Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 ngữ văn chuyên khoa học tự nhiên lần 2 có lời giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.52 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
CHUYÊN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – LẦN 2
NĂM HỌC 208 – 2019
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Đọc trích dẫn và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:
“Trải qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên tai khắc nghiệt, nhân
dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Tình làng nghĩa xóm, thương người
như thể thương thân đã trở thành một đạo lí của dân tộc. Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng
được cải thiện hơn, đầy đủ hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia đình mình, ít
quan tâm đến những vấn đề xã hội. Trước kia, ông cha ta đã phê phán lối sống chỉ biết vun vén cho riêng
mình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Cuộc sống quanh ta hiện nay
không thiếu những người như thế. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, nhà nào nào đóng cửa biết
nhà nấy. Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng
quan như không biết. Đi đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy. Thấy lũ trẻ cái
nhau thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ
cũng không mảy may xúc động…Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hòa
nhập với cộng đồng. Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người chẳng khác nào một cái máy
“sáng cắp ô đi tôi cắp ô về” một cách đơn điệu, tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc,


chắn chắc hiệu quả công việc sẽ không thể nào cao.
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong
công việc. Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo.
Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những
cái chết đáng tiếc. Một kĩ sư vô cảm có thể dửng dưng trước những sinh mạng con người do công trình
không đạt chất lượng của mình gây ra. Một tài xế vô cảm sẵn sàng xem thường tính mạng của người khác
khi phóng nhanh vượt ẩu. Một thầy giáo vô cảm chỉ nghĩ bài giảng cho xong chuyện, còn nói gì đến tình
nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những học trò còn học kém, gia đình khó khăn. Cán bộ vô cảm sẽ
không thể nhìn thấy hoàn cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc của nhân dân trong khu
dân cư để tìm cách tháo gỡ, quan liêu, xa rời dân và dễ rơi vào tệ “hành” dân.
Tình thương là cái quí giá của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến
dòng máu hồng hào trở thành màu xanh. Trái tim mỗi người cần thắp sáng ước mơ, khát vọng, ý chí và sự
sáng tạo gắn bó với cộng đồng. Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc đời của con người
có ý nghĩa”
(Theo Diệu Hương, báo Nhân dân Chủ nhật, 17/2/2016)
Câu 1: Thông hiểu
Đặt nhan đề cho đoạn trích trên.


Câu 2: Nhận biết
Chỉ ra các từ ngữ biểu hiện của bệnh vô cảm trong đoạn trích
Câu 3: Thông hiểu
Nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung đoạn trích
Câu 4: Thông hiểu
Anh/chị hiểu câu: “Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người giống như một cái máy: “sáng cắp ô
đi, tối cắp ô về” một cách đơn điệu và tẻ nhạt. Con người mắc bệnh vô cảm trong công việc, chắc chắn
hiệu quả công việc sẽ không cao” như thế nào?
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Vận dụng cao


Qua văn bản Vợ nhặt của Kim Lân, anh/chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1.
Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản, phân tích
Cách giải:


Gợi ý nhan đề:
- Bệnh vô cảm
- Chống bệnh vô cảm
- Căn bệnh vô cảm
Câu 2.
Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản
Cách giải:
Biểu hiện bệnh vô cảm: thờ ơ, bàng quan, làm ngơ, không mảy may xúc động, vô tri, vô giác, đơn điệu, tẻ
nhạt, quan liêu…
Câu 3.
Phương pháp: căn cứ nội dung văn bản, phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Ý nghĩa nội dung đoạn trích: Giúp con người nhìn nhận cuộc sống khách quan, biết phân biệt lối sống ích
kỉ, hẹp hòi, luôn làm ngơ trước những nỗi bất hạnh, không may của người sống xung quanh mình.
Từ đó biết nhận thức đúng đắn, học tập lối sống hòa đồng, biết yêu thương, sẻ chia, đồng cảm với những
người xung quanh.
Câu 4.

Phương pháp: phân tích
Cách giải:
Phê phán những người mắc bệnh vô cảm sẽ không có đam mê, nhiệt huyết với công việc của mình mà chỉ
làm việc như một cỗ máy vô hồn, không đem lại hiệu quả lao động, thậm chí ảnh hưởng xấu, gây hậu quả
nghiêm trọng tới những người xung quanh. Bệnh vô cảm dễ dàng dẫn con người đến thói vô trách nhiệm,
thiếu lương tâm.
PHẦN II. LÀM VĂN
Câu 1: Vận dụng cao
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Thí sinh đảm bảo yêu cầu về hình thức, có thể bày tỏ ý kiến riêng, trình bày theo những cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo các ý sau:
- Đây là lời răn dạy, giáo dục mỗi con người cần biết trân trọng, yêu thương, hòa đồng với những người
xung quanh. Người viết muốn hướng đễn những chuẩn giá trị đạo đức chung để làm một cn người có
trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng.
- Tình thương là giá trị đạo đức, là thước đo phẩm chất của mỗi con người. Trong cuộc đời mỗi người
phải đối mặt với khó khăn, gian khổ, phải biết chấp nhận những thất bại và cần chia sẻ khó khăn của bản
thân để tìm thấy sự đồng cảm của người khác. Có trải qua đắng cay mới thấy được giá trị hạnh phúc.
Người vô cảm sẽ không có những phẩm chất ấy, họ là những con người ích kỉ, hẹp hòi là những “dòng
máu trắng” chỉ biết chăm lo cho bản thân bởi vật chúng ta phải đấu tranh, phê phán không dung túng cho
thói xấu, ích kỉ này.
- Để trở thành một con người chân chính trước hết phải có trách nhiệm với chính mình: suy nghĩ, nhận
thức, hành động, lời nói, ứng xử,… cần phải thận trọng, chin chắn. Trái tim mỗi người luôn luôn cần
được sưởi ấm, thắp sáng, ước mơ, khát vọng, ý chí sáng tạo… những điều đó lại luôn phải gắn với cộng
đồng, với những người xung quanh. Bởi vậy, khi nói hay làm bất cứ việc gì cũng phải có trách nhiệm với
chính mình, tự nâng cao nhân cách bản thân qua hành động, ngôn ngữ. Không những thế phải không
ngừng học tập, rèn luyện nâng cao tri thức, đạo đức; tránh lối sống ích kỉ, hẹp hòi, vụ lợi, chà đạp lên
quyền lợi của người khác. Phấn đấu cho quyền lợi của cá nhân nhưng không làm tổn hại lợi ích tập thể.
- Sống có trách nhiệm với bản thân, với cộng động, sự hoà đồng với mọi người xung quanh. Mỗi người
cần biết quan tâm, chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống với những người xung quanh. Sự cống hiến trí

tuệ, sức lực của bản thân để góp phần làm cho cộng đồng văn minh, tiến bộ. Bản thân phải có ý thức,
trách nhiệm đóng góp một phần công sức lao động cho cộng đồng xã hội.
- Xã hội cần lên án mạnh mẽ lối sống vô cảm, vô trách nhiệm coi đó như một căn bệnh cần loại bỏ của xã
hội.
Câu 2: Vận dụng cao


Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học có bố cục chặt chẽ, mạch lạc; diễn
đạt, hành văn trôi chảy, ít mắc lỗi dùng từ đặt câu, chính tả,…
- Yêu cầu về kiến thức: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Khẳng định sức sống, niềm tin tưởng vào tương lai
của các nhân vật trong văn bản. Khát vọng sống mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp.
- Học sinh phải đảm bảo những nội dung sau:
1.Phần khái quát:
- Nêu một số nét khái quát về tác giả và tác phẩm: Kim Lân được coi là nhà văn của đồng ruộng Việt
Nam bởi các sáng tác của ông viết nhiều và viết hay về nông thôn về cuộc sống của những người dân lao
động; tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân thấm đẫm tinh thần nhân đạo luông hướng con người về sự sống,
ánh sáng và tương lai.
- Trích dẫn ý kiến.
2.Phần nội dung:
Ý 1 (1,0 điểm): - Giải thích sơ qua ý kiến trong phần trích dẫn: Tác phẩm nói về một hiện thức khốc liệt
của nạn đói 1945, nhưng những người đói không nghĩ đến cái chết mà nghĩ đến sự sống “Khi viết về…
sống cho ra con người” => niềm tin cao đẹp nhất, đây cũng là một biểu hiện của tinh thần nhân đạo.
Bối cảnh lịch sử đất nước: Thực trạng nạn đối năm 1945 được cụ thể hóa ở một xóm ngụ cư: “Cái đói đã
tràn… mùi gây của xác người”, một thực trạng ảm đạm, tang hương người sống đang sống lẫn với người
đã chết, người sống cũng không ra hồn người mà lay lắt, dặt dẹo “xanh xám như những bóng ma”. Trong
không khí đau thương ấy vẫn lóe lên niềm vui khi “Giữa cái cành tối sầm vì đói khát ấy, một buổi chiều
người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa. Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở khác
thường. Hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh” => Tràng dẫn người đàn bà về

làm vợ, xây tổ ấm gia đình, đã vượt lên một hiện thực khốc liệt với những chết chóc để hướng tới sự sống
tương lai.
Ý 2 (1,0 điểm): Việc lây vợ của Tràng làm cho những người dân trong xóm ngụ cư “lạ lắm”, họ bàn tán,
phán đoán về sự lạ đời ấy “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì
lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Sự xuất hiện của Tràng và người đàn
bà lạ đã xua tan sự ảm đạm tăm tối cố hữu nơi xóm ngụ cư, một thoáng mừng vui lóe lên sự sống, sự kiện
ấy như một làn gió mát lành thổi vào giữa không khí oi nồng đầy mùi tử khí của những khuôn mặt “rạng
rỡ”. Tuy nhiên, niềm vui vừa chợt lóe lên lại phải nhường chỗ cho sự lo âu, phấp phỏng “Ôi chao! Giời
đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?” Một nỗi lo
lắng về sự sống, sự tồn tại của con người, sự sống và cái chết luôn rình rập; người dân ngụ cư lo cho đôi
vợ chồng trẻ “có nuôi nổi nhau…” họ không dám chắc vào sự sống nhưng vẫn còn hi vọng, cuộc hôn
nhân của Tràng giúp cho người đời nghĩ đến sự sống chứ không phải cái chết. Với Tràng một cảm giác
“lạ lẫm” “mới mẻ” chưa từng thấy ở người đàn ông thô mộc ấy, cái nụ cười tủm tỉm, cai khuôn mặt phớn
phở thường trực xuất hiện => Trong cái chết vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ thì sự sống vẫn tồn tại, bất
chấp sự khắc nghiệt của cái đói, cái chết đang bủa vây.
Ý 3 (1,5 điểm): - Niềm vui, hạnh phúc thực sự đổi thay khi họ đã nên vợ, nên chồng, hai con người
không hề quen biết, chỉ gặp nhau đôi bận trong những câu đùa vui tếu táo đã gắn bó họ để thành vợ thành
chồng. Hoàn cảnh thảm đạm của đói khát lại là nền tảng để nuôi khát vọng sống và đã giúp họ sống, tồn
tại.
- Sự thay đổi ấy không chỉ diễn ra với Tràng “Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ
đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải” hạnh phúc đến bất ngờ.
Tràng “bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ”. Niềm vui ấy
còn đến với mọi thành viên trong gia đình. Nếu như trước khi Tràng có vợ, căn nhà của hai mẹ con vốn
lụp xụp, rách nát thêm phần nhếch nhác bẩn thỉu thì khi Tràng gắn bó cuộc đời với thị đã có sự thay đổi
khác hẳn “Nhà cửa sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu gọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo
rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi nên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn
để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch”. Bà
cụ Tứ “đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở” cuộc sống mới như có phép nhiệm màu làm thay
đổi tất cả. Vẻ khắc khổ không còn in trên nét mặt bà cụ Tứ mà “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường,
cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”. Cô dâu mới



cũng góp phần vào công cuộc “cải cách”. Từ một cô gái chao chát, chỏng lỏn trở thành “người đàn bà
hiền hậu đúng mực”, thị tỏ rõ là người vợ chu đáo biết chăm lo cho tổ ấm gia đình “quét lại cái sân, tiếng
chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất”. Cảnh tượng rất bình thường giản dị nhưng với Tràng “lại rất
thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có
một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn
vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn
có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa dân, hắn cũng muốn làm một
việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà”. Tất cả các thành viên trong gia đình “ai nấy đều có ý nghĩa rằng
thu xếp của nhà cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn”. Bà
cụ Tứ ân cần chu đáo với các con “Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu, bà lão nói
toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này”, bà còn hướng đến một tương lai tươi sáng “Khi nào có
tiền ta mua lấy đôi gà” “ngoảng đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem” bà đã đặt niềm
tin vào cuộc sống, vận dụng triết lí dân gian “Chớ than phận khó ai ơi. Còn da lông mọc, còn chồi nảy
cây” (bài ca dao Mười cái trứng), một niềm tin rất hồn nhiên của người nông dân nhưng không phải
không có cơ sở đó là trong hoàn cảnh nào con người cũng cần biết nương tựa vào nhau để vươn lên. Cuộc
sống trong gia đình Tràng thật hạnh phúc “Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như
thế”. Tuy nhiên, niềm vui xen lẫn những phấp phỏng lo ấu, xen lẫn cái đói cái cơ cực của bữa ăn bằng
“miếng cám đắng chát và nghẹn bứ”, tủi cực, đau xót nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng
về tương lai, về ngày mai tươi sáng.
-Ý 4 (0,5 điểm): Hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” ở cuối truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc; đó là
hỉnh ảnh tươi sáng, là niềm tin bất diệt vào tương lai. Đây là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, trong hoàn
cảnh tận cùng của đói khát con người đã thấy ánh sáng của cách mạng. Hình ảnh này là kết tinh niềm tin,
tinh thần lạc quan của người nông dân trước cách mạng.



×