Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập cá nhân tư pháp quốc tế nhận định dưới đây đúng hay sai vì sao xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra phổ biến trong các quan hệ pháp luậ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.53 KB, 3 trang )

Đề bài: Nhận định dưới đây đúng hay sai ? Vì sao ?
“Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra phổ biến trong các quan hệ pháp luật có
yếu tố nước ngoài”
Bài làm
Trên thế giới, tùy vào sự khác nhau về chế độ chính trị cùng với sự chi phối về
phong tục tập quán, trình độ phát triển …đã tạo ra sự khác biệt giữa hệ thống pháp
luật của mỗi quốc gia. Mỗi quốc gia đều có một hệ thống pháp luật cho riêng mình.
Cùng với một sự kiện pháp lý, mỗi quốc gia lại có những quy định điều chỉnh khác
nhau, tạo nên xung đột pháp luật. Đây là hiện tượng đặc thù trong Tư pháp quốc tế.
các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật bao gồm: phương pháp xung đột và
phương pháp thực chất.
Xung đột pháp luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có
thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay quan hệ pháp luật khác.
Vấn đề cần giải quyết là chọn một trong các hệ thống pháp luật đó để áp dụng giải
quyết quan hệ pháp luật trên. Xung đột pháp luật có thể được hiểu là trong một
tình thế (trạng thái) nhất định mà hai hay nhiều hệ thống pháp luật đều có thể điều
chỉnh một quan hệ pháp luật nhất định.
Nhận định: “xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra phổ biến trong các quan hệ
pháp luật có yếu tố nước ngoài” là nhận định sai.Vì xung đột pháp luật không xảy
ra trong tất cả các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài mà nó chỉ xảy ra trong
quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
Nếu nói “xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra phổ biến trong các quan hệ
pháp luật có yếu tố nước ngoài”, thì “các quan hệ pháp luật” ở đây được hiểu rất
rộng, nó bao gồm quan hệ pháp luật dân sự, hình sự, hành chính…Nhưng không


thể có xung đột pháp luật trong các quan hệ về hình sự, hành chính, tố tụng. Vì các
hệ thống pháp luật này mang tính chất tuyệt đối về lãnh thổ. Nghĩa là, các đạo luật
thuộc những lĩnh vực trên, được ban hành để bảo vệ an ninh và trật tự công cộng
của quốc gia, nên tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đều phải
thi hành, dù họ mang quốc tịch của quốc gia nào.Tính hiệu lực theo lãnh thổ trong


quan hệ hình sự, hành chính, tố tụng được bảo đảm rất nghiêm ngặt.Thêm nữa,
trong Luật hình sự, Luật hành chính không cho phép áp dụng luật nước ngoài do
đókhông xuất hiện hai hay nhiều hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ pháp
luật ở đây và đương nhiên không bao giờ có các quy phạm xung đột .
Xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài. Theo Điều 758, Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thì quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất
một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là
công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ
đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài”. Có thể thấy các ngành luật quốc nội như: luật dân sự,
luật thương mại, luật hôn nhân gia đình, luật lao động…điều chỉnh các quan hệ của
mình một cách trực tiếp và đơn giản. Nhưng nếu các quan hệ này lại có một hoặc
vài yếu tố nước ngoài tham gia thì đó trở thành những quan hệ dân sự, quan hệ
hôn nhân và gia đình, quan hệ lao động, quan hệ thương mại và tố tụng dân sự có
yếu tố nước ngoài (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài), tất yếu
các quan hệ đó đã phụ thuộc hay liên đới tới điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống
pháp luật và đương nhiên vấn đề lựa chọn một hệ thống pháp luật điều chỉnh là cần
thiết. Do đó, xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật.


Như vậy, xung đột pháp luật không phải là hiện tượng xảy ra phổ biến trong các
quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài, mà nó chỉ xảy ra trong quan hệ pháp luật
dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Do đó, nhận định trên hoàn toàn sai.



×