Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI TẬP CÁ NHÂN Môn: Luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.52 KB, 5 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
P
BÀI TẬP CÁ NHÂN
Môn: Luật cạnh tranh
ĐỀ BÀI: Cho ý kiến của anh (chị) về những nhận định sau:
a, Các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo
thủ tục đơn giản
b, Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ quyền
lợi của mình trong mọi trường hợp.
Họ tên:
MSSV:
Nhóm :
Nguyễn Ngọc Ánh
KT33D007
Nhóm 1 – D1
Lớp : KT33D
Khoa : Pháp luật kinh tế
- 2 -
Hà Nội – 2011
a, Các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo
thủ tục đơn giản.
Việc quy định thủ tục rút gọn trong các vụ kiện bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng là hết sức cần thiết. Bởi vì, các quy định của pháp luật về tố tụng dân
sự quá phức tạp và tốn kém không phù hợp với việc giải quyết các tranh chấp
của người tiêu dùng (vốn là những tranh chấp nhỏ lẻ). Kinh nghiệm của nhiều
nước cho thấy, việc xử lý tranh chấp của người tiêu dùng cần có một thủ tục đặc
biệt đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt, có nhiều nước
như Ấn Độ, Malaysia, Singapore…còn thành lập cả Tòa án bảo vệ người tiêu
dùng.


Trên thực tế, kể trong lĩnh vực tố tụng dân sự (bao gồm cả thương mại) mà
không có quan hệ tiêu dùng, vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn cũng là vấn đề không
mới lạ trong trong thực tiễn pháp lý tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
do đây là một thủ tục mang tính đặc thù (ngoại lệ) nên, việc áp dụng nó cần có
những điều kiện nhất định. Theo quy định tại khoản 2 điều 41 luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dung năm 2010: “….2.Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản quy định trong pháp luật về tố
tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp
hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
b) Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
c) Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”
Như vậy, pháp luật chỉ cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
(tại các vụ án về bảo vệ người tiêu dùng) khi hội đủ các điều kiện nhất định. Điều
- 3 -
đó có nghĩa là không phải mọi vụ việc liên quan đến bảo vệ lợi ích người tiêu
dùng đều có thể hoặc cần phải áp dụng thủ tục rút gọn. Bởi Việc áp dụng thủ tục
rút gọn cũng đặt ra vấn đề như:
Xét về truyền thống và kỹ thuật lập pháp, đây là vấn đề cần ghi nhận
trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, khi mà Bộ luật tố tụng dân sự chưa có cơ hội để
ghi nhận thì việc ghi nhận nó trong Luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với
tích cách là tạo tiền đề để phát triển chung của pháp luật tố tụng cũng không vì
thế mà ảnh hưởng đến các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Vả lại, lý luận
và thực tiễn điều chỉnh pháp luật đều không khẳng định là mọi pháp luật tố tụng
đều phải thể hiện hết trong một bộ luật tố tụng.
Khi áp dụng thủ tục rút gọn có thể thực hiện chế độ xét xử bởi một thẩm
phán và bản án sẽ có hiệu lực chung thẩm. Như vậy, nguyên tắc xét xử “tập thể”
và “hai cấp” có thể bị “xâm hại”.
Qua những phân tích trên ta thấy, khẳng định trên là SAI. Không phải tất cả
các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều áp dụng thủ tục rút

gọn.
b, Người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch để bảo vệ
quyền lợi của mình trong mọi trường hợp.
Khẳng định trên là SAI. Bởi lẽ, căn cứ vào quy định tại điều 25 luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010:
“1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công
cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng
văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.
- 4 -
2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng
chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ”
Như vậy, theo tinh thần của luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì
không phải trong mọi trường hợp người tiêu dùng đều có quyền yêu cầu cơ
quan quản lý nhà nước về quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện
giao dịch để bảo vệ quyền lợi của mình. Người tiêu dùng chỉ có quyền này
trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi
ngưởi tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công
cộng.
Người tiêu dùng có thể yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản, điểm cần
lưu ý là người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên
quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải có đầy đủ các nội dung như:
Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm; Thông tin về tổ chức xã
hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu; Nội dung vụ việc; Yêu cầu cụ thể của

người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Tài liệu, chứng cứ kèm theo (Khoản 2 điều 20 nghị định số 99/2011/NĐ – CP
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng).
- 5 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 2011.
2. Tăng Văn Nghĩa, Giáo trình luật cạnh tranh, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009.
3. Trường đại học kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Giáo
trình luật cạnh tranh, 2010.
4. Luật cạnh tranh năm 2004.

×