Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.4 KB, 1 trang )
Thương mại 1 – cá nhân 1 – Phân tích chế độ chịu trách nhiệm về tài sản trong kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân
Bài làm:
Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi
hoạt động của doanh nghiệp; doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì một loại chứng khoán nào; mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân”
Doanh nghiệp tư nhân mang trong mình những đặc trưng nhất định giúp phân biệt loại hình doanh nghiệp tư nhân với các loại hình kinh doanh khác, nổi bật trong đó là chết độ
chịu trách nhiệm về tài sản. Trước hết, nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp tư nhân xuất phát chủ yếu từ tài sản của một cá nhân, phần vốn này sẽ do chủ doanh nghiệp tư
nhân tự khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán của doanh nghiệp. Như vậy, cá nhân chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ đưa vào kinh
doanh một số vốn nhất định trong khối tài sản thuộc sở hữu của cá nhân mình và về nguyên tắc, tài sản đưa vào kinh doanh đó là tài sản của doanh nghiệp tư nhân. Chính từ
điều này có thể kết luận rằng hầu như không có giới hạn nào giữa phần vốn và tài sản đưa vào kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân và phần tài sản còn lại thuộc sở hữu của
chủ doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa trong việc nhìn nhận về khối tài sản của doanh nghiệp tư nhân, khẳng định vấn đề không thể tách bạch tài sản của chủ doanh nghiệp tư
nhân và tài sản của chính doanh nghiệp tư nhân đó.
Vì vậy, đối với chủ doanh nghiệp tư nhân, do tính chất độc lập về tài sản của doanh nghiệp tư nhân không có nên chủ doanh nghiêp tư nhân – người chịu trách nhiệm duy nhất
trước mọi rủi ro của doanh nghiệp sẽ phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn. Chủ doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong phạm vi phần vốn đầu tư đã đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của minh trong trường hợp phần vốn đầu tư đã đăng
kí không đủ để trang trải các khoản nợ của doanh nghiệp tư nhân. Một doanh nghiệp tư nhân không có khả năng thanh toán nợ đến hạn và lâm vào tình trạng phá sản thì tất
cả những tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân đều nằm trong diện tài sản phá sản của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ thanh toán các khoản nợ
theo quy định của pháp luật phá sản cho đến hết tài sản hiện có của chủ doanh nghiệp. Sau khi thủ tục phá sản chấm dứt, tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật,
chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ với các khoản nợ còn chưa thanh toán hết với các chủ nợ.
Như vậy có thể thấy, chế độ chịu trách nhiệm về tài sản của doanh nghiệp tư nhân đã mang đến cho loại hình doanh nghiệp này cả ưu điểm lẫn nhược điểm.
Về ưu điểm, thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ đầu tư duy nhất, vì vậy cá nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh
nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân không phải chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp với bất cứ đối tượng nào khác. Chủ doanh nghiệp có quyền định đoạt đối với tài sản doanh
nghiệp cũng như có toàn quyền quyết định việc tổ chức quản lý doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất. Thứ hai, vấn đề lợi nhuận cũng không đặt ra đối
với doanh nghiệp tư nhân, bởi lẽ doanh nghiệp này chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuộc về một mình chủ
doanh nghiệp. sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và các bên thứ ba. Đây cũng là một ưu điểm khi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp một chủ.
Người được thuê điều hành doanh nghiệp tư nhân cũng không có quyền đòi hỏi một số % nhất định trong số lợi nhuận thu được nếu điều này không được đặt ra trong hợp