trạng ơ nhiễm môi trường hết sức nặng nề.
Hầu hết các cơ sở sản xuất chỉ lo sản xuất kinh doanh, không chăm lo đến bảo vệ môi
trường sinh thái. Những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng
đồng đang trở thành những vấn đề bức xúc ở các khu vực này [5].
b) Ơ nhiễm mơi trường nước
Các làng nghề gia cơng cơ khí có nguồn nước thải bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng và
đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng như Fe, Cr, Zn với hàm lượng thường xuyên cao gấp
nhiều lần quy chuẩn cho phép. Ở các cơ sở sản xuất làng nghề, lượng nước thải không
được xử lý triệt để, mà chỉ xử lý sơ bộ qua một hệ thống lắng lọc hoặc thải thẳng vào
hệ thống thốt nước, gây ơ nhiễm mơi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
người dân. Nguồn nước mặt tại các làng nghề tái chế kim loại đã có dấu hiệu bị ơ
nhiễm bởi các ion kim loại có nguồn gốc từ nước thải như Fe, Zn...Kết quả phân tích
các mẫu nước mặt tại các làng nghề tái chế kim loại như Vân Chàng – Nam Định,
Phước Kiều – Quảng Nam, Xuân Tiến – Nam Định cho thấy thông số COD vượt quy
chuẩn cho phép từ 1,1 đến 1,5 lần. Hàm lượng Pb2+ , Zn2+ tại mẫu nước mặt làng nghề
Xuân Tiến – Nam Định cao hơn giới hạn cho phép lần lượt 2 lần và 1,3 lần. Hàm
lượng Fe trong các mẫu phân tích cũng nằm sát ngưỡng quy chuẩn cho phép [4].
c) Ô nhiễm mơi trường đất
Do mơi trường nước, mơi trường khơng khí ở các làng nghề bị ơ nhiễm bởi nước
thải, khí thải, chất thải rắn đổ bừa bãi cịn dính đầy nhựa, sơn, dầu, mỡ chưa được thu
gom và xử lý triệt để đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến mơi trường đất ở các làng
nghề bởi vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ tồn lưu trong đất, gây thối
hóa đất. Các loại chất thải rắn này phần lớn chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy

định. Khi mưa đến, một phần chất thải phân hủy, han gỉ... làm mất mỹ quan và ngấm
xuống đất gây ô nhiễm. Nhiều xưởng sản xuất lớn còn chở xỉ than và phế liệu thải đổ
ra các khu đất trống, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tại nhiều nơi, đất đai
canh tác phía sau các hộ sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm [5],[7].
9


Nước thải từ hoạt động sản xuất, nước mưa mang theo các chất độc hại làm ô
nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Nguồn nước ô nhiễm này lại được dùng để tưới
đồng ruộng sẽ làm thay đổi chất đất và kết cấu đất, ảnh hưởng tới hoạt động của vi
sinh vật trong đất, cản trở sự sinh trưởng của bộ rễ thực vật và ảnh hưởng tới sản
lượng cây trồng. Ngồi ra, các chất khí độc hại trong khơng khí như ơxit lưu huỳnh,
các hợp chất nitơ... kết tụ hình thành mưa axit rơi xuống đất làm chua đất. Một số loại
khói bụi có hại ngưng tụ cũng gây ra ô nhiễm đất, ví dụ như ở gần các xưởng nghề
luyện kim, vì trong khí thải có chứa lượng lớn các kim loại như chì, cadimi, crom,
đồng... nên vùng đất xung quanh sẽ bị ô nhiễm bởi những chất này.
d) Tác động tới sức khỏe cộng đồng
An toàn và sức khoẻ của người lao động trong làng nghề thường không được
đảm bảo. Số giờ làm việc liên tục trung bình mỗi ngày 10–12 giờ trong điều kiện diện
tích làm việc chật hẹp, mức ô nhiễm cao. Trong các nhà xưởng khơng có sự chuẩn bị
nào cho an tồn cháy nổ, mặc dù trong các làng nghề đều tiềm tàng những nguy cơ gây
cháy nổ do điện, lị, hố chất…Trong các xưởng mạ kẽm, các loại hoá chất độc hại
như axit, muối gốc xianua, muối kim loại không được bảo quản đúng quy định. Hầu
hết công nhân làm việc trong điều kiện thiếu hiểu biết về nghề nghiệp và an toàn lao
động; khơng có trang bị bảo hộ lao động, do đó sức khoẻ suy giảm nhanh, tai nạn lao
động xảy ra thường xuyên. Ở các lò nấu thép, xưởng mạ, sau thời gian làm việc lâu
nhất là 5 năm, người lao động buộc phải bỏ việc vì khơng đủ sức khoẻ [5].
Làng nghề phát triển, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu
nhập cho người nông dân lúc nông nhàn, làm cho đời sống người dân được cải thiối với mẫu NM2, tiềm năng gây rủi
ro cao bao gồm 02 chỉ tiêu: NH4+, Coliform. Các chỉ tiêu còn lại tiềm năng rủi ro ở

64


mức trung bình. Đối với mẫu NM3, các chỉ tiêu: BOD5, COD, TSS, Fe, Zn, Cr(III),
PO43-, NH4+, Coliform có tiềm năng gây rủi ro cao cho môi trường nước mặt. Các chỉ
tiêu còn lại tiềm năng gây rủi ro ở mức trung bình.
Trong q trình quan trắc, vị trí NM3 được luận văn lấy tại ao làng Vĩnh Lộc
nằm trong khu dân cư, xung quanh tập trung một số cơ sở sản xuất cơ khí nên có thể
thấy các chỉ tiêu như Fe, Zn nằm trong các chỉ tiêu tiềm năng gây rủi ro cao cho môi
trường. Điều này cho thấy, trong hoạt động sản xuất của các cơ sở, có thể một lượng
bụi kim loại đã phát tán vào môi trường, theo nước mưa hoặc nước thải từ quá trình vệ
sinh nhà xưởng chảy tràn ra mơi trường, ảnh hưởng tới nguồn nước mặt gần đó.
Đối với mẫu NM1 và NM4, tiềm năng gây rủi ro đối với môi trường nước mặt là
khác nhau đối với các chỉ tiêu và ở từng đợt quan trắc. Cụ thể mẫu NM1, tại đợt 1,
tiềm năng gây rủi ro cao bao gồm các chỉ tiêu: BOD5, COD, TSS, PO43-, NH4+. Tại đợt
2, tiềm năng gây rủi ro cao ngoài các chỉ tiêu đợt 1 còn thêm chỉ tiêu Fe, Coliform.
Như vậy, khi làng nghề đi vào thời gian sản xuất chính trong năm, q trình vận
chuyển, phân loại và gia cơng ngun liệu của làng nghề có thể đã đưa một lượng bụi
sắt phát tán vào khơng khí, theo nước mưa và ảnh hưởng tới nguồn nước mặt tại
mương gần đó. Đối với mẫu NM4, ở đợt 1 quan trắc, tiềm năng gây rủi ro cao đối với
môi trường bao gồm các chỉ tiêu: BOD5, COD, TSS, NH4+, Coliform. Tại đợt 2, tiềm
năng gây rủi ro cao ngoài các chỉ tiêu đợt 1 cịn thêm chỉ tiêu PO43-, Fe. Vị trí NM4 là
nơi tiếp nhận nguồn nước thải chung của làng nghề. Điều đó cho thấy vào thời gian
cao điểm sản xuất, lượng nước thải làng nghề với hàm lượng Fe cao hơn quy chuẩn
cho phép thải vào môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước tiếp nhận.
Nước dưới đất
Sau khi phân tích mẫu, áp dụng cơng thức 2.1 luận văn tính tốn rủi ro đối với
nước dưới đất, kết quả tính tốn rủi ro thể hiện ở bảng 3.18
Bảng 3.18. Kết quả tính tốn rủi ro theo hệ số RQ đối với nước dưới đất
Chỉ tiêu

NH4+
NO3COD (KMnO4)
Clorua
Fe
As
Mn
Độ cứng
Coliform

NN1

NN2

NN3

Đợt 1
0,65
0,44
0,58

Đợt 2
0,58
0,46
0,63

Đợt 1
0,81
0,76
0,85


Đợt 2
0,73
0,81
0,88

Đợt 1
0,55
0,73
0,75

Đợt 2
0,51
0,61
0,78

1,08
0,54
0,42
0,52
0,66
<1

1,06
0,42
0,30
0,50
0,58
5,00

0,80

1,52
0,44
0,62
0,62
<1

1,18
1,68
0,50
0,74
0,66
<1

0,49
0,99
0,62
0,54
0,54
3,00

0,66
1,25
0,82
0,76
0,48
3,00

65



Kết quả so sánh hệ số RQ tính tốn với thang đánh giá tại công thức 2.1 được thể
hiện ở hình 3.18 và 3.19
NH4+
NO3ClFe
As
Mn
KMnO4
®é cøng

1.4

RQ

1.2

1.0

0.8

0.6

0.4

NN 1

NN 2

NN 3

Hình 3.18. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với nước dưới đất đợt 1 của làng nghề

NH4+
NO3ClFe
As
Mn
KMnO4
®é cøng

1.6
1.4

RQ

1.2
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2

NN 1

NN 2

NN 3

Hình 3.19. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với nước dưới đất đợt 2 của làng nghề
Kết quả so sánh với thang đánh giá ở công thức 2.1 cho thấy, đối với vị trí NN1,
các chỉ tiêu Clorua (cả 02 đợt) và coliform (đợt 2) có tiềm năng gây rủi ro cao đối với
mơi trường. Các chỉ tiêu cịn lại tiềm năng rủi ro trung bình.
66



Đối với 02 vị trí NN2 và NN3 nghiên cứu tiến hành lấy tại 02 hộ gia đình tại làng
Vĩnh Lộc, đây là làng còn nhiều cơ sở sản xuất xen lẫn khu dân cư. Kết quả so sánh
cho thấy, tiềm năng gây rủi ro cao cho môi trường lần lượt là clorua, coliform. Các chỉ
tiêu còn lại mức độ rủi ro trung bình. Tại 02 vị trí này vào đợt lấy mẫu tháng 6/2018,
ngoài các chỉ tiêu như đợt 1, tiềm năng rủi ro cao có thêm chỉ tiêu Fe, các chỉ tiêu còn
lại tiềm năng gây rủi ro ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy với đặc thù của nước
thải sản xuất làng nghề cơ khí Phùng Xá khi ngấm xuống các tầng đất có thể đã ảnh
hưởng tới chất lượng môi trường nước dưới đất của khu vực. So sánh với vị trí NN1
lấy tại gia đình ơng Nam ở làng Bùng, xung quanh khơng có các cơ sở sản xuất thì
tiềm năng gây rủi ro với môi trường của chỉ tiêu Fe ở mức trung bình.
Nước thải
Trong q trình quan trắc, vị trí NT1 và NT2 được lấy tại 02 vị ví có nước thải
mang tính chất đặc trưng cho hoạt động sản xuất của làng nghề cơ khí Phùng Xá. Ở
các vị trí trên, đặc biệt vị trí NT1 lấy tại xưởng mạ của ông Trần Quốc Hưng, tuy
lượng nước thải phát sinh từ q trình mạ kẽm khơng nhiều, nhưng nồng độ Zn, Cr(III)
lại khá lớn, vượt quy chuẩn cho phép lần lượt là 6,3 và 4,5 lần. Nước thải tại vị trí NT1
được thu gom về trạm xử lý nước thải của điểm công nghiệp và xử lý trước khi thải ra
ngồi mơi trường. Kết quả q trình phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất của nghiên cứu
cũng cho thấy nước thải tại vị trí NT2 sẽ được thải trực tiếp vào hệ thống thốt nước
chung của điểm cơng nghiệp, điều này sẽ ảnh hưởng tới nguồn tiếp nhận nước thải
chung của xã là ngịi Ngạc.
Mẫu tại vị trí NT3 được lấy tại cống thoát nước của làng Bùng, xung quanh chủ
yếu là nhà dân, khơng có cơ sở sản xuất cơ khí nên nước thải tại vị trí này mang đặc
trưng của nước thải sinh hoạt. Các chỉ tiêu có kết quả phân tích nằm ngồi giới hạn
quy chuẩn cho phép tại vị trí này bao gồm COD, NH4+, Tổng N, Tổng P và Coliform.
Kết quả đánh giá hệ số rủi ro tại mẫu nước lấy tại ngòi Ngạc (vị trí NM4) cho
thấy vào đợt quan trắc tháng 6/2018, thời điểm các hộ sản xuất kinh doanh bắt đầu
bước vào thời kỳ sản xuất chính trong năm rủi ro mơi trường cao bao gồm các chỉ tiêu

BOD5, COD, TSS, NH4+, Coliform và Fe. Điều này cho thấy nước thải sản xuất cùng
với nước thải sinh hoạt của làng nghề Phùng Xá không qua xử lý hoặc xử lý không đạt
yêu cầu trước khi thải ra môi trường đã tác động tới chất lượng nguồn nước tiếp nhận
của chính địa phương.
c) Mơi trường đất
Tương tự mơi trường khơng khí và mơi trường nước, hệ số rủi ro RQ được tính
tốn theo cơng thức 2.1. Kết quả tính tốn được trình bày tại bảng 3.19
67


Bảng 3.19. Kết quả tính tốn rủi ro theo hệ số RQ đối với đất làng nghề
Đ1

Chỉ tiêu

Đ2

Đ3

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 1

Đợt 2


As

0,25

0,27

0,22

0,26

0,36

0,46

Cu

0,27

0,27

0,36

0,41

0,51

0,64

Pb


0,86

0,99

0,96

0,88

0,87

0,99

Zn

0,65

0,58

0,78

0,71

1,34

1,42

So sánh với thang đánh giá tại công thức 2.1, đối với mẫu đất Đ1 và Đ2 ở cả 02
đợt quan trắc, tiềm năng rủi ro của các chỉ tiêu phân tích ở mức độ trung bình. Đối với
mẫu Đ3 được nghiên cứu tiến hành lấy tại ruộng của hộ dân, xung quanh có tập trung

một số cơ sở sản xuất thì tiềm năng gây rủi ro cao đối với môi trường đất là chỉ tiêu
Zn, rủi ro trung bình đối với các chỉ tiêu cịn lại.
Vị trí Đ1 được luận văn lấy tại vị trí cách xa hộ dân cư và các hộ sản xuất cơ khí.
Đây là điểm quan trắc nền về chất lượng đất của làng nghề cơ khí Phùng Xá. Vị trí Đ2
là vị trí nằm giữa 02 làng, ít chịu tác động từ hoạt sản xuất. Tại vị trí Đ3, người dân
vẫn tiến hành sử dụng đất để trồng lúa phục vụ cuộc sống. Kết quả phân loại chứng tỏ
có sự tác động của q trình sản xuất cơ khí tới chất lượng mơi trường đất tại làng
nghề cơ khí Phùng Xá.
Kết quả so sánh hệ số rủi ro RQ với thang đánh giá tại công thức 2.1 đối với môi
trường đất của làng nghề Phùng Xá được thể hiện tại hình 3.20 và 3.21
1.4

As
Cu
Pb
Zn

1.2

RQ

1.0

0.8

0.6

0.4

0.2


§ 1

§ 2

§ 3

Hình 3.20. Biểu đồ hệ số rủi ro đối với đất đợt 1 của làng nghề
68


×