Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh tới năng suất và chất lượng Bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------------------

PHẠM DUY HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI
SINH TỚI NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI
ĐẠI MINH, TẠI HUYỆN YÊN BÌNH,
TỈNH YÊN BÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN – NĂM 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM DUY HÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI
SINH TỚI NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG BƯỞI
ĐẠI MINH, TẠI HUYỆN YÊN BÌNH,
TỈNH YÊN BÁI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hà Duy Trường


2. TS. Trần Trung Kiên

THÁI NGUYÊN – NĂM 2018


i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc.

Hòa Bình, ngày 20 tháng 08 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Duy Hùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
Thày giáo hướng dẫn, bạn bè đồng nghiệp và cơ quan chủ quản. Tôi xin chân
thành cảm ơn Thầy giáo TS. Hà Duy Trường và TS. Trần Trung Kiên với
cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong Phòng Đào tạo, khoa
Nông học Trường Đại học Nông Lâm, những người đã truyền thụ cho tôi
những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi
học tập tại trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè
những người luôn quan tâm cổ vũ, động viên cho tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu vừa qua.
Do thời gian còn hạn chế, bản luận văn này chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè để luận văn này được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Phạm Duy Hùng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 2
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3
2.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................................................... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Nguồn gốc của cây bưởi............................................................................. 5
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ...................... 5
1.3.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới ...................................................... 5
1.3.2. Tình hình sản xuất bưởi tại Việt Nam..................................................... 8
1.3.3. Tình hình sản xuất bưởi tại Yên Bái ..................................................... 12
1.4. Những nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi và cây
bưởi có liên quan đến phạm vi đề tài .............................................................. 14
1.4.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi trên thế giới ......... 14
1.4.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi ở Việt Nam ......... 17
1.4.3. Vai trò của các chất dinh dưỡng cơ bản ................................................ 18


iv
1.5. Giới thiệu về phân vi sinh ....................................................................... 23
1.5.1. Phân bón vi sinh SPS Clean .................................................................. 23
1.5.2.Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu Emina ................................................... 26
1.6. Kết luận rút ra từ tổng quan tài liệu ......................................................... 29
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 31
2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 31
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 31
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 31
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................... 31
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 32
2.4.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean
đến năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh cho nhóm cây giai đoạn từ 13 15 tuổi. ............................................................................................................. 32
2.4.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm VSV hữu
hiệu Emina đến năng suất, chất lượng bưởi Đại Minh cho nhóm cây 1315 tuổi. ............................................................................................................. 34

2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá: .................................. 35
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 38
3.1. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean đến năng suất, chất lượng
bưởi Đại Minh. ................................................................................................ 38
3.1.1 Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean đến sinh trưởng và đặc
điểm hình thái lộc bưởi Đại Minh ................................................................... 38
3.1.2 Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến khả năng ra hoa đậu
quả của Bưởi Đại Minh ................................................................................... 41


v
3.1.3 Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến tình hình sâu bệnh hại,
của Bưởi Đại Minh .......................................................................................... 43
3.1.4. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến năng suất của Bưởi Đại
Minh................................................................................................................. 46
3.1.5 Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến một số chỉ tiêu chất
lượng của Bưởi Đại Minh ............................................................................... 49
3.1.6 Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến hiệu quả kinh tế................ 51
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến hiệu quả kinh tế ........ 51
3.2. Ảnh hưởng của Chế phẩm VSV hữu hiệu EMINA đến năng suất,
chất lượng bưởi Đại Minh ............................................................................... 52
3.2.1 Ảnh hưởng của chế phẩm vsv hữu hiệu emina đến sinh trưởng và
đặc điểm hình thái lộc bưởi Đại Minh 13-15 tuổi........................................... 52
3.2.2 Ảnh hưởng của Chế phẩm VSV hữu hiệu EMINA đến khả năng ra
hoa đậu quả của Bưởi Đại Minh ..................................................................... 54
3.2.3 Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến tình hình sâu
bệnh hại của Bưởi Đại Minh. .......................................................................... 56
3.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của Bưởi Đại Minh ......................................... 57

3.2.5 Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến một số chỉ tiêu
chất lượng của Bưởi Đại Minh........................................................................ 61
3.2.6 Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến hiệu quả kinh tế ...... 63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 64
1. Kết luận ....................................................................................................... 64
2. Đề nghị ........................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

CAQ

: Cây ăn quả

CC

: Chiều cao

CT

: Công thức

ĐK

: Đường kính


FAO

: Food and Agricultural Organization of the United National

KTST

: Kích thích sinh trưởng

PB

: Phân bón

PBQL

: Phân bón qua lá

PTNT

: Phát triển nông thôn

TB

: Trung bình

TG

: Thời gian

TT


: Thứ tự

UBND

: Ủy ban nhân dân


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới ........................... 6
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế
giới Năm 2016 ................................................................................ 7
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam năm 2012 - 2016 ............. 8
Bảng 1.4: Thang chuẩn bón phân cho cây có múi dựa vào phân tích lá......... 16
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean đến thời gian sinh
trưởng và số lượng lộc xuân bưởi Đại Minh ................................ 38
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean đến đặc điểm hình thái
lộc bưởi Đại Minh ......................................................................... 40
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean đến khả năng ra hoa,
đậu quả của Bưởi Đại Minh .......................................................... 41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến tỷ lệ đậu quả của
Bưởi Đại Minh .............................................................................. 42
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean mức độ sâu, bệnh hại
của Bưởi Đại Minh ....................................................................... 44
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến đặc điểm quả của
Bưởi Đại Minh .............................................................................. 46
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của Bưởi Đại Minh............................ 47
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến chất lượng quả của

Bưởi Đại Minh .............................................................................. 49
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến hiệu quả kinh tế ........ 51
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của chế phẩm vsv hữu hiệu emina đến thời gian
sinh trưởng và số lượng lộc xuân bưởi Đại Minh......................... 52


viii
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của chế phẩm vsv hữu hiệu emina đến đặc điểm
hình thái lộc bưởi Đại Minh.......................................................... 53
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến khả năng
ra hoa, đậu quả của Bưởi Đại Minh .............................................. 54
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến tỷ lệ đậu
quả của Bưởi Đại Minh................................................................. 55
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina mức độ sâu
bệnh hại của Bưởi Đại Minh ......................................................... 57
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến đặc điểm
quả của Bưởi Đại Minh................................................................. 58
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến năng suất
và các yếu tố cấu thành năng suất của Bưởi Đại Minh ................ 59
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến chất
lượng quả của Bưởi Đại Minh ...................................................... 61
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến hiệu quả
kinh tế............................................................................................ 63


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 3.1. Ảnh hưởng của phân vi sinh SPS clean đến năng suất thực thu
của Bưởi Đại Minh ........................................................................... 48
Hình 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩn VSV hữu hiệu Emina đến năng suất

thực tế của Bưởi Đại Minh ............................................................... 60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bưởi (Citrus grandis L.) là một trong những loài cây ăn quả có múi
được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước vùng Châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin v.v...
Cây bưởi không những có giá trị kinh tế cao mà còn có giá trị dinh dưỡng
lớn đối với con người. Trong 100g phần ăn được có: 89 g nước, 0,5 g protein, 0,4
g chất béo, 9,3 g tinh bột, 49 IU vitamin A, 0,07 mg vitamin B1, 0,02 mg vitamin
B2, 0,4 mg niacin và 44 mg vitamin C. Bên cạnh đó bưởi có nhiều ứng dụng trong
y học cổ truyền của dân tộc. Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu. Ngoài
ra, vỏ quả bưởi còn có pectin, naringin (một loại glucozid), đường ramoza, cùng
nhiều loại men tiêu hóa amylaza, peroxydaza... Ngoài dùng ăn tươi, bưởi còn
được chế biến thành rất nhiều sản phẩm có giá trị như nước quả, mứt v.v...
Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái là một huyện miền núi nằm ở phía đông
của tỉnh Yên Bái, có tổng diện tích đất tự nhiên là: 77.234,61 ha chiếm 11,2%
diện tích toàn tỉnh Yên Bái trong đó diện tích đất nông nghiệp có 55.057,66
ha chiếm 71,31% diện tích tự nhiên. Hiện nay toàn huyện Yên Bình có 1.170
ha cây ăn quả trong đó có 400 ha Bưởi Đại Minh, tập trung chính tại 2 xã Đại
Minh và Hán Đà. Bưởi Đại Minh là giống bản địa, có lịch sử trồng trọt ở
làng Khả Lĩnh, xã Đại Minh từ cách đây hơn 200 năm (theo lời kể của các
cụ già làng Khả Lĩnh). Bưởi Đại Minh có giá trị kinh tế cao đem lại thu nhập
cao cho người dân Yên Bình. Năng suất bưởi bình quân của toàn huyện năm
2016 đạt 250 tạ/ha, đạt cao nhất trong các huyện, thị của tỉnh Yên Bái (Cục
thống kê tỉnh Yên Bái, 2016) [4].
Tuy có được những kết quả như trên, nhưng trong thực tế việc phát
triển sản xuất bưởi Đại Minh vẫn chưa thực sự tương xứng với lợi thế và tiềm



2
năng của vùng, do phần lớn người dân vẫn còn canh tác theo phương pháp
quảng canh, bón phân, chăm sóc chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật, việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
cho bưởi Đại Minh vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng suất và chất lượng
của các vườn bưởi còn thấp và không đồng đều. Một trong những nguyên
nhân chủ yếu có thể là do người trồng bưởi bón phân không cân đối, sử dụng
phân bón không đúng kỹ thuật; bón thiếu hụt nguồn dinh dưỡng, đặc biệt là sự
thiếu hụt các nguyên tố vi lượng; hoặc cũng có thể do phòng trừ sâu bệnh hại
chủ yếu là dùng thuốc hóa học dùng một cách tràn lan và tuy đã dùng đúng
thuốc nhưng phun chưa đảm bảo nồng độ, liều lượng dẫn đến tỷ lệ quả bị sâu
bệnh hại trên cây vẫn cao, tỷ lệ quả bị dám nhiều, làm giảm mẫu mã và chất
lượng quả; đồng thời việc sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu, bệnh đã gây
ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường sinh thái.
Đã có một số nghiên cứu kỹ thuật canh tác đối với cây bưởi Đại Minh
nhưng mới tập trung chủ yếu về kỹ thuật khoanh vỏ, thụ phấn bổ sung, tưới
nước, bao quả đã phần nào góp phần nâng cao được năng suất cho bưởi Đại
Minh, tuy nhiên chưa có những nghiên cứu sâu về phân bón, đặc biệt là các
sản phẩm phân bón có nguồn gốc vi sinh đến năng suất, chất lượng bưởi. Xuất
phát từ những nhu cầu thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh tới năng suất và chất lượng
Bưởi Đại Minh, tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định được tỷ lệ phân SPS và nồng độ chế phẩm VSV hữu hiệu Emina
đến năng suất, chất lượng Bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
3. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi sinh SPS Clean đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.



3
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm VSV hữu hiệu Emina đến sinh
trưởng, năng suất và chất lượng bưởi Đại Minh tại huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học dẫn
liệu khoa học về tác động của chế phẩm vi sinh tới năng suất và chất lượng
của cây Bưởi Đại Minh.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
các các nhà khoa học nông nghiệp nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến
phân vi sinh SPS Clean, chế phẩm VSV hữu hiệu Emina đến cây bưởi Đại Minh.
2.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng quy trình kỹ
thuật nâng cao năng suất, chất lượng của giống bưởi Đại Minh trong thời gian
tới, góp phần giải quyết các vấn đề còn tồn tại của thực tiễn sản xuất giống
bưởi Đại Minh tại Yên Bình, Yên Bái.
- Khuyến cáo các hộ nông dân, nhà vườn huyện Yên Bình sử dụng chế
phẩm vi sinh đúng liều lượng trong chăm sóc bưởi Đại Minh.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bưởi (Citrus grandis L. Osbeck) là một trong những loài cây ăn quả có
múi được trồng khá phổ biến ở nước ta cũng như các nước vùng Châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin v.v... Cây bưởi không
những có giá trị kinh tế cao mà còn có giá trị dinh dưỡng lớn đối với con

người. Bên cạnh đó bưởi có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền của dân tộc.
Trong lá, hoa, vỏ quả bưởi đều chứa tinh dầu. Ngoài dùng ăn tươi, bưởi còn
được chế biến thành rất nhiều sản phẩm có giá trị như nước quả, mứt v.v...
Trong công nghiệp chế biến, vỏ, hạt để lấy tinh dầu, bã tép để sản xuất Pectin
có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt. Đặc biệt bưởi có tác dụng rất tốt trong việc
chữa các bệnh về tim mạch, đường ruột cũng như có tác dụng chống ung thư
(Trần Thế Tục,1995) [14], (Trần Như Ý và cs, 2000) [17].
Từ những giá trị trên mà ngày nay cây bưởi ngày càng được phát triển ở
nhiều vùng nhiều địa phương và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
các hộ nông dân. Tuy nhiên một số khó khăn mà các nhà làm vườn vấp phải
hiện nay chính là chưa áp dụng được hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất
như sử dụng phân vi sinh để tăng tỷ lệ đậu hoa, đậu quả.
Cũng như các cây trồng khác, cây bưởi chịu tác động nhiều từ dinh
dưỡng; thiếu dinh dưỡng làm cây sinh trưởng phát triển kém, năng suất, phẩm
chất giảm sút, quả bị bị biến dạng và bị khô tép quả (Phan Yến Sơn, 2010)[11].
Cây bưởi cũng khá mẫn cảm với việc dư thừa dinh dưỡng, đặc biệt là dư thừa
clo, natri, bo, mangan có thể làm tổn thương cây.
Việc sử dụng phân vi sinh sẽ làm tăng khả năng ra hoa đậu quả, làm cho
sản phẩm có mẫu mã đẹp chất lượng tốt ngăn ngừa được sâu bệnh gây hại. Do
vậy, để có được những sản phẩm có năng suất cao và chất lượng tốt Việt


5
Nam cũng cần phải có những nghiên cứu về sử dụng phân vi sinh để lựa
chọn được liều lượng phù hợp với điều kiện canh tác bưởi của Việt Nam
nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng.
1.2. Nguồn gốc của cây bưởi
Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L). Osbeck. Trong phân loại
thực vật, bưởi thuộc họ cam Rutaceae, họ phụ Aurantioideae, chi Citrus, chi
phụ Eucitrus, loài Grandis ( Đỗ Đình Ca và các cs, 2008 [2]; Đoàn Văn Lư và

cs, 2002) [9].
Theo tác giả (Bùi Huy Đáp, 1960) [5], (Walter Reuther, 1989) [24] các
giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia, Ấn Độ,
một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi này
tới trồng ở vùng biển Caribe, sau đó bưởi được giới thiệu ở Palestin vào năm
900 sau Công Nguyên và tiếp theo mới đến các nước ở châu Âu, phía nam
Trung Quốc và các nước châu Mỹ.
Bưởi chùm (Citrus paradisis) được xác định là dạng đột biến hay dạng
con lai tự nhiên của bưởi, xuất hiện sớm nhất ở vùng Barbadas miền Tây Ấn
Độ, tiếp theo là trồng ở Bang Florida (Mỹ) vào năm 1809, sau đó lan rộng và
trở thành một trong những sản phẩm quả chất lượng cao ở châu Mỹ.
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 3 vùng trồng cam quýt chủ yếu, riêng với cây
bưởi là vùng châu Mỹ, Địa Trung Hải và châu Á. Trong đó khu vực Bắc Mỹ
là vùng trồng lớn nhất sau đó đến châu Á và Vùng Địa Trung Hải. Hàng năm,
trên thế giới sản xuất khoảng 5,5 – 6,5 triệu tấn bưởi cả 2 loại bưởi chùm (Citrus
paradisi) và bưởi (Citrus grandis) chiếm 5,4 - 5,6 % tổng sản lượng cây có múi,
trong đó chủ yếu là bưởi chùm (chiếm 2,8 - 3,5 triệu tấn) còn lại bưởi chiếm một
lượng khá khiêm tốn khoảng 1,2 - 1,5 triệu tấn (FAO, 2018 [20]).


6
Theo số liệu thông kê của FAO (2018), tình hình sản xuất bưởi trên thế
giới được tổng hợp như bảng 1.1
Bảng 1.1: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi trên thế giới
Năm

Diện tích (ha)


Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016

305.473
310.311
317.103
319.631
324.194
321.528
320.898
348.689
354.625
358.724

233,679
241,573
237,402
237,072

244,492
256,302
264,608
249,112
249,149
252,957

7.138.247
7.496.269
7.528.083
7.577.561
7.926.287
8.240.840
8.491.232
8.686.264
8.835.434
9.074.176

(Nguồn: FAOSTAT, 2018)[20]
Qua bảng 1.1 cho thấy, trong 10 năm trở lại đây cây bưởi tăng cả về
diện tích, sản lượng và năng suất, cụ thể năm 2011 là có sự chuyển biến rõ rệt
nhất khi cả năng suất, diện tích, sản lượng tăng lên đáng kể đây là biểu hiện
tích cực cho một thời kì phát triển mới của cây bưởi. Diện tích bưởi năm 2016
đạt 358.724 ha và đồng thời là diện tích trồng bưởi kỉ lục tính tới thời điểm
hiện tại. Đi kèm với diện tích bưởi tăng là sản lượng bưởi toàn cầu tăng từ
7.138.247 tấn năm 2007 đạt đỉnh điểm về sản lượng năm 2016 đạt 9.074.176
tấn. Năng suất bưởi bình quân của thế giới trong 10 năm có sự biến động
nhưng sản lượng vẫn tăng đều qua các năm. Nhìn chung từ năm 2007 - 2016,
diện tích bưởi tăng và sản lượng tăng thêm gần 2.000.000 tấn, nguyên nhân
chủ yếu do năng suất được tăng lên bởi áp dụng các tiến bộ khoa học và công

nghệ trong sản xuất bưởi.
Sản xuất bưởi chùm chủ yếu tập trung ở các nước châu Mỹ, châu Âu
dùng cho chế biến nước quả.


7
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở các châu lục trên thế giới
Năm 2016
TT

Quốc gia

Diện tích thu

Năng suất

Sản lượng

hoạch (ha)

(tạ/ha)

(tấn)

1

Thế giới

358,724


252,957

9,074,176

2

Châu Phi

55,102

148,997

821,002

3

Châu Mỹ

77,349

215,780

1,669,037

4

Châu Á

222,244


291,943

6,488,281

5

Châu Âu

3,140

276,329

86,760

6

Châu Đại Dương

889

102,373

9,096

(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [20]
Qua bảng 1.2 cho thấy: Bưởi chủ yếu được sản xuất ở các nước thuộc
châu Á, tập trung nhiều ở một số nước như Trung Quốc, Ấn độ, Philippines,
Thái Lan, Bangladesh... được sử dụng để ăn tươi là chủ yếu và khu vực này
cũng là nơi có năng suất cao nhất. Trong đó:
Về diện tích trồng bưởi năm 2016, Châu Á có diện tích lớn nhất đạt

222,244 ha, tiếp đến là Châu Mỹ với diện tích 77,349 ha, Châu Phi (55,102
ha), Châu Âu (3,140 ha) và thấp nhất là Châu Đại Dương chỉ đạt 889 ha.
Năng suất cao nhất là Châu Á đạt 291,943 tạ/ha, tiếp đến Châu Âu đạt
276,329 tạ/ha và thấp nhất là Châu Đại Dương đạt 102,373 tạ/ha.
Sản lượng của Châu Á cao nhất trong các Châu lục đạt 6,488,281 tấn,
tiếp đến là Châu Mỹ đạt 1,669,037 tấn, vùng có sản lượng thấp nhất là Châu
Đại Dương chỉ đạt 9,096 tấn.
Về tiêu thụ bưởi: Nhật Bản vẫn là một thị trường lớn cho việc tiêu thụ
bưởi. Trong năm 2004/2005 bang Florida của Mỹ đã xuất sang Nhật Bản
4.755.972 thùng (80.851 tấn) bưởi tươi, năm 2005/2006: 6 - 7 triệu thùng
(102-119 nghìn tấn), năm 2006/2007: 8 triệu thùng (136 ngàn tấn). Nam Phi


8
cũng xuất sang Nhật khoảng 6 triệu thùng (96.721 tấn) bưởi trong năm
2004/2005, tăng gần 1,55 triệu thùng so với năm 2003/2004. Tại Nga, khoảng
12% người Nga coi quả có múi là loại trái cây ưa thích. Quýt và cam là 2 loại
quả phổ biến nhất trong khi đó bưởi vẫn được coi là loại quả có múi quý
hiếm. Năm 2004, Nga nhập 4 ngàn tấn bưởi, tăng so với 32 ngàn tấn năm
2003, 33 ngàn tấn của năm 2002 và 22 ngàn tấn năm 2001. Trong 9 tháng đầu
năm 2005 Nga đã nhập 30 ngàn tấn bưởi. Như vậy, Nga đứng thứ ba thế giới
về nhập khẩu bưởi, sau Nhật bản (288 ngàn tấn) và Canada (51 ngàn tấn),
trong tổng số 464 ngàn tấn của toàn thế giới. Các nước cung cấp bưởi chủ yếu
cho Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Ixraen, Nam Phi và Achentina.
1.3.2. Tình hình sản xuất bưởi tại Việt Nam
Tình hình sản xuất bưởi Việt nam được thể hiện trong bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất cây bưởi ở Việt Nam năm 2012 - 2016
Diện tích

Năng suất


Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2012

37.407

116,939

437.436

2013

37.733

116,505

439.602

2014

38.813

120,225


466.630

2015

39.547

119,195

471.380

2016

42.100

118,120

497.288

Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [20]
Diên tích trồng bưởi ở nước ta ngày càng tăng, năm 2012 diện tích trồng
bưởi là 37.407 ha tăng lên 42.100 ha năm 2016. Năng suất bưởi cao nhất vào
năm 2014 là 120,225 tạ/ha sau đó giảm còn 118,120 tạ/ha năm 2016. Tuy
năng suất có bấp bênh nhưng sản lượng vẫn tăng đều qua các năm, năm 2012
sản lượng bưởi đạt 437.436 tấn đến năm 2016 đã tăng lên và đạt 497.288 tấn.


9

Theo Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, chỉ riêng bưởi Năm roi
ở Đồng bằng sông Cửu Long diện tích đã khoảng trên 10.000 ha, sản lượng
đạt 60.000 tấn/năm, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long với diện tích 4,5 nghìn
ha cho sản lượng 31,3 nghìn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản
lượng Năm Roi của cả nước, trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 nghìn
ha với sản lượng gần 30 nghìn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang: 1,3 nghìn ha.
Giống bưởi Da Xanh mới chọn lọc cách đây khoảng chục năm nhưng diện
tích trồng giống bưởi này ở Bến Tre đã có 1.544 ha [16].
Ở nước ta, nhóm cây ăn quả có múi nói chung, cây bưởi nói riêng được
coi là một trong 4 loại các cây ăn quả chủ lực. Nước ta có 3 vùng trồng cây có
múi chủ yếu (Vũ Mạnh Hải và cs,2000) [7] là:
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: cây có múi (cam, quýt, bưởi,
chanh) với tổng diện tích 74.400ha, chiếm 54% và sản lượng 880.800
tấn/năm, chiếm 65% so với cây có múi của cả nước. Đặc biệt, Đồng bằng
sông Cửu Long có các giống cây có múi đặc sản nổi tiếng được người tiêu
dùng ưa chuộng, sẵn sàng mua với giá cao (bưởi Da Xanh - Bến Tre; bưởi
Năm Roi - Vĩnh Long - Hậu Giang; quýt hồng - Đồng Tháp; quýt Đường Trà Vinh; cam Sành và bưởiLông Cổ Cò - Tiền Giang,...) .
- Vùng Bắc Trung bộ: Theo thống kê năm 2009 diện tích cây có múi
toàn vùng là 16.550 ha, trong đó có 12.520 ha cho thu hoạch. Trong vùng này
có hai vùng bưởi đặc sản, đó là bưởi Thanh Trà của Huế, bưởi Phúc Trạch của
Hương Khê, Hà Tĩnh. Với ưu việt của mình, diện tích bưởi Phúc Trạch ngày
được mở rộng. Trong năm 2008, diện tích trồng bưởi Phúc Trạch lên đến
1.600 ha, trong đó có khoảng 1.250 ha đã cho quả, sản lượng quả bình quân
những năm gần đây đạt 15-17 nghìn tấn/năm.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: cây có múi ở vùng này được
trồng ở những vùng đất ven sông, suối như sông Hồng, sông Lô, sông Gâm,


10
sông Chảy. Hiện chỉ còn một số vùng tương đối tập trung là Bắc Sơn, Bắc

Quang (Đỗ Đình Ca và cs,2005) [1], riêng cây bưởi ở vùng này có 474 ha,
chiếm 17,5% diện tích cây có múi với giống bưởi Đoan Hùng ngon nổi tiếng.
Theo số liệu của (Tổng cục Thống kê, 2014) [13], năm 2013 cả nước
có 832 nghìn ha cây ăn quả, sản lượng đạt 930 nghìn tấn, trong đó diện tích
cam quýt là 73,4 nghìn ha, diện tích bưởi, bòng là 45,2 nghìn ha. Tập đoàn
bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu khắp các tỉnh, đặc biệt đã
hình thành những vùng bưởi lớn với những giống đặc trưng mang tính đặc
sản địa phương.
Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn lọc thành công nhiều giống bưởi bản
địa đặc sản, đánh giá được một số dòng bưởi nhập nội có triển vọng cao cho
các tỉnh miền Bắc [26]
Bưởi Phú Diễn: Cây sinh trưởng khỏe. Dạng quả tròn, khi chín vỏ quả
vàng chanh. Sau trồng 7 năm cây sẽ cho chất lượng quả ổn định. Năng suất
trung bình 80 - 100 quả/cây. Thời gian cho thu hoạch từ tháng 12 - 1. Khối
lượng quả trung bình 0,8 - 1kg. Tỷ lệ phần ăn được 60 - 65%. Múi và vách
múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu trắng ngà, ăn giòn ngọt không the đắng.
Quả có thể bảo quản tự nhiên được 2 - 3 tháng.
Bưởi Đoan Hùng: Khả năng sinh trưởng khá. Dạng quả hình cầu dẹt.
Khi chín vỏ quả màu vàng xám. Khối lượng quả trung bình 0,8 - 1kg. Tỷ lệ
phần ăn được 55 - 60%. Múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu
trắng ngà, ăn giòn ngọt, mùi thơm nhẹ. Sau trồng 6 năm cây sẽ cho chất lượng
quả ổn định. Năng suất bình quân 120 - 150 quả/cây. Thu hoạch tháng 10 11. Quả có thể bảo quản tự nhiên được 3 - 4 tháng.
Bưởi Phúc Trạch: Cây sinh trưởng khá. Dạng quả hình cầu. Vỏ màu
xanh vàng. Khối lượng quả trung bình 1 - 2kg. Tỷ lệ phần ăn được 55 - 60%.
Múi và vách múi dễ tách rời nhau. Thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng


11
trong, vị ngọt hơi thanh chua. Sau trồng 5 năm cây sẽ cho chất lượng quả ổn
định. Năng suất bình quân 120 - 150 quả/cây. Thu hoạch cuối tháng 8 đầu

tháng 9. Quả có thể bảo quản quả tự nhiên được 1 - 2 tháng.
Bưởi đỏ Hòa Bình: Cây sinh trưởng khỏe. Dạng quả hình cầu. Vỏ màu
vàng cam, khi chín màu vàng phớt hồng. Thịt quả màu hồng đỏ. Khối lượng
quả trung bình 0,8 - 1kg. Tỷ lệ phần ăn được 55 - 60%. Múi và vách múi dễ
tách rời nhau. Thịt quả màu đỏ hồng, mọng nước, ăn giòn ngọt không he
đắng. Sau trồng 7 năm cây sẽ cho chất lượng quả ổn định. Năng suất bình
quân 150 - 200 quả/cây. Thu hoạch tháng 11. Quả có thể bảo quản tự nhiên
được 2 tháng.
Bưởi Hoàng: Xuất xứ giống ở thôn Hoàng Trạch, xã Mễ Sở, huyện Văn
Giang (Hưng Yên). Cây sinh trưởng rất khỏe. Dạng quả tròn màu xanh, khi chín
chuyển màu vàng xanh. Sau trồng 5 năm cây cho chất lượng quả ổn định. Năng
suất bình quân 80 - 90 quả/cây. Thời gian thu quả tháng 9 - 10. Khối lượng quả
trung bình khoảng 1,5kg. Tỷ lệ phần ăn được đạt 50 - 55%. Thịt quả màu trắng
xanh, ăn giòn ngọt rôn rốt. Quả có thể bảo quản tự nhiên được 1 tháng.
Bưởi Quế Dương: Cây sinh trưởng rất khỏe, chịu hạn chịu úng khá. Lá
dầy màu xanh đậm. Dễ cho quả. Thời gian thu hoạch tháng 9 - 10. Khi chín
vỏ quả màu xanh hanh vàng, vách múi dễ tách. Tỷ lệ phần ăn được từ 55 57%. Thịt quả màu trắng xanh, vị ngọt thanh hơi hôi. Khối lượng quả trung
bình 1,2 - 1,5kg. Năng suất trung bình 150 - 200 quả/cây. Quả có thể bảo
quản tự nhiên được 30 ngày.
Ngoài những giống bưởi chính kể trên còn có nhiều giống bưởi ngon
được trồng rải rác ở các tỉnh trong cả nước, như bưởi Ổi, bưởi Da Láng (Biên
Hoà, Vĩnh Long), bưởi Tàu, bưởi Bành, bưởi Phò Trạch (Thừa Thiên Huế),
bưởi Luận Văn (Thanh Hoá), bưởi Quế Dương (Hoài Đức - Hà Nội), bưởi
Hoàng Trạch (Văn Giang - Hưng Yên).


12
Trước đây bưởi ở Việt Nam chủ yếu sử dụng ăn tươi và sản xuất bưởi
của nước ta chỉ cung cấp cho thị trường trong nước. Vài năm gần đây đã có
một số công ty, như Hoàng Gia, Đông Nam đã đầu tư sản xuất, áp dụng các

biện pháp quản lý chất lượng theo GAP, đăng ký thương hiệu một số giống
bưởi ngon, như Năm Roi, Da Xanh, Phúc Trạch vv... với mục đích xuất khẩu
ra thị trường nước ngoài. Bưởi Năm Roi ở đồng bằng sông Cửu Long được
nhiều khách nước ngoài ưa chuộng. Hội Làm vườn huyện Vĩnh Cửu (Đồng
Nai) đã ký hợp đồng xuất khẩu trên 40.000 quả bưởi đặc sản Tân Triều sang
thị trường Singapore với giá 18.000đồng/kg (khoảng 220.000 đồng/chục).
Riêng 2007, bán được trên 100.000 trái bưởi và 25.000 lít rượu bưởi. Toàn
huyện hiện có gần 2.000 hộ trồng bưởi với tổng diện tích khoảng 700 ha, tập
trung chủ yếu tại hai xã Tân Bình, Bình Lợi.
Hiện nay mặt hàng bưởi Da Xanh là đặc sản của tỉnh Bến Tre, đã được
xuất khẩu sang 50 thị trường khác nhau trên thế giới. Giá trị xuất khẩu của
cây có múi tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2012. Giá trị xuất
khẩu cây có múi của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tăng lên đáng kể,
nếu năm 2011 giá trị xuất khẩu đạt 1.156.000 USD thì sang năm 2012 giá trị
xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã tăng lên 2.702.000 USD. Giá trị
xuất khẩu tăng mạnh nhất ở mặt hàng quả bưởi, chiếm tới gần 50% giá trị
xuất khẩu quả của Việt Nam (đạt 1.291.000 USD năm 2012). Điều này chứng
tỏ rằng, không những thị trường thế giới có nhu cầu về sản phẩm bưởi quả
của Việt Nam, mà ngành sản xuất bưởi cũng đã tăng đáng kể về diện tích,
năng suất và sản lượng trong những năm vừa qua .
1.3.3. Tình hình sản xuất bưởi tại Yên Bái
Huyện Yên Bình có giống bưởi Đại Minh ngon nổi tiếng. Từ xa xưa,
bưởi này từng được gọi là bưởi tiến vua. Theo thời gian, giống bưởi quý đã
dần được nhân rộng. Hiện nay, Yên Bình có hơn 430 ha bưởi Đại Minh, tập


13
trung chủ yếu ở xã Đại Minh khoảng 220 ha, 80 ha tại xã Hán Đà, các địa
phương khác có trồng rải rác (Nguyễn Thơm, 2017) [28].
Sự phát triển của vùng bưởi Đại Minh dựa trên các đặc điểm tự nhiên

thuận lợi về đất đai, về khí hậu. Ngoài ra, huyện Yên Bình có đường giao thông
liên tỉnh Hà Nội - Lào Cai chạy qua, có đường thủy trên hồ Thác Bà rất thuận
lợi cho việc đi lại, giao lưu và trao đổi hàng hóa giữa các địa phương trong và
ngoài huyện. Vỏ mỏng, ngọt, thơm, sau thu hoạch có thể để đến tận tháng 3,
tháng 4 năm sau nên bưởi Đại Minh được người tiêu dùng ưa chuộng.
Cây bưởi Đại Minh cũng có những giai đoạn thăng trầm. Thời điểm
năm 2002 - 2009, người trồng bưởi phải đối mặt với sự mất mùa do tỷ lệ đậu
quả thấp, múi khô, không mọng nước, độ ngọt giảm. Năng suất, chất lượng
bưởi giảm trong một thời gian liên tục đã khiến các hộ trồng bưởi không quan
tâm đầu tư chăm sóc. Trước khó khăn này, huyện Yên Bình đã tập trung tìm
hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.
Quá trình áp dụng công nghệ thụ phấn chéo cho cây bưởi đã giúp hồi
sinh vùng bưởi Đại Minh. Năng suất bình quân của bưởi Đại Minh hiện nay
đạt từ 18 - 20 tấn/ha so với năng suất bưởi bình quân của toàn huyện đạt 10,5
tấn/ha, thu nhập bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm, cho hiệu quả cao gấp
1,5 - 2 lần so với một số loại cây ăn quả khác (Nguyễn Thơm, 2017) [28].
Tháng 12/2016, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp
giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Bưởi Đại Minh” cho huyện Yên Bình.
Đây được xem là bước tiến mới cho sản phẩm này trên thị trường và tạo điều
kiện để giống bưởi Đại Minh phát triển, mở rộng nguồn tiêu thụ sản phẩm.
Không chỉ vậy, sau khi nhận giấy chứng nhận, huyện Yên Bình cũng đề cao
việc quản lý chất lượng sản phẩm cũng như tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường thông qua bộ nhãn hiệu, giúp người dân làm giàu từ chính giống bưởi
quê hương (Văn Thông, 2017) [27]


14
Đây là riêng ở thôn Khả Lĩnh, còn nếu tính cả xã Đại Minh và các xã
trên địa bàn huyện Yên Bình thì hàng năm đem về cho người dân trên 80 tỷ
đồng. Thời gian tới, huyện Yên Bình sẽ tiếp tục mở rộng vùng bưởi Đại Minh

với mục tiêu năm 2020 sẽ có 1.000 ha bưởi Đại Minh.
1.4. Những nghiên cứu nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi và cây
bưởi có liên quan đến phạm vi đề tài
1.4.1. Nghiên cứu về dinh dưỡng cây có múi và cây bưởi trên thế giới
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng cho cây có
múi nói chung và bưởi nói riêng ở các quốc gia trên thế giới. Nhìn chung
các vấn đề về dinh dưỡng cho cây được đề cập một cách khá toàn diện,
trong đó vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng, ảnh hưởng và mối quan hệ
của chúng tới từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cũng như năng
suất, chất lượng quả được nghiên cứu khá chi tiết (Vũ Công Hậu, 1996)
[6], (Huỳnh Ngọc Tư và Bùi Xuân Khôi, 2004) [15].
Theo Ghosh, (1985) [19] cây có múi là loại cây ưa thâm canh, có khoảng
15 nguyên tố dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát
triển của cây. Những nguyên tố đa lượng là: N, P, K, Mg và S, nguyên tố vi
lượng là: Zn, Cu, Fe, B,... Việc bổ xung đầy đủ các nguyên tố trên là rất cần
thiết để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Cây có múi hút dinh dưỡng quanh năm, hút mạnh vào thời kỳ nở hoa
cũng như khi cây ra cành lộc mới (Erickson, 1968) [18]. Trong thời kỳ ra hoa,
cây huy động nhiều đạm từ lá về hoa (Timmer và Larry, 1999) [22].
Thiếu đạm làm lá cây có múi bị mất diệp lục và bị vàng đều, thiếu
nghiêm trọng cành bị ngắn lại, mảnh, lá vàng, dễ bị rụng, quả ít. Thiếu đạm
chỉ ảnh hưởng đến độ lớn của quả mà không ảnh hưởng đến phẩm chất quả,
dạng đạm phổ biến dùng là amôn sunfat. Đối với đất kiềm hoặc chua tốt nhất
nên dùng các loại phân có gốc nitrat sẽ ít bị mất đạm và tránh ảnh hưởng chua


×