Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập cá nhân môn luật dân sự việt nam 1 (8 điểm) sáng ngày 04122011,lê bá tuấn (sinh năm 1985) gọi một chiếc taxi do anh đặng thanh toàn lái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.65 KB, 4 trang )

Sáng ngày 04/12/2011,Lê Bá Tuấn (sinh năm 1985) gọi một chiếc taxi do anh
Đặng Thanh Toàn lái.Chạy được khoảng 10km thì Tuấn kêu anh Toàn dừng lại.Khi
anh Toàn dừng xe lại,Tuấn dùng gậy đập vào đầu anh để cướp chiếc xe. Anh Toàn
tông cửa xe chạy ra ngoài kêu cứu. Tuấn ngồi vào ngồi vào ghế của tai xế và lái xe
chạy bạt mạng để trốn . Cảnh sát đã phối hợp với người dân bắt giữ Tuấn. Tuấn
phạm tội cướp tài sản quy định tại khoản 2 Điều 133 BLHS.
Hỏi:
1. Căn cứ vào quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS,hãy phân loại tội phạm đối với
tội cướp tài sản(Điều 133 BLHS)
2.Khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong trường hợp này là gi? Hãy
giải thích .
3.Trường hợp phạm tội của Tuấn thuộc cấu thành tội phạm cơ bản,cấu thành tội
phạm tăng nặng hay cấu thành tội phạm giảm nhẹ? Tại sao?

Giải quyết tình huống
Tội phạm là hình vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải
chịu hình phạt.
1. Phân loại tội phạm đối với tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS).
Tại Khoản 3 Điều 8 BLHS quy định như sau: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt
đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy
năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung
thân hoặc tử hình” .
 Như vậy, căn cứ theo khoản 3 Điều 8 BLHS thì ta thấy : khoản 1 và khoản 2
của Điều 133 BLHS về tội cướp tài sản là tội rất nghiêm trọng, còn khoản 3 và
khoản 4 là đặc biệt nghiêm trọng. Bởi vì tại khoản 1 của Điều 133 HLHS quy mức
1




cao nhất của khung hình phạt là mười năm tù,còn tại khoản 2 quy định mức khung
hinh hình phạt cao nhất là mười lăm năm tù. qua đối chiếu mức khung hình phạt
được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 BLHS với khoản 3 Điều 8 BLHS
“tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù” thì ta thấy
khoản 1 và khoản 2 Điều 133 BLHS thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng. mức
khung hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 3 Điều 133 BLHS là hai mươi
năm tù, còn mức khung hình phạt cao nhất được quy định tại khoản 4 Điều 133
BLHS là tù chung thân hoặc tử hình. Đối chiếu mức khung hìn phạt tại khoản 3 và
khoản 4 Điều 133 BLHS với khoản 3 Điều 8 BLHS “; tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử
hình” thì ta thấy khoản 3 và khoản 4 Điều 133 BLHS đối với tội cướp tài sản là tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng. còn khoản 5 Điều 133 BLHS là tội phạm ít nghiêm
trọng. Bởi vì mức khung hình phạt của Điều này là có thể có thể bị phạt tiền đến
một trăm triệu đồng,tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,phạt quản chế hoặc cấm
cư trú từ một năm đến năm năm. Đối chiếu mức khung hình phạt của khoản 5 này
với khoản 3 Điều 8 BLHS “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
ba năm tù” thì ta thấy khoản 5 Điều 133 BLHS là tội phạm ít nghiêm trọng.
 Kết luận: Đối với tội cướp tài sản theo Điều 133 BLHS ta thấy khoản 1 và
khoản 2 là tội phạm rất nghiêm trọng,khoản 3 và khoản 4 là tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, còn khoản 5 là tội phạm ít nghiêm trọng.
2. Khách thể và đối tượng tác động trong trường hợp này là:
a. Khách thể của tội phạm cướp tài sản.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Bất cứ hành vi
phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một số quan hệ
xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ.

Khách thể của tội cướp tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước,cơ
quan,tổ chức,cá nhân và quyền bất khả xâm phạm về tính mạng ,sức khỏe của con
người.

2


Như vậy,xét trong trường hợp này thì khách thể là quan hệ nhân thân và
quan hệ sở hữu. Quan hệ nhân thân ở đây là quan hệ nhân thân của Đặng Thanh
Toàn vì Bằng hành vi phạm tội của mình Lê Bá Tuấn(Người phạm tội cướp tài
sản) đã xâm phạm đến thân thể ,đến tự do của Toàn để từ đó có thể xâm phạm
được quan hệ sở hữu(Đặng Thanh Toàn đối với chiếc xe).
b. Đối tượng tác động của tội cướp tài sản là tài sản ,bao gồm:
vật,tiền,giấy tờ có giá và các quyền tài sản; tính mạng ,sức khỏe của con người.
Như vậy trong trường hợp này,Đối tượng tác động là:Đặng Thanh Toàn và
Chiếc xe taxi mà Toàn lái. Vì toàn và chiếc xe là đối tượng bị tác động, là đối
tượng chính trong hành vi phạm tội cướp tài sản của Tuấn.
3.Cấu thành tội phạm.
CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm
cụ thể được quy định trong luật hình sự.
CTTP cơ bản là CTTP chỉ có dấu hiệu định tội- dấu hiệu mô tả tội phạm và
cho phép phân biệt tội này với tội khác.
CTTP phạm tăng nặng là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu
hiệu phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội tăng lên một
cách đáng kể(so với trường hợp bình thường).
CTTP giảm nhẹ là CTTP mà ngoài dấu hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu
phản ánh tội phạm có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội giảm xuống một cách
đáng kể (so với trường hợp bình thường).
Xét trong trường hợp này ,phạm tội của Tuấn là thuộc cấu thành tội phạm
tăng nặng. Vì Tuấn phạm tội cướp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 133

BLHS và có các tình tiết tăng nặng định khung là tại các điểm a,b,c,d,đ,e,g thuộc
khoản 2 Điều 133 BLHS: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì
bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Có tổ chức;b) Có tính chất chuyên
nghiệp;c) Tái phạm nguy hiểm;d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy
hiểm khác;đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ
lệ thương tật từ 11% đến 30%;e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu
đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;g) Gây hậu quả nghiêm trọng” .
3


4



×