Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích tác động của luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của việt nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.66 KB, 10 trang )

Môn Luật Quốc tế

MỤC LỤC

A Đặt vấn đề

2

B Giải quyết vấn đề 2
I Khái quát chung

2

1. Khái niệm môi trường 2
2. Khái niệm bảo vệ môi trường

3

II Luật quốc tế trong lĩnh vực môi trường

3

III Tác động của luật quốc tế tới quá trình hoàn thiện văn bản lu ật c ủa
Việt Nam trong lĩnh vực môi trường
5
IV Những hạn chế và phương hướng khắc phục
1 Hạn chế

7

2 Phương hướng hoàn thiện


C Kết thúc vấn đề

8

Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ Lục

10

8
9

7


Môn Luật Quốc tế

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình hình thành và phát triển, con người luôn bi ết d ựa vào
thiên nhiên, tác động, khai thác thiên nhiên để duy trì s ự s ống và phát tri ển .
Do đó, môi trường là một trong những vấn đề cấp bách được hầu hết các
quốc gia trên thế giới quan tâm hiện nay, chúng ta đang cùng nhau ở trên m ột
hành tinh mà chính chúng ta đã khai thác quá m ức dẫn đến nh ững h ậu qu ả
tác động tiêu cực đến con người . Như vậy, việc hoàn thiện pháp luật về môi
trường trở nên vô cùng quan trọng. Để hoàn thiện hơn về pháp luật của mình,
Việt Nam cũng đã tham khảo thêm pháp luật về môi trường trên th ế gi ới. Và
để hiểu hơn về vấn đề này em xin chọn đề: “ Phân tích tác động của Luật
quốc tế tới quá trình hoàn thiện các văn bản luật của Việt Nam trong lĩnh v ực
bảo vệ môi trường”.
Do kiến thức của em còn hạn chế nên bài làm còn nhiều thiếu sót. Mong

thầy cô góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung
1. Khái niệm về môi trường
Đối với con người thì môi trường bao gồm nội dung rất rộng lớn. Theo định
nghĩa của UNESCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ
thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ
chứa. . . ) và những cái vô hình (tập quán, niềm tin, nghệ thuật. . . ), trong đó con
người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và
nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, môi trường sống đối
với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể


Môn Luật Quốc tế
sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự
nghỉ ngơi của con người”.
Hay, theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam định nghĩa môi
trường "bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ m ật
thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, s ản xu ất, s ự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Như vậy thì theo định nghĩa
của Luật bảo vệ môi trường thì con người trở thành trung tâm trong m ối
quan hệ với tự nhiên hay cụ thể hơn, mối quan hệ gi ữa con ng ười v ới nhau
tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành ph ần khác
của môi trường.
2. Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động gi ữ
cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, h ạn chế tác động xấu đối
với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,

phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử d ụng h ợp lý và ti ết ki ệm tài
nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Và theo điều 4 Luật môi tr ường
năm 2005 thì:
“1. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và b ảo đ ảm
tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia
phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
2. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm c ủa
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân….”

II. Luật quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 Hiệp định quốc tế về môi trường
và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong số đó có khoảng 20 Hiệp định


Môn Luật Quốc tế
có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế. Các biện pháp môi trường trong
các hiệp định môi trường quốc tế được áp dụng đối với việc vận chuyển buôn bán,
trao đổi, khai thác các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường như chất thải độc
hại, động vật hoang dã, các nguồn gen thực động vật, các chất phá huỷ tầng ô
zôn…như Công ước quốc tế về buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã có
nguy cơ tuyệt chủng (CITES); Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới
các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng (BASEL) 1989, Công ước v ềĐa
dạng sinh học (CBD) 1992, Công ước khung về biến đổi khí hậu c ủa Liên h ợp
quốc (UNFCCC) 1992…
Một số Công ước, Nghị định thư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Công ước Đa dạng Sinh học
Công ước Đa dạng Sinh học được ký kết tại Hội nghị Rio de Janero năm
1992. Mục tiêu của Công ước là bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng lâu dài các cấu
thành của đa dạng sinh học, chia sẻ công bằng và tương thích các lợi ích xuất phát
từ việc sử dụng các nguồn gen. Công ước này có 135 thành viên. Có 12 nước đã ký

kết nhưng chưa thông qua Công ước . Việt Nam là nước có tính đa dạng sinh học
cao trên thế giới, sự đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan... t ạo môi
trường sống thuận lợi cho sinh giới, tuy nhiên nhận th ức của ng ười dân còn
hạn chế, một bộ phận cán bộ, viên chức còn chưa đề cao v ấn đ ề bảo t ồn này,
dẫn đến sự mất mát, suy thoái đa dạng sinh học. Chính vì vậy, nh ững biện
pháp được ghi nhận trong Công ước có tính định hướng và h ướng d ẫn c ần
thiết cho công tác bảo tồn ở một quốc gia còn thi ếu kỹ thu ật v ề b ảo v ệ môi
trường như Việt nam vào thời điểm bấy giờ.
Công ước MARPOL 73/78
Công ước MARPOL có hiệu lực vào ngày 2/10/1983, Công ước đề ra
những quy định nhằm ngăn chặn những vụ ô nhiễm gây ra bởi tai n ạn ho ặc
trong quá trình vận chuyển hàng hóa là dầu, hàng nguy hi ểm, đ ộc h ại b ằng
tàu, do nước thải, rác và khí thải từ tàu. Công ước cũng đ ưa ra nh ững yêu c ầu


Môn Luật Quốc tế
về lưu giữ, xử lý và thải những vật liệu đó cũng như yêu cầu về quy trình báo
cáo những vụ tràn dầu, chất độc hại cũng như quy đ ịnh nh ững khu v ực đ ặc
biệt khi tàu hoạt động trong đó bắt buộc phải tuân th ủ theo nh ững tiêu
chuẩn thải nhấtđịnh.
Nghị định thư Montreal
Ngày 16/09/1987, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng
ôzôn được ký kết. Nghị định thư được xây dựng một cách rất linh hoạt trong đó có
quan tâm đến nhu cầu phát triển của các nhóm nước, đặc biệt là các nước đang phát
triển. Mục tiêu cuối cùng của Nghị định thư là xoá bỏ các chất gây suy giảm tầng
ôzôn (ODS).

III. Tác động của luật quốc tế đến hoàn thiện văn bản luật
của Việt Nam trong lĩnh vực môi trường
Nhà nước ta thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh

các mối quan hệ xã hội gắn liền với yếu tố môi trường. Các quy định pháp luật về
môi trường đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường. Tính tương
đồng giữa các quy phạm pháp luật môi trường Việt Nam với các quy định trong
công ước quốc tế về môi trường được nâng cao. Hệ thống pháp luật môi trường
Việt Nam đã khẳng định tính ưu tiên của các quy định trong công ước quốc tế mà
Chính phủ Việt Nam đã ký. Như:
Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước Đa dạng sinh học vào ngày
16/11/1994 và chính thức trở thành thành viên của Công ước này. Vì v ậy, vi ệc
xây dựng hệ thống pháp luật trong nước, các chính sách, kế ho ạch v ề đa
dạng sinh học một cách phù hợp cũng là một hình th ức th ực hi ện nghĩa v ụ
của Công ước. Các văn bản pháp luật như: Luật đa dạng sinh h ọc 2008, Lu ật
Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Thủy sản năm 2003, Ngh ị đ ịnh s ố
65/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và h ướng dẫn thi hành m ột
số điều của Luật đa dạng sinh học ngày 11/6/2010 đ ề ch ứa đ ựng quy ph ạm
điều chỉnh hoạt động của các khu bảo tồn. Nhằm th ể chế hóa n ội dung t ại


Môn Luật Quốc tế
Điều 8 (g) Công ước đa dạng sinh học, Nghị định số 69/2010/NĐ-CP c ủa
Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gene, mẫu v ật di
truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gene đã được ban hành. Bên c ạnh
đó, kế hoạch hành động quốc gia đa dạng sinh học đến năm 2010 và đ ịnh
hướng đến năm 2020 theo quyếtđịnh số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5
năm 2007 đã triển khai nội dung tại Điều 8 khoản a, b Công ước Đa dạng sinh
học về thành lập và quản lý khu bảo tồn thành nh ững mục tiêu c ụ th ể h ơn.
Trong đó có nhiều điều khoản thể hiện sự tương thích với nội dung c ủa Công
ước như khoản 3 Điều 47 Luật đa dạng sinh học thể hiện đ ược yêu cầu t ại
Khoản d điểm 9 Công ướcĐa dạng sinh học…
Hay Việt Nam đã tham gia Công ước MARPOL 73/78 từ ngày 29/8/1991
với hai Phụ lục bắt buộc là Phụ lục I (hiệnđã có 130 quốc gia tham gia) và

Phụ lục II, các Phụ lục còn lại của Công ước Việt Nam đang đ ề xu ất tham gia
(Phụ lục III. IV, V, VI). Nhằm đưa nội dung các công ước về bảo vệ môi tr ường
mà Việt Nam tham gia nói chung và Công ước MARPOL 73/78 nói riêng, chúng
ta đã tiến hành công tác nội luật hóa, xây dựng pháp luật và quy ch ế thích
hợp, tổ chức bộ máy. Từ nguyên tắc này, Luật Bảo vệ môi trường đã được ban
hành năm 1993 và từ sau đó vấn đề bảo vệ môi trường đã được đưa vào hàng
loạt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc khai thác và s ử d ụng
tài nguyên môi trường. Bộ luật Hàng Hải Việt Nam năm 2005 ghi nhận vấn đề
bảo vệ môi trường là một nguyên tắc quan trọng: Phòng ng ừa ô nhi ễm bi ển
là một trong những nội dung thuộc phạm vi điều ch ỉnh của B ộ lu ật (Đi ều 1)
và hành vi gây ô nhiễm môi trường biển là hành vi bị nghiêm c ấm (Đi ều 10).
Với 16 Điều đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường biển, trong đó có hai đi ều
trực tiếp điều chỉnh việc phòng ngừa, xử lý ô nhiễm biển do dầu (Điều 28
vàĐiều 223), Bộ luật hàng hải đã bổ sung nhiều n ội dung cụ th ể hóa các quy
định của Công ướcMARPOL 73/78 như các quy định về đăng kiểm, gi ấy ch ứng
nhận phòng ngừa ô nhiễm môi trường, về việc lưu gi ữ các tàu không đ ủ đi ều


Môn Luật Quốc tế
kiện bảo vệ môi trường; …Các Nghị định, Thông tư, Quy chế lần lượt ra đ ời đ ể
hướng dẫn thực hiện luật. Như nghị định 137/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6
năm 2004 về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng bi ển và th ềm lục đ ịa
của Việt Nam đã có nhiều quy định về xử phạt các hành vi vi ph ạm v ề phòng
ngừa ô nhiễm biển do dầu và các quy định buộc th ực hiện các bi ện pháp kh ắc
phụcô nhiễm môi trường, và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường…
Ngoài ra, còn có nhiều Công ước, Nghị định thư tác động đến quá trình
hoàn thiện văn bản pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực môi trường nh ư: Công
ước Viên bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về các chất huỷ hoại tầng
ôzôn thực hiện Công ước trên và Hiệp định về thay đổi môi trường; Hiệp định về
thương mại quốc tế đối với những loài có nguy cơ bị diệt chủng (CITES). Trong số

các điều khoản của các Hiệp định này là các hướng dẫn về cách thức bắt và giết các
loại động vật hoang dã và cá; Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên
giới các phế thải nguy hiểm; Công ước An toàn sinh học; Công ước Quốc tế về Bảo
vệ thực vật; Hội nghị về biến đổi khí hâu tai Kopenhagen ngày 07/12/2009…

IV. Những hạn chế còn tồn tại trong quy định của pháp luật Việt
Nam về bảo vệ môi trường và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
vấn đề này.
1.Hạn chế.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện; còn thiếu một số văn bản luật quan
trọng như Luật về không khí sạch, Luật về an toàn hóa chất,… cũng như nhiều văn
bản hướng dẫn khác chưa được ban hành. Hệ thống cơ quan quản lí môi trường còn
nhiều bất cập, lực lượng cán bộ làm công tác môi trường vừa thiếu, vừa yếu về
năng lực chuyên môn ... Việc phân công phân nhiệm chưa rõ ràng vừa chồng chéo
vừa để lại nhiều khoảng trống thiếu sự quản lí của nhà nước. Ý thức tự giác bảo vệ
môi trường của người dân còn thấp, đầu tư cho bảo vệ môi trường chưa đáp ứng
yêu cầu, còn dàn trải và thiếu hiệu quả; các công cụ kinh tế chưa được áp dụng


Môn Luật Quốc tế
mạnh mẽ trong quản lí môi trường … Những yếu kém trên đây về mặt pháp luật
cũng với việc chất lượng môi trường sống đang xuống cấp đang đặt ra những thách
thức lớn đối với công tác bảo vệ môi trường thời gian tới.
2.Giải pháp hoàn thiện.
Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu hài hoà các lợi ích, trách nhiệm của Nhà nước,
tổ chức và cá nhân trong khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường, pháp luật cần bổ
sung quy định về các công cụ kinh tế chủ yếu sau:
Quy định đầy đủ thuế sử dụng các thành phần môi trường. Ban hành đồng
bộ quy định thu phí bảo vệ môi trường đối với tất cả các nguồn xả thải, tác động
xấu đến các thành phần môi trường như khí thải, tiếng ồn, v. v. Xây dựng và áp

dụng các quy định về Nhãn sinh thái. Xây dựng và áp dụng quy định Quota gây ô
nhiễm có thể chuyển nhượng. Xin tài trợ từ các tổ chức quốc tế ở VN để tiến hành
một dự án cụ thể, có mục tiêu và đối tượng cụ thể. VD: Xin quỹ của WB, UNICEF,
để nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe phụ nữ và trẻ em ở
VN trong vòng từ năm 2000 đến năm 2015 (Đây chính là một trong những công cụ
tuyên truyền pháp luật hiệu quả).Thực hiện cấm việc nhập khẩu rác thải công
nghiệp vào VN (cần luật riêng hoặc văn bản dưới luật riêng).Nhà nước nên quan
tâm và khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng nông sản
sang thị trường Mỹ, châu Âu. . .

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh kinh tế phát triển đi kèm với công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, sự tác động của con người đến môi trường thiên nhiên từ lòng
đất đến biển cả, từ động vật đến thực vật, làm biến đổi môi trường là không
thể tránh khỏi và để những biến đổi đó tác động đến con người một cách
thấp nhất, không có cách nào khác, mỗi quốc gia, trong đó có cả Vi ệt Nam c ần


Môn Luật Quốc tế
tích cực tham gia các Công ước quốc tế về môi trường và th ực hi ện các Công
ước này trên thực tế một cách có hiệu quả nhất. Và từ những Công ước, Nghị
định thư mà các quốc gia đã tham gia để hoàn thiện h ơn văn b ản pháp lu ật
nước mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để phù hợp h ơn v ới các quy đ ịnh
của Công ước. Hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ ngôi nhà “xanh” thân yêu
của chúng ta, để ngôi nhà này mãi xanh – sạch – đẹp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Giáo trình Luật Quốc tế, trườngĐại học luật Hà nội, 2012, NXB Công an nhân

dân.

-

Luật Đa dạng sinh học 2008.

-

Luật Bảo vệ môi trường 2005.

-

Luật Hàng Hải 2005.

-

Công ướcĐa dạng sinh học 1992.

-

Công ước MARPOL 73/78.

-

ThS. Nguyễn Thu Hà, “Nội dung cơ bản của các điều ước quốc tế về ô nhiễm
môi trường biển liên quan đến tàu biển” , Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà
nước và pháp luật, số 01/2005, trang 67-75.

-


Nguyễn Thu Hà, “Công ước Marpol 73/78 với các quy tắc ngăn ngừa ô nhi ễm
môi trường biển từ tàu biển”, Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp
luật, Số 8/2006. Trang 77-83.


Môn Luật Quốc tế
PHỤ LỤC

Hãy chung tay, góp sức bảo vệ môi trường



×